Khi dương quang ấm áp trong hơi sương, ngọt ngào trong không gian, trong mạch máu của mọi người, lại nhằm ngày viên tịch của Thành hoàng, làng tôi mở hội.
Thành
hoàng làng tôi không phải võ tướng thời binh lửa, không phải văn quan
thời thịnh trị, lại càng không phải người đỗ đạt hiển vinh, quyền cao
chức trọng. Cứ theo tương truyền thì ngài có công mở đất, đào sông từ
thuở hơn bẩy trăm năm qua rồi. Phải mất 3 năm mới hoàn thành việc đào
sông. Có lẽ vì thế mà 3 năm làng tôi mới mở hội một lần. Cũng vẫn theo
lời truyền, năm 1285 vua tôi nhà Trần nhờ con sông này mà thoát hiểm
trong cuộc rút lui chiến lược. Có người đời sau hỏi rằng tại sao nhà
Trần không phong thưởng cho ngài nhỉ? Cứ nghĩ điều đó không quan trọng.
Được nhân dân ghi tạc, tri ân, quanh năm hương khói cũng là vinh hiển.
Lễ hội do thời gian, do hoàn cảnh có thể thay đổi đôi chút, nhưng nghi lễ rước nước không được phép bỏ. Vào ngày chính hội, một chiếc thuyền nhỏ được trang trí cách điệu như chiếc thuyền rồng, chở một chàng trai tân khôi ngô tuấn tú cùng một chiếc bình cổ ra tận giữa sông múc nước mang vào. Rồi bình nước được đặt lên một chiếc kiệu lớn sơn son thiếp vàng do tám chàng trai mặc áo xanh đỏ, thắt lưng bỏ múi bên hông, đầu đội khăn rìu, chân quấn xà cạp, khiêng trên vai. Dù khoảng cách chẳng bao xa, nhưng để cho linh thiêng, tôn kính, chiếc kiệu rước nước được diễu đi khắp các con đường chính trong làng. Cứ thế, dân làng cờ dong trống mở cùng chiếc kiệu bước theo nhịp của phường bát âm. Đi đầu là cụ chủ tế mặc áo xanh, đầu đội mũ cánh chuồn. Cuối cùng bình nước được kính cẩn dâng vào trong đình. Dưới làn khói hương bảng lảng, những cụ già phơ phơ tóc bạc, những chàng trai cô gái sung sức vừa lễ vừa rưng rưng nước mắt. Trân trọng biết chừng nào. Có một cụ bà đã mù hai mắt còn bắt cháu con dắt vào tận hậu cung để được tự tay cắm nén nhang cầu cho gió thuận mưa hòa, cháu con mạnh giỏi. Không khí linh thiêng khiến người ta kính cẩn và xúc động. Chị em chúng tôi hễ đứa nào tỏ ý hoài nghi là lôi thôi to. Mẹ tôi bảo rằng đừng nghĩ đấy là mê tín dị đoan. Mà là sự biết ơn, sự tri ân của hậu thế với bậc tiền nhân.
Người dân quê tôi quanh năm vất vả, được mấy ngày nghỉ khi đã yên tâm ruộng khoai nở hoa mạ cây ra lá, gió tím mưa xanh, ai cũng sung sướng tột cùng. Sáng lên mắt. Hồng lên môi. Hẳn vua quan ngày xưa muốn cũng chả được. Phần hội càng rôm rả hơn. Các trò chơi kéo co, đánh vật, đánh cờ, đá cầu... ngàn ngạt người. Sân đình trở nên chật chội. Những năm trước do bận bịu công việc, mải bon chen nơi phố thị, quên đi lễ hội làng mình, ân hận không để đâu cho hết. Mấy chục năm rồi mới lại được nhìn thấy cây đu. Có khác chăng bây giờ lên đu phải thắt dây an toàn.
Bầu trời hôm nay sáng hẳn. Nắng ấm. Mây trắng. Trầm hương từ cái lư đồng lớn tỏa ra, thơm nhè nhẹ. Gió khẽ lay. Tiếng nhạc dịu êm như từ trên trời thả xuống. Người làng tôi ai cũng đẹp. Nhất là đám đàn bà con gái. Không phấn son mà vẫn tươi. Những con mắt cười với con mắt. Những bàn tay nắm những bàn tay. Uống một bát nước chè tươi vàng như hổ phách. Hút một điếu thuốc lào say đến ngất ngây, thấy đất trời đong đưa, bao nhiêu hận oán muộn phiền bay theo làn khói. Tựa lưng vào cột đình mà tưởng như được tựa vào bàn tay nâng đỡ của cha ông.
Phải nói thật rằng ai vào lễ hội cũng hân hoan sung sướng, háo hức vô cùng. Cảm nhận thấm thía tình người. Siết chặt người sống với người sống, người sống với người đã khuất. Thắp nén nhang tưởng niệm người xưa, để học lấy, để nhớ lấy cái ân, cái đức của tiền nhân mà noi theo. Cũng như truyền tụng công đức ấy cho thế hệ mai sau. Đó chính là cái hồn của lễ hội quê tôi. Và để hiểu ra rằng cái gốc gác quê hương trong lòng mình chưa khi nào sao nhãng.
Lễ hội do thời gian, do hoàn cảnh có thể thay đổi đôi chút, nhưng nghi lễ rước nước không được phép bỏ. Vào ngày chính hội, một chiếc thuyền nhỏ được trang trí cách điệu như chiếc thuyền rồng, chở một chàng trai tân khôi ngô tuấn tú cùng một chiếc bình cổ ra tận giữa sông múc nước mang vào. Rồi bình nước được đặt lên một chiếc kiệu lớn sơn son thiếp vàng do tám chàng trai mặc áo xanh đỏ, thắt lưng bỏ múi bên hông, đầu đội khăn rìu, chân quấn xà cạp, khiêng trên vai. Dù khoảng cách chẳng bao xa, nhưng để cho linh thiêng, tôn kính, chiếc kiệu rước nước được diễu đi khắp các con đường chính trong làng. Cứ thế, dân làng cờ dong trống mở cùng chiếc kiệu bước theo nhịp của phường bát âm. Đi đầu là cụ chủ tế mặc áo xanh, đầu đội mũ cánh chuồn. Cuối cùng bình nước được kính cẩn dâng vào trong đình. Dưới làn khói hương bảng lảng, những cụ già phơ phơ tóc bạc, những chàng trai cô gái sung sức vừa lễ vừa rưng rưng nước mắt. Trân trọng biết chừng nào. Có một cụ bà đã mù hai mắt còn bắt cháu con dắt vào tận hậu cung để được tự tay cắm nén nhang cầu cho gió thuận mưa hòa, cháu con mạnh giỏi. Không khí linh thiêng khiến người ta kính cẩn và xúc động. Chị em chúng tôi hễ đứa nào tỏ ý hoài nghi là lôi thôi to. Mẹ tôi bảo rằng đừng nghĩ đấy là mê tín dị đoan. Mà là sự biết ơn, sự tri ân của hậu thế với bậc tiền nhân.
Người dân quê tôi quanh năm vất vả, được mấy ngày nghỉ khi đã yên tâm ruộng khoai nở hoa mạ cây ra lá, gió tím mưa xanh, ai cũng sung sướng tột cùng. Sáng lên mắt. Hồng lên môi. Hẳn vua quan ngày xưa muốn cũng chả được. Phần hội càng rôm rả hơn. Các trò chơi kéo co, đánh vật, đánh cờ, đá cầu... ngàn ngạt người. Sân đình trở nên chật chội. Những năm trước do bận bịu công việc, mải bon chen nơi phố thị, quên đi lễ hội làng mình, ân hận không để đâu cho hết. Mấy chục năm rồi mới lại được nhìn thấy cây đu. Có khác chăng bây giờ lên đu phải thắt dây an toàn.
Bầu trời hôm nay sáng hẳn. Nắng ấm. Mây trắng. Trầm hương từ cái lư đồng lớn tỏa ra, thơm nhè nhẹ. Gió khẽ lay. Tiếng nhạc dịu êm như từ trên trời thả xuống. Người làng tôi ai cũng đẹp. Nhất là đám đàn bà con gái. Không phấn son mà vẫn tươi. Những con mắt cười với con mắt. Những bàn tay nắm những bàn tay. Uống một bát nước chè tươi vàng như hổ phách. Hút một điếu thuốc lào say đến ngất ngây, thấy đất trời đong đưa, bao nhiêu hận oán muộn phiền bay theo làn khói. Tựa lưng vào cột đình mà tưởng như được tựa vào bàn tay nâng đỡ của cha ông.
Phải nói thật rằng ai vào lễ hội cũng hân hoan sung sướng, háo hức vô cùng. Cảm nhận thấm thía tình người. Siết chặt người sống với người sống, người sống với người đã khuất. Thắp nén nhang tưởng niệm người xưa, để học lấy, để nhớ lấy cái ân, cái đức của tiền nhân mà noi theo. Cũng như truyền tụng công đức ấy cho thế hệ mai sau. Đó chính là cái hồn của lễ hội quê tôi. Và để hiểu ra rằng cái gốc gác quê hương trong lòng mình chưa khi nào sao nhãng.
Đọc bài tôi cũng thấy say lòng về "Hồn Quê"muốn tìm về hòa vào lễ hội làng,thắp nén hương tri ân đến thành hoàng làng mỗi khi làng mở hội.Nhưng đọc hết bài vẫn chẳng biết con sông ân nghĩa ấy là sông gì thành hoàng làng có công lớn ấy ngài tên là gì,và tối thiểu cần là làng gì và ở đâu ?Thật tiếc lắm thay !
Trả lờiXóaVì đây là tản văn lão ơi...
Xóa