Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

XE TĂNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ- NHỮNG BẤT NGỜ THÚ VỊ

Đại tá Việt Nam: Xe tăng "Điện Biên Phủ" - Bất ngờ thú vị!

"Điện Biên Phủ" được Quân đội Pháp sơn lên các vũ khí hiện đại
 như xe tăng, pháo tự hành để khắc ghi kỷ "nỗi buồn thất trận".

Chúng được đưa vào nhà máy ô tô Chiến Thắng để lắp ráp, nổ máy chạy thử thấy đảm bảo kỹ thuật xe tăng mới được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp.


Là một chiến trường trọng điểm, ngoài việc xây dựng hệ thống công sự đặc biệt vững chắc, được chi viện thường xuyên bằng không quân, pháo binh...
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn được tăng cường 10 xe tăng. Mặc dù số lượng ít song nhờ có vỏ giáp dày và hỏa lực mạnh, lực lượng xe tăng này đã gây rất nhiều khó khăn và tổn thất cho bộ đội Việt Minh.

Xe tăng ở Điện Biên Phủ là loại xe gì?
Nhằm giúp đỡ thực dân Pháp đang sa lầy ở Đông Dương, vào những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, đế quốc Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp rất nhiều trang bị vũ khí.
Trong đó có một số xe tăng kiểu M24 hay còn có tên khác là Chaffee - đặt theo tên của Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Adna R. Chaffee, Jr., người được mệnh danh là "Cha đẻ của lực lượng thiết giáp Hoa Kỳ", vừa mới qua đời trước đó vài năm.
Tháng 12.1953, để tăng cường sức mạnh cho "Tập đoàn cứ điểm", 10 chiếc xe tăng loại này đã được đưa đến Điện Biên Phủ.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 1.
Phiên bản xe tăng M24 được khá nhiều nhà sưu tập ưa thích.
M24 Chaffee là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943 và được đưa vào sử dụng trong giai đoạn cuối Thế chiến thứ hai. Nó được phát triển trên cơ sở xe tăng M5 cùng những bài học kinh nghiệm rút ra trên các chiến trường.
So với xe tăng tiền nhiệm M5 thì vỏ giáp của M24 vững chắc hơn nhờ tăng góc nghiêng của tấm thiết giáp trước. Vũ khí cũng mạnh hơn nhờ được trang bị pháo chính cỡ 75 mm và 3 đại liên.
Tuy nhiên, so với các loại tăng cùng thời như T34 của Liên Xô, "Con báo" của Đức thì M24 yếu hơn cả về sức mạnh hỏa lực cũng như khả năng tự bảo vệ.
Mặc dù vậy, M24 vẫn tỏ ra có hiệu quả trên chiến trường nên dù chỉ được sản xuất trong một thời gian ngắn- từ 1943 đến 8.1945 song đã có 4.371 chiếc M24 được chế tạo và đưa sang châu Âu tham chiến.
Sau Thế chiến 2, xe tăng M24 còn được nhiều quốc gia khác sử dụng và đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh sau này như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh biên giới Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Việt Nam...
Hiệu quả sử dụng M24 trên chiến trường Việt Nam và Điện Biên Phủ
Sau khi được đưa vào chiến trường Việt Nam, xe tăng M24 đã tham gia nhiều cuộc càn quét trên khắp các chiến trường cả nước. Vào thời gian đó, trang bị vũ khí chống tăng của bộ đội Việt Minh còn rất nghèo nàn nên xe tăng nói chung và M24 nói riêng đã gây rất nhiều khó khăn cho đối phương.
Không có súng chống tăng, để diệt xe tăng Bộ đội Việt Minh đã có trường hợp phải trèo lên xe tăng rồi cạy nắp cửa thả lựu đạn vào (Cù Chính Lan đánh xe tăng).
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 2.
Bộ đội ta ngồi trên xe tăng M24 với lá cờ Quyết chiến quyết thắng cùng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Tháng 12.1953, để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương quyết định đưa 10 chiếc xe tăng M24 lên đó. Số xe tăng này được tháo rời ra thành một số bộ phận ở sân bay Cát Bi rồi được không vận lên sân bay Mường Thanh rồi lắp lại như cũ.
Tại đây, 10 chiếc xe tăng này được biên chế thành Đại đội số 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh hạng nhẹ số 1, bao gồm 1 xe chỉ huy và 3 phân đội (mỗi phân đội 3 xe). Chỉ huy đại đội là Đại úy Yves Hervouët. Quân Pháp bố trí 1 phân đội tại Hồng Cúm và 2 phân đội cùng với xe chỉ huy ở khu trung tâm Mường Thanh.
Nhiệm vụ của số xe tăng này chủ yếu dẫn đầu đội hình trong các cuộc càn quét ra xung quanh và khi Việt Minh bắt đầu tiến công thì xe tăng chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn dắt bộ binh "phản xung phong" để cản bước của bộ đội Việt Minh, giành lại các cứ điểm (hoặc phần cứ điểm bị mất).
Trong thực tế, các trận phản xung phong của quân Pháp có xe tăng thường rất nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Minh như trận phản kích ở đồi Độc Lập ngày 13.3.1954, trận phản kích chiếm lại con đường nối Hồng Cúm - Mường Thanh ngày 28.3 hay trận tiến công đồi A1 ngày 01.4...
Chỉ đến khi súng chống tăng SKZ được trang bị nhiều hơn cho các đơn vị Việt Minh thì chúng mới hết tác oai, tác quái.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 3.
Xe tăng M24 ở chiến trường Việt Nam.
Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, 8/10 chiếc xe tăng nói trên đã bị bộ đội Việt Minh tiêu diệt bằng súng chống tăng SKZ hoặc bằng hỏa lực pháo binh. Còn lại 2 chiếc nguyên vẹn bị bắt sống và thu hồi.
Hai chiếc xe tăng này đã có mặt trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức ngày 13.5.1954 tại cánh đồng Mường Phăng và sau này tại Lễ duyệt binh chào mừng Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng về Thủ Đô tổ chức tại Hà Nội ngày 01.01.1955.
Để đưa được 2 chiếc xe tăng đó về Hà Nội tham gia duyệt binh cũng là một kỳ công. Do không có máy bay để không vận, cũng không có cần cẩu trọng tải lớn nên bộ đội Việt Minh phải tháo rời chúng thành nhiều bộ phận rồi xếp lên xe tải chở về Thủ Đô.
Tại đây, chúng được đưa vào nhà máy ô tô Chiến Thắng để lắp ráp lại. Sau khi lắp ráp xong, nổ máy chạy thử thấy đảm bảo kỹ thuật xe mới được bàn giao cho Bộ Tư lệnh duyệt binh.
Sự có mặt của hai chiếc xe tăng tại lễ duyệt binh này đã có tác dụng rất tốt, khích lệ mạnh mẽ lòng yêu nước và niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của quân đội.
Đại tá Việt Nam: Xe tăng Điện Biên Phủ - Bất ngờ thú vị! - Ảnh 4.
Dòng chữ "Dien Bien Phu 1954" thường được sơn
 lên nhiều loại vũ khí hiện đại của Quân đội Pháp.
Sau khi tham gia lễ duyệt binh, 2 chiếc xe M24 vẫn còn hoạt động được và được sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện hiệp đồng binh chủng tại Trường sĩ quan Lục Quân và một số đơn vị khác trong nhiều năm tiếp theo.
Các thông số chủ yếu của M24:
Kíp xe: 4 - 5 người (lái phụ có thể có hoặc không); Khối lượng chiến đấu: 17,6 tấn
Pháo chính: 1 khẩu Gun M6 L cỡ 75 mm; Cơ số đạn: 48 viên - Đại liên Browning M2HB: 1 khẩu cỡ 12,7 mm; Cơ số đạn: 440 viên - Đại liên Browning M1919A4: 2 khẩu cỡ 7,62 mm; Cơ số đạn: 3750 viên
Độ dày giáp phía trước: 38mm; Độ dày giáp bên sườn: 24mm; Chiều dài,m: 5,49; Chiều rộng,m: 2,84; Chiều cao,m: 2,54
Động cơ: "Kadillak", 44T24, bộ chế hòa khí, 2x110 mã lực; Tốc độ tối đa: 55km/h; Tầm hoạt động: 169km.

TRÒ LÀM KHỔ THẦY, CÔ


Quạt gió xô nghiêng chữ học trò (?)
Thầy, cô nhìn thấy bỗng thêm lo
Chấm bài mấy tiếng lưng thành vẹo
Đọc khoảng trăm bài mắt bỗng to
Thầy Toán chắc còn không muốn thở
Cô Văn có lẽ chẳng buồn ho
Hàng ngày vẫn phải lo cơm, áo...
Trò chẳng thương thầy ai thấu cho (!)


31/5/2017
Nguyễn Đức Hưng

ĐÊM VẮNG VÀ EM


Màn đêm để lộ lưng trần
Mảnh trăng khuyết bóng bần thần nơi xa
Hoa còn thẹn với da ngà
Lẩn trong bóng tối thướt tha dáng Kiều
Lưng ong gợi đến bao điều
Làm cho ai đó cũng xiêu xiêu lòng

30/5/2017
Nguyễn Đức Hưng

KHÔNG GIAN VÀ EM

 
 
Nắng lửa nhuộm màu hoa phượng vĩ
Mưa rào làm ướt khắp trời xanh
Ve kêu đánh thức ngày êm dịu
Em khóc chi nhiều ướt áo anh!

30/5/2017
Nguyễn Đức Hưng

CHÀO MỪNG ANH NHẬP HỘI

(Tặng anh Đỗ Đắc Điềm nhập hội thơ Văn An)


Hôm nay bạn đến rủ đi chơi
Dịp tết mồng năm đoan ngọ rồi
Rực rỡ bầu trời khoe nắng sớm
Nhơn nhơn lượn gió vẻ thanh thơi
Vui câu lạc bộ anh ra nhập
Thích nội san thơ bạn có lời
Sáu bảy mùa xuân cùng chiến đấu
Cho thơ tỏa sáng khắp muôn nơi.

HD - 30/5/17
Văn Nhã

QUÊ HƯƠNG

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh làng quê việt nam
       
Tháng ngày trên đất Sơn La,
Bâng khuâng lòng nhớ quê nhà khôn nguôi.
Ở đây cuối đất, cùng trời.
Nhờ chim nhắn gửi mấy lời về quê.
Làng tôi xanh ngắt bóng tre.
Quê nghèo mái rạ xếp kề liền nhau.
Cha truyền con nối nghiệp sau,
Bao đời cuốc bẫm, cày sâu trên đồng.
Xuân hè rồi lại thu đông.
Đời người manh áo che không kín người.
Thương nhau trao gửi nụ cười.
Mẹ ru tiếng hát à ơi... ấm lòng.
Bé thơ cánh võng bềnh bồng,
Theo con cò trắng qua sông rập rờn.
Chắt chiu củ sắn, hạt cơm,
Đất mang dịu ngọt trả ơn cho người.
Dẫu đi, dẫu đến muôn nơi.
Lòng tôi in một khoảng trời quê hương.
Làng tôi có những bóng thông.
Rì rầm tán lá hát không cạn lời.
Tán xòe che một khoảng trời,
Để cho bọn trẻ vui chơi suốt ngày.
Chim về đây hót mê say,
Để rồi giang rộng cánh bay lưng trời.
Dân làng tôi lớn thành người.
Bóng thông che một quãng đời ấu thơ.
Sau làng đồi núi nhấp nhô.
Còn ghi lịch sử ngàn xưa lẫy lừng.
Kia đền Kiếp Bạc oai hùng,
Đây Côn Sơn với tấm lòng Ức Trai.
Phượng Hoàng dáng núi như bay,
Chu Văn An đã về đây mở trường.
Bao đời đồi núi quê hương,
Là nơi cho trẻ mục đồng vui chơi.
Tôi yêu đồng nội quê tôi.
Hoa mua rực rỡ như cười mùa xuân.
Sơn ca lảnh lót xa gần.
Hạ về vang tiếng ve ngân gọi hè.
Mỗi khi lòng nhớ xóm quê,
Lòng tôi lại nhớ bóng tre xanh rờn.
Lũy tre bao bọc xóm thôn.
Như là lòng mẹ ôm con tháng ngày.
Cuộc đời năm tháng vơi đầy.
Tình quê tôi giữ không phai trong lòng.
Đất nghèo ơi đất quê hương,
Chắt chiu củ sắn, hạt cơm cho đời.
Chúng tôi khôn lớn thành người.
Nhớ ơn mảnh đất quê tôi chân thành.

1982
Đề Kháng

CHIỀU LÀNG QUÊ

  Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh chiều làng quê

Chiều làng quê gió thoảng mát lành,
Nhà nhiều tầng vươn giữa cây xanh.
Tiếng gà trống gáy vang gọi bạn,
Đàn chim ri ríu rít chuyền cành.
Nghe ầu ơ tiếng bà ru cháu,
Khói bếp nhà ai cuộn mỏng manh.
Lưng trời tiếng sáo diều réo rắt,
Đồng lúa non bao bọc xung quanh.


21/5/2017
Đề Kháng

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

LÍNH XE TĂNG VIỆT NAM TẠI NGA: CỨ BẮN THOẢI MÁI!

Lính xe tăng Việt Nam tại Nga: Cứ bắn thoải mái!

Xe tăng T-90 của Nga khai hỏa.


Thao trường là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhiệm vụ huấn luyện xe tăng, đặc biệt là kỹ năng sử dụng trang bị và vận dụng các nguyên tắc chiến thuật vào thực hành chiến đấu.

Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua quân đội ta đã xây dựng được một số thao trường cấp quốc gia như TB1, TB2, TB3.
Tại các quân khu và các đơn vị cũng có thao trường song với quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, nói cho công bằng thì các thao trường này vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là về diện tích.
Đặc biệt là mức độ nguy hiểm vẫn còn cao vì nhiều nơi còn xen kẽ với khu dân cư hoặc chiều cao "khối chắn" còn thấp...
Trong điều kiện đó, các thao trường huấn luyện của quân đội Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay luôn là niềm mơ ước của những người làm công tác huấn luyện của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lính xe tăng Việt Nam tại Nga: Cứ bắn thoải mái! - Ảnh 1.

Những yêu cầu cơ bản đối với một thao trường huấn luyện
Để đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ huấn luyện bộ đội, các thao trường huấn luyện phải đạt được một số yêu cầu sau:
Có diện tích đảm bảo không gian huấn luyện: Nhìn chung, hoạt động huấn luyện quân sự thường liên quan đến trang bị kỹ thuật, trong đó có bắn đạn thật và sử dụng các lượng nổ thật như bom, tên lửa, lựu đạn, thủ pháo v.v... nên rất cần có một diện tích đủ lớn mới có thể triển khai huấn luyện được.
Có địa hình, địa vật phù hợp với nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị: Phương châm huấn luyện bộ đội ta là "cơ bản, thiết thực, vững chắc". Vì vậy, huấn luyện luôn phải bám sát nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị. Muốn vậy, thao trường cũng phải phù hợp với đặc điểm đó.
Chẳng hạn: các đơn vị Hải quân thì thao trường phải gắn với biển đảo, các đơn vị biên phòng thì phải gắn với đồi núi v.v...
Áp dụng công nghệ cao vào mô phỏng mục tiêu, đánh giá thành tích: Để hoạt động huấn luyện được sinh động, gắn liền với thực tế chiến đấu rất cần có các thiết bị mô phỏng mục tiêu như máy ẩn hiện bia, xe bia vận động, mục tiêu bay...
Bên cạnh đó, việc đưa các thiết bị công nghệ cao vào đánh giá thành tích như máy báo bia tự động, máy đếm số đạn trúng... cũng giúp rút ngắn thời gian đồng thời khách quan, chính xác hơn.
Có các công trình huấn luyện được xây dựng bền vững, lâu dài: Để đảm bảo áp dụng công nghệ cao vào vận hành các thao trường rất cần có một hạ tầng cơ sở chắc chắn, bền vững như hệ thống điện, các hầm đấu nối điện, các bệ chắn đạn, hầm tránh đạn v.v...
Loại trừ tối đa các yếu tố tiềm ẩn mất an toàn: Với đặc điểm nhiều trường hợp sử dụng đến vũ khí và đạn thật như pháo, cối, tên lửa, đạn, bom, lựu đạn v.v... nên khả năng mất an toàn sẽ là rất lớn nếu không loại bỏ mọi yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Ví dụ: Phải đưa hết dân ra khỏi khu vực thao trường; tổ chức canh gác chặt chẽ, thường xuyên; tính toán đầy đủ hiệu lực các vật che chắn; có phương án thu hồi và phá hủy các loại đạn, vật liệu nổ tại các khu vực riêng biệt.
Do nhiệm vụ huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm trong thời bình nên đây là nội dung hoạt động thường xuyên, chiếm nhiều thời gian nhất của bộ đội. Chính vì vậy, để tiện cho công tác quản lý người ta phân cấp quản lý thao trường như sau:
Các thao trường cấp quốc gia. Ví dụ TB1, TB2, TB3
Các thao trường cấp quân khu: Là thao trường tổng hợp do các quân khu quản lý (trừ 3 quân khu có TB quốc gia). Có thể thực hành huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật cho tất cả các đơn vị trên địa bàn quân khu.
Thao trường của các đơn vị (sư đoàn BB, các trung lữ đoàn quân binh chủng): do các đơn vị trực tiếp quản lý, thường sử dụng huấn luyện cơ bản các môn kỹ thuật chiến đấu, có thể bắn đạn thật bằng súng cỡ nhỏ...
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hệ thống thao trường của Quân đội nhân dận Việt Nam nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về diện tích thường không đủ lớn, nhiều nơi còn xen kẽ với dân cư và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn ít.
Lính xe tăng Việt Nam tại Nga: Cứ bắn thoải mái! - Ảnh 2.

Cứ bắn thoải mái
Trong khi đó, do điều kiện lãnh thổ mênh mông nên các thao trường huấn luyện của quân đội Liên Xô trước đây cũng như quân đội Nga hiện nay đều rất rộng lớn, hoành tráng.
Các thao trường cấp quốc gia thường có diện tích rộng hàng nghìn km2, có thể bắn thử tên lửa đất đối đất tầm gần, đất đối không các loại, pháo tầm xa... thậm chí còn cho phép thử các vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Các thao trường (thường gọi là Trung tâm huấn luyện - tiếng Nga: учебный центр) cấp quân khu cũng có diện tích hàng trăm km2.
Ngay cả tại quân khu Thủ đô Mas-xcơ-va là nơi đất chật người đông, mật độ dân cư cao so với toàn quốc song Trung tâm huấn luyện của họ cũng có diện tích khoảng vài trăm km2 và chỉ cách thành phố khoảng 60 km.
Trung tâm này ngoài việc bảo đảm huấn luyện cho các đơn vị thuộc quyền còn có nhiệm vụ bảo đảm huấn luyện cho các Học viện, nhà trường và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đóng trên địa bàn quân khu, trong đó có Kurxư Vư xtrel.
Để đảm bảo huấn luyện sát thực tế chiến đấu trong trung tâm này có đủ mọi loại địa hình, đồi núi có, sông hồ có, bình nguyên có... Trung tâm được phân ra thành nhiều phân khu chức năng.
Có các phân khu huấn luyện kỹ thuật cơ bản như bắn súng bộ binh, bắn pháo súng trên xe tăng, lái xe tăng, bắn và lái trên xe chiến đấu của bộ binh v.v... Có các phân khu để tập chiến thuật các cấp. Có phân khu chuyên để diễn tập thực binh có hoặc không bắn đạn thật đến cấp sư đoàn...
Không chỉ có chiều sâu lớn, tại đây khi huấn luyện thực hành bắn pháo xe tăng đều sử dụng một loại đạn sản xuất dành riêng cho huấn luyện. Đó là loại đạn có ngòi hẹn giờ tương tự như đạn pháo cao xạ. Đầu đạn sẽ tự nổ khi bay được 4-5 km.
Với loại đạn như vậy, khi xe hành tiến bắn nếu có lỡ "cướp cò" khi góc bắn của pháo đạt tầm bắn xa nhất (khoảng 30 km) thì cũng vẫn đảm bảo an toàn.
Chính vì vậy, khi tập bắn ở đây các giáo viên thường tuyên bố: "Các cậu cứ bắn thoải mái!".
Ngoài việc có đủ diện tích và không gian phục vụ cho huấn luyện, với trình độ khoa học kỹ thuật quân sự ở trình độ cao của thế giới các thao trường huấn luyện của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay cũng được trang bị khá nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo huấn luyện sát thực tế hơn, đồng thời để đánh giá kết quả huấn luyện cũng khách quan, chính xác hơn.

Diễn tập có bắn đạn thật - Hình thức huấn luyện gần với thực tế chiến đấu nhất và yêu cầu cơ bản của nó
Diễn tập là hình thức huấn luyện cao nhất nhằm rèn luyện cho người chỉ huy, cơ quan, đơn vị, các ngành về chuẩn bị và thực hành tác chiến, chuẩn bị và thực hành động viên, sử dụng trang bị, vũ khí, bảo đảm hoạt động tác chiến...
Căn cứ vào quy mô, mục đích, phương pháp tiến hành hoặc thành phần tham gia mà người ta phân ra nhiều loại hình diễn tập khác nhau.
Trong đó, diễn tập thực binh có bắn đạn thật được coi là hình thức diễn tập sát với thực tế chiến đấu nhất, có tác dụng bổ ích, thiết thực nhất nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cho bộ đội.
Tuy nhiên, đây cũng là loại hình diễn tập mà công tác chuẩn bị cũng như tổ chức phức tạp nhất, khó khăn nhất, đòi hỏi sự cố gắng lớn của các thành phần tham gia.
Đặc biệt, do trong quá trình diễn tập có bắn đạn thật nên công tác tổ chức càng phức tạp hơn mới có thể đảm bảo an toàn về người và trang bị. Ngoài ra, nó cũng đòi hỏi rất cao về quy mô và diện tích của thao trường.
Với diện tích "khủng" và sự đa dạng của địa hình, các "Trung tâm huấn luyện" cấp quân khu của quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga hiện nay có thể đảm bảo tổ chức diễn tập thực binh có bắn đạn thật đến cấp sư đoàn được tăng cường binh khí kỹ thuật trong các hình thức chiến đấu.
Đối với cấp quân đoàn trở lên sẽ tổ chức ở các thao trường cấp quốc gia.
Căn cứ vào nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị cùng với những điểm mạnh yếu phát hiện được trong quá trình huấn luyện hàng năm mà người ta xác định đề mục diễn tập cho từng đơn vị.
Một trong những đề mục diễn tập tạo được ấn tượng sâu sắc nhất về sức mạnh của hiệp đồng quân binh chủng và có tác dụng rèn luyện bộ đội cao nhất là: "Sư đoàn bộ binh cơ giới được tăng cường binh khí kỹ thuật tiến công vượt sông bằng sức mạnh".
Mục tiêu giả định mà sư đoàn phải đánh chiếm là dải phòng ngự của đối phương được xây dựng kiên cố và ngăn cách bởi một vật cản tự nhiên là một con sông rộng hàng trăm mét.
Có thể nói đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi sự hiệp đồng chặt chẽ đến từng chi tiết của các lực lượng tham gia tiến công mới có thể hoàn thành được.
Mở đầu cuộc diễn tập là màn hỏa lực chuẩn bị dội xuống mục tiêu và các lực lượng nằm trong chiều sâu phòng ngự của đối phương được tiến hành bởi lực lượng không quân cường kích và tên lửa chiến thuật.
Cùng lúc đó là các loại pháo phản lực và pháo trực tiếp nã đạn vào đầu cầu vượt sông. Những chớp lửa liên tục nháng lên cùng với những tiếng nổ đinh tai nhức óc vang xa hàng chục km cũng nghe thấy, khói bụi bay mù mịt đất trời...
Trong khi đó, các lực lượng tham gia tiến công cơ động ùn ùn tiếp cận bờ sông. Đầu tiên là phân đội trinh sát cơ giới đi trên những chiếc xe thiết giáp bơi nước ĐM-2. Họ thận trọng quan sát tình hình rồi xuống xe xác định các bến vượt, bến lội và đánh dấu từng vị trí bằng các ký hiệu riêng.
Ít phút sau là các xe tăng bơi nước PT-76 và xe chiến đấu bộ binh BMP. Họ vừa đến là lao ngay xuống sông vừa bơi vừa bắn vào các mục tiêu trên bờ.
Tiếp đó, một đoàn hàng chục xe tải lớn của lực lượng công binh chở theo các thùng phao ào tới triển khai lắp đặt bộ cầu phao PMP tại bến vượt. Cạnh đó, lực lượng xe tăng hạng nặng tiếp cận bờ sông đang lắp đặt thiết bị lội ngầm.
Quân địch chống cự ác liệt, liên tục cho máy bay phản lực và trực thăng vũ trang xuất kích ngăn chặn. Lực lượng pháo phòng không tự hành ZSU23-4 vừa cơ động đến nơi đã nhanh chóng tổ chức trận địa bảo vệ các lực lượng tiến công khỏi sự đánh phá của không quân địch.
Sau chừng 15- 20 phút, các xe tăng bơi nước và xe chiến đấu bộ binh đã tiếp cận được bờ bên kia sông. Bộ binh lập tức rời xe nhanh chóng tảo thanh trận địa và đánh chiếm đầu cầu, tạo điều kiện cho các lực lượng khác vượt sông.
Lúc này, các xe tăng hạng nặng bắt đầu vượt sông bằng lội ngầm. Chỉ ít phút sau những chiếc xe tăng đã sang đến bờ bên kia, chúng nhanh chóng cắt bỏ thiết bị lội ngầm và ngay lập tức dẫn dắt bộ binh tiến công địch.
Hỏa lực pháo binh, tên lửa cũng chuyển làn vào sâu bên trong chiều sâu phòng ngự của địch. Lúc này, cầu phao cũng được triển khai xong, các thành phần còn lại của sư đoàn nối đuôi nhau qua cầu dưới làn đạn bảo vệ dày đặc của các khẩu đội pháo phòng không.
Đối phương chưa kịp hồi phục sau màn hỏa lực chuẩn bị đã bị tiến công áp đảo bởi xe tăng và bộ binh cơ giới nên nhanh chóng tan rã. Trận đánh kết thúc khi lực lượng xe tăng và bộ binh cơ giới làm chủ hoàn toàn mục tiêu, đồng thời chuyển sang tổ chức phòng ngự giữ vững trận địa.
Với những cuộc diễn tập như vậy đòi hỏi một sự chính xác đến cao độ trong hành động từ người chỉ huy, các cơ quan đến từng binh sĩ tham gia diễn tập.
Ngược lại, các cuộc diễn tập như vậy cũng là một cơ hội rèn luyện để mọi thành phần tham gia trưởng thành lên rất nhiều về mọi mặt, đảm bảo cho họ đủ khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi tình huống chiến đấu thật xảy ra.
Tuy nhiên, yêu cầu về một thao trường để có thể thực hiện được đầy đủ các nội dung diễn tập như trên là cực kỳ cao.
Với sự quan tâm của Nhà nước, với sự phát triển của khoa học- công nghệ hy vọng trong một tương lai không xa hệ thống thao trường- trung tâm huấn luyện của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn.
Qua đó, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội, góp phần đắc lực nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, cùng toàn dân bảo vệ vững chắc nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Nguồn: http://soha.vn/linh-xe-tang-viet-nam-tai-nga-cu-ban-thoai-mai-20160829080241766.htm
NKN

Lần đầu đến Đà lạt (6/1997)




 








SG - 30/5/2017
Minh Hương