Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Lại dịch thơ Nguyễn Khuyến 15

Bài 8

Dạ sơn miếu
Nguyên tác và phiên âm
夜山廟
Dạ sơn miếu
争戰何年局已殘
Tranh chiến hà niên cục dĩ tàn
樓薹空在半山間
Lâu đài không tại bán sơn gian
螺城興癈幾先定
Loa Thành hưng phế cơ tiên định
龟爪存亡事不官
Quy chảo tồn vong sự bất quan
梅驛客來非雀狎
Mai dịch khách lai phi tước hiệp
松林雨過暮鴉寒
Tùng lâm vũ quá mộ nha hàn
霸王事業千秋後
Bá vương sự nghiệp thiên thu hậu
煙樹倉茫一夜山
Yên thụ thương mang nhất dạ sơn
Dịch nghĩa: Đền thờ trên núi Dạ Sơn 1

Cuộc chiến năm nào đã tàn lâu rồi
Lâu đài còn trơ lại trên lưng chừng núi
Sự hưng phế của Loa thành 2 do cơ định trước
Cái móng rùa 3 còn hay mất chẳng liên quan gì
Khách qua trạm  mai dịch đàn công bay
Mưa tạnh rừng thông tiếng quạ kêu lạnh
Sự nghiệp bá vương sau nghìn năm
Chỉ thấy trên núi Dại Sơn khói cây man mác

Dịch thơ:

Chiến tranh xưa đã tàn rồi
Lâu đài còn đó lưng đồi trơ vơ
Xui nên hưng phế thành Loa
Móng rùa còn mất chẳng qua trời bày
Trạm mai khách đến công bay
Rừng thông mưa tạnh quạ bầy kêu vang
Nghìn sau sự nghiệp bá vương
Chỉ còn cây khói Dạ Sơn mơ màng.
                           Đỗ Đình Tuân
                             (Dịch thơ)
Chú thích:
  1. Núi Dạ Sơn: tức núi Mộ Dạ thuộc tỉnh Nghệ An, cũng gọi là núi Cuông (tiếng Nghệ An cuông có nghĩa là công). Tục truyền ở nơi này ngày xưa có nhiều công nên gọi thế. Trên núi có đền thờ An Dương Vương nhà Thục, cũng gọi là Đền Cuông.
  2. Loa Thành: tức thành Cổ Loa do An Dương Vương xây. Sử chép là xây theo hình xoáy chôn ốc nên gọi là Loa Thành. Nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội.
  3. Móng rùa: Tục truyền An Dương Vương nhà Thục được thần Kim Quy (rùa vàng) cho một cái móng đem chế thành để làm cái nẫy LINH QUANG THẦN NỎ, bắn một phát được hàng trăm mũi tên, giặc sợ không dám xâm phạm. Triệu Đà vốn có ý dòm ngó nước Thục mới cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, để tìm cách vô hiệu hóa nỏ thần. Trọng Thủy vừa ở rể, vừa tìm cách ăn cắp móng rùa (nẫy nỏ thần) đem về cho Triệu Đà. Đà bèn cất quân sang đánh và diệt nước Thục.
8/11/2014
Đỗ Đình Tuân

2 nhận xét:

  1. Thưa thày! Em xin đính chính một chút: Loa thành hiện còn dấu tích ở xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội- chứ không phải Sóc Sơn ạ! Có thể thời cụ NK thì đó thuộc Sóc Sơn chăng?

    Trả lờiXóa
  2. Xin cám ơn. Loa thành thuộck Đông Anh chứ không phải Sóc Sơn.

    Trả lờiXóa