Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

LÀ...CHẾT NHÀ THƠ !

GHEN


                                         Thơ tình có lắm chữ “EM”
                           Để vợ nhìn thấy, nổi ghen lạ lùng
                            Mưa dong, gió giật đùng đùng
                        Thị mà “bỏ chồng” là...chết nhà thơ !
                                              Hơ hơ...
                                                               Phố Quê 30/11/2014
                                                          một ngày long thể bất an . 
                                                                          T.D

ƯỚC...

 
Con đường đỏ bụi cát bay
Môi trường sinh thái phố đầy sắc hương.
Bao giờ có được con đường
Bê tông kiên cố tình thương dạt dào.
                                 VN

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Đặc sắc thơ HaiKu Nhật Bản




( Vừa qua, trang triancuocdoi có đăng một chùm thơ Haiku của thầy Đỗ Đức Mạnh và một bài Haiku của thầy Đỗ Đình Tuân. Có người hỏi tôi: Thơ HaiKu là thế nào? Tôi đã trả lời một cách tóm lược về thể thơ này theo sự hiểu biết của tôi. Hôm nay, tôi xin đưa lên đây một bài sưu tầm về : Nguồn gốc thơ HaiKu cũng như những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của thể thơ này để mọi người hiểu rõ hơn )
Mặc dù là nước vinh dự có tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới (Truyện Genji thế kỉ XI), song nhìn vào lịch sử học Nhật Bản, thơ vẫn chiếm vị trí áp đảo về cả số lượng và chất lượng nghệ thuật. Có thể nói, văn học Nhật Bản từ cổ đại đến thời Minh Trị, thơ chiếm vị trí chủ đạo. Người dân xứ sở hoa anh đào thường tự hào đất nước mình là một “thi quốc”. Trong các thể thơ truyền thống Nhật Bản, tanka và haiku tiêu biểu hơn cả. Cả hai thể thơ này đều ngắn, cô đọng và gắn với mỹ học Nhật Bản: yêu cái nhỏ bé, kiệm lời, những khoảng trống vô ngôn… Trong đó, haiku là kết tinh của tư duy nghệ thuật và vẻ đẹp văn hóa đất nước Phù Tang.

 1.Nguồn gốc haiku
 Haiku là thể thơ phái sinh từ tanka. Tanka là thể thơ tiêu biểu nhất của waka - tên gọi chung của thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi, nên về sau, người ta dùng từ tanka đồng nhất với waka. Bài thơ theo thể tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng theo nhịp phách 5-7-5-7-7. Từ thế  kỷ XIV - XV, khi tanka bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, trên thi đàn Nhật Bản xuất hiện thể renga (liên ca). Renga cũng có nhịp phách 5-7-5-7-7 như tanka nhưng tách thành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế. Thực chất, renga là trò chơi nối thơ của các nhà thơ tanka. Trong bài renga liên hoàn, khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm. Sang thế kỉ XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên renga trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước, châm chọc gọi là haikai. Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku. Như vậy, haiku có nguồn gốc từ tanka, renga. Lúc đầu có tên là haikai (đến thế kỉ XIX mới có tên gọi haiku).

Mặc dù khó có thể xác định được thời điểm ra đời chính xác, song haiku được rất thịnh hành vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh trong thời Edo (1603 - 1867). Vào thời kì này, haiku đã dần mất đi sắc thái hóm hỉnh, trào lộng nguyên thủy và thay vào đó là âm hưởng bàng bạc, sâu thẳm của Thiền tông. Haiku phiên âm theo lối chữ Kanji (Hán tự) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày.

2. Nội dung và hình thức nghệ thuật thơ haiku
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm tiết (có thể ngắn hoặc dài hơn một vài âm tiết). Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết này thường được viết thành một dòng nhưng khi phiên âm la-tinh lại ngắt thành 3 dòng 5-7-5. Haiku cổ điển có niêm luật chặt chẽ. Một bài thơ  haiku phải thể hiện được cảm thức về thời gian qua quý ngữ (kigo). Quý ngữ có thể là từ miêu tả các mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc là các hình ảnh, hoạt động mang đặc trưng của mùa. Việc dùng quý ngữ chỉ mùa thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên. Người Phù Tang rất nhạy cảm với bốn mùa, có cảm quan tinh tế về thời tiết, nhất là sự thay đổi của thiên nhiên. Tuy vậy, thiên nhiên trong thơ haiku thường là những cảnh vật bình dị, nhỏ bé, tầm thường và dễ bị lãng quên như chú ếch, con quạ, chú khỉ nhỏ bé, chim đỗ quyên, tiếng ve, đóa hoa dại nở bên bờ suối, hòn đá…Hai đề tài nổi bật của haiku là thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

       Về phương thức biểu hiện, do một bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết nên các thi sĩ haiku thường bắt đầu từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại, đẩy lên đỉnh điểm của cảm xúc và sáng tạo theo nguyên lý mùa và tính tương quan hình ảnh. Trong một bài thơ haiku thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Haiku không mô tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Nhà thơ ít dùng tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của người đọc, vì thế, haiku rất giàu sức gợi. Ở thơ haiku, ta bắt gặp bút pháp của tranh thủy mặc, thiên về thần thái hơn là đường nét. Kết cấu bỏ lửng của thơ haiku chính là cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông. 

         3. Cảm thức thẩm mỹ của thơ haiku.

          Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bông lơn, đùa vui, về sau, do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông, thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau. Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên nhiên và con người mang đậm màu sắc Thiền tông. Thơ haiku đề cao những cảm thức thẩm mỹ tinh tế như cái Vắng lặng (sabi), Đơn sơ (wabi), Buồn thương (aware), Nhẹ nhàng (karumi), U huyền (yùgen), …

          Sabi (tịch) là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, tự chúng bộc lộ những điều kỳ diệu, như trong một không gian vắng lặng, tiếng ve như thấm sâu vào đá: Vắng lặng u trầm/thấm sâu vào đá/tiếng ve ngâm (Basho). Nếu cảm thức sabi là tâm điểm gắn với tư tưởng Thiền tông thì wabi (đà) lại gần gũi với các sự vật bình thường hơn. Đó là những cảm nhận lắng đọng về những thứ nhỏ nhoi, mong manh như con ốc nhỏ, một chiếc lá rơi, một giọt sương mai…Cảm thức aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp buồn thương của sự vật. Tuy nhiên, đó không phải là cái bi lụy, bi tráng mà aware là một niềm bi cảm thâm trầm: đẹp và buồn như trong bài thơ: Trên cành khô/ quạ đậu/ chiều thu (Basho).

          Karumi (khinh) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát. Karumi thể hiện phong thái ung dung, tự tại của thi sĩ. Thi sĩ haiku thường cảm nhận và biểu đạt được vẻ đẹp của con người và sự vật bé nhỏ tưởng chừng như bị quên lãng. Phát hiện từ trong những vật bình thường, cái đẹp bình dị, đơn sơ là một cảm thức mang tính karumi. Karumi thường mang đến cho người đọc những phút giây bình yên khi trước những cảm nhận về đời thường: Từ phương trời xa/ cánh hoa đào lả tả/ gợn sóng hồ Bi-wa.(Basho)

Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi), nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thân thuộc (wabi) và thể hiện sự nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung, tự tại (karumi) đến vẻ đẹp buồn (aware), haiku đã thể hiện những sắc thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông và văn hóa Phù Tang.

4. Các thi sĩ lỗi lạc:
Ở xứ sở mặt trời mọc, tên tuổi của nhiều nhà thơ gắn với haiku. Nhắc đến haiku cổ điển Nhật Bản, người ta không thể không điểm danh các tác giả nổi tiếng là Matsuo Basho (1644 - 1694), Yosa Buson (1716 - 1784), Kobayashi Issa (1763 - 1827), Masaoka Shiki (1867 - 1902)…Trong đó, hai thi nhân có nhiều đóng góp quan trọng đưa haiku trở thành một thể thơ có địa vị trang trọng trong lịch sử văn học Nhật Bản là Matsuo Basho và Masaoka Shiki.

    Basho là người có công đưa haiku từ một thể loại được làm ra với mục đích hài hước, bông lơn thành sang trọng. Haiku qua sự sáng tạo của Basho trở thành một hình thức thơ đầy tính triết lý, thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm về kiếp sống cô đơn trong cõi người. Người ta thường nhắc đến bài thơ kinh điển: "Ao cũ /con ếch nhảy vào/ vang tiếng nước xao" của ông. Bài thơ có vẻ đẹp đơn sơ của sự vật “ao cũ”, lấy động tả tĩnh, chú ý quan sát sinh vật nhỏ bé “con ếch”. Kigo ở đây là con ếch, tức mùa xuân. Âm thanh tiếng nước mà con ếch của Basho khuấy động còn mãi âm vang vọng trong hồn người bao thế hệ. Những bài thơ haiku của Basho, nhất là trong tập Con đường sâu thẳm được xem là khúc giao hưởng của một tâm hồn đang hoà nhập với thế giới. Con đường sâu thẳm là cuộc hành trình về với thiên nhiên vũ trụ tinh khiết. Chúng ta hãy thưởng thức những bài thơ giàu sức ám gợi như thế này: "Mưa mù sương/phù dung một đoá/làm mùa lên hương". Chủ đề xuyên suốt trong Con đường sâu thẳm là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp trong thiên nhiên ở miền Bắc xa xôi và xa hơn là trong thế giới tinh thần con người. 

          Nếu Basho đã làm cho haiku trở nên sang trọng thì Shiki lại là người có nhiều cách tân để haiku có thể mở rộng biên giới biểu đạt. Masaoka Shiki là một trong những người tiên phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kỳ cận đại. Thơ haiku của Shiki được cách tân cả về hình thức cấu trúc lẫn nội dung. Ông mang đến cho haiku quan niệm nghệ thuật mới: shasei (tả sinh/ tả thực), nên có thể nói, hầu hết thơ haiku tân thời đều được khởi nguồn từ ông. Shiki đề xuất haiku không có từ chỉ mùa (không kigo), thay vào đó, là kidai-me (đề tài về mùa).
          Ngoài ra, Shiki còn phê phán sự hạn chế trong hạn định số âm từ của haiku, thi sĩ cho rằng sự ngắn gọn sẽ dẫn haiku đến chỗ thoái trào. Vì vậy, bước vào thời kỳ hiện đại, cấu trúc truyền thống 5 -7- 5 của haiku bị lung lay phá vỡ, các nhà cách tân cổ súy cho haiku mang luật tự do (riyu-ritsu). Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, Basho đã từng có một số bài haiku bất quy tắc với cấu trúc 5- 9 -5. Shiki còn là người đã có công đưa hokku độc lập với haikai và có tên gọi haiku như ngày nay. Thơ Shiki có kết hợp hai yếu tố trái ngược nhau: hiện thực và tưởng tượng, thế giới khách quan và chủ quan nên gần gũi với cuộc sống như: “Cây chất chồng/ ánh hừng đông/ len vào ô cửa nhỏ” và: “Dưới chân núi nhỏ Fuji / tiếng gà gáy/ và cánh hoa đào” 

Bên cạnh hai tên tuổi đó, Buson được mệnh danh là thi sĩ của mùa xuân. Thơ ông tinh tế, thấm đẫm chất trữ tình, và tràn đầy xúc cảm. Vì còn là một danh họa nên thơ Buson nhiều màu sắc, tạo ấn tượng thị giác đặc biệt: "Trong giông bão/áo rơm người chèo chống/ hóa áo hoa đào". Hoa đào trong giông bão bám vào áo rơm của người chèo thuyền làm chiếc áo rơm đơn sơ đẹp đến lạ thường.

          Issa là nhà thơ có cuộc đời chịu nhiều đau thương, mất mát (mất mẹ từ lúc 3 tuổi, bốn người con của ông đều chết yểu) nên thơ ông thường buồn. Nhớ về người con gái yểu mệnh, ông viết: “Gió mùa thu/ làm sao em bé hái/hoa tím bây giờ?’.  Thơ Issa còn viết về sinh vật nhỏ bé như chim sẻ, dế, bươm bướm với cái nhìn thân thương trìu mến.

Tiếp nối tiền nhân, ngày nay, ở Nhật Bản, nhiều thi sĩ vẫn tiếp tục sáng tác thơ haiku. Tuy nhiên, haiku hiện đại đã thoáng hơn nhiều, không còn gò bó số chữ trong mỗi câu, không nhất thiết phải chấm, phẩy hoặc có thể chấm phấy tuỳ ý (không nhất thiết phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có quý ngữ chỉ mùa - gọi là haiku vô mùa…Dù cách tân đến đâu, haiku vẫn giữ hình thức ba dòng, ngôn từ giàu sức gợi, có khoảng trống chân không cho người đọc suy ngẫm ...Bài thơ “Ở một kiếp nào/ tôi là con cá voi/ cô đơn” của Masaki Yuko và “Từ tương lai/ cơn gió tới/ rẽ đôi ngọn thác” của Natsuishi Banya được đánh giá là hai thi phẩm xuất sắc của haiku đương đại. Ta cảm nhận được sự sống luân hồi vượt ra khỏi không, thời gian trong bài thơ của Yuko và cảm giác mạnh mẽ trong thơ Banya. Rõ ràng, haiku hiện đại đã mở rộng biên giới biểu đạt, thoát khỏi cảm giác tĩnh lặng, u buồn của mỹ học Nhật Bản truyền thống.

5. Haiku từ Nhật Bản ra thế giới:
 Haiku được giới thiệu lần đầu sang phương Tây là từ công trình Japanese Poetry, (Thơ ca Nhật Bản) năm 1910 của H. Chamberlain. Nhưng bước sang nửa cuối thế kỉ XX, thơ haiku mới được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới nhờ những công trình nghiên cứu của Henderson (Hài cú nhập môn), các tuyển tập haiku của R.H.Blyth…Người phương Tây ngợi ca haiku là soul poetry, spirit poetry (thơ tâm hồn). Từ đây, thơ haiku ngày càng được yêu quý và phong trào sáng tác thơ haiku phổ biến ở các nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga…Dù vẫn tuân thủ hình thức của thơ haiku nhưng các nhà thơ đã đưa vào haiku những chiêm nghiệm thời hiện tại. Ngày nay, người ta không ngần ngại đưa nhục cảm - dục tính vào thơ haiku. Trong khi, ở trước đó, tình yêu không phải là chủ đề chính của thơ haiku và Basho, Buson, Issa không phải là những nhà thơ tình. Tuy là Erotic-haiku (haiku gợi tình) nhưng vẫn rất trong sáng và giàu sức gợi như trong Bài ca chim sẻ của Anita Virgil: Đang giữ anh /bên trong em nồng ấm/tiếng chim sẻ vang lừng, hay Cơ thể nàng/ uốn cong trên tràng kỉ/ nụ cười của B.W.

Ở Việt Nam, thơ haiku chưa thực sự phổ biến. Trước đây, chỉ những người có niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa Phù Tang mới say mê haiku và sáng tác theo thể thơ này. Hiện tại, haiku đã được biết đến nhiều hơn. Nhiều nhà thơ đã cho ra đời những tập thơ haiku Việt như: Chuồn chuồn nghiêng cánh (Thiên Bảo), Bài ca đom đóm (Trần Nguyên Thạch), Cúc rộ mùa hoa (Đông Tùng), Tươi mãi với thời gian (Lưu Đức Trung), Mắt lá (Huyền Tri)… Bài thơ Bài ca đom đóm của Trần Nguyên Thạch thật ấn tượng:  Đêm hè vắng/ cậu bé chân trần chơi cùng đom đóm/ ánh sáng nở đầy tay.

Băng qua hàng vạn dặm không gian, hàng thế kỉ thời gian, haiku ngày nay không chỉ là “quốc hồn” “quốc túy” của Nhật Bản mà còn là một thể thơ mang tính quốc tế. Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, haiku đã chạm đến vỉa tầng sâu kín nhất trong hồn người, bởi cuộc sống hiện đại dù ồn ào, náo nhiệt đến đâu đi chăng nữa con người ta cũng cần những khoảng lặng, những thời khắc bình yên. Và thơ haiku đã “gợi nhắc ta nhớ lại nhịp rung của vũ trụ vô hình mà chúng ta thường lãng quên”. (G.Ohsawa, Hoa đạo ).
        

                                                              QN, 5-2010.
                                                               Trần Tố Loan
                                              ( Song Thu sưu tầm)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
         1.Nhật Chiêu , Basho và thơ Haiku, Nxb Văn học Tp Hồ Chí Minh, 1997.
  2. Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, Nxb Giáo dục, 2002.

 3. H.G.Henderson, Hài cú nhập môn, Lê Thiện Dũng (dịch), Nxb Trẻ, 2002.
       4.  Mitsuyoshi Numano, Thế giới thơ và tiểu thuyết - Từ Truyện Genji đến Haruki Murakami, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản, 9-2009.
 5. V.V. Ôtrinnicốp, Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo của người Nhật, Phòng Vũ (dịch),Tạp chí Văn học, số (5-1996.
 6. Tạp chí Thơ, số 9-2009.

Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội số đầu tháng 6 năm 2010

Lại dịch thơ Nguyễn Khuyến 21


Bài 14

Nhật mộ thái giang hành châu
Nguyên tác và phiên âm
日暮泰江行舟
Nhật mộ Thái Giang hành châu
參差雲樹上樓臺
Sâm si  vân thụ thướng lau đài
繚繞平橋四面開
Liêu nhiễu bình kiều tứ diện khai
一寺鐘疎斜照盡
Nhất tự chung sơ tà chiếu tận
半江棹急好風廻
Bán giang trạo cấp hảo phong hồi
垂綠竹影逾碧
Ngạn thùy lục trúc ảnh du bích
茶近白蓮色共明
Trà cận bạch liên sắc cộng minh
解使飛觞聽法曲
Giải sử phi trường thính pháp khúc
此身常是到蓬莱
Thử thân thường thị đáo Bồng Lai
Dịch nghĩa: Chiều tối đi thuyền trên sông Thái

Cây và mây chen nhau vượt quá nóc lầu
Một chiéc cầu quanh co trông ra bốn mặt
Chuông chùa thưa thớt bóng chiều vừa hết
Giữa dòng chèo gấp gió mát thổi lồng quanh
Bên bờ trúc xanh rủ bóng càng thêm biếc
Uống chè gần cây sen trắng mùi thơm đầy chén
Ví thử vừa được cất chén vừa nghe nhạc tiên 1
Thì thân này khác chi chơi cảnh Bồng Lai 2

Dịch thơ:

Khói cây chen chúc mái lầu
Nhìn ra bốn mặt cây cầu quanh co
Chiều tà nắng tắt chuông thưa
Giữa sông chèo gấp gió đưa mát về
Bên bở rủ bóng xanh tre
Chè bên sen trắng thơm chè thơm sen
Giá nghe thêm khúc nhạc tiên
Thân này như đã giữa miền Bồng Lai.
                                 Đỗ Đình Tuân
                                    (Dịch thơ)
 Chú thích
  1. Nhạc tiên (Pháp khúc): tên một khúc nhạc của Đạo Quân, có từ đời Tùy, tiếng nhạc thanh tao hòa nhã. Đời Văn Tông nhà Đường, đổi tên là khúc “Tiên thiêu” (Khúc nhạc tiên).
  2. Bồng Lai: tên một hòn núi ở giữa biển Bột Hải, tương truyền là nơi ở của các vị tiên.
15/11/2014
Đỗ Đình Tuân

Chia sẻ cùng Thanh Dạ


Thương ông vào tuổi xế tà
Dở dang sau trước vẫn là dở dang
Đa tình nên lắm đa mang
Vợ già con trẻ dẫu đang cần mình
Canh chẳng ngọt, cơm chẳng lành
Chợ chiều đứt gánh cũng đành vậy thôi
Tự do dù khóc dù cười
Cũng xin chia sẻ với người tự do.
29/11/2014
Đỗ Đình Tuân
Phụ chép thơ Thanh Dạ

Cám ơn Em đã bỏ Anh
Tự nhiên, bỗng chốc Anh thành...tự do

Ăn thì tự nấu, tự kho
Ngủ thì lại cậy các...Bồ vậy thôi

Tự do
nay được vãn hồi
Như chuyện các tỉnh nhập rồi tách ra

Tách ra
cũng có thể là
Một biện pháp tốt để mà...nhớn thêm !
Phố Quê 28/11/2014 T.D

Cảnh đẹp chiều hôm


Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Lại dịch thơ Nguyễn Khuyến 20

 

Bài 13

Giác tự thần chung
Nguyên tác và phiên âm
覺寺晨鐘
Giác tự thần chung
烟深露重樹無風
Yên thâm lộ trọng thụ vô phong
何處禅關送曉鐘
Hà xứ thiền quan tống hiểu chung
餘嚮遙傳雲棟外
Dư hưởng dao truyền vân đống ngoại
寒聲半滞雪花中
Hàn thanh bán trệ tuyết hoa trung
戍樓刁斗三更静
Thú lâu điêu đẩu tam canh tĩnh
紫陌塵埃一点空
Tư mạch trần ai nhất điểm không
這裡惺惺還問主
Gía lý tinh tinh hoàn vấn chủ
難將底意話憎翁
Nan tương để ý thoại tăng ông
Dịch nghĩa: Tiếng chuông mai chùa Giác

Móc dày khói nặng hàng cây lặng như tờ
Chùa Giác đâu đây đưa hồi chuông sớm đến
Xa xa nghe tiếng vọng từ bên kia đỉnh nóc sát mây
Lạnh lẽo từng hồi một nửa đọng trong hoa tuyết
Trên chòi canh nửa đêm tiếng điêu đẩu đã im bặt
Nơi dặm tía không còn một hạt bụi bay
Đến đây lòng kính cẩn vẫn muốn hỏi ai là chủ
Niềm tâm sự khôn đem bày tỏ với sư ông

Dịch thơ:

Khói dày sương nặng cây yên
Cổng chùa chuông sớm rung lên một hồi
Tiếng chuông vang vọng lưng trời
Ngân nga run lạnh đọng ngoài tuyết hoa
Chòi canh yên tĩnh canh ba
Trên con đường tía lặng tờ bụi bay
Biết ai là chủ chùa này
Nỗi niềm tâm sự khôn bày cùng sư.
                                    Đỗ Đình Tuân
                                       (Dịch thơ)
15/11/2014
Đỗ Đình Tuân

Học…


Chưa biết đen như mực
Biết rồi rõ như in
Học…
Xua bóng đêm !
28/11/2014
Đỗ Đình Tuân

CÁM ƠN EM


Cám ơn Em đã bỏ Anh
Tự nhiên, bỗng chốc Anh thành...tự do

Ăn thì tự nấu, tự kho
Ngủ thì lại cậy các...Bồ vậy thôi

Tự do
nay được vãn hồi
Như chuyện các tỉnh nhập rồi tách ra

Tách ra
cũng có thể là
Một biện pháp tốt để mà...nhớn thêm !
Phố Quê 28/11/2014 T.D

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH

 
Cung đình một thưở chốn ăn chơi
Nhã nhạc tinh thần vốn tuyệt vời
Tiếng hát lưu truyền trong vạn thế
Văn thơ mãi mãi cổ thiên thời
Tôn nghiêm vẻ đẹp muôn triều đại
Sản vật loài người vẫn sáng soi
Bốn biển hòa vang trong điệu nhạc
Năm châu khúc hát  sáng bầu trời.
                         VN

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Lại dịch thơ Nguyễn Khuyến 19


Bài 12

Thạch Hãn giang
Nguyên tác và phiên âm
石瀚江
Thạch Hãn giang
石瀚江流一棹橫
Thạch Hãn giang lưu nhất trạo hoành
夕霞腌曖遠山明
Tịch hà yểm ái viễn sơn minh
西風何處吹塵起
Tây phong hà xứ xuy trần khởi
不似年前徹底清
Bất tự niên tiền triệt để thanh
Dịch nghĩa: Sông Thạch Hãn

Trên dòng sông Thạch Hãn một mái chèo khua ngang
Ráng chiều lấp loáng soi sáng ngọn núi xa
Gió tây từ đâu xua cát bụi đến
Làm cho dòng sông không còn trong suốt như năm trước nữa.

Dịch thơ:

Khua ngang Thạch Hãn một chèo
Núi xa lấp loáng ráng chiều xế tây
Gió đâu đưa bụi về đây
Nước sông vẩn đục hơn ngày năm xưa.
                                     Đỗ Đình Tuân
                                             (Dịch thơ)
14/11/2014
Đỗ Đình Tuân

Cám ơn Nho !



Cám ơn Nho ở bên Lào
Hôm qua bỗng nhắn tin vào cho anh
Bởi tai nghe nhạc không rành
Bài ca em tặng anh đành…chẳng nghe
Các em đang dở trò vè
Trêu anh anh ứ nghe thì... hết trêu ?
27/11/2014
Đỗ Đình Tuân

HOA Ứ KHÔI

Thấy nhà thơ cấp tỉnh Thanh Dạ và bác Đỗ Đình Tuân xướng họa vui đáo để, Song Thu ngứa sườn cũng họa một bài góp vui, xin trình làng blog đây ạ:



(Họa nguyên vận hai bài xướng họa của Thanh Dạ và Đình Tuân)
 
Đêm nằm tôi ngẫm cái thân tôi
Đã tới hoàng hôn sẫm bóng rồi
Vẫn được chồng iu, bầu bạn mến
Dẫu rằng mình ứ phải hoa khôi
Ôi !!!

              27-11-2014
              Song Thu
 
Phụ chép hai bài thơ xướng họa 
của Thanh Dạ, Đình Tuân:


Vô duyên
(Bài họa nguyên vận)
 
Tự ngẫm về mình tôi thấy tôi
Vô duyên chẳng tán được ai rồi
Vợ thương con quý bà con nể
Không đẹp dưng mà lại hóa... khôi
Ôi …!
               
20/11/2014
Đỗ Đình Tuân
 
Tôi với tôi
(Bài xướng)
 
Tôi ngồi đối diện với thằng tôi
Đếch nhận ra ai được nữa rồi
Cái số đào hoa bồ bịch lắm
Vợ từ, con bỏ, hóa…tinh khôi !
Ôi !
Phố Quê 19/11/2014-TD