Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Làm thế nào để xác định “thơ thật” và “thơ giai thoại”?


Tri Ân vừa mới đưa giai thoại “Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ”. Sau đó có một bạn đọc nặc danh hỏi bài thơ đó có đúng là thơ của Hồ chí Minh không? Qua đây tôi thấy rằng chắc chắn sẽ có nhiều bạn đọc khác cũng thắc mắc và hồ nghi như thế. Nhất là với Bác Hồ, một nhân vật lịch sử còn rất gần gũi với chúng ta. Bác Hồ lại còn là một lãnh tụ rất hay làm thơ, hay vận dụng ca dao hò vè… nên chúng ta càng dễ tin hơn đó là thơ của Bác Hồ thật. Muốn xác định bài thơ trong giai thoại đó có phải là của Bác thật không, cách đơn giản nhất là căn cứ vào những văn bản chính thức do nhà nước ta công bố. Cụ thể là Hồ Chí Minh toàn tập. Hiện nay  thì chưa thấy có, nhưng nhỡ như Hồ Chí Minh toàn tập cũng còn bỏ sót thì sao?
Theo tôi vẫn có thể căn cứ vào một số điểm sau đây để xác định:
Thứ nhất là căn cứ vào nội dung bài thơ có phù hợp với mục đích chính trị của cụ Hồ Chí Minh hay không? Năm 1946, với tư cách là lãnh tụ tối cao của Đảng, nhưng đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, Bác  đã tuyên bố “giải tán” Đảng Cộng sản. Thực ra là rút vào hoạt động bí mật. Sau đó lại mời đại biểu các đảng đối lập khác cùng tham gia chính quyền. Nguyễn Hải Thần còn được mời làm Phó Chủ tịch nước. Mục đích chính trị của cụ Hồ Chí Minh lúc ấy là đại đoàn kết dân tộc để cố kết lực lượng toàn dân chống giặc ngoại xâm, cứu nước. Vậy thì sao ngay trong lúc ấy, cụ Hồ Chí Minh lại nói vỗ mặt với Nguyễn Hải Thần “Ông biết phần ông, tôi biết tôi” thì còn đoàn kết cái nỗi gì? Cụ Hồ Chí Minh không thể ấu trĩ về mặt chính trị như vậy được.
Thứ hai là căn cứ vào giọng điệu bài thơ có phù hợp với tính cách và khẩu khí của cụ Hồ Chí Minh không? Trong đời thực, cụ Hồ là người rất  khiêm tốn, giản dị và hòa nhã với mọi người. Nhất là đối với các nhân sĩ, trí thức, các bậc cao niên, Bác thường xưng hô một điều cụ, hai điều cụ chứ không ông ông tôi tôi kiểu cá mè một lứa như trong bài thơ họa. Càng rất khó tin cái giọng điệu “làm phách”: “Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi / Cờ tàn mới biết tay cao thấp / Há phải như ai cá đớp mồi”.
Cũng vào giai đoạn này ở Chí Linh cũng rộ lên một câu chuyện Bác Hồ về thăm đền Kiếp Bạc và có đề thơ. Nguyên văn bài “thơ giai thoại” ấy như sau:
Cũng mày cũng mặt cũng anh hùng
Tôi-Bác cùng nhau bạn kiếm cung
Bác giết quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có anh linh cười một tiếng
Giúp tôi độc lập chóng thành công.
Mãi đến thời chống Mỹ, nhiều phụ huynh còn hỏi tôi về bài thơ này có phải thật là của Hồ Chí Minh không? Tôi cũng chỉ bằng cứ vào cái giọng điệu phi Hồ Chí Minh của bài thơ mà giải thích là không phải. Sau này đi hỏi thăm một số cụ ở Phả Lại tôi mới biết bài thơ đó là do một nhóm các cụ nhà nho ở thị xã Bắc Ninh làm ra thôi.

29/11/2011
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét