Về gia đình và giai đoạn cuối cuộc
khởi nghĩa ông Đề Thám
Bà Hoàng Thị Thế - con út cụ Dề Thám- từng là minh tinh màn bạc nổi tiếng tại Pháp và Anh. Theo lời mời của Bác, bà về nước năm 1965. Trước khi về nước bà chia tay chồng là một người Pháp,(bà có một con trai ). Được nhà nước VN tặng một căn hộ ở HN, sống với một người cháu, bà đã từng được giao làm nhiệm vụ Giám đốc bảo tàng Yên Thế. Bà mất năm 1992, hưởng thọ 91 tuổi.
Bà đã bổ sung một số điều trong sách giáo khoa của nhà hoạt động cách mạng Tôn Quang Phiệt, lúc đó là tổng thư ký UB thường vụ quốc hội đang có một công trình nghiên cứu khá công phu về thân thế, sự nghiệp của ông Đề Thám.
Bà bổ sung mấy điều sau:
- Cha bà họ Trương, Trương Văn Thám, ông nội bà là Trương Văn Thuận, bà nội bà là Lương Thị Minh.
- Năm 16 tuổi , cha bà đã tham gia khởi nghĩa của ông Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3-1884 ông gia nhập nghĩa binh ông Lãnh Loan. Năm sau ông đến Lạng Giang đổi họ là Hoàng Hoa Thám, dưới trướng ông Cai Kinh ở Lạng Giang, ông Cai Kinh chết năm1888, cha bà đứng dưới cờ Đề Nắm, trở thành tướng chỉ huy dũng mãnh. Tháng 4-1892 Đề Nắm bị thủ hạ là Đề Sặt sát hại, Đề Thám mới chính thức nắm lấy ngọn cờ của nghĩa binh, lập căn cứ và trở thành “Hùm xám” Yên Thế.
Như vậy, trước khi phất cờ khởi nghĩa, cha bà đã có hàng chục năm “thực tập” đánh giặc trong nhiều cuộc khởi nghĩa.
- Cha bà không hề nghiện thuốc phiện như một số sách báo thời kỳ thuộc Phát và cả một số sách phát hành sau này đã nêu. Bằng chứng là ông rất gét và đã từng phạt rất nghiêm khắc các thủ hạ dưới quyền khi dùng loại thuốc đó.
- Mẹ bà là Nguyễn Thị Nho, nhưng sử sách cứ ngọi là Đặng Thị Nho, mẹ quê làng Vạn Vân, khi Đề Thám lánh nạn nơi đó đã đem lòng yêu ông và trở thành bà vợ thứ ba Đề Thám gọi là bà Ba Cẩn. Bà là một nghĩa binh, là một tùy tướng dũng mãnh đã cùng chồng xông pha chiến trận và có công đáng kể giúp cho chồng nổi danh “Hùm sán Yên Thế”
- Khi bà Thế bị bắt sang Pháp làm con tin rồi thành con nuôi, thì nghe tin năm sau, trên đường đi đầy sang GuyAn mẹ bà đã nhảy xuống biển tự vẫn vào ngày 25-12 năm Canh Tuất (1910).
Phạm Quang Đẩu
(Sự kiện và nhân chứng - Nguyệt san báo QDND số229)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét