Bản chép chữ nôm các bài thơ:
25. Mạn thuật 3
Có mống 1 tự nhiên lại có cây
Sự làm vướng vắt ắt còn chầy
Thủy chung mỗ vật đều nhờ chúa
Động tĩnh nào ai chẳng bởi thầy
Hỉ nộ cương nhu tuy đã có
Nghĩa nhân lễ trí mựa cho khuây
Hay văn hay vũ thì dùng đến
Chẳng đã khôn ngay khéo đầy.2
1. Mống:
mầm mống,
2. Chẳng đã
khôn ngay khéo đầy: ý tương tự câu: “ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà / Lường
thưng tráo đấu chẳng qua đông đầy
26. Mạn thuật 4
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay
Trong thế giới phút chim bay
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay
Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu tháng nhẫn 1 nay
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay.
1. Nhẫn:
cho đến, đến
27. Mạn thuật 5
Sơn thủy nhàn chơi phận khó khăn
Cửa quyền hiểm hóc ngại xung xăn 1
Say minh nguyệt chè ba chén
Địch thanh phong lều một căn
Ngỏ cửa nho chờ khách đến
Trồng cây đức để con ăn
Được thua phú quý dầu thiên
mệnh
Chen chúc 2 làm
chi cho nhọc nhằn.
1. Xung xăn: Trần Văn Giáp (TVG) phiên là “chôn chân” Bùi
Văn Nguyên(BVN) phiên là chồn chân (chầu chực, quỵ lụy) ĐDA phiên là chon chăn.
Nhưng nếu phiên được là “chen chân” thì rõ nghĩa hơn ?
2. Chen chúc: ĐDA
phiên là chen chóc
28. Mạn thuật 6
Đường thông 1 thuở chống một cầy
Sự thế bao nhiêu vẫn 2 đã
khuây
Bả 3 cái trúc hòng
phân suối
Quét com am để chưa mây
Đìa tham nguyệt hiện chăng
buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phát
cây
Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi
Ông này đã có thú ông này.
1.Đường thông: Đường trồng thông, đường trong rứng thông,
cảnh Côn Sơn nơi Nguyễn Trãi ở ẩn.
2.Vẫn: Trần Văn Giáp(TVG). Bùi Văn Nguyên (BVN) phiên là
“vuỗn”. Vũ Văn Kính phiên là “vưỡn” đều là “vẫn” nhưng phiên “vuỗn” hoặc “vưỡn”
thì cổ hơn
3. Bả: ĐDA, BVN, VVK phiên là “bẻ”
29. Mạn thuật 7
Ở chớ nề hay 1 học
cổ nhân
Lánh mình cho khỏi áng phong
trần
Chim kêu cá lội yên đòi phận 2
Câu quạnh cày nhàn 3
dưỡng mỗ thân 4
Nhà ngặt túi không tiền mầu
tử 5
Tật nhiều thuốc biết vị quân
thần 6
Ấy còn lẳng đẳng làm chi nữa
Sá tiếc mình chơi áng thủy
vân.
1. Ở chớ nề hay: xuất xứ từ câu “cư vô cầu an” trích từ câu “Quân
tử thực vô cầu bão cư vô cầu an” (Người quân tử ăn chẳng cầu no, ở chẳng cầu
yên - Học nhi-Luận ngữ)
2. Yên đòi phận: yên theo phận mình
3. Câu quạnh cầy nhàn: ý tương tự câu thơ chữ Hán của Nguyễn
Trãi “Bản thị canh nhàn điếu tịch nhân” (bài: Đề Từ trọng phủ canh ẩn đường)
4. Dưỡng mỗ thân: ĐDA phiên là “dưỡng mấy thân” và chú
là “dưỡng lấy thân”
5. Tiền mẫu tử: tiền mẹ tiền con, tiền lớn tiền nhỏ tương tự
câu cửa miệng “đồng cái đồng con”
6. Vị quân thần: đông ychia các vị thuốc thành 4 loại “Quân,
Thần, Tá, Sứ” quân: là vị chủ yếu, thần: là vị thứ hai, tá: là vị giúp cho vị
chủ yếu, sứ: là vị dẫn thuốc.
30. Mạn thuật 8
Chân chăng lọt đến cửa vương
hầu
Ấy tuổi nào thay đã bạc đầu
Liệu cửa nhà xem bằng quán
khách
Đem công danh đổi lấy cần câu
Thân đà hết lụy thân nên nhẹ
Bụt ấy là lòng 1 bụt
há cầu 2
Bui 3 một quân
thân ơn cực nặng
Tơ hào chưa báo hãy còn âu.
1.Bụt ấy là lòng: dịch chữ trong kinh Phật “Phật tức tâm”
2.Bụt há cầu: Bụt đã ở trong lòng thì không phải cầu ở đâu
nữa mới thấy bụt
3.Bui: duy chỉ có
28/08/2015
Đỗ Đình Tuân