HỒI THỨ NĂM
Thủy điện xả tràn ngăn Cán Tỷ
Miện giang dâng nước ngập Chum Vàng
Vâng! Đang xe ta bon bon trên dặm đường mà gặp cảnh này thì ngán
ngẩm thật. Chỗ này có địa danh là Cán Tỷ. Chả hiểu nghĩa của nó là gì,
chỉ hình dung ra nó là cán, là chuôi một cái gì đó thì phải (tra TĐ Hán
Việt “tỷ” có cả nghĩa là cái muôi hoặc con dao găm. Thế thì Cán Tỷ là
“cán muôi” hoặc “chuôi dao găm” chăng? He…he…). Cậu lái xe nhanh nhẹn đi
điều tra và về báo cáo với vẻ mặt đày thiểu não: “Nước sông Miện dâng
ngập đường rồi- Cậu ta giải thích thêm- Trên đó có cái nhà máy thủy
điện. Chắc nó xả lũ nên nước dâng nhanh lắm. Hơn 9 giờ mới bắt đầu ngập
mà bây giờ đã hơn 1 mét rồi”. Trời đất! Thế này thì nguy to rồi. Minh
Hương thì tiếc: “Giá đừng quyến luyến với Núi Đôi, với Cổng Trời quá thì
có khi sẽ kịp đi qua”. Nhưng làm gì có giá như. Giờ thì chỉ còn chờ đợi
thôi. Mà cũng gần trưa rồi, phải quay lại chỗ nào đó có quán xá để bổ
sung năng lượng chứ. Vậy là quay đầu xe sau khi cậu LX để lại lời nhờ vả
với đồng nghiệp quen biết: “Nếu thông xe thì gọi ngay nhé!”.
Chúng tôi quay lại chừng 5-6 km thì gặp một thị tứ nho nhỏ, có đủ quán cơm, quán tạp hóa, quán gội đầu… Chúng tôi dừng lại trước một quán cơm không có biển hiệu gì cả, chỉ có 2 chữ CƠM PHỞ viết quấy quá trên một cái bảng nho nhỏ. Ở đó có 4-5 cái xe con đang đỗ rồi. Có lẽ chả mấy khi quán này có đông khách như thế nên mấy cháu phục vụ- toàn người dân tộc TS cứ chạy cuống cả lên. Ở gần TQ nên các quán trên này cũng bị ảnh hưởng sao đó nên thấy có món canh gà và món bánh tráng không nhân (loại dày như bánh phở, cuộn lại như cái khăn mui- xoa). Gọi cơm xong, các món ăn đã bày ra bàn thì lão Thảo mặt như mất sổ gạo vào thông báo một tin không vui của hắn. Tôi trấn an: “Cứ ăn đi đã!”. Tuy nhiên, với tâm trạng không vui vẻ gì nên bữa cơm nhanh chóng trôi qua trong im lặng.
Cơm xong, Thảo ta tìm chỗ ngủ. Hai cô em cũng tranh thủ đi thăm thú cái phố nhỏ đìu hiu. Còn tôi ngồi suy nghĩ rất lung. Giở bản đồ ra, thấy từ TP Hà Giang đi đến Đồng văn ngoài con đường QL4C này thì còn một con đường khác, đó là QL34 đi qua Bắc Mê, một phần đất Cao Bằng và Mèo Vạc. Mà Mèo vạc đằng nào đoàn cũng phải tới nên có thể đảo ngược lại lộ trình. Tất nhiên đường sẽ xa hơn. Tôi gọi cậu lái xe về để hỏi về con đường đó. Cậu ta cho biết: “Đường thì đi được nhưng vừa xa hơn, vừa xấu hơn đường này”. Tôi yêu cầu cậu hỏi hộ xem bên đó mưa lũ thế nào thì sau mấy cuộc điện thoại cậu ta thông báo: “Bên đó chỉ có mưa nhỏ. Không có lũ cũng như sạt lở gì cả”. Tôi hỏi tiếp: “Nếu yêu cầu cậu quay lại và đi đường đó thì cậu thấy sao?”. Cậu ta quả quyết- chắc cũng nể các cô chú là người thân của CSGT: “Các chú các cô thích đi đâu thì cháu chở đi đấy. Anh A. đã dặn cháu rồi”. Trong bụng tôi đã manh nha quyết định đổi lộ trình.
Tầm hơn 13h, một khách đi xe máy từ phía nước ngập lao vào quán. Tôi hỏi thăm thì anh ta cho biết: “Tôi đã lên tận nhà máy thủy điện rồi. Không phải họ xả đáy đâu. Đây là lũ từ TQ tràn về vượt qua đập tràn chảy xuống đấy”. Thấy anh ta có vẻ thông thạo địa phương tôi hỏi : “liệu bao giờ thì nước rút?”. Anh ta lắc đầu: “Cái này thì chịu không biết được. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào bọn bên TQ. Nó còn xả lũ thì còn ngập”. Không! Không thể ngồi yên mà chờ được. vả lại cũng cần phải về thành phố giải quyết chuyện của lão Thảo. Tôi gọi cả bọn lại. Sau khi trình bày vắn tắt mọi nhẽ và đưa ra quyết định đổi lộ trình, cả bọn đồng ý ngay tắp lự. Tô Hà còn thêm ”Cứ đi đi! Tối đâu nghỉ ở đó!”. Vậy là quyết tâm đã được thông qua. Xe lại tiếp tục lên đường. Tôi nhẩm tính cứ thế này chỉ tầm 8-9 giờ tối sẽ đến TT MèoVạc.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính! Xe đang bon bon chạy thì lại thấy ùn lại cả đống trên đường. Lại cái cảnh như ở Cán Tỷ. Mọi người xôn xao’ “Tai nạn à? Hay nước ngập?”. Xe vừa dừng, cả hội ùa ra và ngán ngẩm: phía trước, một đoạn đường dài chừng 50 mét ngập sâu trong nước. Đúng là “trở đi mắc lũ, trở lại mắc lụt”. Đoạn đường bị ngập nằm sát bờ sông Miện. Lúc đi qua nước vẫn cách mép đường hàng mét. Cậu lái xe còn giới thiệu với bọn tôi: “Chỗ này nghe nói ngày xửa ngày xưa người ta đã mò được hàng chum vàng, bạc nên có tên là Chum Vàng Chum Vạc”. Vàng bạc đâu chả thấy, có mà vàng mắt ra thì có.
Thực ra, chỗ ngập cũng không sâu lắm, chỉ trên đầu gối một tý. Tuy nhiên với chiếc xe New Morning này thì thế đã là quá sức rồi. Dân địa phương cho biết: “Đã 20 năm nay chỗ này mới bị ngập”. Và đoạn ngập này nhanh chóng trở thành cơ hội kiếm tiền cho chủ nhân mấy mảng bè và 2 chiếc xe ô tô tải. Cậu lái xe thì gọi về nhà nhờ giúp đỡ nhưng không biết đến bao giờ mới được. Thấy tình hình có vẻ còn lâu, tôi bảo Thảo vượt sang bên kia về TP Hà Giang giải quyết công việc trước, chúng tôi sẽ sang sau và đón đi luôn.
Phải gần 16 giờ, một chiếc xe cứu hộ mới đến. Sau khi cẩu đầu xe lên cao thì nó lôi qua. Chỉ vài phút là xong, mỗi tội giá hơi chát: 200K.
Chúng tôi quay lại chừng 5-6 km thì gặp một thị tứ nho nhỏ, có đủ quán cơm, quán tạp hóa, quán gội đầu… Chúng tôi dừng lại trước một quán cơm không có biển hiệu gì cả, chỉ có 2 chữ CƠM PHỞ viết quấy quá trên một cái bảng nho nhỏ. Ở đó có 4-5 cái xe con đang đỗ rồi. Có lẽ chả mấy khi quán này có đông khách như thế nên mấy cháu phục vụ- toàn người dân tộc TS cứ chạy cuống cả lên. Ở gần TQ nên các quán trên này cũng bị ảnh hưởng sao đó nên thấy có món canh gà và món bánh tráng không nhân (loại dày như bánh phở, cuộn lại như cái khăn mui- xoa). Gọi cơm xong, các món ăn đã bày ra bàn thì lão Thảo mặt như mất sổ gạo vào thông báo một tin không vui của hắn. Tôi trấn an: “Cứ ăn đi đã!”. Tuy nhiên, với tâm trạng không vui vẻ gì nên bữa cơm nhanh chóng trôi qua trong im lặng.
Cơm xong, Thảo ta tìm chỗ ngủ. Hai cô em cũng tranh thủ đi thăm thú cái phố nhỏ đìu hiu. Còn tôi ngồi suy nghĩ rất lung. Giở bản đồ ra, thấy từ TP Hà Giang đi đến Đồng văn ngoài con đường QL4C này thì còn một con đường khác, đó là QL34 đi qua Bắc Mê, một phần đất Cao Bằng và Mèo Vạc. Mà Mèo vạc đằng nào đoàn cũng phải tới nên có thể đảo ngược lại lộ trình. Tất nhiên đường sẽ xa hơn. Tôi gọi cậu lái xe về để hỏi về con đường đó. Cậu ta cho biết: “Đường thì đi được nhưng vừa xa hơn, vừa xấu hơn đường này”. Tôi yêu cầu cậu hỏi hộ xem bên đó mưa lũ thế nào thì sau mấy cuộc điện thoại cậu ta thông báo: “Bên đó chỉ có mưa nhỏ. Không có lũ cũng như sạt lở gì cả”. Tôi hỏi tiếp: “Nếu yêu cầu cậu quay lại và đi đường đó thì cậu thấy sao?”. Cậu ta quả quyết- chắc cũng nể các cô chú là người thân của CSGT: “Các chú các cô thích đi đâu thì cháu chở đi đấy. Anh A. đã dặn cháu rồi”. Trong bụng tôi đã manh nha quyết định đổi lộ trình.
Tầm hơn 13h, một khách đi xe máy từ phía nước ngập lao vào quán. Tôi hỏi thăm thì anh ta cho biết: “Tôi đã lên tận nhà máy thủy điện rồi. Không phải họ xả đáy đâu. Đây là lũ từ TQ tràn về vượt qua đập tràn chảy xuống đấy”. Thấy anh ta có vẻ thông thạo địa phương tôi hỏi : “liệu bao giờ thì nước rút?”. Anh ta lắc đầu: “Cái này thì chịu không biết được. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào bọn bên TQ. Nó còn xả lũ thì còn ngập”. Không! Không thể ngồi yên mà chờ được. vả lại cũng cần phải về thành phố giải quyết chuyện của lão Thảo. Tôi gọi cả bọn lại. Sau khi trình bày vắn tắt mọi nhẽ và đưa ra quyết định đổi lộ trình, cả bọn đồng ý ngay tắp lự. Tô Hà còn thêm ”Cứ đi đi! Tối đâu nghỉ ở đó!”. Vậy là quyết tâm đã được thông qua. Xe lại tiếp tục lên đường. Tôi nhẩm tính cứ thế này chỉ tầm 8-9 giờ tối sẽ đến TT MèoVạc.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính! Xe đang bon bon chạy thì lại thấy ùn lại cả đống trên đường. Lại cái cảnh như ở Cán Tỷ. Mọi người xôn xao’ “Tai nạn à? Hay nước ngập?”. Xe vừa dừng, cả hội ùa ra và ngán ngẩm: phía trước, một đoạn đường dài chừng 50 mét ngập sâu trong nước. Đúng là “trở đi mắc lũ, trở lại mắc lụt”. Đoạn đường bị ngập nằm sát bờ sông Miện. Lúc đi qua nước vẫn cách mép đường hàng mét. Cậu lái xe còn giới thiệu với bọn tôi: “Chỗ này nghe nói ngày xửa ngày xưa người ta đã mò được hàng chum vàng, bạc nên có tên là Chum Vàng Chum Vạc”. Vàng bạc đâu chả thấy, có mà vàng mắt ra thì có.
Thực ra, chỗ ngập cũng không sâu lắm, chỉ trên đầu gối một tý. Tuy nhiên với chiếc xe New Morning này thì thế đã là quá sức rồi. Dân địa phương cho biết: “Đã 20 năm nay chỗ này mới bị ngập”. Và đoạn ngập này nhanh chóng trở thành cơ hội kiếm tiền cho chủ nhân mấy mảng bè và 2 chiếc xe ô tô tải. Cậu lái xe thì gọi về nhà nhờ giúp đỡ nhưng không biết đến bao giờ mới được. Thấy tình hình có vẻ còn lâu, tôi bảo Thảo vượt sang bên kia về TP Hà Giang giải quyết công việc trước, chúng tôi sẽ sang sau và đón đi luôn.
Phải gần 16 giờ, một chiếc xe cứu hộ mới đến. Sau khi cẩu đầu xe lên cao thì nó lôi qua. Chỉ vài phút là xong, mỗi tội giá hơi chát: 200K.
Thế là đã được nếm mùi lũ lụt rồi nhé! Chả biết rồi còn gì chờ đợi nữa đây? Chúng tôi lên xe nhanh chóng phi về Hà Giang vì Thảo báo lại có chuyện rắc rối. Muốn biết chuyện rắc rối của lão Thảo là gì xin đợi hồi sau.
Quả là trận chiến ác liệt và cam go. Dòng sông Miện bây giờ trông có vẻ không hiền hòa lắm nhưng đẹp và huyền ảo hơn, chúc mừng đã được nếm mùi của lũ lụt...
Trả lờiXóaĐã nhiều rắc rối lại nhiều gian nan nhỉ? Nhưng dù sao thì cũng là những trải nghiệm thú vị đúng không?
Trả lờiXóaTrưởng đoàn không bổ nhiêm oách ghê. Ra quyết định sáng suốt, lại còn tác nghiệp kịp thời. Ảnh đẹp, bình hay trên Facebook, truyện như truyền kỳ mạn lục. Xem hồi sau sẽ rõ.
Trả lờiXóa