Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Trảng cỏ Bàu Lạch


 Trảng cỏ Bàu Lạch được bao bọc bởi một khu rừng nguyên sinh và những hồ nước rộng, màu xanh ngút ngàn của cỏ của rừng và sự trong xanh của hồ nước cùng với không khí trong lành, tạo nên một nét đặc trưng riêng cho Bàu Lạch.

Trảng cỏ Bàu Lạch (Bình Phước)

Trảng cỏ Bàu Lạch nằm ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km. Đường vào Trảng cỏ Bàu Lạch du khách cảm nhận được khí trời mát dịu do sự thay đổi đột ngột từ đèo dốc sang bằng phẳng và cuối cùng hiện ra trước mắt du khách là một không gian bằng phẳng, rất độc đáo. Giữa bạt ngàn núi, rừng xuất hiện những trảng cỏ và hồ nước kết nối nhau thành một thảo nguyên rộng chừng 500 ha với 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau. Có trảng rộng chỉ 5-10ha nhưng trảng rộng nhất, đẹp nhất có diện tích gần 140ha gọi là trảng lớn nằm giữa một vùng đồi núi xen giữa những cánh rừng bao la với nhiều cây cổ thụ in nghiêng soi bóng trên mặt hồ, trong các hồ này có nhiều loài cá nước ngọt sinh sống. Đi dọc trảng cỏ thỉnh thoảng du khách có thể nghe thấy những thác nước nhỏ với tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rít, tiếng vượn hú,… nghe được âm thanh của núi rừng, phải mất cả ngày mới khám phá hết được trảng cỏ.
Bàu Lạch vào đầu mùa khô cỏ chuyển thành màu vàng úa, nhiều loài hoa dại khoe sắc tím, vàng… Cuối mùa khô cả trảng cỏ chuyển sang màu vàng rực nhưng chỉ một cơn mưa đầu mùa là màu xanh mướt như ngọc lại trỗi dậy. Bàu Lạch là một trảng cỏ tự nhiên được bao bọc bởi một khu rừng nguyên sinh, gần các trảng cỏ là các làng của đồng bào M’nông, S’tiêng và Châu Mạ,… rất thích hợp cho du khách ghé thăm và tìm hiểu các lễ hội truyền thống, thưởng thức các món ăn truyền thống cơm lam với thịt nướng, uống rượu cần và nhiều món đặc sản khác của người bản địa.
Đến với Bàu Lạch du khách không thể bỏ qua các thác nước, nơi đây có rất nhiều thác tự nhiên như: thác Đứng, thác Pan toong, thác Bù Xa… độc đáo nhất là thác Voi mà đồng bào dân tộc có tên gọi khác là Nokrop. Thác Voi có chiều cao khoảng 15m và chiều rộng 8m, theo các già làng kể lại; rằng ngày xưa, đây là nơi quần tụ của muông thú, nhất là những đàn Voi rừng kéo về để tắm mát và uống nước trên mặt hồ nơi đỉnh thác. Các con voi đầu đàn thường tranh giành lãnh thổ nên diễn ra những trận chiến từ ngày này qua ngày khác. Những con thua trận kiệt sức rơi từ đỉnh thác xuống và chết, lâu dần thành những ngọn đồi nhỏ ở bên kia thác nên thác có tên là Thác Voi.
VN Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét