Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Xướng hoạ đầu xuân

Bài xướng

THIẾU NỮ TẮM SUỐI


Năm nàng thiếu nữ để non tơ
Sánh với hoa ban trắng cuối bờ
Da phấn mịn màng mơn sóng biếc
Vai mềm ngực nở khép tơ hơ
Giữa dòng suối mát ngâm thon thả
Bao khách đa tình luống ngẩn ngơ
Góp mặt trên đời trong khoảnh khắc
Làm cho trần thế mãi nên thơ.
30/01/2017
Đỗ Đình Tuân
Bài hoạ

 THẦY TRÒ MÁT MẮT

Chiều tà bên suối nắng vương tơ
Thấp thoáng non xanh, xóm nối bờ
Ban trắng lập lờ in nước biếc
Đào tơ tròn trĩnh để tờ hơ
Bờ vai màu ngọc khoe thon thả
Khóe miệng sắc ngà lộ ngẫn ngơ
Cảnh đẹp tự nhiên say khách ngắm
Thầy, trò xướng, họa mấy vần thơ.

30/01/2017
Nguyễn Đức Hưng

Nhớ tết


Nhớ ngày ba mươi tết
Con cháu vui nói cười
Nhớ ngày mồng một tết
Quất bên đào đua tươi
Nhớ ngày mồng hai tết
Con cháu nâng rượu mời…

Thoáng qua ba ngày tết
Khói hương bay về trời
Tiên tổ về âm giới
Cháu con ra ngoài đời
Nhà bỗng thành trống trải
Lòng bâng khuâng ngùi ngùi…
30/01/2017
Đỗ Đình Tuân

Ước được thêm một lần!


    Em - 60 năm mùa xuân cuộc đời cái Đinh con Kê già. Mong ước đầu xuân này là được thêm một lần đón xuân Đinh Dậu! Hihihi...
 
 
 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cận cảnh

     Niềm ước này xuất phát từ lời chúc: "Chúc bạn tròn 60 mùa Xuân!Chúc bạn đón thêm một mùa Xuân Đinh Dậu nữa nhé (60 năm nữa mới có)" của anh Nguyễn Đức Hưng cho Kê Già em (Mái ghẹ đã đẻ hết trứng rồi, Xuân Đinh Dậu này em biết mình đã là Kê Già). Lời chúc lung linh, sướng rung rinh. Có ai bắt mình không được mong ước, không được tưởng tượng đâu? Vậy nên em cũng đã thấy cái mùa xuân 120 năm cuộc đời của " Kê Cổ Thụ" mình và cứ cười vật vã một mình và thấy đã ruột vô cùng. Nhân dịp vui xuân đầu năm Đinh Dậu (đêm 02 tết) với con trai, được con chụp cho mấy kiểu hình có vẻ bắt mắt một tý tỵ teo, em khoe ngay với bàn dân thiên hạ và Xóm Tri Ân mình đây ạ. Ảnh này không dùng kem phấn, không kẻ mắt tô môi, không đánh bóng bằng kỹ xảo ảnh photoshop nhưng mà Kê già em thấy nó có hồn (tuy trong ảnh trẻ đẹp hơn người thực nhiều) nên tự tin để tiếp tục vô tư sống tiếp 60 năm nữa! khakhakha...

31/01/2017
MH

LỄ TẠ

     Hôm nay, mùng 4 Tết Đinh Dậu, gia đình tôi tập trung ở nhà em Trung cúng tạ ông bà đã về ăn Tết cùng con cháu. Ba má tôi sinh 4 người con. Thế hệ F2 chúng tôi sinh 7 con. Tổng số người trong gia đình không kể ba ma đã mất là 15. Tết này chỉ có 8 người tại Nha Trang: 4 ở Sài Gòn; 2 ở Tuy Hoà, và em Trung đã theo Ba Má. Đây là Tết vắng nhiều nhất của nhà tôi. Phút đoàn tụ ngắn ngủi và thiếu vắng nhưng lòng chúng tôi vẫn ấm. Các con khôn lớn có công việc và đời sống riêng. Dù không được gần nhau nhưng yêu thương trong gia đình chúng tôi vẫn tròn đầy. Hy vọng năm mới con chúng tôi sẽ thêm trưởng thành. 





LẠC QUAN



Bước sang Đinh Dậu đây rồi
Lại như một nhánh Sống Đời đỏ tươi
Bão giông dẫu có dập vùi
Vẫn kiên cường sống, vẫn cười lạc quan !


Phố Quê Tâm Sự Bình An
28/01/2017 (01/01/Đinh Dậu)
THANH DẠ NGUYỄN

Thầm thì đầu Xuân

(Bài từ Face  THẢO DÊ ĐẠI TÀI, tên bài do MH mạn phép đặt)




Đầu năm gột rửa sạch bụi trần
Cho đời thanh bạch với hoa xuân
Mấy ai hiểu được lòng nhau nhỉ
Gắn chặt tình duyên trả nợ lần

Có duyên không nợ xa vời vợi
Ham thích chỉ là chuyện phù du
Có duyên thêm nợ tình gắn kết
Nghĩa nặng tình sâu chẳng thể xù ?


Mồng 3 tết Đinh dậu - du xuân, tắm biển Vũng Tàu
 30/01/2017
XT - Đồng Nai

NGHE TÁO CƯỜI

Kết quả hình ảnh cho NGHE TÁO CƯỜI 2017
 
Sáng sớm nghe ti vi hát xuân
Cười vang táo bộ cũng thêm phần
Ba miền nắng hạn đồng khô nẻ
Bốn biển mưa vùi cá giảm cân...
Máy móc mua về không dụng nổi...
Tiền ngân quản lý để toi thân...
Di đà phật tử đem xơi tất
Phá hết ông đâu có ngại ngần...

 
                                                                                              VN

NGÀY TẾT NÓI CHUYỆN CHƠI THƠ



         Ngày nay người ta chơi thơ vào dịp tết với nhiều kiểu: Treo cờ thơ, bình thơ, thả thơ bay lên trời, chép thơ vào thúng mủng rổ rá rồi mang đi triển lãm. Riêng ông Phan Mạnh Danh (1) cách nay gần thế kỉ có kiểu chơi thơ không mấy ai theo được. Kể như ở Việt Nam, ông là thủy tổ của nghệ thuật sắp đặt, không sắp đặt đồ vật mà sắp đặt thơ. Xin giới thiệu sau đây 2 trong rất nhiều kiểu chơi của ông Phạn Mạnh Danh để quý vị đọc chơi.
 
CHƠI KIỂU MỘT
          Rút bốn câu thơ (chữ Hán đã phiên âm) trong bốn tác phẩm khác nhau của Tàu, ghép lại có một bài thơ tứ tuyệt đủ niêm luật, dịch ra sẽ có bốn câu trong truyện Kiều.
 
1.a
Lưu thù dư tình bổ hóa công ( rút trong Liễu Trai)
Hồng nhan lưu lạc hận nan cùng ( rút trong Bách Mỹ)
Sinh tiền cá cá thuyết ân ái (rút trong Kim Cổ kì quan)
Mạnh lý vô thời tổng thị khô (rút trong Thăng Bình truyện)

Dịch
Phụ phàng chi mấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha
Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay chết xuống làm ma không chồng.
 
1.b
Quế luân tà chiếu phấn lâu không. (rút trong Tình sử)
Thủy tế, hoa gian ảnh đạm nùng. (rút trong Trụ Xuân Viên)
Trù tướng đông lân thiên thụ tuyết (rút trong Thi Lâm)
Hải đường khai tận nhất đình hồng (rút trong Đường thi)
Dịch
Gương Nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân
Hạt sương trĩu nặng, cành xuân la đà
 
1.c
Thùy gia tiêu tức đậu đông phong (rút trong Tình sử)
Khứ khứ ly ly tổng tụy dung (rút trong Ỷ Lâu mộng)
Liệu đắc kim sinh vô ngã phận ( rút trongTái sinh duyên)
Lai sinh hoặc giả ký trùng phùng (rút trongTái sinh duyên)
Dịch
Vì ai ngăn đón gió đông
Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi
Trùng phùng hù dọa có khi
Thân này thôi có còn gì mà mong
 
1.d
Nhất niên xuân sự đáo trà mi (rút trong Đường thi)
Dĩ bị du phong thám đắc tri (rút trong Thi lâm)
Nhuyễn ngọc ôn hương thùy vị tích (rút trong Ỷ Lâu mộng)
Hối giao vũ đố dữ phong xuy (rút trong Hồng Lâu mộng)
Dịch
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Một cơn mưa gió nặng nề
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương.
 
CHƠI KIỂU 2
Chọn nguyên một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt trong sách Tàu (có chua rõ tên bài thơ, tên tác giả, tên sách) sau khi dịch ra có bốn câu thơ Nôm của bốn tác phẩm khác nhau.
 
2.a
ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ (Thơ của Thôi Hộ, Đường thi)
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch
Lét trong cửa tía mây trùng (rút trong tác phẩm Ngọc hoa)
Vẻ hồng kia với má hồng đua tươi (rút trong Ngọc kiều lê)
Trông theo nay chẳng thấy người (rút trong Chinh phụ ngâm)
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (rút trongThúy Kiều)
 
2.b
XÍCH BÍCH HOÀI CỔ (Thơ của Đỗ Mục, Đường thi)
Chiết kích tầm sa thiết vị tiêu
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị kiều
Dịch
Đá hoa sẵn, nhạc vàng treo (trong tác phẩm Bích câu kỳ ngộ)
Nhìn xem dấu cũ ra chiều hoài nhân (trong tác phảm nữ Tú tài)
Gió đông chẳng đoái vườn  xuân (trong tác phẩm Lục Vân Tiên)
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều (trong tác phẩm Thúy Kiều)
 
2.c
ĐỀ HOA CÚC (thơ của Đặng Thị, Tình sử)
Lương công diệu thủ ổn an bài
Bút để di lai chi thượng tài
Lục diệp hoàng hoa trường tự mỵ
Đằng nhân bất hứa điệp phonh lai
Dịch
Bức tranh ai khéo vẽ vời (trong tác phẩm Bướm Hoa)
Phẩm đề xin một vài nhời thêm hoa (trong tác phẩm Thúy Kiều)
Rõ ràng xanh lá đỏ hoa (trong tác phẩm Tống Trân)
Tường đông bướm lại ong qua mặc lòng (trong tác phẩm Hoa Tiên)
-------------
 
(1) Tác giả sách Bút hoa thi thảo, xuất bản tại Nam Định 1942
               ( Song Thu sưu tầm )

TÁI XUÂN

 Cuộc đời đẹp nhất tuổi xuân,
Người ta ai cũng một lần mà thôi.
Không như năm, tháng cứ trôi,
Xuân đi, xuân lại tái hồi mùa xuân.
Ước mơ đi khắp xa gần,
Tuổi xuân nâng những bước chân vào đời.
Những năm tuổi trẻ đẹp tươi,
Thời gian trôi, vụt qua rồi rất nhanh.
Con người than với trời xanh,
Ông trời độ lượng lòng lành thương ai.
Ban thêm sức khỏe dẻo dai,
Cho người ở tuổi đã ngoài bốn mươi.
Vui tươi thích hát, hay cười,
Bừng bừng sức sống của người tái xuân.
Ước mong hòa hợp ái ân,
Lại đầy ước vọng, tinh thần bay cao.
Người ta ai chẳng ước ao,
Tái xuân dài, để dạt dào yêu thương! 

18/12/2016
Nguyễn Đề Kháng

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Kết thúc kỳ đối cuối năm


        Sau 5 ngày đã có 7 bạn trong làng tham dự kỳ đối vui. Hôm nay đã qua tết và số người đối cũng đã hết. Nhà cái xin chân thành cám ơn các bạn đã tham gia dự đối. Chúc tất cả các bạn sang năm mới dồi dào sức khỏe, luôn luôn vui vẻ và không ngừng mới mẻ…
Sau đầy xin trân trọng giới thiệu lại tất cả các vế đối mà các bạn đã tham gia và cuối cùng là cặp tự đối của nhà cái:
Cặp 1:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ; (Đỗ Đình Tuân)
- Xuân vào qua cửa, Tết đang đây. (Nguyễn Đức Hưng)

Cặp 2:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Xuân về trong ngõ,Tết vừa sang. (Nguyễn Văn Nhã)

Cặp 3:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Đời còn dài lắm, kiếp trầm luân. (Nguyễn Đề Kháng)

Cặp 4:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Xuân vừa lấp ló tết vân vi. (Tạ Anh Ngôi)

Cặp 5:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Xuân thì còn đó, Hạ đang về. (Minh Hương)

Cặp 6:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Xuân đà sắp sửa tết cận kề. (Nguyễn Khắc Nguyệt)

Cặp 7:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ; (Đỗ Đình Tuân)
-Đào hoa đương nụ, Cúc vừa hoa. (Nguyễn Xuân Hiểu)

Cặp 8:

-Tết đã cận kề, Xuân sắp sửa ;(Đỗ Đình Tuân)
-Lễ đang chuẩn bị, Hội gần sang .(Đỗ Đình Tuân)
29/01/2017
Đỗ Đình Tuân

Cùng con trai trên phố đi bộ lớn nhất SG - Đêm mồng 2 tết Đinh Dậu.

Nghe nói SG tết vắng vẻ lắm, vậy mà tối mồng 2 tết cũng phải chen lấn mới chụp được mấy kiểu...

  
 Image may contain: one or more people, crowd, night and outdoor


29/01/2017
MH

Thiếu nữ tắm suối



Năm nàng thiếu nữ để non tơ
Sánh với hoa ban trắng cuối bờ
Da phấn mịn màng mơn sóng biếc
Vai mềm ngực nở khép tơ hơ
Giữa dòng suối mát ngâm thon thả
Bao khách đa tình luống ngẩn ngơ
Góp mặt trên đời trong khoảnh khắc
Làm cho trần thế mãi nên thơ.


30/01/2017
Đỗ Đình Tuân

MÙA XUÂN HOA NỞ

Kết quả hình ảnh cho mùa xuân hoa nở

Hội thơ họp mặt đầu xuân
Hương thơm hoa lúa thoảng gần men say
Mừng sao bạn hữu đủ đầy
Cùng nghe thi sỹ dãi bày tâm tư
Nuôi hồng thắm vạn ước mơ
Kinh Thày lượn sóng, đôi bờ xôn xao
Phương Hoàng bóng núi hồng cao
Động Huyền Thiên nhớ thưở nào bước chân*
Khách du thăm cảnh phong vân
Non xanh nước biếc xa gần ngợi ca
VĂN AN xứ sở hiền hòa
Hội thơ gắn bó thiết tha một lòng.

                                                                                           VN

TRUYỀN THỐNG


Mồng một tết cha,
Mồng hai tết mẹ,
Mồng ba tết thày.
Truyền thống ngàn xưa,
Thành phong tục đẹp đến ngày nay.
Của chín mươi triệu dân nước Việt.
Dân ta ai cũng biết,
Mình là con, cháu tiên, rồng,
Từ xa xưa các vua Hùng dựng nước Văn Lang.
Đã kéo dài qua bốn ngàn năm lịch sử.
Nước ta có hàng trăm dòng họ,
Có gia phả ghi chép mấy trăm đời.
Nhà, nhà ở khắp muôn nơi,
Đều có bàn thờ cha, ông, tiên tổ.
Cháu con đều nhớ ngày làm cơm cúng giỗ.
Nhớ ơn các bậc sinh thành.
Những người làm quan,
Hay những người chẳng thành danh.
Đều nhớ công ơn các thày dạy dỗ.
Mong ngàn năm sau cháu con vẫn nhớ,
Những truyền thống đẹp của cha, ông.
Thế giới ở đâu, khắp muôn phương,
Có phong tục như là người Việt?
Ngày mồng ba xem như hết tết.
Trước bàn thờ con thắp nén hương,
Khẩn cầu hòa bình cho khắp muôn phương,
Cho nước Việt ngày thêm giàu mạnh. 


30/1/2017

Nguyễn Đề kháng

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

TẾT


     Thế là đã qua một cái Tết bình dị, an lành. Tôi thực sự cảm nhận sự an lành. Cầu mong an lành cho tất cả mọi người, nhất là những người mà tôi yêu thương và trân trọng. Tết này 3 chị em tôi mỗi người một nơi: Minh Hương ở Thành phố Hồ Chí Minh; Vân Anh ở Nha Trang; Tô Hà ở Tuy Hòa mai mới về Nha Trang. Mặc dù vậy chị em tôi vẫn luôn có nhau. Mong Xóm Tri ân ấm mãi tình TRI ÂN. Tôi rất tâm đắc với chia sẻ của anh Tạ Anh Ngôi "Đến với TRIANCUOCĐƠI, tôi được CUỘC ĐỜI TRI ÂN".
      Chúc mừng Xuân mới. 

