Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẸP BÊN CẦU CA- RÔN

Người đi tìm hài cốt kể:
Hai ngày giời mệt mỏi vì nắng lại mưa và muỗi vắt chúng tôi không tìm ra manh mối cây lim to ven sông Ca Rong. Chiều tối hôm ấy chúng tôi về ngã ba cầu Ca Rôn . Chúng tôi sẽ ở lại đây và tiếp tục đi tìm hài cốt bạn tôi thêm vài ngày nữa. Một dãy hàng quán chừng mươi chủ, những là cà phê nước ngọt và đồ tạp phẩm sau những tán cây trứng gà xanh ngặt. Nhưng có một cửa hàng lại nép dưới giàn hoa ti gôn.
Cái cửa hàng ấy bỗng dưng làm dịu mát ngã ba nắng và đầy gió Lào. Mái hiên đan bằng tre luồng kiểu cách được chống lên bằng cột tre nhẵn bóng. Bông ti gôn rủ xuống như những lọn tóc màu hồng quyến rũ. Tôi và người bạn thất vọng thì ít nhưng mệt mỏi thì nhiều chỉ muốn lăn ra đâu đó mà ngủ. Cánh xe ôm cũng sắp cuốn gói ra về nhìn chúng tôi thương hại.
– Ấy dà, mắc võng mà ngủ thôi hà, không có khách sạn đâu á.
Tôi hỏi với theo:
– Ở đây có an toàn không hả mấy chú?
– Không sợ đâu à. Ban đêm xe chạy liên tục à.
Tối ấy chúng tôi mắc hai cái võng vào ba cây trứng cá căng bọc võng và tống hai cái ba lô lên võng định bụng sẽ lại phân công nhau gác thay phiên như hồi nào hai chúng tôi còn ở lính. Khuya một xe máy hai người đàn ông táp vào họ hỏi và soi đèn pin vào giấy tờ của chúng tôi ái ngại, các anh nên tìm nhà nghỉ mà nghỉ ngơi. Ở đây không lo mất an toàn đâu… nhưng muỗi lắm. Nghĩ mà thấy mình già mà vẫn hâm.
Trong đêm có đôi lần thấy cái hàng tạp hóa sáng đèn, thấy bóng người đàn bà và hương khói thơm ngát. Sáng sớm chúng tôi cuốn võng lúc người đàn bà mở cửa hàng. Một người đàn bà đẹp nhìn lướt qua chúng tôi về phía đầu cầu Ca Rôn mấy cái xe vụt qua về hướng A Sầu A Lưới.
***
Người kiểm lâm kể:
– Các bác đi từ ngoài nớ vô mệt hỉ. Chừ ở mô? Dà! Mắc võng hỉ? Lãng mạn quá hè. Rồi tôi cười:
– Mần điếu thuốc nghỉ đã mấy bác.
Chúng tôi cùng ngồi dưới tán cây máu chó to một sải ôm. Trời mùa này không có mưa. Từng chiến đấu ở vùng này nên hai người lính già nói, họ sợ nhất là vào tháng 11, 12 dương lịch còn thì bình thường trời trong veo và hâm hấp gió.
– Ngủ võng nhớ đời lính hỉ bác hỉ. Hai bác ngủ cửa nhà bà Liễu Huế đó. Bà Liễu là chỗ cô cháu chị em với anh em kiểm lâm chúng tui hà. Có chi ở ngã ba này anh em tui nhờ tay bà Liễu cả đó bác.
Người lính già hỏi:
– Các chú làm kiểm lâm có biết dông đồi này có một cây lim to hai người ôm không?
Cậu kiểm lâm viên trẻ đi cùng tôi nhướng mắt rõ to nhìn hai người già:
– Chu cha bác hỏi hệt bà Liễu Huế. Bà Liễu Huế cũng đi tìm cây lim đó mà đâu có thấy. Chắc nó bị chặt ngay từ hồi 75, 76 quá.
Rồi cậu thao thao kể chuyện về rừng Khe Sanh về mùa lũ trên dòng Ca Rong đầy những gỗ lậu trên rừng trôi xuống sông… có khi cả thú rừng cũng cuốn theo dòng lũ. Ngừng một lát cậu ấy nói:
– Bà Liễu không chứa chấp gỗ lậu mà bà còn khuyên tụi lâm tặc đừng làm càn. Chả biết bà có phép chi mà lâm tặc cũng ngán bà và bớt hoành hành nơi này.
Ngộ ghê thôi, người đàn bà tuổi ngoài năm mươi yếu ớt thế mà tụi lâm tặc nể. Nể thì nể chứ sự hung hãn của kẻ làm liều này thì nó ngán ai? Nhưng điều cậu ấy nói là sự thực, tôi biết.
Người lính già nói:
– Nghe chuyện của chú kiểm lâm mà lại thấy băn khoăn. Hay bà ấy có phép bùa gì chăng? Đêm hôm đầu tiên nằm võng chừng nửa đêm về sáng thấy có tiếng đàn. Nghe như mê ngủ tôi vạch cái bọc võng ngó ra ngoài. Nhà hàng xén sáng đèn và tiếng ghi ta Sóng sông Đa Nuýp vọng ra từ căn nhà ấy.
***
Người chạy xe ôm kể:
Mấy người lính già đi tìm mộ đồng đội lân la hỏi chuyện mưu sinh của chúng tôi. Tôi vui chuyện:
– Ở cái chỗ ngã ba đường này đầy chuyện bất trắc bác ơi, chả biết ai tốt ai xấu. Thôi thì vì miếng ăn mà chạy nhắm mắt làm liều. Nhiều năm em mần cái nghề xe ôm ở đây em ngấm đủ cả vui buồn đó bác. Mất tiền cũng có, bị lừa rồi trấn lột cũng có vậy mà mấy anh em chúng em ở chỗ này vẫn an toàn. Bà Liễu Huế bảo rằng chúng em lương thiện nên được các ông linh thiêng phù hộ. Bà ấy bảo, các ổng chỉ phù hộ cho người nghèo người lương thiện thôi bác à.
Người đi tìm mộ hỏi:
– Thế thì ai không lương thiện?
– Thì đó mấy ổng tham nhũng đó, xích cổ vào tù tối ngày đó, mấy thằng lâm tặc giết người đó lưới trời đâu có tha. Tôi ngồi quay ngang trên xe máy vừa nói vừa vẫy ngúc ngắc cái chân.
Một anh bạn xe ôm khác lên tiếng:
– Chúng tôi mần ăn ở ngã ba này hên xui đều nhờ bà Liễu Huế cả. Bả dậy tụi tôi chia lượt khách dậy cách tính tiền xe theo cây số loại đường, bả rất ghét ai ăn chẹt khách. Người nào có tính tắt mắt bà không thèm nhìn mặt.
Rồi chả hỏi ông bạn hay chuyện của tôi cũng kể.
– Bả ở dưới thành phố lên đây lâu lắm rồi. Nghe nói nhà bà có cửa hàng dưới đó con cái đâu chắc một con gái ở nước ngoài, anh em cũng thi thoảng lên thăm bà rồi lại về. Bà cứ ở đây lâu lâu lại đi rừng một buổi.
Người lính đi tìm mộ hỏi:
– Bà ấy đi rừng?
– Vâng bà tìm hài cốt. Mà là hài cốt lính bên kia.
Tôi trả lời rồi nhìn mặt người đi tìm mộ liệt sĩ như dò hỏi. Còn người lính già dấu vẻ mặt của mình bằng một câu hỏi bâng quơ:
– Cũng là lính hả?
Chúng tôi ra về còn ngoái gọi to vào nhà bà Liễu Huế:
– Tụi em về đây chị ơi.
Buổi chiều bên dòng sông Ca Rong có cơn gió thật là mát. Mặt trời lặn phía Khe Sanh vàng vàng màu mật.
***
Người Chủ tịch xã kể:
Hai người đi tìm hài cốt liệt sĩ bước vào Ủy ban Nhân dân xã Ca Rôn. Anh công an viên đã gặp hôm trước chỉ cho hai ông phòng làm việc của tôi.
Tôi nói:
– Biết các bác đã nộp giấy tờ cho công an viên rồi, mà các bác cũng chủ quan với sức khỏe gớm đấy.
– Chúng tôi từng quen khí hậu nơi này nhiều năm rồi anh à. Rồi họ cùng cười với nhau.
– Nghe nói hai bác ngủ ngay hiên nhà bà Liễu Huế, tôi cũng thấy yên tâm. Bà Liễu là chỗ dựa của an ninh xã ở khu vực ngã ba đó mà.
Người lính đi tìm hài cốt trình bầy với tôi về cây lim to hai người ôm ở cánh rừng bên kia sông phía thượng nguồn sông Ca Rong . Hỏi tôi vì sao vị trí cây lim đó bây giờ tìm không thấy nữa.
– Bác hỏi tui, tui hỏi ai bây chừ. Lâm tặc vài chục năm nay hoành hành mà tuổi tui sinh sau năm 1970 cũng chỉ toàn nghe kể về trận này trận kia, hàng năm tiếp đón gặp gỡ hàng chục lượt người nam người bắc đi tìm hài cốt… các bác thông cảm cho tụi tui.
Rồi tôi hỏi lại:
– Hai bác có hỏi bà Liễu Huế chưa? Có thể bà ấy biết cây lim đó. Bả đi tìm hài cốt cũng đã hai chục năm nay rồi đó. Nhưng nói các bác thông cảm bả tìm hài cốt tử trận phía bên kia.
– Thì hài cốt ai thì cũng thiêng như nhau cả thôi mà ông Chủ tịch. Hài cốt phía bên nào thì cũng hiền như đất cả thôi, đều thương nhớ cho con người còn sống đây cả mà.
– Vâng vâng, tui hiểu chứ.
Tôi thành thật kể cho họ biết, bà Liễu là em một đồng chí lãnh đạo tỉnh, thỉnh thoảng đồng chí ấy lên thăm. Mỗi lần lên thăm là đồng chí ấy đều ghé vô Ủy ban xã buồn buồn. Nói cô ấy nặng lòng yêu người yêu cũ quá mà ở lại mà lên đây mở quán bán hàng để tìm hài cốt người yêu cũ. Lúc đầu chúng tôi chỉ nghĩ bà ấy ở đó đi tìm hài cốt người đằng mình thôi. Đồng chí lãnh đạo cũng chỉ nói đến thế chả kể người yêu bà ấy là lính dù Việt Nam cộng hòa. Chúng tôi nghe qua chính bà ấy.
Người lính đi tìm hài cốt giật mình. Lính dù? Tử trận năm 71? Lẽ nào đó lại là những trận chiến đấu của đơn vị ông với lữ đoàn của Lê Quang Lưỡng ngày ấy.
Thấy hai người lính già trầm ngâm, tôi phá tan không khí im lặng.
– Mà các bác biết không, bà ấy là sinh viên Văn khoa Huế đó. Bà chơi đàn thì mê luôn. Khuya bà mới đánh đàn. Bà đánh đàn một mình cho đến sáng thì đi xuống sông. Bà rửa mặt bằng nước sông. Người thành phố này kì lạ ghê. Công an xã cũng để ý nhiều nhưng bà ấy luôn là người tích cực đóng góp mọi phong trào ở địa phương. Bà giúp chúng tôi nhiều lắm, bà nhập hẳn hộ khẩu xã này rồi đó.
Hai người lính đi tìm hài cốt đồng đội ra khỏi Ủy ban xã với nỗi thất vọng và lại thêm nỗi thắc mắc về một người đàn bà cũng đi tìm hài cốt người thân như mình.
***
Người đi tìm hài cốt kể:
Chúng tôi quyết định ngày mai về quê. Gần một tuần hỏi han và bằng trí nhớ chúng tôi không tìm thấy mộ thằng Quang cùng tiểu đội. Chúng tôi đã ngả tất cả vàng hương và áo quần vàng mã với thuốc lào thuốc lá dưới gốc cây máu chó cổ thụ bên ngọn đồi cao bờ sông Ca Rong khấn thằng Quang. Thôi thì mày tha lỗi cho chúng tao, gần bốn mươi năm rồi, ruộng cạn ruộng sâu nó hao mòn sức lực trí nhớ chúng tao rồi chả tìm được mày đâu. Mày nằm với các anh bên đặc công hôm đó vậy nhé Quang ơi.
Chúng tôi đốt vàng nhang và những thứ mang theo trong buổi chiều chạng vạng. Khói lùa lên ngọn cây rừng, tiếng ve chiều đang rối bới bỗng im bặt. Nghe nước sông Ca Rong réo dưới chân đồi cái đập thủy điện làm dở đã bật đèn hệt như bóng đèn của căn cứ dù những đêm xưa chúng tôi mò vào.
Tối hôm đó hai đứa tôi mỗi người làm một cốc mì tôm, vài cái bánh qui rồi mắc võng. Bỗng người đàn bà mở cửa bước ra. Lần đầu tiên bà mời chúng tôi vào nhà.
– Tôi mời hai ông vào nhà tôi pha cà phê hai ông uống.
Hai chúng tôi bước vào nhà, sau quầy hàng tạp phẩm là một gian bài trí đơn sơ nhưng đẹp. Tấm ảnh người con gái kiêu sa và một chàng trai mang quân phục lính dù đặt trên mặt bàn phấn. Đây đúng là căn phòng của một người đàn bà có học theo nếp cũ ở thành phố xưa. Chúng tôi uống cà phê dè dặt.
– Tôi biết hai ông là người nặng tình, bởi suốt những ngày đi tìm bạn các ông đều mắc võng nằm ngoài trời. Nhiều đêm tôi biết hai ông không ngủ. Nhiều đêm tôi vẫn quen lệ chơi đàn lúc gần sáng ấy cũng là lúc hai ông đang thức. Người đàn bà ngừng lại ngoảnh nhìn về phía sông hồi lâu.
Bà tiếp:
– Đã mấy chục năm nay tôi đi tìm anh ấy, người lính đối phương của các ông mà cũng không thấy. Tôi biết các ông tìm gốc cây lim to hai người ôm là tôi hiểu các ông là người đánh trận ngày mà người tôi yêu đã tử thương. Tôi cũng dày công tìm mà chỉ thấy rất nhiều mặt cắt của thân cây to như vỏ xe ô tô nhà binh. Gốc cây ấy chỗ nào? Hàng đêm tôi nghĩ tới…
…Chúng tôi yêu nhau và từng học trung học ở thành phố, anh ấy cũng là bạn với anh trai tôi. Người anh tôi lên chiến khu khi vừa vào đại học còn anh ấy bị bắt đi quân trường Thủ Đức rồi về vùng này làm thiếu úy dù. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian thật đẹp mà cũng thật tan nát vì âu lo, tôi nghỉ học một năm bảo lưu kết quả để sanh con. Con gái tôi đi HO với gia đình bên anh ấy nhưng tôi thì không. Tôi lên đây sống để tìm anh để ở với anh mà như anh viết thư cho tôi là có gió rít có sông Ka Rong gầm trong những đêm tiền đồn nhớ tôi… Tôi dựng nhà ở đây và cứ khi nào con sông này lũ tôi lại ra đầu nhà nhìn xuống sông. Bạn anh ấy kể rằng bên bờ sông này những người lính bị thương ở cả hai bên đều cùng bò xuống sông uống nước và lũ cuốn họ đi.
Bà lau nước mắt nói tiếp:
– Tôi có điều kiện để sống ở thành phố và việc làm tốt hơn vì anh trai tôi là lãnh đạo tỉnh. Nhưng tôi muốn sống với người tôi yêu nhớ, người đã có trong dòng máu của tôi để sanh ra con tôi. Cũng như các ông dù không anh em ruột thịt các ông vẫn đi tìm bạn. Tôi cảm các ông vì thế.
Chúng tôi ngồi im, tôi nghe ngoài trời rin rít gió, khi tiếng gió ngừng là tôi nghe thấy tiếng nước oàm oạp len lỏi những đá lô nhô dưới sông. Cả hai chúng tôi chợt nhớ cái đêm chúng tôi rút sang bờ bắc con sông này cắn răng thương những người đồng đội chúng tôi nằm lại mà không thể nào mang được theo. Người đàn bà nói tiếp, giọng như gặp gió thoảng:
– Vài năm trước một đêm lũ về, tôi nghe tiếng kêu beng béc dưới đầu nhà. Tôi soi đèn đội mưa dò dẫm xuống bờ sông. Một con lợn rừng gẫy cả hai chân trước bị dòng nước đẩy vào bãi rau của tôi. Con lợn rừng đầy vết thương vì va đập, mắt nhìn tôi cầu cứu. Tôi kéo con vật tội nghiệp lên bãi thì nó chết. Trong đêm tôi chợt nhớ anh. Anh ấy sinh năm Hợi. Năm Đinh Hợi. Cũng là heo rừng chăng? Con heo rừng này về với tôi có nghĩa gì? Hương hồn anh đây chăng? Trước lúc trời sáng tôi chôn con heo này và lấy đá xếp thành ngôi mộ. Từ hôm ấy hễ tôi buồn tôi lại xuống mộ con heo để thắp nhang là thấy lòng thanh thản. Kì lạ thế. Các ông thường tự nhận là người duy vật, mong đừng cười. Thân tôi chỉ là đàn bà con gái biết yêu đang yêu đó mà thôi.
Đêm ấy, hai chúng tôi đều không ngủ. Chúng tôi lại nhớ thằng Quang bạn tôi cũng sinh năm Đinh Hợi. Thằng Quang có cái răng khểnh đẹp trai và dũng cảm. Chúng tôi đi tìm nó mà vô vọng.
Hôm sau chúng tôi gói buộc ba lô đồ đoàn rất sớm. Cũng vừa lúc thấy người đàn bà đi xuống sông. Chúng tôi nhẹ nhàng đi theo. Người đàn bà xõa tóc vục nước rửa mặt táp nước lên mái tóc mình rồi hai tay vuốt ngược từ phía sau những hạt nước li ti bắn ra như sương. Bà lấy khăn lau khô tay và mặt rồi đến bên ngôi mộ xếp bằng đá cuội trơn bóng nhặt ở ven bờ Ka Ron thắp nén hương. Bà đứng bất động không để ý đến hai chúng tôi đứng đằng sau. Qua mớ tóc uốn rất kĩ của người đàn bà, ngôi mộ đá cuội bỗng lấp ló những khuôn mặt người rất trẻ rất đẹp. Hai chúng tôi đưa tay lên ngực lúc nào chả biết.

HN 2016. 
Nguyễn Trọng 

GIỮ NƯỚC



Xa xưa từ thuở hồng hoang,
Vua Hùng dựng nước Văn Lang ở đời.
Triều đình riêng một góc trời,
Xây lên tổ quốc cho người Việt Nam.
Trải qua hơn bốn ngàn năm,
Bao lần giặc đến xâm lăng nước mình.
Bao đời chiến đấu, hy sinh,
Giữ gìn độc lập, hòa bình tự, do.
Ngô Quyền từ rất xa xưa,
Bạch Đằng đã đánh giặc thua tan tành.
Đời sau vua Lê Đại Hành,
Bạch Đằng đốt giặc cháy thành tro than,
Như Nguyệt chặn giặc tràn sang,
Thơ thần Thường Kiệt đã vang trận tiền.
Ba lần đánh thắng Mông Nguyên,
Nhà Trần đại thắng cũng trên Bạch Đằng.
Lê Lợi đánh giặc mười năm,
“Bình Ngô đại cáo” người Nam anh hùng.
Mang gươm đi mở non sông,
Cha, ông đến tận cánh đồng Cửu Long.
Chín năm đánh Pháp kiên cường,
Viết lên trang sử lẫy lừng Điện Biên.
Đánh Mỹ hai mốt(21) năm liền,
Dân mình thắng cả hai miền quê hương.
Thắng“Điện Biên Phủ” trên không,
Sài Gòn giải phóng, non sông vẹn toàn.
Truyền thống giữ nước vẻ vang,
Bốn ngàn năm, nước Việt Nam kiên cường.
Ngày nay xây dựng quê hương,
Quyết tâm phải thắng - non sông mạnh giàu.


18/12/2021
Đề Kháng

CẢNH ĐẸP



Nhớ mãi ngày nao vẫn ước mơ
Cùng ai thỏa thích nẻo tôn thờ
Lim rừng cảnh sắc xanh vàng ánh
Khóm thị trông vời chữ biếc thơ
Suối vọng đàn reo miền nước chảy
Đồi ngân gió nhạc giữa mong chờ
Đường lên thượng đỉnh tiền Lê chúa
Ngẳm ảnh chiều hôm dải lụa tơ.


20-5-21
Văn Nhã




THẮP HƯƠNG LIỆT SỸ

(Nhân 77 năm ngày thành lập QĐNDchúng tôi K1 Cấp III  Chí Linh đã thắp hương 
các liệt sỹ của  khóa đã anh dũng hy sinh vì nước)


Ngày xưa một khóa học chung trường
Dũng cảm xông vào cuộc viễn phương
Giặc Mỹ ta lùa ra khỏi nước
Bạn bè mình bước tiếp con đường  
Lên đồi vượt dốc không nề chí
Xuống biển qua trùng sáng tấm gương
Chói lọi anh hùng vì tổ quốc
Ngàn năm tưởng nhớ nghĩa kiên cường.


22-12-21
Văn Nhã

 

NO EN 21



No en đã gõ cửa từng nhà
Vọng tiếng chuông thờ nẻo chợ xa
Con chiên xếp dãy lời cầu đạo
Cha xứ đàng trên giảng thuyết mà
Ban phước lành dân mừng có lộc
Ân hồng đức chúa gửi bài ca
Giê Su bức tượng trong hang đá
Nghiệp lớn trời cho thực đậm đà.


22-12-21
Văn Nhã


 

THĂM QUAN PẮC PÓ




Giữa buổi đông về ngược tỉnh Cao Bằng
Hang Pắc Pó nơi đề cương hội thảo
Dương ngọn cờ phải quyết thắng đồng tâm
Giành tự do cùng độc lập thịnh cường

Bên núi Mác rừng xanh ngàn dào dạt
Đàn cá bơi rộn rã suối Lê Nin
Mộ Kim Đồng nơi trùng khánh bài ca
Tầm cao mới sắt son tình nghĩa Đảng

Những đá tảng ông Ké ngồi câu cá
Đọc Lê Nin chủ nghĩa Mác từng lời
Bôn ba
cùng hải ngoại khắp năm châu
Vì dân tộc xây cuộc đời hạnh phúc

Nước hòa bình độc lập muôn năm
Yêu tổ quốc ánh trăng rằm tỏa rạng
Vĩ đại quá đức hy sinh cao cả
Xây tương lai vững chãi mãi tươi hồng.


15-12-21
Văn Nhã


 

HÀO QUANG



Mấy chục năm rồi nhớ thưở xưa
Niềm vui bạn hữu đẹp không thừa
Ngôi trường kỷ niệm thời thơ ấu
Mái lớp ghi hoài tuổi trẻ đưa
Cặp sách bên mình nhiều mộng ước
Đèn khuya mỗi đứa lắm mong vừa
Đời yêu trí tuệ nên gồng gánh
Cuộc sống phong trần trải nắng mưa.


4-12-21
Văn Nhã

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

NHỮNG NẤM MỒ HÌNH BẢN VẼ



Về thăm đồng đội tôi
Mùa khô Tây nguyên bụi lắm
Nghĩa trang mờ trong nhang khói
Pơ lang quay quắt nắng lên
Nghĩa trang chả chia khoa chia trường
Chỉ chung tên là liệt sĩ
Hoa Dã Quì cúi đầu khóc
Vàng đến đớn đau vẫn vàng.
Một mét vuông một ngôi mộ xếp hàng.
bằng đúng khổ giấy Ao (*) ngày trước.
Nghĩa trang nhòe nước mắt.
Những bản vẽ này chúng mình nộp về đâu?
Mỗi cuộc đời là một bản vẽ để đời sau.
Kĩ sư thế nào thì bản vẽ thế ấy
Chúng mày để lại
Những thiết kế không buồn.
Những thiết kế để dân tộc trường tồn
Dù còn rất nhiều quan tham kẻ xấu
Hãy đưa những đồng chí quan vào nghĩa trang
Để họ đọc từng bản vẽ.
Hãy về chúng tao hôm nay tề tựu dưới mái trường
Dẫu chúng mày buồn vì có muộn.
Bên tượng đài nhỏ bé trong khuôn vườn trường cũ
Chúng mình cùng mang bản vẽ vào phòng thi.

19/12/2019
Nguyễn Trọng Luân
 

(Sinh viên Cơ Khí khóa 5 ĐH CƠ ĐIỆN - lính sư đoàn 320 - viết trong ngày khánh thành tượng đài THÀY TRÒ RA TRẬN- Trường Đại Học Cơ Điện )

CÕI TẠM

 
 
Ở đời là cõi tạm thôi,
Ai ai cũng phải về nơi vĩnh hằng.
Hỡi ai đã đến thiên đàng,
Hỏi xem cuộc sống có bằng trần gian?
Đời người vất vả, gian nan,
Chạy ăn, lo mặc kiếm ăn lần hồi.
Người nghèo đói rách tả tơi,
Có ai ước sớm về nơi thiên đàng?
Nhà giàu lắm bạc, nhiều vàng,
Mua nhiều thuốc quý để càng sống lâu.
Thiên đàng thì đã biết đâu,
Sống trên cõi tạm sang giầu vẫn hơn.
Bao nhiêu việc phải lo tròn,
Trần gian còn sống thì còn phải lo.
Thiên đàng thì vẫn đợi chờ,
Ai rồi cũng sẽ đến giờ phải lên.
Người nghèo, người có lắm tiền,
Ai không mong ước sống trên cõi đời?
Được sinh ra sống làm người,
Đường dài qui định của trời trăm năm.
Cuộc đời bể khổ tối tăm,
Người đi đến đích khó khăn vô cùng.
Nhiều người mất ở nửa chừng,
Ít người đến đích cũng mừng chi đâu!
Tuổi già lọm khọm, ốm đau,
Sống như tồn tại quá sầu người ơi.
Ở đời là cõi tạm thôi,
Ai ai cũng phải về nơi vĩnh hằng.
Đường đời dài những trăm năm,
Thời gian đáng sống thực bằng bao nhiêu?
Đời người mặt nước cánh bèo,
Bồng bềnh phiêu dạt trôi vèo trăm năm.

13/12/2021
Đề Kháng

GỬI CHO AI...



Mấy hôm chỉ nhớ một người
Ra vào đi đứng lại ngồi suy tư.
Ruột gan như bị giam tù .
Vẩn vơ vơ vẩn, mặc dù bảo quên…
Nghĩ về những chuyện huyên thuyên
Mở ra mạng ảo, ngó miền xa xôi.
Nhớ nhung tít tận đâu vời
Dòng sông cuộn nước cuối trời bèo lênh …
Phận ai trôi nổi bồng bềnh
Lang thang vạn nẻo bấp bênh sóng trùng...


3-12-21
Văn Nhã


 

NHA TRANG



Vào Nha Trang ngắm biển sáng trời vàng
Lượn sóng trải ầm vang quàng bãi cát
Trên đường say điệu múa hát mấy cô sang
Mang áo mới khoe màu hàng ngào ngạt
Vai choàng khăn thẫm đỏ ngát hoa đào
Đẹp rực rỡ ước làm sao có được
Cho đôi mình trọn vẹn thước tình trao
Nguyện mãi mãi ngắm trăng sao sóng nước.


2-12-21
Văn Nhã


 
TUẦN GIÁO


Vượt dốc sang Tuần Giáo giữa đêm
Đèo cao ngược núi cảnh êm đềm
Đèn xe nhấp nhoáng triền ngang đỏ
Gió thổi rì rào dưới lũng thêm
Phố vắng thưa người không kẻ lại
Hàng khuya hỏi chủ khách thêm tiền
Vào nơi ngủ tạm ngày mai tiếp
Trên đồi A một cảnh bồng tiên.


2-12-21
Văn Nhã


 

DỐC PA DIN


Các chiến sỹ điện Biên
Ở tuyến đầu chống giặc
Rực rỡ trời tây bắc
Lá cờ đỏ khắp miền
Trên dốc vực Pa Đin
Gánh gạo thồ vĩ đại
Đoàn dân công nhẫn nại
Quyết thắng vững tâm nhìn
Cùng lịch sử niềm tin
Làm lên điều kỳ vỹ
Phải đi cùng thế kỷ
Đánh đuổi lũ thực dân
Trải bom đạn phá dần
Ngăn lòng người cách mạng
Đem lá cờ soi sáng
Mọi hẻm núi mon sông
Tuyệt vời giữa núi đèo
Đoàn dân công hỏa tuyến
Nặng gánh gồng trách nhiệm
Dũng cảm tiến hò reo.


1-12-21
Văn Nhã


 

ĐƯỜNG ĐẾN SA PA


Cảnh đẹp Sa Pa quá tuyệt vời
Mây ngàn đỉnh núi ngỡ trùng khơi
Nhà dân hẻo lánh ngang triền dốc
Lúa rãy xanh mơn ở giữa trời
Suối chảy rì rào treo ngược vách
Quanh đường lượn áo dọc vào nơi
Miền mây trắng nõn bay lơ lửng
Thảm lụa dâng tình ngát cuộc đời.


30-11-21
Văn Nhã

 

THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC


Chưa bao giờ có thuận lợi như vầy
Những thửa ruộng cùng rừng cây vươn sắc
Lực lượng mới sức tưng bừng mọi vẻ
Dựng nước non gìn hạnh phúc tháng ngày

Dù khó khăn vẫn ngao ngán bủa vây
Càng khoấy động kết đoàn toàn xã hội
Góp chung của tạo xây nền tiến tới
Kịp Đại Hàn bằng Nhật Bản châu âu

Chọn phương châm thật cần kiệm chí công
Xây đội ngũ xứng tiên rồng hết dạ
Chống tham nhũng nhiệt tình không sa ngã
Trước đồng tiền, giỏi tri thức bay xa.

1-12-21
Văn Nhã


 

CHUYẾN SANG TỈNH BẠN



Chuyến thăm quan tỉnh bạn
Xe leo dốc ngang đèo
Đến Yên Bái nhìn theo
Vượt
 lên rồi vào quán
Tỉnh Lào Cai suối cạn
Hoa thắm nở bên bờ
Rất
 đẹp thả hồn thơ
Những ảnh hình sung mãn
Gió triền cao thổi xuống
Trên đỉnh núi vi vu
Nghe rộn rã ca trù
Gợi bao điều ý tưởng
Dòng sông hồng vẫn chảy
Dội nước mãi tận đâu
Mà thắm đượm một mầu
Đỏ phù sa tưới rẫy
Trên Sa Pa khách vãng
Dạo khắp cả đồi xanh
Khúc nhạc vẫn gợi tình
Nơi chợ tình phiêu đãng.

29-11-21
Văn Nhã


KHUNG CỬI


Hoa Mường rực nở giữa hừng mai
Buổi sáng màn sương phủ trắng đài
Rảo bước trên đường vui tấp nập
Vui mừng xưởng máy đẹp riềm nai
Nào anh nhớ gọi nhiều ưu ái
Bởi muội cầu mơ được áo dài
Cắt vẽ thêu may nàng thật khéo
Tay nghề thắm sợi nghĩa tương lai.

28-11-21
Văn Nhã

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

CHUYỆN NỮ TÙ BINH XINH ĐẸP

    Đi dự gặp gỡ hội lính cũ sư đòan bọn chúng thơi thơi kể chuyện xưa. Chuyện nào cũng thằng này bị thương thằng kia chết, chỉ có mỗi một thằng người thành Tuyên kể chuyện dưới đây là hay nhất. Chuyện này tôi cũng biết nên biên lại thế này.
Chuyện nữ tù binh rất xinh
    Đó là cái đận 1974 khi VNCH đổ quân lấn chiếm đường 5b đường 20 , 21. Chúng đưa hẳn cả tiểu đoàn ra đóng quân tạo lập căn cứ kiên cố vào vùng quân ta. Chỗ đó chỉ cách thị xã Pờ lấy chừng 30 km. Thằng Đại úy Tiểu đoàn trưởng trẻ đẹp trai và có tài mới 26 tuổi học Đà lạt lại 5 năm chinh chiến nhiều bội tinh nên nhiều bóng hồng theo lắm. Có cô nữ sinh 12 ở Pờ Lây xinh như mộng là hôn thê. Hôm ấy cả mẹ con cô ta lên tiền đồn kêu đại úy xin thượng cấp về làm đám cưới cho được ngày đẹp hai nhà giao kết. Khốn nỗi tình hình căng thẳng vì thám sát cho biết e48 của sư thép 320 cộng quân đang chuyển quân vùng của đại úy án ngữ. Đại úy lễ phép, má và em về ngay thị xã thôi. Chiến sự sảy ra bất kể lúc nào con không thể nói là bảo đảm an toàn cho má và em.
    Bà già vợ tương lai, rơm rớm nước mắt. Vậy má về, con bảo trọng hết nhiệm vụ này con về nha con.
   Đại úy : Dạ.
   Cô nữ sinh 12 : Thưa má con với ảnh đã đính hôn coi như vợ ảnh rồi. Con ở lại với ảnh . má về Pờ lây đi. Mai một yên hàn vợ chồng con về má à.
   Bà má lên xe nước mắt lưng chòng. Trời Gia lai xanh eo éo chả có tiếng súng nào mà bà già ngồi trên xe cứ giật thon thót.
   Má về lúc chiều. Đêm khuya pháo e48 nổ. Đánh công kiên thì cái thằng trung đoàn 48 này giỏi kinh. Loạt pháo đầu tương vào sở chỉ huy. Lúc Đại úy đang ôm ấp hôn thê của mình. Đại úy đạp vội người yêu quí xuống đất lao ra cửa hầm để chỉ huy tiểu đoàn. Cô nữ sinh khoác vội măng tô thất thanh :
- Đừng có lên anh ơi.
   Đại úy trúng đạn ngay ngoài cửa hầm. Cô gái sau loạt pháo cũng lao lên tìm chồng. Đạn bắn ghê quá. Cô rúc vào bụi cây . Cô nằm chết giấc.
   Hơn một tiếng sau cả trận đia ngun ngút cháy và tiếng kêu khóc. Trong loáng thoáng bóng lửa, bộ đội ta thu chiến lợi phẩm bắt tù binh hối hả. Có tiếng thét:
- Nhanh lên , thu được cái ba lô nào thì vác đi. Pháo nó bắn cho bỏ mẹ bây giờ.
    Một tiếng kêu to: tao vớ được một ba lô. Thì ra một chú sờ tay vào cái mông tròn tròn của cô gái chổng ra từ một bụi cây. Lại có tiếng kêu:
- Ối! nong nóng. Giơ tay lên. Đéo phải ba lô, tao bắt được tù binh. Đi ngay. Đ mẹ thằng này ẻo lả quá. Đạp cho mày một phát giờ. Anh lính trẻ quát.
   Đêm tối, lửa cháy , đạn xì xọp. Loáng thoáng nguwoif chạy đi chạy xuống khiêng nhau rên rỉ chửi bới thì thầm. Có cả tiếng những chú lính nhai gạo sấy uống nước ừng ực.
   Người ta chỉ phát hiện ra tên tù binh này là con gái lúc qua suối.
- con không đi được ạ. Các ông cho con bò .
- Mẹ ! mày bò thì chúng tao chết với pháo của chúng mày à .
- Bắn mẹ nó đi.
   Có tiếng khóc tru lên thất thanh:
 - ối các ông ơi con là con gái ạ không phải là lính
   Một thằng bật lửa lóe lên. Lập tức có tiếng chửi. Đ mẹ thằng nào bật lửa đấy! Có tiếng kêu to hơn:
- Con gái chúng mày ơi. Trong đêm mọi tiếng quát hét bỗng dịu ngay xuống. Thằng ban nãy lại tiếp;
- Mẹ , nó thơm quá mày ạ.
   Đêm đen thật là vui thật là mềm. Một lọat pháo địch bắn chặn đường. Đám tù binh nằm rạp xuống. Con tù binh này lao vào ôm chặt lính ta. Ngớt pháo. Cái thằng lính được tù binh ôm thì thầm, mẹ kiếp nó thơm thật.
   Vài ngày sau khắp sư đoàn biết chuyện có một tù binh nữ xinh đẹp vợ sắp cưới của thằng tiểu đoàn trưởng BĐQ Biên Phòng 8x . Bọn tăng gia phía sau ngoài Đức Cơ chỉ tìm cách đi công tác để mò loáng quáng vào trại tù binh mà nhìn thấy cô tù bình là sướng. Chúng nó kể con bé ấy tên Ánh Tuyết. học tú tài Pờ Lây.
   Có một thằng kể.
   Khi tù binh về e 48, thằng nào cũng xung phong gác tù binh để nhìn gái cho đã mắt mấy năm không thấy giống cái trong rừng. Một ngày, hai ngày, ba ngày tên tù binh không được tắm rửa bắt đầu bốc mùi. Thế là chả mấy thằng xung phong nữa. Ánh Tuyết đâm ra buồn ngồi dưới cái hố đến thắt lưng Tuyết khóc.
   Chả ai đánh đấm tù binh Ánh Tuyết . Sư đoàn cũng không nhốt Tuyết như những thằng tù binh khác, mà cho Ánh Tuyết làm lặt vặt những việc sự vụ chỗ bọn vệ bịnh ngoài tuyến sau. Tuyết mặc bộ đồ bộ đội khâu lại trông ngồ ngộ xinh xinh như cô giao liên. Tuyết biết rửa rau, biêt làm rá đỗ , Tuyết dậy tiếng anh cho lính ta đọc mấy tờ họa báo Boy Boy gi đó.
   Mấy thằng vệ binh kể, hay nhất là Tuyết rất thích làm thư kí cho lính ta đánh Tiến lên ăn thuốc lá. Những lúc ấy Ánh Tuyết cười như đứa em gái nhìn mấy anh trai nghịch ngợm trong vườn nhà.
   Cuối năm 1974. Sư đoàn bí mật đi chiến dịch A ( Daklak) . Tù binh Ánh Tuyết chuyển về nhốt cùng trại tù binh nam. Chúng tôi hun hút đánh đến tận Sài gòn. Tháng 7 năm 1975 hội diễn văn nghệ Sư đoàn. Trong đội Văn nghệ có thằng vệ binh coi tù mới về sư đoàn sau 30/4 ở Đồng Dù. Một hôm ngồi ăn cơm ở đội văn nghệ nó nói :
- Thông báo cho chúng mày biết , Ánh Tuyết về trại tù binh nam rất buồn và nay đã có chửa rồi. Chắc giờ cái thai cũng 6, 7 tháng
   Trừ những thằng lính mới bổ sung vào đầu năm 75 không biết gì, còn thì tất cả chúng tôi đều tự nhiên thấy buồn buồn. Chả hiểu vì sao mà buồn. Bố khỉ!

Hà Nội ngày mưa rét.
 12/12/ 2017
Trọng Luân

CHÚ THÍCH:
Ai không tin hỏi thày giáo Nguyễn Văn Lệ -Le Nguyen ( Từng là Hiệu trưởng THPT Ỷ La Tuyên Quang nhé) và dẫn nguồn trận đánh: Đây là trận ngày 4/8/1974 e48 bao vây tấn công liên tuc địch trên đường 21 tây nam thị xã pờ lây cu. Tiêu diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn 81 Biệt động quân ... diệt 178 địch thu 68 súng và 11 máy thông tin..

VẤN VƯƠNG


Nàng đi về phía mặt trời,
Bỏ ta ở lại giữa đời bơ vơ.
Cuộc đời đầy những bất ngờ,
Biết gì đang đợi, đang chờ ngày mai?
Cuộc đời là tháng, năm dài,
Tình duyên dễ có mấy ai vẹn tròn.
Còn trời, còn nước, còn non,
Người xưa còn nhớ thì còn vấn vương.


10/12/2021
Đề Kháng



NGHỀ NÔNG


Ngày nay về các làng quê,
Mấy ai chăm chỉ theo nghề canh nông.
Cả năm cày cấy trên đồng,
Một năm ba vụ gieo trồng bón chăm.
Làm nhiều mà chẳng đủ ăn,
Nuôi con đi học, khó khăn trăm bề.
Nhiều nơi đồng ruộng bỏ bê,
Người ta cố chạy làm thuê xứ người.
Người may năm, sáu năm trời,
Kiếm đôi, ba tỷ là đời đổi thay.
Có tiền buôn bán đông, tây,
Phá ngôi nhà cũ để xây cao tầng.
Mua ô tô xịn đàng hoàng,
Có tiền mua sắm, sẵn sàng ăn chơi.
Ai làm nông nghiệp cả đời,
Dù đầu bạc trắng thì thôi vẫn nghèo.
Nhà vài sào ruộng là nhiều,
Năm thu vài triệu ăn tiêu thế nào?
Còn tiền phân, giống… giá cao,
Trừ xong còn lại là bao hỡi trời?
Nghề nông dù đã ngàn đời,
Không tiền thì cũng đành thôi… bỏ nghề.
Tìm ra thành phố làm thuê,
Ô sin, bốc vác, bưng bê, dọn nhà.
Ly quê đến những miền xa,
Cố làm để kiếm được ra đồng tiền.
Tiền, vàng là Phật, là Tiên,
Có tiền đời đổi thay liền ngay thôi.
Nghề nông có đã ngàn đời,
Mai ngày còn có bao người dám theo?


8/12/2021
Đè Kháng



VÒNG ĐỜI

Vòng đời của cuộc đời ta,
Từ trẻ con đếm tuổi già nhanh thôi.
Trăm năm một kiếp con người,
Ngắn dài là tại số trời biết sao
Một ngày quanh quẩn ra vào,
Vừa chào buổi sáng(good morning), đã chào ngủ ngon(good nigh)*.
Khi đi em hãy còn son,
Ngày về em đã năm con với đời.
Gặp tôi e thẹn em cười:
Thời gian của một đời người trôi nhanh.
Anh đi vui bước quân hành,
Đợi chờ em để tuổi xanh phí hoài!
Tôi nào dám trách chi ai,
Trời xanh sao lại đơn sai tấc lòng?
Tháng, ngày trái đất xoay vòng,
Thiên hà qui luật cũng trong tuần hoàn.
Xin đừng ngồi đếm thời gian,
Đến già lại tiếc những năm phí hoài...

7/12/2021
Đề Kháng

BÀI THƠ TUYỆT TÁC




Đẹp lắm vần thơ
Sáng chơi nhà bạn
Được mời buổi sáng
Tiếp cốc cà phê
Kể chuyện muôn bề
Khó khăn từng trải
Bền tâm gắng mãi
Son sắt đợi chờ
Quyết chẳng thờ ơ
Làm lên nghiệp bá
Cuộc đời vất vả
Lao động quên mình
Tạo vật tươi xinh
Xanh đồng tốt núi
Chân thành cặm cui
Tần tảo siêng năng
Vạn khó ngàn trăm
Kiên trì bám trụ
Qua rông bão lũ
Tạo dựng cơ đồ
Sóng biển dù to
Không ngăn cản nổi
Trải muôn ngàn lỗi
Sự nghiệp anh hùng
.


27-11-21
Văn Nhã




XA MẸ



Ngày chiến đấu Đồi Và
Vì non sông vất vả
Vượt lũng suối đèo xa
Qua rừng già vật vã
Nghe vượn hú đồi trong
Giữa ngày mưa bão tạt
Vẫn xứng đáng bền lòng
Trên môi cười điệu hát


26-11-21
Văn Nhã




THĂM BẠN



Sáng nay thăm bạn
Xa cách bao ngày
Trong vạn đắng cay
Của thời kháng chiến
Hiên ngang trước biển
Dũng cảm giữa rừng
Vượt suối trèo bưng
Gian nao khổ hạnh
Thiếu cơm rách áo
Nấu đỗ thịt voi
Vẫn sáng nụ cười
Thắp niềm hy vọng
Quyết tâm lẽ sống
Chiến sỹ anh hùng
Giết giặc lập công
Tuyệt vời ý chí
Giang sơn kỳ vĩ
Độc lập hòa bình
Muôn vạn hoa xinh
Ngát tình dân tộc


26-11-21
Văn Nhã




GIÓ LẠNH PHỐ NGHÈO



Đông vừa chuyển gió lạnh về theo
Nhuộm nắng hanh khô giữa phố nghèo
Đám bụi quanh co vòng lối ngõ
Bao nhà mới dựng đỏ cờ treo
Hồ xanh cá nhảy niềm vui nhộn
Núi nhuộm màu cây đẹp cảnh đèo
Khắp cả muôn vùng cơn bấc lại
Lan tràn tuyết phủ mạn rừng đeo.


8-12-21
Văn Nhã




Ả CHỨC GẶP CHÀNG NGÂU



Thổn thức bao ngày cảnh trắng sương
Lòng sao cứ mãi ở quanh tường
Tơ hồng vẫn đợi cầu Ô Thước
Dạ ước trao thề giữa Bến Tương
Ngẫm cửa sông dài ngăn trở lại
Điều suy lũ ngắn thật khôn lường
Trời ngâu tháng bảy mong người gặp
Để thỏa ân tình với nghĩa phương !


3- 09 - 2021
Văn Nhã




NHỜ EM XE ĐẠP VỀ PHẢ LẠI
(20-tháng 1 năm 1970 tôi về phép đến Bắc Ninh tối quá may được 1 nữ dân quân cho nhờ xe đạp về Quế Võ về Phả Lại)


Nẻo vắng con đường chẳng có xe
Nhờ em giữa khoảng tối đông nè
Qua phà nghỉ phép về quê mẹ
Đến phố thăm trường vãng cảnh nghe
Quế Võ đêm trời sao lấp lánh
Dòng Thương sóng cuộn ánh xanh bè
Ngồi sau chỗm trệ yêu nhiều lắm
Cảm tạ ơn mình đã giúp the*


07 - 11 - 2021
Văn Nhã


* tôi

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

CHUYỆN VỀ HOA PƠ LANG

      Chuyện thì buồn. Nhưng chuyện buồn đâu phải không nên kể. Có khi kể ra rồi lòng thấy thảnh thơi mà hoá vui hơn. Chuyện tôi kể về hoa Pơ - lang này như thế .
     
