TRẮNG TRONG TÌNH BẠN
Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Hãy yêu thơ
(Họa bài ĐỪNG YÊU NGƯỜI LÀM THƠ của Kim)
Làm chi ra ngẩn lại vào ngơ
Chớ có u hoài kẻ bí thơ
Rồi lại thành ra như mộng mị
Trôi hoài dòng thác tựa trong mơ
Say mê có lúc như ngơ ngẩn
Đắm đuối nhiều khi đến váo vơ
Đừng nghĩ là mình đang thức đấy
Biết lòng ai đó vạn câu khờ.
VN
Phụ chép:
ĐỪNG YÊU NGƯỜI LÀM THƠ
ĐỪNG YÊU NGƯỜI LÀM THƠ
Chớ có u sầu kẻo ngẩn ngơ
Xin
đừng yêu những kẻ làm thơ
E
rồi đắm đuối trong nhung nhớ
Sợ
sẽ trôi hoài giữa mộng mơ
Có lúc say mê chừng ngớ ngẩn
Nhiều
khi nghĩ ngợi đến vu vơ
Cớ
sao lại ngỡ là đang tỉnh
Chẳng hiểu
lòng ai quá dại khờ!
Kim Loan
ĐÊM HỒ TÂY
(Tặng N)
Năm ơi! Đêm ấy ngắm Hồ Tây
Hai đứa ngồi thơm hoa sữa bay
Em ngửa nón đong hương sữa lựng
Anh nghiêng tay vớt mảnh trăng gầy
Tây Hồ sương sớm giăng mờ đục
Trấn Quốc chuông xa ngân lắng dầy
Em thả mộng mơ vào bát ngát
Trong anh cảm xúc cũng dâng đầy.
Tây Hồ, đêm 10-10-2003
Tạ Anh Ngôi
Khuyên bạn làm nhà
Được tuổi năm nay quyết dựng nhà
Thôi thì hãy hoãn việc ngâm nga
Câu thơ cặp đối vo viên lại
Đống gạch thùng vôi dở mối ra
Thiết kế thi công ông tính trước
Tiền nong bếp núc bà lo xa
Ngổn ngang bận rộn đừng to tiếng
Chớ thượng tay ông hạ cẳng bà.
28/11/2012
Đỗ Đình Tuân
ALBUM GIA ĐÌNH THANH DẠ
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT TRONG NHÀ
1.VỢ : PHẠM THI KIM
Người yêu thì xếp thứ mười
Giờ là Vợ-cả ; Chưa người vợ hai !
Không cao ; Chắc hẳn là dài
Kiễng chân...tôi chỉ đến vai là cùng !
2 – CON TRAI ÚT : NGUYỄN THẾ VINH
SINH RA VÀO GIỮA NĂM ĐINH
KỸ SƯ THỦY LỢI,CẦM TINH CON MÈO
CUỒNG CHÂN CHƯA CÓ NGƯỜI YÊU
KIẾM TÝ VIÊC-NƯỚC…CŨNG NHIỀU KHÓ KHĂN !
Làng Hóp 18h50' ngày 29-11-2012 T.D
CHUYỆN BẠN BÈ TÔI
NGUYỄN THÀNH CÔNG
Thành công đấy nhưng... - Kỳ 3
Khi chủ trương đổi
mới mở cửa của Nhà nước trở thành hiện thực thì ý đồ ly khai của hắn cũng đã
chín muồi. Tuy nhiên, vợ hắn và gia đình bên vợ không đồng ý (gia đình hắn ở
tít ngoài Bắc không tham gia vào vấn đề này được). Hắn tạm thời chấp nhận ý kiến
đó nhưng vẫn chân ngoài dài hơn chân trong. Với hắn, làm như vậy một là để tăng
thu nhập và điều quan trọng hơn là học cách làm ăn. Lĩnh vực hắn tham gia làm
ăn cũng là Dược nhưng không phải là dược cho người mà là dược cho gia súc, gia
cầm- tức là thuốc thú y. Sở dĩ hắn chọn mũi nhọn này để tham gia vì lúc đó các
cơ sở sản xuất thuốc thú y trong nước còn rất ít, chủng loại thuốc thì nghèo
nàn, công nghệ thì lạc hậu. Vì vậy, họ rất cần nhân lực trình độ cao. Tấm bằng
đỏ thời đi học cùng với những kinh nghiệm tích lũy được khi tham gia sản xuất
thuốc cho người đã giúp ích cho hắn rất nhiều trong công việc mới mẻ này. Hắn
trở thành chuyên gia cho mấy cơ sở sản xuất thuốc thú y trong và ngoài thành phố.
Nhờ vậy, thu nhập của hắn thuộc vào loại cao lúc đó nhưng điều quan trọng hơn cả
là hắn học hỏi được rất nhiều. Không chỉ đơn thuần nâng cao về chuyên môn mà
còn là học hỏi về quản lý doanh nghiệp, kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu… Một
cái nữa không thể không nhắc đến là nhờ làm vậy mà hắn đã thiết lập được mối
quan hệ khá chặt chẽ với một số đối tác trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực
này. Cho đến cuối những năm 80, khi đã
tích lũy được một số vốn và kinh nghiệm thì không ai có thể cản lại ý định “ra
riêng” của hắn, kể cả ông bố vợ đáng kính.
Bước đi đầu tiên
của hắn là nhượng lại một xưởng sản xuất thuốc thú y quy mô nhỏ và đang gặp khó
khăn về nhiều mặt. Nói là nhỏ song vợ chồng hắn cũng phải gom góp toàn bộ vốn
liếng và vay thêm họ hàng bà con khá nhiều mới tạm gọi là đủ. Có thể nói đây là
một bước đi khá là liều lĩnh bởi tiếp thu một cơ ngơi cũ nát, có phần lạc hậu
trong khi đồng vốn lưu động rất thiếu thốn, các mối quan hệ làm ăn cũng chỉ là
bước đầu… song hắn đã quyết rồi. Hắn bò ra làm ngày, làm đêm. Vừa làm vừa thuyết
phục công nhân ở lại cùng hắn vượt qua thời điểm khó khăn này. Thấy hắn quyết
tâm rất cao, đồng thời có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nên hầu hết công nhân
có tay nghề của xưởng đã đồng ý ở lại. Họ chấp nhận có thể chậm lương một thời
gian để giúp đỡ hắn. Và sau chừng ba tháng khắc phục, các dây chuyền đã chạy trở
lại. Những mẻ thuốc đầu tiên cũng đã ra lò và được thị trường chấp nhận. Cho đến
lúc này vợ hắn mới thật sự tin là chồng mình đã đúng. Cô cũng bỏ cơ quan nhà nước
để về chung lưng đấu cật với chồng.
Cũng giống như
mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, cái xưởng sản xuất thuốc thú y của hắn
cũng đã trải qua nhiều phen sóng gió thậm chí lên bờ, xuống ruộng. Không chỉ
khó khăn vì chuyên môn, về đồng vốn… mà còn khó khăn về trăm ngàn thứ khác, nhất
là những vấn đề về thủ tục, về quan hệ, về cơ chế v.v... Tuy nhiên, nhờ sự
nhanh nhạy trong đánh giá tình hình, xác định chính xác nhu cầu của thị trường
trong những thời điểm khác nhau, trong sản xuất kinh doanh lại luôn luôn lấy chữ
tín làm đầu… nên dần dần xưởng của hắn đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường
và càng ngày càng ăn nên làm ra. Cho đến quãng năm 1995 đã có gần trăm công
nhân làm việc ở đó. Lúc này, hắn nhập thêm một số máy móc hiện đại về và phải
thuê thêm diện tích để mở rộng nhà xưởng. Hôm đến thăm xưởng của hắn, nhìn những
cỗ máy vỏ i- nox sáng trưng, những dây chuyền hiện đại đang nhịp nhàng chạy, những
cô công nhân mặc áo bờ- lu và đeo khẩu trang kín mặt đang cần mẫn làm việc như…
trong phim nước ngoài tôi thật sự choáng ngợp và khâm phục những việc bạn mình
đã làm được. Nhìn thằng bạn chân dất mắt toét ngày nào giờ trở thành ông chủ thế
này, tôi tự hào về hắn và thật sự mừng cho hắn. Khi nhà nước ban hành Luật
doanh nghiệp tư nhân hắn liền đăng ký mở công ty với tên công ty chính là tên hắn.
Nhờ kinh doanh có
kết quả tốt, trong thời gian chưa dài lắm hắn đã tích lũy được một khối tài sản
khá lớn và bắt đầu tính đến chuyện mua nhà đất. Đúng lúc đó, ông bố vợ nghỉ hưu
và muốn về ngoại ô sinh sống nên muốn bán căn biệt thự mà ông được phân khi về
công tác tại TPHCM. Khi biết ý định của ông, hắn đặt vấn đề muốn nhượng lại. Thấy
hắn đặt vấn đề mua bán sòng phẳng tất nhiên là ông già vui vẻ đồng ý. Và thế là
hắn trở thành chủ nhân ngôi biệt thự rất đẹp giữa lòng thành phố. Đó chính là
ngôi nhà ở Phan Đăng Lưu mà tôi đã nhắc đến lúc đầu.
Không chỉ vậy. Về
quê thấy bố mẹ và các em đang chật vật với mấy sào ruộng khoán quá eo hẹp hắn bỏ
tiền mua mấy héc- ta rãy dưới Bà Rịa và vận động mọi người vào đó sinh sống,
làm ăn. Trước hết là để bố mẹ, con cái được gần gũi chăm sóc nhau, sau nữa là
có cơ hội để phát triển kinh tế. Nghe hắn phân tích phải trái và qua thực tế
vào thăm thú thực địa, bố mẹ hắn và hai đứa em quyết định vào nam để làm lại cuộc
đời. Tất nhiên, mọi phí tổn di chuyển cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu đều
do hắn bỏ ra.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
Bàn qua về từ láy
Từ láy là một lớp từ khá đặc biệt
trong tiếng Việt. Nó đặc biệt trong cách cấu tạo từ và càng đặc biệt trong khả
năng diễn tả. Gọi là từ láy(lấp láy, lặp lại) nên ít nhất cũng gồm hai tiếng (Người ngợm, rung rinh, đỏng đảnh,…),Cũng có từ ba tiếng (Ngấy ngầy ngậy, dửng dừng dưng, vẻ vè ve…),
Hoặc bốn tiếng (cấm ca cấm cảu, ngấm nga
ngấm nguýt, lục đà lục đục…). Căn cứ vào yếu tố được lặp lại người ta thường
chia từ láy thành ba loại:
a/Lặp âm: ở dạng này các âm sau lặp lại
nguyên xi các âm trước (đỏ đỏ, xanh xanh,
trắng trắng…). Cũng có thể biến đổi thanh điệu để đọc cho thuận miệng (đo đỏ, trăng trắng, lành lạnh…).Riêng ở những chữ mang thanh nhập thì thay đổi thanh điệu đồng thời cũng phải biến đổi cả vần nữa thì đọc mới thuận miệng (phắc phắc thành phăng phắc, quác quác thành quang quác, khít khít thành khin khít...)
b/Lặp vần:các âm sau chỉ lặp lại phần vần của âm trước, không lặp
lại phụ âm đầu (loay hoay, lục đục, lung
tung, lênh khênh…).
c/Lặp phụ âm đầu: các âm
sau chỉ lặp lại phụ âm đầu của âm trước, không lặp lại phần vần (ngúng nguẩy, cấm cảu, nghênh ngang, dềnh
dàng, khập khiễng…)
Cách
cấu tạo từ độc đáo này đã phân biệt nó với hai lớp từ ghép khác là các lớp từ:
a/ Ghép chính phụ: từ có
hai yếu tố trong đó có một yếu tố giữ vai trò trung tâm và một yếu tố phụ thêm
để xác định rõ hơn cho yếu tố trung tâm
(đất đai, chó má, chanh chua, đánh mạnh, đỏ lòm, xanh thẫm…).
b/ Ghép đẳng lập: từ ghép trong đó hai
yếu tố ngang bằng nhau không phân chính phụ (người
người, quần áo…; đánh đập, hát hò,mong
muốn, hoan hỉ…; đậm đặc, thưa thoáng, mỏng
mảnh…)
Nhưng
có nhiều trường hợp cũng rất dễ nhầm giữa từ láy với các lớp từ khác. Chẳng hạn
như ngẫu nhiên mà cả ba trường hợp của thày Tư, thày Hiểu và cô giáo Vân Anh đều
rơi vào trường hợp nhầm lẫn ấy.
-Động
từ của tiểu vế thư ba của thày Tư hoan hô không phải là từ láy. Tra cứu
ra thì đây lại là hai từ gốc Hán: 欢 (hoan) là vui mừng
và 呼 là reo hò, kêu to. Như vậy thì hoan hô là một động từ
ghép đẳng lập gồm “hoan” là một nội động từ ghép ngang bằng với “hô” là một ngoại
động từ để làm thành một động từ ghép chỉ việc thể hiện thái độ tán thành khuyến
khích của một đám đông bằng cách reo hò tán thưởng hoặc vỗ tay. Hoan hô không
phải là từ láy, nhưng rất dễ nhầm với từ láy phụ âm đầu (ở đây là phụ âm h)
-Tương
tự từ thưởng thức của thày Hiểu cũng vậy. Đây cũng là một động từ
ghép đẳng lập gồm hai động từ gốc Hán 賞(thưởng) là xem, ngắm
cảm thụ một cách thích thú và 識(thức) là nhận biết. Như vậy thì “thưởng thức” có nghĩa
là cảm thụ và nhận biết một cách thích thú. Đó cũng không phải là từ láy. Nhưng
ta vẫn dễ nhầm với một từ láy phụ âm đầu (ở dây là phụ âm th)
-Trường
hợp đấm
đá của cô giáo Vân Anh thì càng rõ hơn. Đó cũng là một động từ ghép đẳng
lập gồm hai động từ đơn thuần Việt: “đấm”
là động tác đánh đối phương bằng sức của cánh tay và điểm trực tiếp tác động
vào đối phương là “nắm đấm” (bàn tay nắm chặt). Nó gần nghĩa với “thụi” nhưng
“thụi” thì xác định hướng tác động theo chiều nằm ngang cánh tay. Còn “đấm” thì
không có chuyện xác định này. “đá” là động tác đánh đối phương bằng sức
của cẳng chân mà điểm trực tiếp tác động vào đối phương là mũi bàn chân hoặc mu
bàn chân. Nó gần nghĩa với “đạp” nhưng “đạp thì xác định hướng tác động từ trên
xuống và điểm tác động là gan và đáy bàn chân. Còn “đá” thì chỉ hoặc ngang, hoặc
hất lên.