Trong hình ảnh có thể có: thực vật và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: thực vật

Trong hình ảnh có thể có: thực vật

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật, hoa, thiên nhiên và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, hoa, thực vật và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật và hoa


SÁNG MỒNG MỘT TẾT

                                                              
Nhân Hưng, ngày 28-1-207
Photo & Giới thiệu :Ta Anh Ngôi

Hồi ức của người lái đò trên dòng Pô Kô


Dân trí Giai điệu bài hát “Người lái đò trên sông Pô Kô” của nhạc sỹ Cầm Phong mỗi khi ngân lên lại khiến trái tim người lái đò ngày ấy xao xuyến, hồi tưởng lại một thời bom rơi, bão đạn mà nước mắt rưng rưng.  

 

“Sống được đã là một anh hùng”

Một ngày cuối năm 2016, tôi có dịp gặp lại Cụ Lê Xuân Miện (SN 1936, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Hiện cụ đang ở tại số nhà 21, đường 4, phố Nam Cao, TP Thanh Hóa)- người đã từng có nhiều năm lái con đò độc mộc trên dòng sông Pô Kô, vượt thác, vượt ghềnh dưới làn mưa bom đạn đưa hàng nghìn bộ đội ra Bắc vào Nam.

Đối với ông Miện thì sống giữa chiến trường ác liệt như vậy thì sống được để trở về đã là anh hùng rồi

Đối với ông Miện thì sống giữa chiến trường ác liệt như vậy thì sống được để trở về đã là anh hùng rồi
Ông mở đầu câu chuyện bằng câu nói rằng: “Nếu ai ở chiến trường đó thì sống được đã là một anh hùng rồi bởi khi đó, nơi đây là nơi ác liệt vô cùng, mỗi ngày mưa bom bão đạn liên tục dội xuống không ngớt”.
Người lính cụ Hồ đã ngoài 80 tuổi, hơn 40 năm trôi qua, thế nhưng khi nhắc lại câu chuyện ngày ấy, ánh mắt cụ như sáng lên. Dường như lâu lắm rồi ông không có dịp nhắc lại những kỷ niệm của một thời đánh Mỹ vì vậy mà ông say sưa kể, thi thoảng giọng ông trầm xuống, có những khoảng im lặng để nhớ về những vui buồn trong những ngày chèo đò ấy.
Rồi ông kể, năm 1961-1963, ông chiến đấu trên chiến trường Lào, 2 năm sau ông trở về đi học. Đến tháng 6/1968, ông tái ngũ vào chiến trường, đơn vị C28 D2, trung đoàn 29B3, đường dây giao liên T2C07, mặt trận B3.
Nơi ông đóng quân là tuyến đường Tây Trường Sơn nối dài từ Bắc vào Nam vận chuyển vũ khí, lương thực và đường hành quân của bộ đội chi viện cho tiền tuyến lớn đi từ đất Việt Nam rồi vòng sang Lào và Campuchia sau đó vào trở lại Nam Bộ. Con đường khi đi qua Kon Tum và Gia Lai thì gặp dòng Pô Kô chặn lại. 



Những đêm chở hàng chục chuyến bộ đội qua sông với người lính cụ Hồ ấy không bao giờ quên được

Những đêm chở hàng chục chuyến bộ đội qua sông với người lính cụ Hồ ấy không bao giờ quên được
Để đảm bảo vận chuyển an toàn lương thực, phương tiện và vũ khí, đặc biệt là đường hành quân của quân ta, Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã quyết định mở thêm những nhánh đường nhỏ, nhiều nhánh phải sử dụng thuyền để đưa bộ đội qua sông. Đó cũng là một trong số hàng trăm, hàng ngàn nhánh đường của đường Trường sơn huyền thoại làm nên những chiến công vang dội.
Tuy nhiên, đặc điểm về địa hình nên những con sông ở Tây Nguyên đều có chung hẹp, dốc, đáy nhiều đá, người dân nơi đây đã thiết kế những con thuyền được đục từ nguyên thân cây lớn gỗ lớn, gọi là thuyền độc mộc. Chỉ những con thuyền nhỏ, dài, chắc chắn như vậy mới có thể lên thác xuống ghềnh, chống chịu được những cú va đập với đá ngầm, sóng lớn, mỗi chuyến chở được 20 người.
Đoạn sông Pô Kô chảy qua Gia Lai được chia thành ba bến phà là phà 6, phà 8 và phà 10. Nhằm chủ động cho mỗi đợt hành quân, các bến phà phải bố trí cách nhau hơn 500m đề phòng địch đánh bất ngờ.
“Ban ngày thì ta cho dìm hết các con thuyền độc mộc xuống dòng nước để địch không phát hiện ra. Ban đêm, khi con gà tìm lên cây đi ngủ là lúc sang sông, cứ thế chuyến này qua thì chuyến sau lại thay người chèo, đến khi mặt trời ló sau rặng núi phía đông thì nghỉ. Tuy nhiên, cũng có lúc phải chèo cả ban ngày để bộ đội kịp tham gia các trận đánh lớn, đặc biệt là giai đoạn mùa khô từ 1964-1966” – cụ Miện kể lại.
Rồi cụ bảo để đưa bộ đội qua sông an toàn phải bố trí đến ba tiểu đội, ngoài tiểu đội chèo đò còn có một tiểu đội phụ trách phòng không đề phòng máy bay Mỹ thả bom, rồi một tiểu đội bảo vệ ở phía bờ bên kia đề phòng địch từ phía Campuchia tràn sang.
Giọng cụ chùng xuống, nước mắt rưng rưng khi nhớ lại: “Có những ngày máy bay địch bay trên đầu, bọn chúng còn biết được tên tôi, tên bố tôi, quê quán của tôi. Chúng nói trên loa rằng “Miện ơi, mày về đi, bố mày đang đợi mày về đấy, mày còn ở lại đây làm gì…Lúc đó, chỉ có lòng căm thù thì càng dâng lên cao hơn chứ tôi không hề bị lay động hay nao núng”.
Đôi mắt ông như ngân ngấn nước khi nhớ lại những trận đánh thảm khốc, người của ta chết như ngả rạ. Có một trận đánh mà cho đến giờ ông vẫn còn ám ảnh là trận địch dội bom xuống bệnh viện cách nơi dòng sông này không bao xa. Hàng nghìn người chết, ông bảo nhìn đâu cũng toàn thấy xác người nằm la liệt. Những cảnh tượng ấy chỉ khiến những người lính bộ đội cụ Hồ như ông thêm quyết tâm phục vụ kháng chiến cho đến hơi thở cuối cùng.
Năm 1972, đã có thuyền máy nên những người lái đò như cụ Miện lại mỗi người một nơi làm công việc khác.

Trăn trở của người lính cụ Hồ
Điều mà người lái đò trên dòng Pô Kô năm xưa cho đến giờ vẫn còn trăn trở đó là trạm lái đò của ông lúc đó có 12 người, có duy nhất mình ông người Thanh Hóa, bao nhiêu năm sau ngày loạn lạc, vẫn chưa có dịp nào hội ngộ, cũng không biết ai còn ai mất.
“Hơn 40 năm rồi, nếu những ai còn sống thì cũng nhiều tuổi rồi. Tôi chỉ mong có dịp nào đó được gặp lại, kết nối lại với những đồng đội của mình để cùng nhau ôn lại một thời sống dưới mưa bom bão đạn ác liệt mà vẫn có thể sống sót” – ông Miện tâm sự.

Người lính cụ Hồ cùng vợ bình dị giữa đời thường
Người lính cụ Hồ cùng vợ bình dị giữa đời thường

Và một điều nữa mà sau hơn 40 năm rời xa con thuyền độc mộc ở chiến trường bom đạn trở về, người lính cụ Hồ cũng chia sẻ rằng ông mong muốn được thăng quân hàm để xứng đáng với những gì mà ông đã cống hiến vì ông đã có thời gian đi bộ đội từ năm 1961- 1963 sau đó ông xuất ngũ về đi học. Lúc này ông mang hàm Thượng sỹ. Đến tháng 6/1968 ông tiếp tục tái ngũ cho đến năm 1975 nhưng đến nay ông vẫn mang quân hàm Thượng sỹ.
Hòa bình lập lại, những người lái đò trên dòng Pô Kô và những chiếc thuyền độc mộc nhỏ bé, đã đi vào lịch sử trở thành nhân vật trong bài hát “Người lái đò trên sông Pô Kô” nổi tiếng của nhạc sĩ Cẩm Phong, lời thơ Mai Trang.
Cuộc sống đã đổi thay nhưng huyền thoại Trường Sơn vẫn còn đó, còn cả những con người lái đò ngày xưa trên dòng Pô Kô đang sống bình dị giữa đời thường.
Nguyễn Thùy