HỒI THỨ CHÍN
Vượt Mã Pí Lèng đệ nhất hùng quan
Ngắm sông Nho Quế dưới sâu ngàn trượng
Từ Khau Vai quay ra xe cũng vẫn chạy khá chậm nên ý định dừng lại
cho MH thử độ vững chãi của bức tường đá xung quanh nhà người Mèo cũng
như chụp ảnh toàn cảnh TT Mèo Vạc, chụp ảnh tượng đài Cụ Hồ… đành phải
hủy bỏ thế mà quay ra đến thị trấn cũng đã gần trưa. Lao vào giữa thị
trấn, cạnh chỗ hòn “giả sơn thật” chúng tôi bắt vào con đường mang tên
“HẠNH PHÚC” và hối hả lên đường. Ngay khi ra khỏi thị trấn đã là bắt đầu
của đèo Mã- Pí- Lèng.
Mã- Pí- Lèng- một trong “tứ đại đèo” của miền Bắc VN (ba cái kia là Pha Đin, Ô Quy Hồ và Khau Phạ). Ba con đèo kia tôi đều đã đi qua 1- 2 lần, còn Mã- Pí- Lèng thì đây mới là lần đầu nên cũng háo hức lắm. Thông tin về con đèo này và con đường Hạnh Phúc thì Wiki đã cung cấp rồi, chắc mọi người đều đã biết. Tôi chỉ xin đưa ra một số nhận xét chủ quan của mình thôi. Theo tôi, cái khác biệt cơ bản giữa con đèo này với mấy con đèo kia là Mã Pí Lèng được mở vượt qua một vùng núi đá nên một bên là vực rất sâu, còn một bên là ta- luy dương thì lại rất cao và cả hai ta- luy đều dựng đứng. Có thể gọi đây là một “xuyên sơn đèo” cũng được mà không sợ bị kêu là nói ngoa. Thậm chí có chỗ vách đá chìa hẳn ra đường, chỉ vì được đục thông qua đá và nhờ vào sự vững chắc của đá nên mới không sụp xuống. Cậu lái xe bảo, nếu trời mưa, nước sẽ chảy qua mái đá đó rót vào giữa đường và có khi cả một tảng đá rơi bịch xuống giữa đường- tuy rất hãn hữu. Chính vì vậy trông nó mảnh mai, hiểm trở hơn hẳn mấy con đèo kia và có thể xếp nó vào loại “đệ nhất hùng quan” được.
Song song với đèo Mã Pí Lèng, ở dưới đáy vực sâu nghìn mét của nó- thật lạ lùng lại là một con sông- sông Nho Quế. Có cảm tưởng như một ngọn núi tự nhiên nứt ra làm đôi, nước từ trong lòng núi chảy ra thành con sông ở cái khe nứt đó. Cũng vì là núi đá nên hai bờ sông dựng đứng và cao cả nghìn mét mà không bị sạt lở. Bình thường sông Nho Quế như một dải lụa mềm trong xanh lượn lờ mềm mại nhưng hôm nay sông cũng dềnh lên và đỏ màu phù sa. Lại một lần nữa bái phục trước sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa và cũng hết sức khâm phục ý chí và đôi tay của những người đã mở con đường mang tên HẠNH PHÚC này. Chúng tôi dừng lại ngắm không chán mắt và chụp rất nhiều ảnh. Tuy nhiên, tôi biết rằng không một bức ảnh nào có thể phản ánh chân thực cảnh sắc kỳ thú, sự hiểm trở của đèo Mã Pí Lèng và con sông Nho Quế được. Chẳng biết vì cái gì song cô em nhà thơ TH thì cứ thủ thỉ: “Không hiểu sao em thấy ấn tượng với cái tên Nho Quế này quá. Nó vừa có cái gì đó hiền thục, nhẫn nhịn lại vừa như bị áp bức, oan ức làm sao ấy. Nhưng nói chung là tuyệt đẹp”.
Lên gần đỉnh mã Pí Lèng có một trạm dừng chân nữa. Ở đây có bán một số sản vật địa phương như thuốc nam, đá tự nhiên và rượu ngô v.v… Chỉ có lão chủ quán Thảo Dê là quan tâm tới chuyện xem hàng và mua bán, còn anh em tôi lại lần ra điểm quan sát ở sát mép bờ sông. Đây cũng là một vị trí ngắm cảnh rất đẹp. Lúc quay lên, thấy chum rượu ngô đề là “Hạ thổ 5 năm” tôi mở ra ngửi thử và quyết định mua 1 lít- 50K.