Bà bác sĩ ấy về hưu rồi. Cùng tổ dân phố lại sinh hoạt hội cựu chiến binh phường với tôi . Mấy đứa con công tác và cư ngụ tít trời Nam. Bà bảo, hai vợ chồng son ngủ ít nên đi bộ ngoài hồ Hoàng Cầu thì nhiều. Mấy ngày nay nắng nóng quá. Các gốc phượng vĩ ngoài hồ chật người ngồi trà đá, râm ran chuyện hội nghị Campuchia không ra được thông cáo. Bà nói với tôi, anh cũng là lính B3 Tây Nguyên nên tôi kể, chuyện một thời của lính, của tuổi trẻ của B3 mà thôi. Nhìn bà, mái tóc bạc nhuộm lại và rất nết na. Hiểu ra người bác sĩ ở trong rừng thời xưa xinh phải biết.
   Bà kể.
..... “ Đánh Kon tum ác liệt quá, tháng tư ta thắng, tháng 5 thấy chững lại rồi cuối tháng 5... mình yếu ... rồi rút . Chúng tôi đón thương binh về toàn là anh em bị thương mấy ngày rồi. Mùa mưa Tây nguyên lại bắt đầu ... các vết thương có ròi đến nhanh . Thương binh chết trên tay chúng tôi , thương binh đưa đến đội điều trị đã chết, thương binh nằm chờ đến lượt phẫu của mình thì chết. Con gái chân yếu tay mềm chúng tôi chỉ biết khóc, chỉ biết vuốt ve nắm chân tay các anh muốn truyền hơi ấm yêu thương của đồng đội tới nhau để thêm chút hi vọng sống. Các anh cũng biết, có người tắt thở rồi vẫn nhìn chúng tôi như níu kéo, bàn tay bấu chặt vào tay tôi như muốn chào tạm biệt, muốn nhắn gửi một nhời gì đó về quê với mẹ với người thân.
     Đầu mùa mưa, cuối mùa khô hoa Pơ lang sót lại lốm đốm đỏ. Đội điều trị ở một cánh rừng có mấy cây Pơ lang to . Nó cao vượt lên hẳn những ngọn lồ ô xanh mướt mát. Lá thì ít mà hoa thì nhiều. Sao cái loài cây này nó không sống cho nó, nó cứ sống cho thiên nhiên nhiều hơn. Ngay cả vào mùa mưa lá nó cũng ít. Dường như nó hút tinh tuý cao nguyên chỉ để vắt kiệt máu mình vào màu đỏ của hoa vào những cánh hoa mỡ màng dầy dặn như những cánh diều bé xíu màu máu? Còn chính thân nó thì khẳng khiu khô khốc đầy những gai nhọn mốc thếch giữa nắng và gió.
      Đội điều trị có một thương binh ở đoàn Đồng Bằng. Anh ấy quê xứ Đoài. Trung đội trưởng bắn DKZ . Mấy ngày đầu anh ấy nặng tai lắm. Cái vết thương thì xoàng thôi nên rất nhanh bình phục. Anh ấy nhao xuống giúp y tá chúng tôi đủ việc, mà việc nào anh ấy cũng tỏ vẻ như rất biết nghề. Anh cười hì hì, rằng bố anh là y tá ở trạm xá quê nhà . Mấy việc đun nước, tiêm chọc anh ấy biết cả, anh ấy còn khuyên chúng tôi nên trồng thuốc nam nữa nên tìm những loại của sâm nam trong rừng Tây nguyên làm thuốc bổ cho thương binh. Anh ấy chỉ cho chúng tôi những loại lá nào ăn được trong rừng. Anh cứ như một cuốn từ điển về rau dại và cỏ cây vậy. Anh ấy đi cải thiện thức ăn cho thương binh, chui vào các lán bón cơm đút cháo cho đồng đội. Tối tối anh ấy dậy bọn tôi hát. Mà anh ấy hát hay lắm cơ. Con trai xứ Đoài tốt nghiệp cấp 3, không nhận giấy đi học nước ngoài mà nhận giấy nhập ngũ. Đã bốn năm theo đơn vị đánh từ Quảng Trị, đường Chín Nam Lào nay lại vào Tây Nguyên đã từng là dũng sĩ diệt Mỹ từ năm Mậu Thân... Tôi không thể nhớ hết chúng tôi đã nói chuyện gì với nhau ngày ấy. Nhưng mỗi chiều anh ấy đợi tôi xuống tiêm, thay băng cho thương binh để tặng tôi một cái cối giã gạo làm bằng ống lồ ô xinh xắn, anh ấy làm cái tượng cô gái Tây Nguyên đeo gùi bằng gốc nứa sao mà đẹp thế . ..
      Một chiều, tôi đến sau lưng anh mà anh không biết. Anh nhặt ở đâu về rất nhiều bông Pơ lang. Anh lấy từng cánh hoa đỏ như máu xếp thành một cái tên. Không ! mà là hai cái tên. Hà - Hồng. Tôi sững lại, anh xếp tên anh và tên tôi với nhau. Dẫy chữ bằng những cánh hoa Pơ lang đỏ tươi trên mặt đất lam nham đàn kiến tha mồi. Anh cười một mình, anh có vẻ vui lắm và bỗng giật mình khi thấy có người đến gần. Anh xoá vội dòng chữ đỏ hồng đi nhưng chỉ mất chữ Hà còn lại nguyên chữ Hồng. Anh như đứa trẻ biết lỗi, tôi cũng đứng bên anh im lặng như mình mới là người có lỗi. Anh ngồi bất động, tôi đặt tay lên mái tóc anh. Anh đưa tay lên giữ chặt bàn tay tôi trên tóc. Tôi nhớ lúc ấy có tiếng đạn pháo rú qua đầu.
Ai đã từng ở chiến trường Tây Nguyên vào năm 1972 thì hẳn không quên mùa mưa năm 1972 thật nhiều bom đạn, nhiều mất mát và cũng thật nhiều kỉ niệm. Thế mà chả biết làm sao có ai đó biết chuyện tôi và anh nắm tay nhau âu yếm để rồi tôi bị kiểm điểm là tình cảm bi lụy, gây ảnh hưởng cho thương binh. Rằng tôi làm như thế sẽ mất sức chiến đấu của bộ đội. Tôi là người ‘ hữu khuynh” tư tưởng. Sau mỗi cuộc họp kiểm điểm tôi lại thấy mình nhớ anh nhiều hơn, lại muốn yêu hơn. Sau mỗi đêm thức dậy tôi lại mong trên mặt đất có chùm hoa pơ lang thật đỏ rơi từ trên trời xuống cho anh.
      Anh trở về đơn vị chiến đấu. Tôi và anh nhìn nhau chia tay tận ngoài bờ suối. Anh đi như chạy, anh nói xin lỗi tôi. Mà anh làm gì có lỗi. Hoa Pơ lang thì cứ đỏ, cứ là cái màu máu vốn có của nó. Chúng tôi rất trẻ và chúng tôi khao khát yêu, khao khát thịt da như thèm muốn muôn đời của con người. Chúng tôi nuốt nước mắt vào lòng mà ao ước yêu. Con người thì ai cũng như nhau thôi khao khát ham muốn được yêu và yêu cuộc đời. Chiến tranh biết bao điều vô lí. Vô lí đến mức trở nên hợp lí…”
      Bà bác sĩ nghẹn ngào.... “Chua xót lắm anh ạ. Năm 1974 tôi lại gặp anh, nhưng anh chả nhận ra tôi nữa. Anh bị thương sọ não ở đường 19 đoạn Thánh Giáo gần Pơ lây Cu. Sau gần một tháng mổ điều trị anh tỉnh lại và không nhận ra mình nữa. Anh cười ngô nghê. Nào, bắt tay đồng chí . Đồng chí có chồng chưa? Đồng chí có hay về Sơn Tây không? Cứ như anh và tôi đã nhận ra nhau mà giả vờ không quen nhau. Có lúc mắt anh vô hồn nhưng đột nhiên có lúc lại nồng nàn hổn hển. Rồi anh lại à à ..ờ ờ quê tôi ở gần sông Hồng đồng chí ạ. Đồng chí có biết tiếng Nga không? Dờ đờ rát sờ vui che! Chào đồng chí!
      Một buổi chiều tôi xuống lán anh. Nhiều ngày nay tôi nhìn anh từ xa, tôi nhìn người bạn tôi hai năm trước bừng bừng khí thế. Lúc ấy anh là một dũng sĩ đầy mình chiến công. Bây giờ anh là một Đại đội trưởng can trường nhưng không còn nhận ra tôi. Bây giờ anh trở về là một đứa trẻ ngô nghê biết chữ và hiền lành thánh thiện. Những dũng sĩ chiến binh thật ra là những đứa trẻ thánh lành thế kia ư?
      Thật bất ngờ, tôi lại nhìn thấy anh ấy ngồi bên một đống hoa Pơ lang xé từng cánh hoa xếp chữ HỒNG ngay ngắn. Thấy tôi anh cười nhỏn nhoẻn. Chào đồng chí đồng chí thấy tôi xếp chữ đẹp không ? tôi xếp chữ Dờ Đờ rát sờ vui che đấy. Chào đồng chí !
      ôi vụt chạy, tới gốc cây Pơ Lang tôi ôm mặt khóc, khóc như ngày tôi đi tòng quân nhớ mẹ. Một bông Pơ lang rơi ngay dưới chân tôi. Tôi nhặt lên giữ chặt nó trong tay mình. Tôi giữ mãi ...giữ mãi ...”
      Những ngày sau, trong những đêm ngủ chập chờn rách nát màn đêm bởi bom và pháo giặc tôi hay nằm mơ đến một ngôi làng ven sông Hồng. Hình ảnh làng quê có bãi bồi và những cây hoa gạo mơ hồ như sương cứ mập mờ trong hồn người con gái chưa chồng. Bao nhiêu điều mơ hồ khi người đàn bà chưa lấy chồng nó bị chìm đánh ủm một tiếng như quả bưởi trôi trên sông mùa lũ lúc mình đi lấy chồng. Rồi đến một lúc nào đó nó nổi bềnh lên chói lói giữa mênh mông sóng và nước. Nó nổi được lại là nhờ những con sóng ở dưới sâu phải không anh?
      .... Bà bác sĩ ngồi nhìn ra hồ Hoàng Cầu. Mấy cái trụ bê tông của dự án đường sắt trên cao mà nhà thầu Trung quốc còn xây dở đứng chòi lòi giữa mặt hồ. Mấy ngọn sắt nhô lên trên trụ cầu có những con chim sẻ đậu im lìm như mấy nốt mụn ruồi. Bà kể tiếp :
      " Rồi vài ngày sau anh ấy đi, người ta đưa anh ấy về hậu phương chữa chạy tiếp. Buổi sáng hôm ra đi anh nói cười như con trẻ . Anh ấy lại chào các đồng chí! Dờ đờ rát sờ vui che. Trong cóc ba lô của anh ấy có vài bông hoa pơ lang đỏ chói lói lấp ló. Anh ấy ngoái lại cười thật hiền với tôi và những người ở đội điều trị. Tây Nguyên lùi lại sau với anh. Còn tôi từ lúc ấy Tây Nguyên nặng nề và day dứt .
     Cách nay vài năm, một lần đoàn cán bộ sở Y tế thành phố về chống dịch một xã ven sông sau trận lụt. Chợt nhận ra cái tên xã rất quen. Tôi bàng hoàng rồi nhớ lại những nỗi đau đã xưa lắm rồi. Tôi mò mẫm vào làng. Bãi sông sau đận lũ nước và phù sa ong óng vàng trên cây trên cỏ trên vườn. Gặp lũ trẻ chăn trâu tôi hỏi : Cháu biết nhà bác Hà thương binh không?
      Lũ nhóc nhao nhao có có. Tôi mừng quá, hơi thở dồn dập. Ở đâu hả cháu?
     Chúng nó chững lại. Bác ơi ông "Hà Hồng " ấy chết rồi, chết hơn năm rồi. Thế bác biết ông Hà à? ông ấy hay lấy hoa gạo ngoài bờ sông về ngồi xếp chữ Hồng rồi khóc, khóc rồi lại cười, ngộ lắm bác ạ. Tôi cứ im lặng, tôi như người chết đứng, tôi quên mất lũ trẻ đang bu quanh tôi. Tôi khóc nức lên. Tôi không là tôi nữa, già rồi mà không lí giải được thế nào là tình yêu, tôi vô tình hay chiến tranh nó bắt đời chúng ta phải vô tình với những điều yêu mến.
      Bỗng chốc tôi lại trở về với tôi ngày xưa. Tôi một chiến sĩ Tây Nguyên. Tôi cố hình dung ra anh, anh gầy gò tật bệnh ngồi trên bãi sông Hồng nhặt từng cánh hoa Pơ lang (hoa gạo) lặng lẽ kết hình tên tôi. Có phải tên tôi không? ..”
      Bà bác sĩ quay sang tôi :
- Không biết anh có nghĩ như tôi không ? Tôi lúc nào cũng thấy bông hoa Pơ lang là ngọn lửa. Còn những cánh hoa Pơ lang là những cánh buồm bằng máu .

16/7/2012 Hoàng Cầu - NTL

Ngày NGVN Mùa COVID





Tự vui cũng chỉ mình ta 
Tự sướng cũng chỉ có ta một mình 
Điện mua một lẵng hoa xinh 
Cô hàng hoa đến thấy mình trẻ ra

 hddt 20_11_21

PHẠT




Đại gia Yên Bái làm nhà,
Xây ngôi biệt phủ nguy nga nhất vùng.
Làm ngay trên đất trồng rừng,
Hỏi ai dám phạt thẳng thừng đai gia.
Quyền hành cấp đất ở ta,
Chỉ cần hô biến ắt là xong xuôi.
Mọi điều lo liệu xong rồi,
Thanh tra-một việc lôi thôi thật phiền.
Đành lòng mất một ít tiền,
Cũng đành mất chút chức quyền mà thôi.
Biệt phủ vẫn đứng giữa trời,
Phạt như gãi ngứa cho người đại gia.
Thôi thì đã trót thanh tra,
Cũng đành phải phạt để mà…yên dân.
Ở đời ai chẳng sai lầm,
Nhiều tiền tội trạng muôn phần nhẹ đi!!!

4/12/2021
Đề Kháng

VIẾNG LIỆT SỸ



Đã trải bao năm dưới mái trường
Qua thời cắp sách vạn niềm thương
Vui trò thưở ấy ghi lòng trẻ
Lớp cũ bây giờ đẹp tuổi hường
Thắp nén tâm nhang cầu khấn gọi
Câu lời khẩn nguyện ngát mùi hương
Mong phù hộ khỏe cho bè bạn
Đẹp mãi nhân tình buổi dặm đường.

26-11-21
Văn Nhã



NHỚ


Buổi ấy hai thằng vượt Bắc Ninh
Về quê nghỉ phép thắm ân tình
Bao ngày luyện tập cho tiền tuyến
Mấy bữa về cha với mẹ sinh
Lớp học hào men thương mái nứa
Trường chung dọc lối nghĩa muôn hình
Miền nam chiến trận cùng theo hướng
Quyết lập công đầu xứng học sinh.

