Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Suy tư hàng cây


Cây lặng lẽ giữa bao nhiêu biến động
Giữa vần xoay của sự hợp tan!

Chim vội đến, đậu nhành nghỉ tạm
Vô tư bay đi, đâu biết cây buồn.
Bướm hờ hững chao nghiêng cánh mỏng
Cây âm thầm, một lần nữa chia ly!

Nắng mới hồn nhiên đùa vui cùng lá
Ngày qua rồi, nắng cũng phai mau
Để lại nỗi chờ mong trên màu lá
Lá buồn, lá cũng bỏ cây đi

Cây nghĩ gì trong dáng vẻ lặng yên?
Mà âu yếm ủ bao niềm thương nhớ
Lá cứ thắm gọi chim về làm tổ
Rồi lại bay đi để cây chịu giã từ!

Cây nghĩ gì trong dáng vẻ vươn cao?
Lá vàng rụng, lá xanh non lại lớn
Cho nắng đến đùa vui những ngày vội vã
Nhuộm vàng màu lá của cây!

Ngày lại ngày… giữa bao lần từ giã
Giữa bao điều biến đổi của vần xoay
Lá vẫn thắm một màu xanh ấp ủ
Cây vẫn hiền lành, nhân hậu bao dung!

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Tặng thơ và sửa thơ


Chiều nay đang “chát” dở với thày Thịnh thì tôi phải tạm ngừng vì bận việc riêng. Tối đến cái ti vi lại trục trặc không bắt được tín hiệu. Thế là lại hì hục đem hộp số ra tháo lắp lau chùi, sờ sịt lằng nhằng hy vọng may ra lại vớ. Thật may là ăn mày vớ xôi gấc.
Đem hộp số lắp lại ti vi lại nét căng. Lúc bấy giờ tôi mới yên trí vào ngồi mạng một lúc. Vừa mở màn hình ra thì đã thấy một bài thơ treo ngay trước mặt:

28/9

Gửi người nặng gánh phó thương dân
Thượng đế tình yêu: Ai chắp vần
Mà “Cảm” Nha Trang hoà trong nắng
Bát cháo tía tô nặng ngàn cân.
Cẩm Tú Thịnh tặng anh Đỗ Phủ

Rất cám ơn “Nhà thơ đúp”- Cẩm Tú Thịnh vì đã có lòng đọc thơ tôi từ “Tự bạch” đến “Tình yêu và Thượng đế” rồi đến “Cảm Nha Trang”…Cả bài bình thơ dài dằng dặc của tôi, đến tôi đọc lại cũng còn phải ngủ gật, vậy mà các bạn cũng đọc cả.
Tôi thấy thật hạnh phúc và rất cám ơn những người đã sáng lập ra Blog Tri Ân để tôi có dịp gặp lại bạn cũ trò xưa và nhất là có một sân chơi để sau cuộc gặp gỡ hiếm hoi ấy vẫn còn có chỗ mà tiếp tục giao lưu, trao đổi cùng nhau. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật làm thơ thì bài thơ của “Nhà thơ đúp” phải nắn vuốt lại cho hợp với âm luật thì nghĩa mới sáng và nhạc mới xuôi. Có vậy thì bài thơ mới “lọt tai” rồi thấm vào tim, vào óc người đọc một cách tự nhiên được. Chẳng hạn Đỗ Đình Tuân xin tạm sửa như thế này để các bạn thử xem nó có “khá” hơn được chút nào không nhé:

Gửi người nặng gánh phó thường dân
Thượng đế tình yêu khéo chắp vần
Đem “Cảm Nha Trang” về tặng vợ
Tía tô bát cháo nặng ngàn cân

Đỗ Đình Tuân thử biên tập lại
Xin nhắc lại là Đỗ Đình Tuân chỉ thử “nắn vuốt” lại cho hợp với “phép cũ” (Tiếng trắc tiếng bằng theo phép cũ-Tự bạch-Đỗ Đình Tuân). chứ không dám tự ý làm sai lệch thơ của tác giả đâu.
Mong hiểu đúng tinh thần và thông cảm cho nhé.

Bài thơ của người ra đi


Cuối năm 1971, đang trong giờ học thì Nguyễn Tô Quang và một số bạn cùng khoá có lệnh gọi đi khám nghĩa vụ. Tất cả đều trúng tuyển và có lệnh đi ngay. Không ai kịp về nhà, mọi người chỉ kịp về lớp chia tay ít phút.
Cuộc chia tay cũng rất giản dị, cậu bạn thân hát tặng mấy bài, cô lớp trưởng nói mấy câu chúc lên đường hoàn thành nhiệm vụ. Còn Nguyễn Tô Quang thì trong lòng bỗng ngân rung lên những câu thơ và anh cũng buột miệng đọc cho cả lớp nghe. Khi tác giả chép lại đưa tôi thì bài thơ vẫn chưa có đầu đề. Tôi xin mạn phép tác giả đặt cho nó một cái tên: “Bài thơ của người ra đi”. Nguyên Văn bài thơ như sau:

Bài thơ của người ra đi *

Trường Chí Linh xếp đầy gạch ngói
In mờ trong trăng suông
Ấm biết mấy khi trăng bay vào khói
Để cầm tay người thương

Phút bên em anh thấy sao trôi trong mắt
Trường Chí Linh trăng lên soi tỏ từng khuôn mặt
Ai đi qua tôi cũng ngỡ rằng em

Ôi, trường ta hôm nay nghiêng trong tiếng hát
Hãy cất cao lên, cao nữa em yêu
Khi vui sướng làm ta trào nước mắt
Nhớ khói cơm lên thơm cả giọt mưa chiều

Trường ta đây mai sau đầy mái ngói
Nắng bâng khuâng giỏ tí tách xuống cành
Tiếng em hát ngọt ngào tiếng gọi
Sao không học mà về ơi anh?

Anh chẳng được học đâu, em ơi khỏi nói
Anh chẳng ở trường đâu, em ơi khỏi gọi
Hãy nắm tay nhau trong suốt cuộc đời xanh
Và hẹn gặp nhau khi xong chiến tranh.

Tạm biệt nhé ! Mái trường mang nặng nghĩa trong ta
Chín đê (9D) phủ hồn ta bao bận
Và bao lần cô đứng say sưa
Để đưa ta đến những điều cô giảng

Chào nhé!
9D thân yêu
Tôi xa lớp như con tầu xa bến
Đời đến đón tôi là những sóng bạc đầu

Kỷ niệm ân tình nhắc lại ấm lòng nhau
Trường vẫn thế rì rầm náo nức
Người trên sóng đêm thường tỉnh giấc
Mơ gặp lại trường và 9D thân yêu.

Tháng 12/1971
Nguyễn Tô Quang


* Đỗ Đình Tuân đặt tên và giới thiệu lên Tri Ân

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

TRI ÂN CUỘC ĐỜI


(Các trò lác đác về hưu ,
Cac thày đã ngả cuối* chiều hoàng hôn .)
Nay nhờ hội ngộ tri ân,
Thày trò trẻ lại,sức xuân dâng trào .
Cuộc chơi trí tuệ đỉnh cao ,
Ba miền đât nước dạt dài tình thân .
Công lao ai tính lãi lần ,
Tri ân đâu phải nợ nần chi nhau .
Nghĩa thày tình bạn trước sau,
Ngàn năm ghi nhớ khăc sâu trong lòng .
Thân yêu thêm vị mặn nồng ,
Gọi là một chút HẠ LONG gửi cùng !...

Đỗ Đình Tuân xin thay chữ "tối" thành chữ "cuối"

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

TOHACA

Tặng Tô Hà

“Xa khơi”dò biển nông sâu ,

“Chị tôi” vò võ nỗi sầu cô đơn.

“Bài ca…cánh võng”đâu còn ,

“Một mình” lặng lẽ mỏi mòn thế gian .

“Bài ca trên núi” còn vang !

“Hoa ty gôn “vẫn tỏa lan khắp rừng.

“Việt Nam quê…tôi”anh hùng,

“Diễm xưa phiêu lãng,chiều đông đợi chờ.

“Biển hát chiều” nay mộng mơ ,

“Bài ca đi học”vẫn chờ đợi ai ?...

Minh Tư

Nguồn : http://minhtu2012.blogspot.com/2010/08/tohaca.html

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Có một tập thơ như thế

Cởi gió
(Tập thơ của Nguyễn Phan Quế Mai
NXB Hội Nhà văn 2010)

Đỗ Đình Tuân
Sưu tầm và giới thiệu lên Triân


Lựa chọn “Cởi gió” là tên gọi cho tập thơ, người viết đã xác định dứt khoát một thái độ sống và thái độ nghệ thuật: Tự do.
Gió bản thân nó là vô hình, là không thể nhìn ngắm, nắm bắt. Người ta chỉ có thể cảm thấy, hưởng thụ mà không thể sở hữu. Nó là thứ tự nhiên thế, không đầu, không cuối, không hình hài, không có bất kỳ phụ thuộc và sự ràng buộc nào. Vậy mà người viết vẫn khao khát “cởi gió”, đủ biết khát vọng về tự do mạnh mẽ và quyết liệt đến chừng nào.

“Cởi gió không phải là một trạng thái, một tâm trạng mà là một ý chí của sáng tạo. Nhà thơ không muốn mình phải là một cái gì, bắt buộc là cái gì, chỉ thuần tuý là một khát vọng trong trẻo và hồn nhiên. Và có lẽ chính vì hồn nhiên nên nhà thơ có thể tiếp cận được với những vẻ đẹp tươi tắn, giản dị, thuần khiết.
Tự mình vượt lên những giới hạn, khuôn mẫu để xây dựng một thế giới riêng, thế giới của bản thân nhà thơ. Chọn bài thơ đầu tiên trong tập, bài “Cởi gió” để đi vào thế giới của nhà thơ:
“Một ngày gió nâng tôi lên cao /
Tôi nhìn xuống thấy một con kiến bị cầm tù trong hộp thư điện tử nhiều ngăn…”. “
Một ngày gió nâng tôi lên cao /
Tôi nhìn xuống thấy một con chim bị cầm tù trong tiếng ngợi ca của bày đàn…”.
“Một ngày gió nâng tôi lên cao…
Và bảo tôi hãy cời gió ra và bay lên trên ý nghĩ”.

Gió, con kiến, hộp thư điện tử…tất cả đều là hiện thực, là những thứ có thật, cụ thể hàng ngày ta nhìn thấy cảm thấy. Nhưng đặt trong hoàn cảnh gió nâng tôi lên rồi gió bảo tôi cởi gió ra mà bay lên trên ý nghĩ thì đã trở thành nghệ thuật, sản phẩm của một trí tưởng tượng vượt lên trên mọi giới hạn và không chịu bất cứ một sức ép hay sự ràng buộc của một trật tự cứng nhắc nào.
Tại sao lại là gió nâng tôi lên mà không phải là cái gì đó thực tế hơn, cụ thể hơn?
Tại sao gió là một thứ không thể nhìn, không thể ngắm bắt, ý nghĩ cũng là một khái niệm tương tự lại bảo nhà thơ cởi ra bay lên trên…
Phải chăng đó chính là hình ảnh lạ, đột ngột, thăng hoa của trí tưởng tượng nghệ sĩ?

Điều ngạc nhiên của câu thơ là “Gió nâng tôi lên” rồi “bảo tôi hãy cởi gió ra”. Gió bản thân nó mang một ý niệm tự do tuyệt đối, có lẽ ngay cả động vật hay thực vật cũng không thể tự do hơn. Nhưng với nhà thơ như thế vẫn chưa đủ, hình như nó vẫn còn một cái gì đó bị áp đặt, vì vậy mà phải “cởi gió ra” . Còn con người, xét trong tổng thể thì chỉ ý nghĩ là tự do thật sự.
Như vậy cả gió và ý nghĩ, đều là tài sản thượng thặng của tự do mà nhà thơ đã có nhưng vẫn chưa đủ. Vì lẽ đó mà phải “cởi gió ra” và “bay lên trên ý nghĩ”. Đây là hình ảnh thăng hoa của cảm giác, một khát vọng tột cùng về tự do mà bất cứ một nghệ sĩ nào cũng hướng tới.
Nhà thơ ý thức rất rõ ràng tự do là tất cả, chỉ tự do mới thật sự là tài sản vô giá mang lại một ý nghĩa sống thật sự có giá trị. Bởi nó chính là kỳ tác của tạo hoá. Và đây cũng là khát vọng muôn thuở của con người.

Ở một bài thơ khác, bài “Nghe sonata ánh trăng”, tác giả tiếp tục khẳng định giá trị của tự do:
Kìa khoảng trời thơ bé /
nốt nhạc diều tung tẩy vút lên /
tự do bay tự do kiêu hãnh…

Chỉ tưởng tượng về một khoảng trời thơ bé với nốt nhạc diều tung tẩy vút lên. Khoảng trời thơ bé và nột nhạc diều là hình ảnh của ký ức, nó không hiện diện cụ thể vậy mà trong khoảnh khắc nó đã hoàn toàn sống động được giải phóng, nhà thơ bay, tự do kiêu hãnh.
Câu thơ cho ta cảm giác bao la phóng khoáng, hình ảnh rộng rãi, mênh mông. “Nói cùng con” là một bài thơ rất thực với những cảm xúc và hình ảnh chi tiết cụ thể: Mắt con, tóc con, tay con, đồng hồ báo thức, đom đóm, châu chấu cào cào…
Nhưng sau tất cả những cái đó là một khát vọng tự do mãnh liệt, một thứ tự do vũ trụ: “Soi vào mắt con, mẹ thấy cả một trời xanh cứu rỗi”. “Tay con be bé / Mở cửa thiên đàng”. “Ta chạy thênh thang đồng lộng gió”. “Ta ôm nhau ngủ cùng trăng sao”. “Trái đất thoắt vuông trái đất thoắt tròn”…

Nếu chưa bàn vào nội dung của bài thơ do tác giả viết có dụng ý, thì còn thấy ẩn đằng sau những hình ảnh thông thường giản dị là một bản năng nguyên khởi mạnh mẽ. Bởi vậy mà cách ví von, so sánh, cách nhìn thế giới đã rất mới mẻ bất ngờ mang một vẻ đẹp say đắm huyền ảo…
Trong thé giới nhiều khát vọng về tự do, cái nhìn của nhà thơ hướng về mọi phía “Linh hồn em bay lên. Bầu trời khóc xuống”. “Nơi hạt cát linh hồn con người sải cánh / Bay lên bay lên ươvs nguyện một đời người. “4000 mét / Ta định nghĩa mình bằng một chấm xanh”. “Nghe thời gian lao về ánh sáng? Phía sau một vầng trăng mười tám” và “Một hạt mầm bé bỏng / Nâng mùa xuân lên”… Đó là những cảm giác tinh tế, một khả năng tưởng tượng và sáng tạo xác định thế giới nội tâm mang bản sắc riêng của nhà thơ.
Nhưng nếu chỉ có vậy, thì một khát vọng tự do của nhà thơ dễ trượt sang một phía khác phù phiếm viển vông, nếu không nói là nó lạc lõng vô ích. Nhà thơ trong trường hợp này chọn chính king nghiệm sống của bản thân mình làm nền tảng cho ước mơ cất cánh; Câu thơ, bài thơ tựa vững chãi vào cuộc đời sống kỹ càng nhiều trải nghiệm, giản dị và chân thành: “Ta mê mải phiêu diêu / Ngước lên / gặp / tuổi / mình / đang / rụng”. “Con đếm bước chân thời gian bên thềm gạch cũ / Những bước chân xô đổ phận người”. “Sấp mặt vào ngày / Ngày cuốn em đi bằng Email, điện thoại / Những con chữ chạy / Đuổi theo em”. “Hổn hển việc không tên, không hình thù / Em không kịp ngước nhìn mùa thu đang duỗi vangd qua cửa”.

Nhà thơ là người ý thức rệt hiện thực xô bồ, sấp ngửa ngổn ngang của thực tại. Muốn đổ tung toé như con mưa rào mùa hạ để bay lên, bay lên nhưng ngay lập tức: “Em chấm nhỏ giữa cuộc đời / Đã thầm lặng là một chấm xanh”. “Ta vô danh mà rừng thì ngàn tuổi / Ta khô cằn mà rừng ăm ắp suối”. “Dưới tấm lưng người là chuyện kể của những mùa thóc”. “Tiếng chim gù buổi sáng vuột khỏi tay xa vời xa mãi”…vị cay của cuộc sống đời thường tấp nập chảy quanh tôi như chỉ biết vươn mình về phía trước: Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng đồng bạc lẻ / Đống bạc lặng lẽ / Thấm đẫm sương đêm thấm đẫm mồ hôi / Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió”…

Nhà thơ ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trước cuộc đời, đằm trong hơi thở với cuộc sống nhiều lo âu, bầm dập của kiếp nhân sinh. Những câu thơ như vậy chỉ có thể được sáng tạo ra khi những va đập cuộc đời trở thành một phần máu thịt của nghệ sĩ. Ở đây những câu thơ còn như ngầm ẩn một thông điệp rằng cuộc sống là khát vọng, là những ước mơ và tự do là sự kỳ diệu của con người, nhưng tất cả hãy bắt đầu từ mặt đất. Con người luôn có khát vọngphá vỡ để bay, nhưng không thể xa rời cuộc sống hiện thực. Bởi chính cuộc sống hiện thực mới là nơi bảo đảm cho hạnh phúc, bảo đảm cho trái tim và tình yêu. Nó là giá trị bất di bất dịch, nó là cuộc sống, là tài sản quý giá trong sự sinh tồn. Không một con người nào là không có khát vọng bay. Bởi chỉ có khát vọng bay mới có thể giúp con người phát triển và hoàn thiện. Nhưng nhà thơ cũng cảnh báo: “Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận / Vô danh giữa đời thường”. “Tiếng khóc của sự khổ đâu vẫn nằm ngoài trang giấy / Sự bất công thản nhiên tung tấy”. “Lời nhọc nhằn thánh thót mồ hôi”…

Dằn vặt, trăn trở về cuộc sống như thế nhưng cuộc sống vẫn là cuộc sống, cho dù cuộc sống có như thế nào thì nó vẫn mang cả niềm vui và nỗi buồn chảy trong dòng máu của nhà thơ. Và không có cách nào khác là chấp nhận “Những nụ hoa run rấy nụ hôn về…Tan tác rơi / Tôi nhặt ủ mang về ủ cho mình giấc mơ nhuốm lửa…Lá mạ sắc lẹm cứa tay tôi rỉ máu / Tôi gói mùi thơm dịu dàng vào áo / Ủ làm giấc mơ…Lệ tháng Tư khóc vào mắt tôi bằng giọt mưa mùa đông để quên… Tôi gói vào tóc ướt / Ủ giấc mơ phiêu bạt về phía trời xa”.
Và đây là hình ảnh không biết thực hay trong mơ: “Chạm tóc ban mai / trên môi mình tiếng sơn ca buổi sáng”. Đó là vẻ đẹp của tồn tại, vẻ đẹp của linh hồn giúp nhà thơ cất cánh bay.


Trần Anh Thái
(Trang Văn học thứ sáu, Báo QĐND số 17.690 ra ngày16/7/2010)

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Thơ Nguyễn Tô Quang


Gần đây tôi có "sưu tầm" được mấy bài thơ của Nguyễn Tô Quang, một cựu học sinh của trường Cấp 3 Chí Linh khoá 1970-1973. Nhưng Nguyễn Tô Quang không được học hết khoá mà giữa chừng, cũng như nhiều học sinh thời "Chống Mỹ", anh phải vào bộ đội đi tham gia chiến đấu. Nay thì Nguyễn Tô Quang đã trở về đời thường, sống dân dã trong một góc núi ở Chí Linh.
Tôi chưa rõ là Nguyễn Tô Quang có viết được nhiều hay không, nhưng qua mấy bài thơ mà Nguyễn Tô Quang làm rải rác trong đời tôi thấy thơ anh chứa đựng nhiều ký ức tươi tắn, nhiều trải nghiệm cuộc đời sâu sắc và những hình ảnh thơ đột ngột, lạ lẫm rất ấn tượng. Tôi xin giới thiệu dần từng bài trên TRIÂN để các bạn trong nhóm ta cùng "thổn thức" và suy ngẫm, luận bình.

Đỗ Đình Tuân
(Giới thiệu)

Lời hứa

Tặng cô Cẩm Tú

Một con chim bay về trong cánh gió

Đậu lên tường nham nhở đang xây

Cúc cù cu…

Cúc cù cu…

A ! Tiếng chim nghe quen thuộc quê nhà

Tiếng chim rộ một niềm vui bát ngát

Rộ một mùa vui lúa vàng trĩu hạt

Cả lớp học sinh ngước mắt nhìn lên

Họ muốn nói bao điều cùng cô giáo

Thưa cô: em sẽ không bao giờ hỗn láo

Ở trong giờ và ở trong đời mai sau

Lời hứa vàng lên tự đáy lòng

Từ cháy trụi từ rễ cây trơ gốc

Và cuộc sống sẽ đâm chồi nẩy lộc

Bỏ hoang tàn theo cô đến tương lai

Gột sạch đáy lòng em sẽ khoan thai

Dù gian khổ lời hứa không hề bỏ

Nghe chim vẫn dặt dìu trong tiếng gió

Một mùa vàng ta quyết gặt ơi chim.

Tháng 8/1971

Nguyễn Tô Quang


QÙA 7-3


Ngày mai mồng tám tháng ba ,
Tiền anh chẳng có mua quà tắng em ,
Thôi ta làm tý đỡ thèm ,
Hẹn em năm toqis mua thêm em nhiều .

Vợ cười khúc khích đáng yêu ,
Còn quà chi nữa cứ chiều nhau thôi,
Cũng đành nước chảy bèo trôi ,
Chim sa lạc cánh chơi vơi giữa trời...

Nhíu mày vợ nén nụ cười ,
Làm gì như thể trò chơi thế này?...

M.T

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

VUI NGÀY GẶP MẶT


Thân tặng thày Nguyễn Viết Cảnh
Gửi V.A

Bao năm biết mấy đổi thay ,
Gặp nhau như thể những ngày còn xoan ,
Một thời sóng gió lo toan ,
Về hưu cập bến vẹn toàn vui thay .
Gặp nhau tay nắm chạt tay ,
Mái đầu ánh bạc,giăng bay ngang trời ,
Vẫn phong độ ,vẫn tuyệt vời ,
Càng cao tuổi ,càng yêu đời chứ sao .
Gặp nhau vui sướng xiết bao ,
Cùng nhau nâng cốc ta chào bạn ta...
Tuổi cao đâu phải đã già ,
Cứ cao,..cao mãi...vẫn là tuổi cao...

Nguyễn Minh Tư -T.X.Chí Linh

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

DU THUYỀN TRÊN SÔNG HỒNG


Du thuyền ,du thuyền ...
Ngược dòng thời gian trên sông Hồng lịch sử ,
Tìm lại cội nguồn ,văn hóa Việt ngàn năm ,
Dọc đôi bờ ,nắng gió mênh mông ...

Thăm đền Dầm cổ kính uy nghiêm ,
Nơi ông cha ta đã cắm Sào dựng nghiệp ,(1)
Gốc Thị cầu sinh,cổ tích u huyền ,(2)
Để lại cho đời nỗi khắc khoải chờ mong .

Chử Đồng Tử linh thiêng thờ ba ngai bài vị,(3)
Thiên duyên kỳ ngộ ,công chúa Tiên Dung (4)
Bãi tắm nguyên sơ ghi lại một chuyện tình ,(5)
Còn mãi muôn đời đi vào huyền thoại .

Đây Bát Tràng xưa lò gốm của Hoàng Thành ,
Các nghệ nhân đang ngày đêm sáng tạo ,
Sản phẩm dân gian,đậm nét văn hóa cộng đồng,
Mừng đại lễ ngàn năm Hà Nội -Thăng Long ,(6)

Và mãi mãi cứ chạy dài theo dòng chảy,
Nặng đỏ phù sa,bồi đắp đôi bờ ,
Khach du thuyền cứ đắm đuối mộng mơ ,
Thả hồn mình lắng vào nơi sâu thẳm ...


GHI CHÚ
1 Dầm là Sào theo tiếng địa phương .Dân làng chài dùng đặt tên cho đền
2 Truyền thuyết nói rằng:Muốn sinh con trai thì xoa tay trái vào gốc thị 3 lần
Muốn sinh con gái thì xoa bằng tay phải 3 lần thì ứng
3 Chử Đồng Tử ngoài Tiên Dung còn người vợ thứ hai
4 Tiên Dung là con Vua Hùng
5 Bãi tắm Chử Dồng Tử gặp Tiên Dung
6 Kỷ niệm 1000 năm TLHN 1010'10 Tại thủ đô Hà Nội

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

GẶP MẶT



Ngày 4-9-2010 tại trường T.H.P.T Chí Linh thị xã Chí Linh Hải Dương,Các em học sinh lớp 12a khóa1987-1990 tổ chức gặp mặt các tháy giáo ,các cô giáo cũ cùng B.G.H nhà trường

Các em tặng nhà trường một công trình , bảng tin “CHĂP CÁNH ƯƠC MƠ” trị giá hơn 20.000.000 đ

Sau buổi giao lưu ,thay mặt nhà trường thày hiệu trưởng đã nhận chìa khóa bàn giao công trình”CHĂP CÁNH ƯƠC MƠ” do tập thể H.S lớp 12a k ’87-’90 trao tặng.

Tiếp theo thày trò vào thăm và thắp hương đền thờ nhà giáo muôn đời Chu Văn An Thị xã Chí Linh

Cuộc gặp gỡ đầy tính nhân văn thể hiện đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc ta .
Cám ơn các em đã tạo cơ hội cho thày trò được gạp nhau sau 20 năm xa trường

“Ba Tư” Sao Đỏ

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

CÓ AI VỀ BẮC....

Có ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Nên sớm thu nay hai tố nữ
Lại ngược đường ra với Miền Thương










Có ai về Bắc ta đi với



06.9.2010
NKN

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2010

Mùa mưa xa Huế


Huế bây giờ chắc mưa nhiều lắm
Cư xá buồn trong cơn giận triền miên
Đâu phải là em sao mưa cũng hờn lâu thế!
Xa Huế rồi, mùa mưa đến có khác không?

Huế bây giờ… mùa mưa em xa
Trong cái nắng thèm cơn mưa xứ Huế
Cơn mưa giận, cơn mưa hờn… nhớ thế!
Xa Huế rồi…. nỗi nhớ như mưa.

Xa Huế rồi, nỗi nhớ đọng mùa mưa
Ngày gặp Huế, ngày mưa trút giận
Em xa Huế, mang nỗi hờn còn đọng
Mưa lòng em như mưa Huế giận buồn!

Nỗi nhớ trong em đầy những mùa mưa
Muốn trút hết vào lòng sâu biển cả
Muốn quên Anh và ghét Anh dữ dội
Nhưng chẳng được nào…
mưa giận…
mưa thương

Huế bây giờ lại đã mùa mưa!
Em xa Huế mà mưa lòng không tạnh
Anh ở đâu, khi mưa về với Huế
Giăng mịt mờ vây kín hồn em!

Nha Trang, 1982
VA

Những câu hát dân ca


Lý thương nhau” nên hát “ Lý giao duyên
Lời em nhủ trong Hội Lim: “ người ở….”
Câu Quan họ suốt đời anh nhớ
Đến hẹn lại lên …anh nhé, em chờ!

Qua cầu rồi, nón vẫn đấy thôi
Sao em lại một lời nói dối!...
Mắt long lanh, môi cười tinh nghịch:
- Hai đứa mình cùng nói dối chứ anh!

Em nói dối, người biết chỉ mình anh
Gió vô tội chịu lời mẹ mắng,
Vẻ hối lỗi: thương gió nhiều anh nhỉ!
Tại chúng mình hát “Lý thương nhau

Anh nghe rồi, anh chẳng đi đâu
Để đón chờ em “ sắp qua cầu
Tròng trành, lúng liếng đôi vạt áo
Lý ngựa ô” đã thắng kiệu vàng.

Đất mình nghèo bữa còn rau cháo
Lý thương nhau” cha mẹ lại thật giàu
Câu ân tình còn truyền mãi cho đời sau
Bao nhân nghĩa trong lời giao duyên ấy.

Câu dân ca, tháng năm dài biết mấy
Mãi vẫn ngọt ngào, mãi vẫn say
Anh ngất ngây theo mỗi lời em hát
Hát lý rồi, “ người ở”…lại đây


Huế, 5/1981
VA