Muốn biết việc sử dụng lít rượu này như thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
Mã- Pí- Lèng- một trong “tứ đại đèo” của miền Bắc VN (ba cái kia là Pha Đin, Ô Quy Hồ và Khau Phạ). Ba con đèo kia tôi đều đã đi qua 1- 2 lần, còn Mã- Pí- Lèng thì đây mới là lần đầu nên cũng háo hức lắm. Thông tin về con đèo này và con đường Hạnh Phúc thì Wiki đã cung cấp rồi, chắc mọi người đều đã biết. Tôi chỉ xin đưa ra một số nhận xét chủ quan của mình thôi. Theo tôi, cái khác biệt cơ bản giữa con đèo này với mấy con đèo kia là Mã Pí Lèng được mở vượt qua một vùng núi đá nên một bên là vực rất sâu, còn một bên là ta- luy dương thì lại rất cao và cả hai ta- luy đều dựng đứng. Có thể gọi đây là một “xuyên sơn đèo” cũng được mà không sợ bị kêu là nói ngoa. Thậm chí có chỗ vách đá chìa hẳn ra đường, chỉ vì được đục thông qua đá và nhờ vào sự vững chắc của đá nên mới không sụp xuống. Cậu lái xe bảo, nếu trời mưa, nước sẽ chảy qua mái đá đó rót vào giữa đường và có khi cả một tảng đá rơi bịch xuống giữa đường- tuy rất hãn hữu. Chính vì vậy trông nó mảnh mai, hiểm trở hơn hẳn mấy con đèo kia và có thể xếp nó vào loại “đệ nhất hùng quan” được.
Song song với đèo Mã Pí Lèng, ở dưới đáy vực sâu nghìn mét của nó- thật lạ lùng lại là một con sông- sông Nho Quế. Có cảm tưởng như một ngọn núi tự nhiên nứt ra làm đôi, nước từ trong lòng núi chảy ra thành con sông ở cái khe nứt đó. Cũng vì là núi đá nên hai bờ sông dựng đứng và cao cả nghìn mét mà không bị sạt lở. Bình thường sông Nho Quế như một dải lụa mềm trong xanh lượn lờ mềm mại nhưng hôm nay sông cũng dềnh lên và đỏ màu phù sa. Lại một lần nữa bái phục trước sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa và cũng hết sức khâm phục ý chí và đôi tay của những người đã mở con đường mang tên HẠNH PHÚC này. Chúng tôi dừng lại ngắm không chán mắt và chụp rất nhiều ảnh. Tuy nhiên, tôi biết rằng không một bức ảnh nào có thể phản ánh chân thực cảnh sắc kỳ thú, sự hiểm trở của đèo Mã Pí Lèng và con sông Nho Quế được. Chẳng biết vì cái gì song cô em nhà thơ TH thì cứ thủ thỉ: “Không hiểu sao em thấy ấn tượng với cái tên Nho Quế này quá. Nó vừa có cái gì đó hiền thục, nhẫn nhịn lại vừa như bị áp bức, oan ức làm sao ấy. Nhưng nói chung là tuyệt đẹp”.
Lên gần đỉnh mã Pí Lèng có một trạm dừng chân nữa. Ở đây có bán một số sản vật địa phương như thuốc nam, đá tự nhiên và rượu ngô v.v… Chỉ có lão chủ quán Thảo Dê là quan tâm tới chuyện xem hàng và mua bán, còn anh em tôi lại lần ra điểm quan sát ở sát mép bờ sông. Đây cũng là một vị trí ngắm cảnh rất đẹp. Lúc quay lên, thấy chum rượu ngô đề là “Hạ thổ 5 năm” tôi mở ra ngửi thử và quyết định mua 1 lít- 50K.
Muốn biết việc sử dụng lít rượu này như thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
Nghe sông Nho Quế nhiều lần, hôm nay mới tận tường nó đẹp và huyền diệu cùng vớ Mã Phì Lèng làm nên ngọan mục của Phượt Hà Giang giữa bão du ký.
Trả lờiXóaThiên nhiên thật là hùng vĩ đến diệu kì. Tên núi thì rất khỏe rất ngầu dù mình chẳng hiểu nghĩa của nó nhưng cái âm hưởng của từ Mã Pí Lèng cứ gợi cho mình cảm giác ấy. Còn tên sông thì mình lại cảm nhận thấy nó mềm mại dịu dàng, hiền thục đến lạ. Không biết ai đã đặt tên núi tên sông vậy nhỉ? Mình chưa tìm hiểu kĩ về điều này.
Trả lờiXóaDẫu khắc Nguyệt nói rằng ảnh chụp chỉ thể hiện được phần nào sự kì vĩ của thực cảnh mà mình đã thấy đẹp đến mê ly rồi. Chuyến đi của các bạn thật là tuyệt. Xin chúc mừng. Mình thấy mê cảnh núi sông Hà Giang hơn là nhờ cách miêu tả của Khắc Nguyệt đấy. Cám ơn nha
Nếu đi vào một ngày đẹp trời chưa chắc đã có độ tương phản ánh sáng giữa mây, trời, sông, núi tuyệt vời như vậy. Sau mưa, vạn vật huyền diệu hơn.
Trả lờiXóaThày cô cố gắng đi một chuyến, trò Nguyệt xin làm hướng dẫn viên.
Trả lờiXóaCô Thu thì chắc là không dám đi rồi. Còn hai xóm còn lại của làng Tri Ân (Xóm Hải Dương và xóm Hà Nội) cũng nên tổ chức một chuyên thật (cố nhiên là tự nguyện và tự chi thôi). Có hướng dẫn viên là người làng rồi thì tuyệt quá còn gì. Những phải chọn thời tiết đẹp để thuận tiện việc đi lại và có thì giờ ngắm nghía nhiều hơn.
Trả lờiXóa