25-11-21
Văn Nhã


 

HOÀNG HÔN



Xế chiều gửi gió sườn non
Cành thông vương sợi nắng vờn đong đưa
Hàng cau tàu lá cợt đùa
Vươn cam trĩu quả đợi mùa trao duyên
Bướm đàn bay lượn dốc triền
Nhụy hương dâng tặng thiên nhiên cuối chiều
Hoàng hôn buông giọt nắng xiêu
Sườn non say đắm, lưng đèo ngất ngây
Đắm mình trong áng thơ hay
Suối đàn phấp phỏng, tình cây thẫn thờ
Mắt nai nhuộm tím hồn mơ
Thẹn thùng chân bước dáng mờ núi cao
Ngang mây vi vút thông reo
Mấy câu thơ bỏ ngang đèo bâng khuâng
Xế chiều gọi bóng hoàng hôn
Để em thơ thẩn sườn non thì thầm.

24-11-21
Văn Nhã

 

VƯỢT SÔNG



Sông Đà buổi ấy vượt thuyền sang
Nắng trải triền đê, ruộng cải vàng
Sóng vỗ trên dòng như khúc nhạc
Gió vờn giữa lạch tựa đàn vang
Bình đoàn vũng bước ra tiền tuyến
Tiểu đội bền gan đến mọi đàng
Quyết phải danh hồng vang tổ quốc
Mang cờ bách thắng tận trời nam.

24-11-21
Văn Nhã

 

TRỞ LẠI ẤP BẮC



Từ QL.1A vào xã Tân Phú
Nằm cạnh dòng kênh nhỏ hiền hòa
Soi bóng rặng trâm bầu
Khu di tích chiến thắng Ấp Bắc
Di tích lịch sử tượng đài
Ba chiến sĩ gang thép
Sừng sững như nhắc lại
Một trận đánh mở đầu
Cho sự phá sản của
chiến thuật “trực thăng vận”,
“thiết xa vận”
Con chủ bài của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
… Năm 1974
Tiểu đoàn sáu trung đoàn 24
Lại tiến vào
Quyết giải phóng
Chúng tôi dàn đội hình
Sư đoàn chín ngụy binh
Đem xe tăng bọc thép
Bắn đại bác vào làng
Những cây dừa ụp xuống cửa hang
Che bộ đội tàng hình
Anh Thẩm chính ủy củng cố quyết tâm
Đại đội hỏa lực
Bao anh hùng tinh thần vĩ đại
Đã viết lại trang sử kiên cường
Ngời ánh hào quang chói lọi ...
Năm tháng trôi
Bây giờ đứng cạnh
Ấp Bắc chói ngời vang dội nguy nga
Đất Tiền Giang đổi mới hiền hòa
Lúa xanh đồng
Trẻ thơ đến lớp
Nhà cao tầng
Đường mới mở thênh thang...!

23-11-21
Văn Nhã


 

HOA CẢI



Trên đồng rực rỡ thắm màu hoa
Đám cải vàng khoe cảnh thái hòa
Dạo ngắm bao niềm cần gắng gỏi
Chăm làm tạo sắc đẹp kiều sa
Nhìn xem vẻ ngọc trải hương đà
Thắm đậm say lòng mãi thiết tha
Mảnh đát bao lần ân nghĩa rộng
Hào quang sự nghiệp của trăm nhà
Cho dù vất vả tháng ngày qua
Được ngắm bây giờ rõ đâm đà
Nhắc nhở mùa sau lăm thật tốt
Hương đời tỏa ngát trải ngàn xa.


23-11-21
Văn Nhã

 

TRẬN ĐÁNH LỊCH SỬ



Ba mươi tháng ba bảy năm
Trên thuyền giữa dòng kênh Hai Tám
Trung đoàn 24 nhận lệnh tiến công
Ngã Sáu Bằng Lăng
Đồn thù ngụy đóng
pháo to
súng nhỏ
bãi cài lựu đạn
Chốt gác
giây thép gai cuộn nhằng
Pháo sáng nhòe trăng
Lau mọc
Dừa nước soi hình
16 trận quyết liệt,
với 49 trận
loại khỏi vòng 744 tên
cùng nhiều phương tiện chiến tranh
Cuộc chiến tử sinh
Ta giành toàn thắng
Ngã sáu trận mở màn
Quân khu tám tham gia chiến dịch lịch sử
Góp phần giải phóng miền nam.

23-11-21
Văn Nhã

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

CÂY MÓC

 





     Cây cối cũng giống như con người vậy, nếu chịu khó quan sát và tìm hiểu kĩ lưỡng về chúng, ta sẽ thấy mỗi cây đều có những đặc điểm riêng rất thú vị. Chẳng nói đâu xa, chỉ loanh quanh trong vườn hoa cây cảnh nhà mình thôi, Thị cũng thấy nhiều cái lý thú lắm. Này nhé, nhỏ nhoi khiêm nhường như dừa cạn mà quanh năm trổ hoa tươi thắm, bừng sáng cả khoảng trời; mảnh mai như những nhành phong lan, chỉ ăn gió uống sương mà mỗi độ xuân về, hay thu tới đều bung lụa muôn màu muôn vẻ. Bông thì vàng óng như tơ lại giống hệt thiếu nữ mặc đầm đang múa, đẹp mê ly. Có bông giống như một đàn hồng hạc đang bay, ngắm nhìn mê mải cả ngày không biết chán…Lại còn mùi hương tỏa ra từ các loài hoa cũng đặc biệt vô cùng. Có hương thơm thoang thoảng mà phải lắng lại ta mới thấy như hương hoa tường vi, hoa đại tướng quân; có loài lại ngan ngát và dịu ngọt như hương hoa cau, hoa mộc hương, hoa bưởi; lại có loài tỏa hương nồng nàn khi chiều xuống, lúc đêm về như thiết mộc lan hay dạ hương ... Đâu chỉ có hoa mà thân, lá, mỗi loại cây cũng thật nhiều màu vẻ càng ngắm càng đắm say.Nhưng có lẽ độc đáo nhất trong vườn nhà Thị là cây móc.
     Nhớ hồi cách đây khoảng ngót nghét hai chục năm, khi đi dự đám cưới con chú em, vợ chồng Thị nhìn thấy cây này đã cùng trầm trồ thốt lên:” Cây gì đây mà lạ và đẹp thế?” Người ta nói đó là cây móc. Với Thị, cây móc đặc biệt ngay từ cái tên của nó. Thị thắc mắc và được gia chủ giải thích rằng, gọi như vậy vì thuở xưa, người ta thường dùng những sợi tơ mầu đen trên tầu móc để khâu nón. Thân cây móc cũng khá độc đáo. Lúc mới mọc lên nó mềm mại như thân cỏ nhưng khi đã trưởng thành, thì cao vút, thẳng tắp, vững chãi có đốt như cau nhưng đốt thưa và thân to gấp đôi cây cau. Lá móc cũng xòe ra từ bẹ nhưng vươn dài chia thùy nên trông thanh thoát, thưa thoáng, mềm mại chứ không nặng nề như lá cau. Tuy thưa thoáng vậy nhưng những người đi đánh chim thì thích dùng loại lá này lắm. Họ bảo rằng cứ để tàu lá này trước mặt rồi di chuyển đến sát gần nơi chim đậu chúng cũng không phát hiện ra. Một điều lạ nữa của tàu lá móc là nó không hề rụng xuống, tách ra cùng bẹ như tàu cau mà bẹ nó cứ bám chắc vào thân, lá có khô héo quắt lại cũng vẫn cứ ở nguyên trên cây như vậy, nếu ta không cắt đi.
     Cách đơm hoa, kết quả của cây móc cũng thật lạ lùng. Có lẽ trên đời này hiếm có cây nào như thế. Khi cao lớn vút lên tầm ba, bốn mét thì cây bắt đầu trổ bông. Nó đơm bông từ ngọn trước. Cụ thể là ở đốt trên cùng nhú ra một cái cuống to cỡ cườm tay người trung bình. Cái cuống đó vươn ra và quắp xuống, tựa như cái móc câu. ( Vì thế tôi cho rằng có lẽ người ta đặt tên cây móc là dựa vào hình dáng này chăng?) Thế rồi cái móc câu ấy, đẫy đà dần lên và bung xòa ra một chùm nhành hoa xõa xuống rất mềm mại, xanh màu nõn chuối. Theo thời gian, chúng dần sẫm lại thành màu xanh lá cây. Và trên từng nhành của buồng hoa lại nhú ra những chiếc nụ bé tí xếp san sát nhau. Nụ lớn dần, căng mọng. Màu sắc chuyển từ xanh sang nâu nhạt cũng chính là lúc nụ sắp sửa khai hoa. Hàng nghìn chiếc nụ của chùm đó, bất chợt bung nở trong một buổi sớm mai, khoe màu vàng sẫm, không sặc sỡ mà đằm thắm,phồn thực, sung mãn và lan tỏa một mùi thơm phảng phất rất dịu nhẹ. Nếu lắng lại, và thật yên tĩnh ta sẽ không chỉ thưởng thức được hương thơm kín đáo của hoa mà còn nghe rõ tiếng tí tách nứt vỏ của từng chiếc nụ khi khai hoa nữa. Những chú ong ở tận đẩu đâu bay đến bu kín mít trên các đóa hoa tạo nên một sự sống động, rộn ràng thật sự. Nhưng chỉ đến chiều là hoa trút hết, cánh hoa cứng và đằm nên không để gió cuốn đi, bay lả tả mà tụ lại một đám ngay phía dưới buồng hoa thành một lớp dày. Lúc này lũ ong bay đi gần hết, chỉ còn vài con lượn lờ như lưu luyến, tiếc nuối chút phấn hoa sót lại.
     Cả buồng hoa lúc này nhẹ bẫng đi và có phần xơ xác. Nhưng chỉ vài ba ngày sau, ta sẽ nhìn rõ hơn những quả non bé xíu như hạt tấm và chúng cứ thế lớn dần lên, màu sắc cũng chuyển dần từ xanh nhạt sang xanh thẫm, rồi hồng nhạt, hồng thẫm và đến lúc tím đen như những trái nho hoặc trái sim chín mọng. Chùm quả này từ lúc có màu xanh thẫm đến lúc chín mọng luôn giữ được vẻ đẹp sung túc, viên mãn,phồn thịnh, ai nhìn thấy cũng phải trầm trồ! Thời gian hoàn tất quá trình ra hoa kết trái của một chùm kéo dài hàng năm. Trong suốt thời gian đó, các đốt tiếp theo của cây móc lại lần lượt thực hiện thiên chức ra hoa kết quả của mình y hệt chùm đầu tiên. Cứ tuần tự từ trên ngọn xuống gốc, mỗi đốt một buồng hoa buông tỏa, buông tỏa như những mái tóc xõa ra của người phụ nữ trông quyến rũ vô cùng. Khi quả móc chín đen rồi khô quắt lại và rụng xuống từ từ từng trái, từng trái cho đến hết cũng là lúc cái khung của mỗi chùm dần khô quắt lại nhưng nó vẫn đeo đẳng trên cây. Loài quả này, người không ăn được, vì nó gây ngứa miệng. Nhưng làm mồi câu cá thì tuyệt vời, vì thế những người đi câu thích lắm. Cây móc thường có khoảng vài ba chục buồng hoa, quả trĩu trịt. Chỉ khi nào cái chùm hoa gốc, sát mặt đất thực hiện xong thiên chức rồi khô quắt đi, thì cây móc mới hoàn tất một quá trình trưởng thành, sinh nở và nuôi dưỡng hoa trái của mình. Lúc đó, cành, lá và thân cây mới dần dần khô lại, chết đi trong tư thế đứng sừng sững, vững chãi chờ chủ vườn hóa kiếp cho nó.
    Một vòng đời khoảng trên dưới chục năm, từ lúc nảy mầm, xòe ra hai chiếc là bé xíu mềm như lá cỏ cho đến lúc kết thúc, cây móc chỉ “ ăn của đất, uống của trời” mà dâng hiến hết mình để tạo nên một thân thể cường tráng, những chùm hoa, trái lúc lỉu đẹp mãn nhãn dâng hiến cho đời. Rồi nó ra đi thật bình dị thanh thản và oai phong. Theo dõi quá trình đó của cây móc, Thị thấy mình ngộ ra nhiều điều trong cõi nhân sinh.

Sao Đỏ : 14-11-2021
Song Thu

BAN MÊ ƠI

(Tặng những đồng đội đánh Ban Mê Thuột tháng 3/1975)



Ban Mê sáng – Xanh
Ban Mê trưa - vàng nắng
Ban Mê chiều - bụi hồng
Đêm Ban Mê 
- cà phê thơm ngực em
Ta đi tìm Ban Mê một đêm Sê rê bốc
Cầu phao nín thở thắt nghẹn mùa khô
Đồng đội tôi ôm giò phong Lan mà khóc
Vào trận rồi ai mang được hoa theo ?
Ta đi tìm Ban Mê trời đêm trong veo
Hoa Cà phê nưng nức thơm nòng súng
Gặp đứa bạn cùng làng đặc công trần như nhộng
Thủ pháo đeo thắt lưng như đeo giỏ tát ao làng
Ta đi tìm Ban Mê có em
Gái cao nguyên ngực căng thơm như mùa rẫy
Em bảo nơi mình sắp vô là Ngã Sáu
Bồng bềnh sương …Ngã năm Ngã bẩy cũng theo em
Ta đi tìm Ban Mê có một sở chỉ huy sư đoàn
Họ bảo con đường ấy có nhà Bảo Đại
Tôi tìm bạn tôi ngã ở cổng nhà thương nằm lại
Bạn tôi mới biết Ban Mê là một con đường
Ta tìm Ban Mê có một “ phi trường”
Đứa bạn cùng làng chết rồi không mặc áo
Bùn chét kín thân rơi vẩy khô trên đường băng bết máu
Mùi một thời cua ốc của làng tôi
Ta đi tìm Ban Mê pháo sáng rực trên trời
Lửa đạn vạch cái điều chúng tôi chưa từng hiểu
Lửa đạn nói một “ mùa xuân hoa và máu “
Ban Mê gặp nhau chưa từng quen nhau
Ban Mê dài thế ?
Ban Mê lạ quá
Bạn tôi hồn lạc phố lạc phường
Tôi về tìm cũng lạc giữa hương hồn
Tháng ba lang bang sương trên phố núi
EM – Ban Mê váy áo thơm cà phê sữa
Mấy chục năm thơm đến tận bây giờ
Ban Mê ơi Ban Mê ngày xưa
Chiều nay
Ta tìm đến một quán rừng có nhiều cà đắng

Ban Mê Thuột
4/2013 - NTL

Ảnh chụp tháng 4/2013

TÚNG TIỀN


Ở đời mà sống thiếu tiền,
Thì gây ra lắm chuyện phiền người ơi.
Muốn đi du lịch rong chơi,
Không tiền thì phải dừng thôi, đành lòng.
Có tiền thì nói như rồng,
Túng tiền ngậm miệng, đành không nói gì.
Con đi học, lắm khoản chi,
Phải đi vay mượn, có khi cầm đồ.
Lúc vui cầm bút làm thơ,
Nghĩ tiền mất hứng, ngẩn ngơ cả hồn.
Có tiền toàn những người khôn,
Làm gì thì cũng dễ hơn người thường.
Người nghèo càng nghĩ, càng thương,
Trên đời khổ cả trăm đường người ơi.
Cũng sinh ra sống làm người,
Giàu, nghèo một vực, một trời tại sao?

25/11/2021
Đề Kháng



CAM CHỊU


Quả đất đang vào tiết cuối đông,
Ông già bỗng nhớ việc gieo trồng,
Cởi đồ, xuống nước e trời lạnh,
Mặc ấm thì chẳng thể lội đồng.
Cao tuổi hết còn tham tiếc việc,
Thanh xuân, công chuyện nhẹ như không,
Đành lòng ra đứng bờ nhìn ruộng,
Cam chịu, bó tay ngắm cảnh suông.

28/11/2021
Đề Kháng

GỬI NGHĨA

(Họa nguyên vận bài bình yên của Doanh Phùng)



Xanh màu gấm lụa, ấm lòng trai
Đậm nét dòng thư giữa lễ đài
Khúc nhạc lưu hồn nơi trận chiến
Thi đàn khắc trọn có nào phai
Đèo cao suối vọng bàn chân bước
Dốc vực rừng ngân đoạn hát cài
Mắc võng đêm dài nghe vượn hú
Đưa đường dẫn lối của ngày mai.
 
21-11-21
Văn Nhã


Phụ chép:BÌNH YÊN

Dịu mát bên đời thỏa nghĩa trai
Bình yên thuở ấy giọt trang đài
Trường xưa viễn xứ hình luôn đậm
Chốn cũ quê nhà bóng chẳng phai
Mãi khắc tâm hiền quen gió trải
Hoài lưu tánh thiện nhớ sương cài
Êm đềm dạ vững tươi đường trúc
Nhẹ nhõm tim bền rạng ngõ mai.

Doanh Phùng


 

NGUYỆT THỰC



Vầng trăng tỏa sáng khắp non ngàn
Nguyệt thực len vào khoảng tối lan
Mọi ngả thôn nghèo đan sắc quyện
Vùng quê xứ sở gọi đêm tàn
Khuya mòn lẩn khuất nơi phường xã
Tối vắng che miền nẻo phố đan
Xóm nhỏ im lìm trong tĩnh lặng
Hồn thơ lẫu ruột ngỡ băng tràn

12 - 11 - 2021
Văn Nhã

 

CHUNG ĐƯỜNG



Sao em nhỉ thế là mình chung hưởng
Xây con đường láng bóng tựa tầng mây
Khắp các ngõ mừng vui giọt nắng gầy
Đoàn kết khối cho đó đây tuyệt diêụ
Ngày rộng rãi gọi ân tình đâu thiếu
Con đường qua trái ngọt nặng nghĩa siêu
Khắc ghi lòng rồi mãi để ân nhiều
Maĩ mãi sẽ vầng quang thiều chói lọi .

Văn Nhã
20-11- 21

 

CẢNH ĐẸP DẦU GIÂY LONG THÀNH



Trên "cao tốc Dầu Giây- Long Thành"
Quốc lộ bây giờ một bức tranh
Tỏa nắng muôn hình như rắc bạc
Đoàn xe chuyển động giáng vươn nhành
Bao người rộn rã gom nhiều chuyện
Mấy kẻ thêm vào những tiếng nhanh
Ước tự thời xưa thành tác phẩm
Lòng sao phẩn khởi bước song hành.

21-11-21
Văn Nhã


 

TRĂNG KHUYA



Cầu An Cư
Lượn sóng vỗ dưới chân cầu khúc nhạc
Mang bồng bềnh chuyện kể lứa đôi
Về chốn cũ miền quê đạn cày bom xới
Mình dựng nhà góp sức tạo cơ ngơi
Cù lao xanh trái mọng chín đủ loài
Theo xe đò đến Sài Gòn
Buôn bán
Học cái chữ vào miệt vườn cấy lúa
Khi buồn lòng lặng ngắm dải mây xa
Tiệm hớt tóc khách đông khách vắng
Em thêu lời hy vọng đậm đà
Tà áo trắng sân trường
Mang ước mơ của ngày xưa thắm đẹp
Mãi nồng nàn nghĩa thương
Ngày nhung nhớ nơi dòng sông buổi âý
Khi cùng anh nâng chén rượu hường
Ngọn đèn dầu tỏ rõ vạn niềm mong
Bao tự sự gửi về nhau em hiểu
Khát khao
Cùng rắc hạt
Ở bên cồn trái ngọt...

20-11-21
Văn Nhã


 

TRE VÀ MĂNG



Măng
Đã bằng
Tre vút ngọn
Gió thì thào rỡn
Vang câu hát bầu trời
Cho lòng ai được thảnh thơi
Kế tục trải muôn thời rợp bóng
Dù bão tố gây mưa tràn gió lõng
Vẫn chở che cảnh vật của triệu làng quê
Tình mãi cao mang sức sống tràn trề
Lá vẻ đẹp dịu dàng lữ thứ
Tre vươn thẳng hình kiểu chữ
Măng nõn nà yêu kiều
Say đắm vị siêu
Tre măng gắn
Nghĩa nặng
Đời.

19-11-21
Văn Nhã