Cho
nên cả ba trường hợp tuy đều là những câu đối hay nhưng đều chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của người ra vì thế Đỗ Đình Tuân xin kiến nghị với Ban biên tập Tri Ân
như sau:
1-Vì Ban biên tập chưa có ý kiến quyết định trao giải nhất trong kỳ này nên Đỗ Đình Tuân xin hoãn việc trao giải tặng hoa vào dịp khác.
2-Đề nghị Ban biên tập khuyến khích và theo dõi, tổng kết kịp thời để đúng dịp đón tết mừng xuân Quý Tỵ sẽ công bố giải. Vào dịp đó Đỗ Đình Tuân xin gửi hoa tặng.
3-Những ý kiến bàn bạc trên đây chỉ là ý kiến cá nhân nhằm bàn bạc để rút kinh nghiệm chung chứ không nhằm chê bai phê phán gì cả. Rất mong mọi người thông cảm. Xin cám ơn.
1-Vì Ban biên tập chưa có ý kiến quyết định trao giải nhất trong kỳ này nên Đỗ Đình Tuân xin hoãn việc trao giải tặng hoa vào dịp khác.
2-Đề nghị Ban biên tập khuyến khích và theo dõi, tổng kết kịp thời để đúng dịp đón tết mừng xuân Quý Tỵ sẽ công bố giải. Vào dịp đó Đỗ Đình Tuân xin gửi hoa tặng.
3-Những ý kiến bàn bạc trên đây chỉ là ý kiến cá nhân nhằm bàn bạc để rút kinh nghiệm chung chứ không nhằm chê bai phê phán gì cả. Rất mong mọi người thông cảm. Xin cám ơn.
28/11/2012
Đỗ Đình Tuân
Nhà nông người lính
(Họa nguyên vần bài "Nhà giáo nhà
thơ" của Trần Thế Mẫn)
Thanh niên chí lớn ở ngàn khơi
Tuổi trẻ về quê ngựa lại hồi
Giúp nước việc dân gồng gánh nặng
Lòng son theo Đảng thép ta tôi
Lúa đồng kỹ thuật nên cày cấy
Gà lợn chăn nuôi chẳng thể ngồi
Năm tháng ngày ngày luôn gắng sức
Bão bùng mưa gió vẫn hồng môi.
VN
Phụ chép:
NHÀ GIÁO
NHÀ THƠ
Tuổi xanh rong ruổi vượt trùng khơi
Gìa lão thung thăng
nước ngựa hồi
Thuyền đạo buông
neo chèo gác lại
Thơ hồng lựa vận
thép đem tôi
Tủ trên sách ốc
chen chân đứng
Bàn dưới bạn văn
chật ghế ngồi
Dưỡng sức sớm chiều
rèn thể lực
Cho hồng cặp má
thắm đôi môi
Trần Thế Mẫn
NỖI LÒNG CHIỀU
Hoàng hôn nhuộm tím đóa hồng điều,
Bóng đã đổ dài dáng ngả xiêu.
Ngọn gió đìu hiu đường xóm nhỏ.
Màn sương mờ phủ hướng chim kêu.
Trồng người nghiệp cũ lòng nhung nhớ,
Thơ vốn tình xưa dạ vẫn yêu.
Thấy lá vàng rơi bay lả tả,
Ngẩn ngơ chạm phải nỗi lòng chiều.
Bóng đã đổ dài dáng ngả xiêu.
Ngọn gió đìu hiu đường xóm nhỏ.
Màn sương mờ phủ hướng chim kêu.
Trồng người nghiệp cũ lòng nhung nhớ,
Thơ vốn tình xưa dạ vẫn yêu.
Thấy lá vàng rơi bay lả tả,
Ngẩn ngơ chạm phải nỗi lòng chiều.
Hà Nội :11/2012
Cẩm Tú
BUỒN
(Họa đảo vận bài : SAY của
Tạ Anh Ngôi)
Muôn thủa đất tròn vẫn cứ xoay
Sao mình uống mãi mà không say
Chén lưng chén vực đều vơi sạch
Chai nhỏ chai vừa cũng cạn bay
Ngơ ngẩn dõi nhìn vào huyễn hoặc
Hững hờ đưa bước đến đâu đây
Mượn cay vẫn chẳng quên phiền muộn
Biết ngỏ cùng ai cái nỗi này!?
28-11-2012
Song ThuPhu chép bài : SAY
Lạ quá chiều nay sao thế này
Rượu bia không uống thế mà say
Liêu xiêu chân bước đường cao thấp
Vung vẩy tay giơ thế liệng bay
Những muốn vá trời muôn lỗ thủng
Lại lo vác đá chốn nào đây?
Góc nhà thôi cứ yên nằm đã
Mặc trái đất già - kệ nó xoay
Tạ Anh Ngôi
Đôi bàn tay em
Đôi bàn tay nhỏ xíu
Nõn nà những búp măng
Chạm vào như nước mát
Trắng ngần như ánh trăng
Chẳng biết em có biết
Sự ngọt ngào từ đây
Sẽ là nguồn cảm hứng
Cho bao người ngất ngây.
Nguyễn Xuân Hiểu
CHUYỆN BẠN BÈ TÔI
NGUYỄN THÀNH CÔNG
Thành công đấy, nhưng... - Kỳ 2
Từ đó, mỗi lần
vào SG công tác tôi và hắn đều gặp nhau. Tôi đặc biệt quý hắn vì mặc dù sống xa
quê mấy chục năm, lại ở giữa Sài Gòn hoa lệ thế này song hắn vẫn giữ được cái bản
chất chân chất của người quê tôi. Lại nữa, hắn là người rất trân trọng tình cảm
bạn bè. Ngược lại, hắn cũng rất quý tôi và hai thắng cũng hay tâm sự với nhau.
Thời gian sau này, chúng tôi kết nối thêm được lão Thảo, thằng Sướng mới chuyển
công tác vào trong đó nên đã vào SG là tôi phải dành ít nhất một buổi cho nhóm
này. Riêng thằng TP tài vụ A42 mất chức kiêm cò nhà đất thì thi thoảng mới góp
mặt. Tất cả những lần gặp mặt ấy, hắn đều tranh chi trả tiền. Lý do được hắn
nêu ra rất giản dị: “Chắc chắn là đến thời điểm hiện tại, tao đang khá hơn
chúng mày. Vậy phải để tao trả. Còn bao giờ chúng mày khá hơn tao thì tao sẽ để
chúng mày trả”.
Trong những lần gặp
mặt đó đã có đôi lần tôi ngủ lại nhà hắn và cũng đã khá thân thiết với gia đình
hắn. Vợ hắn thì luôn tỏ vẻ lễ nghĩa và hơi có vẻ khách sáo. Riêng hai thằng con
trai hắn thì rất khoái tôi vì tôi cũng có nhiều chuyện để kể cho chúng nghe, để
nói với chúng. Chuyện về quê bố chúng. Chuyện về đánh nhau ngày xưa. Chuyện học
hành, games ghiếc … thời nay v.v… Theo tôi nhận xét: thằng con đầu của hắn chất
phác, thật thà có nhiều phần giống bố. Còn thằng thứ hai thì có vẻ ma lanh,
quái hơn thằng anh nhiều. Qua những lần gặp gỡ đó, tôi đã dần dần được hắn kể
cho nghe chuyện của mình.
Về cái thời làm
lính thì chẳng nói mọi người cũng biết. Cũng là những chuyện gian khổ, khó
khăn, ăn đói mặc rét và cái chết cận kề- nhất là đối với một chiến sĩ đặc công
của tỉnh đội Tây Ninh. Có điều, hắn bảo chẳng biết tổ tiên ông bà phù hộ thế
nào mà bằng ấy năm, mặc dù khối lần tưởng chết đến nơi mà hắn vẫn không mất mảy
may một sợi tóc. Hình như hòn tên, mũi đạn đều tránh hắn thì phải. Và cho đến
ngày toàn thắng 30.4.1975 thì hắn vẫn còn nguyên vẹn để tận hưởng niềm vui chiến
thắng cùng toàn dân tộc.
Tuy nhiên, sau
khi men say chiến thắng lắng xuống cũng là lúc hắn phải đối mặt với thực tế phũ
phàng của cuộc đời. Đất nước đã hòa bình, quân đội giảm biên chế. Cũng như hàng
vạn, hàng chục vạn đồng đội khác Hắn được thông báo là sẽ được cho ra quân
trong một ngày không xa. Tùy hắn lựa chọn: hoặc là xuất ngũ về quê, hoặc là
chuyển ngành về đâu đó nếu xin được… Đó là những tháng ngày hắn suy nghĩ rất
căng thẳng: đi đâu? Về đâu?...
Nói cho công bằng,
quê hương hắn dù mang một cái tên rất đẹp: xã An Lạc, dù dưới lòng đất có cả một
mỏ than, dù có ngôi đền Cao nổi tiếng linh thiêng… thì vẫn cứ là một miền quê
nghèo. Không chỉ nghèo mà ở đây còn tồn tại những thói tục khá là bảo thủ từ
xưa truyền lại. Về đó ư? Dẫu rằng rất yêu quý quê hương nhưng nếu về đó sẽ phải
chấp nhận cuộc sống khó khăn như bao đời ông cha đã chấp nhận. Trong khi đó, dù
mới chỉ ở miền Nam mấy năm hắn đã nhận thấy đó là một xứ sở giàu có về mọi mặt:
thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, con người thì cởi mở và tân tiến- đó là
xứ sở rất thuận lợi cho những ai muốn làm giàu. Sau khi suy đi, tính lại hắn
quyết định sẽ ở lại miền Nam để lập nghiệp. Nhưng bắt đầu như thế nào đây?
Nói cho công bằng,
sau ngày giải phóng miền Nam những anh bộ đội người Bắc mà muốn ở lại trong đó
làm việc thì xin việc vào các cơ quan nhà nước cũng không phải là một việc quá
khó. Tất nhiên, với những người mà chỉ biết mỗi việc cầm súng thì cũng chỉ được
nhận vào những vị trí làm những công việc giản đơn không cần chuyên môn như bảo
vệ, nhân viên hành chính v.v.... Đã có một số đồng đội trong đơn vị hắn chọn
con đường đó. Còn riêng hắn, hắn có suy nghĩ khác. Hắn cho rằng để đi được xa
thì người ta phải chuẩn bị đủ hành trang cho mình. Mà với hắn bây giờ cái hành
trang cần thiết nhất là tri thức. Đó cũng chính là cái mà hắn đang thiếu nhất.
Và thế là chàng chiến sĩ đặc công lên gặp chỉ huy đơn vị đề nghị cho đi ôn văn
hóa để thi đại học. Nguyện vọng của hắn được chấp nhận. Hắn về trường văn hóa
quân khu ôn lại bài vở với một quyết tâm nung nấu trong lòng: phải thi bằng được
vào ĐH Y Dược thành phố HCM. Lý do hắn
chọn trường đó cũng rất giản dị: qua thời gian sống trong đó hắn thấy các bác sỹ,
dược sỹ là những người được trọng vọng, kinh tế cũng khá giả hơn các tầng lớp
khác. Đại loại vậy!
Sau hơn một năm
cày cuốc, giữa năm 1977 hắn đã thi đỗ vào ngôi trường mơ ước: Khoa Dược, Đại học
Y Dược TP Hồ Chí Minh. Ngày nhập trường, với nước da đen cộng thêm một chút
xanh xao của sốt rét rừng, hầu hết các cô học sinh cùng lớp đều gọi hắn là chú
mặc dù hắn cũng chỉ mới 24 tuổi.
Tiếp đó là sáu
năm miệt mài dùi mài kinh sử. Không yêu đương. Không chơi bời. Không du hý. Chỉ
có học và học. Hắn lao vào học như bù lại những năm tháng tuổi trẻ đã bị chiến
tranh lấy mất. Và cuối cùng, hắn đã tốt nghiệp ĐH một cách xứng đáng với tấm bằng
loại Giỏi. Ngay sau khi ra trường hắn được một Xí nghiệp Dược đóng trên địa bàn
TPHCM nhận vào làm việc.
Đối với một sinh
viên vừa tốt nghiệp lại có việc làm ngay như hắn cũng là một điều có thể nói là
may mắn. Không chỉ thế, về đây một thời gian thì hắn gặp người mà sau này hắn
cưới làm vợ. Đó là một cô kế toán có cha là cán bộ miền Nam tập kết và mẹ là
người Hưng Yên. Sau ngày giải phóng, cha cô được điều về miền Nam công tác và
hiện đang làm Phó Giám đốc Sở XX của thành phố. Khi ba cô về SG công tác đã đưa mẹ và 2 chị em cô
cùng về. Thế rồi một đám cưới đơn giản được tổ chức (hồi đó người ta không cưới
xin hoành tráng như bây giờ. Càng cán bộ to lại càng gương mẫu). Vậy là hắn ta
đã có công ăn, việc làm và giờ lại có vợ. Nghĩa là đã an cư và bi giờ là đến
lúc lạc nghiệp đây.
Những năm 80 là
những năm tháng đày khó khăn của cả nước. Những sai lầm trong quá trình điều
hành nền kinh tế đã đưa đất nước chìm sâu trong khủng hoảng. Trong điều kiện
đó, các doanh nghiệp, các cơ quan đều cố vùng vẫy để tự cứu mình. Hết Kế hoạch
2 rồi Kế hoạch 3 ra đời và TP HCM là địa phương đi tiên phong trong công cuộc
đó. Xí nghiệp của hắn cũng vậy. Tham gia vào cuộc chiến đấu đó, lại được tiếp
xúc với giới công thương SG trước đây hắn dần dần hiểu biết thêm về kinh tế thị
trường và đi đến một nhận định: “muốn làm giàu cho đàng hoàng thì không thể dựa
vào đồng lương nhân viên doanh nghiệp nhà nước được”. Ý tưởng “ly khai” cơ quan
nhà nước đã manh nha.
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
CHUYỆN BẠN BÈ TÔI
NGUYỄN THÀNH CÔNG-
Thành công đấy nhưng...- Kỳ 1
Không biết cái
tên mà mỗi người mang có ảnh hưởng đến cuộc đời của người ta không nhỉ? Hình
như có cả một lý thuyết nghiên cứu về vấn đề này rồi và câu trả lời là: “Có”.
Tôi thì vẫn bán tín, bán nghi. Thì đấy, thiếu gì ví dụ. Nhưng cũng không tiện
nêu ra đây, sợ lại có ai đó trùng tên thì phiền. Mọi người tự lấy ví dụ vậy.
Riêng với bạn
tôi- Nguyễn Thành Công thì tôi thấy cái tên của hắn có vẻ đúng bởi vì trong cuộc
sống hắn đã thực sự thành công. Tất nhiên là cũng ở mức tương đối song so với số
đông bạn bè cùng lớn lên ở cái miền quê “bán sơn địa”, con nhà nông dân chân đất,
mắt toét mà tạo lập được một cơ nghiệp như hắn thì cũng đáng gọi là thành công
lắm.
Thực ra, trong số
bạn bè cùng khóa phổ thông với tôi ngày còn đi học hắn không có gì nổi trội cho
lắm. Thường thì ở cái tuổi học sinh cấp 3 (Trung học PT bây giờ) những cái hay
làm người ta để ý và biết đến trước hết thường là học giỏi, sau nữa đến có một
năng khiếu gì đó nổi bật như thể thao, âm nhạc chẳng hạn. Cũng có trường hợp do
ngoại hình đẹp hay con nhà giàu v.v… thì cũng được xếp hạng. Riêng với hắn thì
chẳng vào loại nào trong số đó cả. Chính vì vậy, trong chuyến công tác đầu tiên
quay trở lại Sài Gòn năm 1993, khi tôi hỏi bọn bạn ở HN và ở quê xem quân ta có
đứa nào trong đó không thì ngoài thằng Thiệp đang làm Trưởng phòng tài vụ A42 mà tôi đã biết, có
một đứa bảo rằng: “Có thằng Công lớp B” mà tôi nghĩ mãi không ra nó là thằng
nào! Phải hỏi đi hỏi lại mới được cung cấp
thêm một số thông tin. Thì ra hắn quê ở xã An Lạc, cái xã tên thật đẹp, có Đền
Cao linh thiêng, lại có mỏ than dưới lòng đất nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất
huyện ấy. Hắn nhập ngũ đợt 13-5-1971, trước ngày thi tốt nghiệp có 1 tuần cùng
với lão Thảo. Đến đấy thì tôi vẫn chưa nhớ ra hắn. Truy hỏi thêm lão Hào cùng lớp,
bắt lão miêu tả xem hình dáng hắn thế nào thì lão Hào bảo: “Nó đầm đậm người, mặt
đen như Bao Công ấy”. Cũng chẳng có cái ảnh nào của thời ấy. Thôi thì biết thế
vậy. Tuy nhiên, tôi cũng có đầu mối là số điện thoại của hắn. Với tôi, thế là
quá đủ rồi.
Trở lại chuyến
công tác, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là làm việc tại Trường 700 và một số
đơn vị thuộc quân khu 7, quân đoàn 4 tôi trở lại Sài Gòn nghỉ tại Thường trực ở
18 Cộng Hòa đợi tàu ra Bắc. Có hơn một ngày nghỉ dành cho việc thăm thú người
thân và bạn bè. Đầu tiên, tôi đến nhà thằng Thiệp Trưởng phòng tài vụ A42 cùng
lớp. Có điều, khi hỏi thằng này về hắn thì thằng cha này cũng mù tịt, không biết
gì. Có lẽ do tại nó mải làm ăn quá, không quan tâm gì đến bạn bè. Tiếp đó, buổi
tối hôm ấy tôi gọi điện cho hắn. Có điều lạ là khi tôi vừa xưng tên là hắn nhận
ra ngay (He…he…! Chắc mình thuộc loại nổi tiếng). Hắn tỏ ra rất vui mừng và mời
tôi đến nhà hắn chơi. Tuy nhiên, lúc đó đã khá muộn nên chúng tôi hẹn hôm sau sẽ
gặp nhau. Hắn cho tôi địa chỉ: số xxx đường Phan Đăng Lưu và hướng dẫn cách đi
rất tỷ mỷ. Sau cuộc nói chuyện, tôi vẫn cố hình dung xem hắn thế nào nhưng chịu.
Sáng hôm sau,
mượn chiếc xe Cub82 chuyên tiếp phẩm của cơ quan Thường trực tôi tà tà dạo phố.
Từ đường CH xuống PĐL nhà hắn cũng gần và dễ tìm nên tôi chẳng phải hỏi thăm lần
nào. Nhà hắn không ở mặt đường song cũng không khó tìm cho lắm vì có một con
ngõ to dài chừng 50 mét, ô tô đi vừa chạy thẳng từ đường PĐL vào cổng. Đứng trước
cánh cổng nhà hắn tôi thật sự thấy hồi hộp. Nhà của bạn tôi đây sao? Sao to vậy?
Một khuôn viên khá rộng, dễ phải đến hơn 300 m2 có tường cao bao quanh. Sau bức
tường bao là một hàng cau cảnh xanh mướt mắt. Thấp thoáng sau đó là một ngôi
nhà trệt lợp ngói ta như kiểu nhà cổ ngoài Bắc. Bên góc trái là một cánh cổng sắt
to đùng ô tô đi vừa. Đúng là một ngôi biệt thự giữa phố phường. Chả lẽ bạn tôi
lại là chủ cái cơ ngơi này sao? Với những hiểu biết của mình về giá trị bất động
sản tại hai thành phố lớn tôi ước tính cơ ngơi này dễ phải đến vài trăm cây
vàng chứ không ít…Ngần ngừ mãi, xem lại số nhà hai, ba lần tôi mới dám bấm
chuông rồi đứng nánh sang một bên chờ. Chừng phút sau thì cổng mở. Trước mặt
tôi một trung niên dáng người đầm đậm, mặt to, đen đúng như lão Hào đã tả. Tôi
cũng đã nhận ra một số nét quen quen ở hắn. Dẫu rằng khác lớp song ít ra cũng
cùng học với nhau 3 năm cơ mà. Còn hắn thì nhận ngay ra tôi. Cuộc hàn huyên của
hai người bạn học sau 22 năm xa cách thật nhiều chuyện.
Nói chuyện với hắn
tôi mới biết: sau khi nhập ngũ thì hắn được đi huấn luyện đặc công, lúc đó thì
còn ở với mấy đứa cùng trường. Sau khóa huấn luyện đơn vị chia nhỏ ra đi tăng
cường cho các chiến trường. Loanh quanh một hồi thì hắn trở thành chiến sĩ của
Tỉnh đội Tây Ninh và bám trụ ở đó suốt từ 1972 đến 1975. Cũng đã tham gia chiến
đấu nhiều trận nhưng Trời còn thương nên còn vẫn y nguyên, không sứt mẻ gì. Sau
năm 75, được ra quân hắn ở lại SG ôn thi vào ĐH Y dược TPHCM, học ngành Dược. Tốt
nghiệp rồi ở lại luôn cái thành phố đông dân nhất nước này. Hành nghề. Lập nghiệp.
Lấy vợ. Sinh con. Cho đến giờ đã có 2 thằng con trai đang học Trung học. Đại loại
là như thế. Cũng vì mới gặp nhau lần đầu nên tôi vẫn gác lại câu hỏi về chuyện
hắn đã làm ăn như thế nào mà có được cái cơ ngơi này.
Gần trưa, hắn kéo
tôi ra quán nhậu. Tôi gọi thêm thằng Trưởng phòng TV A42 nhưng nó bận không ra.
Thế là chỉ có 2 thằng ngồi với nhau và câu chuyện lại tiếp tục. Chắc cũng được
rèn luyện nhiều nên hắn uống cũng được. Đặc biệt là sau hàng chục lon bia hắn vẫn
tỉnh táo như không.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)