SỨC MẠNH LÒNG DÂN
SỨC
MẠNH LÒNG DÂN
(Họa
bài :’’Lẽ thắng thua ‘’của Đỗ Đinh Tuân )
Chuyện
xưa còn đó những gương xưa
Cả nước đồng lòng với đức vua
Cả nước đồng lòng với đức vua
Điinh,Lý
,Trần,Lê…nhỏ lại thắng
LươngMinh
Thanh,Hán…lớn mà thua
Nhân
tâm vững chắc hơn thành lũy
Mưu
lược sâu xa vượt lọc lừa
Trăm triệu nhân dân liên kết vững
Trăm triệu nhân dân liên kết vững
Sợ chi
lũ giặc dẫu côn đồ ?
Nhân Hưng,ngày 2-7-2016
Tạ Anh Ngôi
Phụ
chép bài : ‘’Lẽ Thắng Thua’’
Vẫn là
dân ấy núi sông xưa
Thua
thắng xem chừng lại ở vua
Cố kết
lòng dân thì tất thắng
Kiêu
căng tự phụ thảy ăn lừa
Đai
Ngu thành đá mà không vững
Âu Lạc
tên đồng vẫn cứ thua
Tình
thế bây giờ nguy cấp lắm
Xa dân
mà giặc lại hung đồ !
Khanh Cùng,ngày 14-8-2012
Đỗ Đinh Tuân
Tác giả Tạ Anh Ngôi trong những bài luận bàn thế sự luôn có một giộng thơ hùng hổ tự hào đầy lạc quan tin tưởng. Chỉ có điều nó luôn co cái gì đấy rất thiếu thực tế. Tôi chỉ xin phân tích 2 câu kết:
Trả lờiXóaTrăm triệu nhân dân liên kết vững
Sợ chi lũ giặc dẫu hung đồ !
NHưng để liên kết trăm triệu nhân dân lại cần phải có cái gì hay tự nhiên nó vón cục lại thành một khối? Phải chăng để cố kết được trăm triệu nhân dân lại thì ít nhất cũng phải có một chính quyên thực sự do dân và vì dân, một chính quyền hợp lòng dân và được nhân dân ủng hộ. Chính quyền hiện nay có phải là một chính quyền như thế không ?
Thơ vốn ít lời .Thơ Đường lại càng kiệm lời và lại phải tuân thủ rất nhiều luật lệ khắt khe khác nữa.Vì vậy tác giả khi sáng tác phải đặt cho mình trọng tâm và mục đích,không thể tham lam đề cập đến nhiều vấn đề,nhiều mục đich cùng lúc trong một bài thơ.Trong bài thơ:”SỨC MẠNH LÒNG DÂN” thì mục tiêu (TG) muốn đạt đến là:Khi nhân dân liên kết tthành một khối vững chắc thì sẽ tạo lên sức mạnh.Thế thôi!Còn việc ai (hoặc tổ chức nào) liên kết,liên kết bằng cách nào,liên kêt như thế nào…thì không phải mục tiêu mà tác giả muốn đặt ra.Vì vậy, trong trường hợp cụ thể của bài thơ,2 câu kết:”Trăm triệu nhân dân liên kết vững/Sợ chi lũ giặc dẫu hung đồ “phù hợp và nhất quán với đề:”SỨC MẠNH LÒNG DÂN”.Thơ nhiều khi viết một đằng người đọc lại hiểu một nhẽ,Viết trải ở bề mặt, đọc hiểu ở tầng sâu.Nhà lý luận phê bình thời Nam Bắc triều(TQ)Lưu Hiệp nhận xét như thế này về quan hệ giữa tác giả và đọc giả,xin mạn phép nêu ra để thử cùng tham khảo:
Xóa“…Đồ vật dễ nhìn nhiều khi còn nhầm lẫn.Văn chương khó rõ ai bảo dễ phân ?Văn chương sở dĩ phức tạp là vì nội dung,hình thức nhiều màu,lắm vẻ.Người thưởng thức lại thường thiên lệch,ít người toàn diện.Người khảng khái gặp được âm điệu kích ngang thì vỗ nhịp;Người thích hàm súc đọc được bài văn chặt chẽ thì theo đi;Người hời hợt thấy văn chương màu mè mà rung động;Người ưa tân kỳ thấy câu thơ lạ là cứ thích nghe.Hợp mình thì ngợi ca,khác mình thi bỏ mặc.Mỗi người đều lấy cái hiểu (có hạn)của mình mà đo lường sự biến hóa muôn mặt của văn chương.Khác nào chỉ nhìn thấy lề phía đông mà không thấy lề phía tây vậy ?
Chỉ có gảy nghìn khúc thì mới hiểu được âm thanh.Xem vạn gươm thì mới hiểu được võ khí.Muốn đánh giá được toàn diện thì phải rộng rãi kiến văn.Có nhìn núi cao mới hiểu rõ gò đống,ra biển cả mới biết được mương ngòi.Khinh trọng phải vô tư,ghét yêu không thiên lệch.Nhân hậu, mới có thể trong sáng như gương…”
(Trích thiên:TRI ÂM trongVĂN TÂM ĐIÊU LONG)
Lưu Hiệp
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa