Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

GỬI BẠN KHÔNG TÊN

Một bạn nào đó dấu tên đăng nhận xet bài"Thày toán làm thơ"Tôi đã trả lời .Sau đó bạn đã tự động sửa lời giải toán của tôi,đúng thành sai mà không hỏi ý kiến tôi điều đó là không nên .rất cám ơn bạn đẫ quan tâm đến ngữ văn và toán học.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

TRẢ LỜI TRI ÂN

Nếu bán chú ý đến dấu ngắt câu ,thì tuổi của tôi là tuổi đi học năm 1960 .Chính xác tuyệt đối đấy Đúng như bạn nhận xêt
đó là tuổi đi học thật Rất vui vì bạn đã quan tâm đến M.T

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

LẮM ĐA ĐOAN
Kính tặng thày giáo: Nguyễn Minh Tư.

Có phải cuộc đời lắm đa đoan,
Mà Thầy dạy toán lại làm thơ?
Lục bát, thơ đường đều hay cả
Văn xuôi hồi ký thật lâm ly.

Chăm dưỡng mẹ già ai sánh được.
Tổ tiên thờ phụng khó ai bằng.
Một đời dạy học nên danh giá.
Hắt bóng hoàng hôn tựa cháu con.

MH – 26/10/2010

THÀY TOÁN LÀM THƠ

Toán làm thơ :

Tôi được cử đi học,
Năm một chín sáu mươi,
Khai sinh rõ mười mươi ,
Trước một năm sinh trưởng ,
Tuổi của tôi bằng tổng,
Các chữ số năm sinh .
Trên hồ sơ còn đó ,
Thọ thêm được một năm .
Thơ giải toán:
Gọi năm sinh của tôi là 19xy. ( x,y nguyên ,trongđó x dương ,nhỏ thua 6 .y không âm

Tuổi của tôi :1960-19xy =60-10x-y
tổng các chữ năm sinh :10+x+y
Ta có PT ;60-10X-Y=10+X+Y
hay là11x+2y=50
hay là y=25-5x-x/2
Đặt x/2=t:nguyên
Ta có x=4, t=2 thay vào ta có y=3
Vậy tôi sinh năm 1943.Hồ sơ đi học khai năm 1942 Tuổi tôi năm 1960 là 17 tuổi

CÙNG TRI ÂN

Đêm tĩnh mịch 3.5 giờ 27-10-10

Nhớ lại những bài giáo án xưa ,
Đêm nay ngồi chăp mấy vần thơ .
Tiếng bằng tiếng trăc còn dang dở ,
Chữ nghĩa ngôn từ thiếu"tính thơ".
Giaos ãn xưa kia cũa học trò ,
Làm thơ hiện tại chẳng ai mua ,
Tri ân khơi dậy nguồn sinh lực ,
Sống lại một thời bao ước mơ .

M.T

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Bình yên



Dòng sông kiến thức mênh mang

Chiếc nôi lòng Mẹ ru con tháng ngày

Trải bao cay đắng, ngọt lành

Thầy đưa con đến khung trời Bình yên!


VA

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Sướng tai ghê

THÀY GIÁO CỦA EM
Vui tặng thày Đỗ Đình Tuân

Thày gầy như que củi
Chân như hai que tăm
Má tóp như lạc lép
Gió thổi thân đong đưa…
Dưng mà thày rất giỏi,
Đánh máy được chữ tàu
Dịch thơ Hán sang ta
Gọi là hay phải biết
Thày làm thơ lục bát,
Đọc ngọt như mía lùi
Thơ Đường cũng chẳng thua
Vừa hay vừa đúng luật.
Nhất là khi viết bài,
Giới thiệu hay phê bình
Thì thật là tuyệt chiêu
Tận chân tơ kẽ tóc.
Nhưng khi thày kê kích
Tủ đứng phải dịch ngang
Eo ôi! hi hi hi…

24/10/2010

Bài thơ phúc đáp
Nghe trò cưng nịnh sướng tai ghê
Chúng bảo gì thày cũng miễn chê
Bình luận, dịch thơ thì đã thích
Luật Đường, lục bát lại thêm mê
Lưng còng, thân mảnh như thân khỉ
Miệng móm, răng thưa tựa lão hề
Ngày hội các thày đang sắp đến
Nghe trò cưng nịnh sướng tai ghê.

25/10/2010


Nguồn :http://dodinhtuan.blogspot.com/2010/10/suong-tai-ghe.html

Ghé nhà!


Không rèm, không khóa, không giậu thưa

Nhà cửa tuyênh toang bỏ cả tuần

Suốt ngày te tái đi buôn chuyến

Cứ nghĩ không mình việc chẳng trôi!


Ngoảnh qua, ngoảnh lại ối giời ơi

Tri ân rổn rảng quá trời trời

Ai ai cũng thấy mời ghé lại

Gia chủ hảo tâm đãi tiệc thơ!

VA



Ẩn "rèm"

Thầy nghĩ mình yếu ngại đi xa
Bài vở buông rèm dọn sẵn ra
Ngóng bạn xa gần dừng chân ghé
Nhâm nhi sương khói thưởng nguyệt hoa

Những bài nhập cuộc với Tri Ân
Đã có cậu Biên tải… nếu cần
Mật khẩu mặc lòng thầy chẳng nhớ
Rộng đường tơ tưởng tứ thơ văn.

Biết vậy nên trò rộn bước chân
Ghé thăm Blog Đỗ Đình Tuân
Mới tỏ thày Tuân chơi sành điệu
Ẩn “rèm” mà vẫn sáng trăng ngân!

MH
25/10/2010

BUÔNG RÈM


Không vào được xóm Tri Ân
Nhưng vì nhà gần nên chẳng cần sang
Viết thơ mời xóm mời làng
Ai qua thì nhớ ghé sang thăm nhà
Thày Tuân sức yếu tuổi già
Nên hay lẩn thẩn như là ngẩn ngơ
Được bài văn được câu thơ
Lại lên Blog đợi chờ người xem
Cửa không khóa chỉ buông rèm
Mong luôn có bạn đến xem là mừng.


ĐĐT - 24/10/2010

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Quên đường vô








Hoan hô thày Đỗ Đình Tuân
Đi đâu bỏ xóm Tri Ân mới về
Hỏi ra mới rõ vấn đề
Thày đang mải miết học nghề dịch thơ
Dịch say quá, quên đường vô
Tri ân khóa cửa lơ ngơ mấy ngày.
Cấp cứu: Đỗ Đăng Biên bày,
Nhớ lại mật khẩu mới bay được vào.
Tri ân vui vẻ xôn xao
Vì thày Tuân đã cất cao lời mời:
Lách qua cửa ngách sang chơi
Nhà đang bày sẵn quà mời cùng xem.
Toàn là bài mới “bóc tem”…


MH

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Mời bạn ghé thăm



Bạn nào vào xóm Tri Ân

Nhớ qua cửa ngách ghé chân thăm nhà *

Những bài tôi mới viết ra

Xin bày biện sẵn làm quà mời xem.



* Phía Bên phải trang Trian có thư mục Những trang Web và blog hay
Chỉ cần nhấn vào Dodinhtuan's blog là tới nhà tôi thôi

Chửa chịu già


Dẫu cựu mà đâu đã chịu già

Cựu còn văn nghệ với thơ ca

Tầm câu chọn chữ thêm sâu sát

Uốn dáng luyện eo vẫn điệu đà

Hễ có giao lưu là biểu riễn

Còn cao thi hứng thú ngâm nga

Từ ngày đủi mới rân sinh tốt

Càng cựu ta càng phởn chí ra

Đ Đ Tuân

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

CHÚC MỪNG P.N.V.N 20-10


Mừng chị mừng em khắp mọi nhà,

Mừng cô mừng mợ ở phương xa ,

Cùng nhau chuc phúc trong hoan hước ,

Cái của trời cho mãi chẳng già .


M.T 20-10-10

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

NHÂN CHUYỆN CHỊ THỎ BÔNG


TRUYỆN ĐỌC NHÂN 20/10

Anh trai tôi, vợ vào Nam công tác mấy ngày. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật nên buồn. Alô cho một người bạn, và cả hai đi chơi thể thao đến lúc mệt rủ nhau đi mát-xa.
Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. Câu chuyện Chị Thỏ Bông:

Chị thỏ bông có chồng là anh thỏ bông. Một hôm chị thỏ bông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay trở ra thì bị lạc.
Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào.
Anh thỏ trắng bảo, muốn biết thì ở lại đây đêm nay.
Chị thỏ bông đành ở lại.

Ngày hôm sau, chị đi tiếp, mãi vẫn không thấy đường.
Chị nhìn thấy anh thỏ nâu. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào.
Anh thỏ nâu nói, muốn biết thì ở lại đây đêm nay.
Chị thỏ bông cắn răng ở lại đấy một đêm.

Hôm sau nữa, chị đi tiếp. Vẫn lạc đường.
Lần này thì gặp anh thỏ đen. Chị đến hỏi, đường về nhà tôi là đường nào.
Anh thỏ đen cũng nói, muốn biết thì ở lại đây đêm nay.
Chị thỏ bông tặc lưỡi ở lại.

Sáng hôm sau, chị tỉnh dậy, và lên đường. Ði được một đoạn thì thấy nhà, với anh thỏ bông đang đánh răng trước cửa.
Chị về nhà được hai hôm thì biết mình có mang.


Cô mát-xa đố: Em đố anh, con của chị thỏ bông sẽ có màu gì?
Bạn tôi đoán, cà phê sữa bông, khoang đen bông..., mãi cũng sai, đành hỏi cô.
Cô bảo: Muốn biết thì ở lại đây đêm nay
.

Ðương nhiên là bạn tôi không phải thỏ bông nên không ở lại.
Chỉ cười khà khà, tí sau rút ví ra, cho tiền boa, và về kể tôi nghe, tấm tắc khen mãi cô gái massage tinh ranh làm anh buồn cười - cái việc mà cả mấy năm nay vợ anh không làm được.

* Thưa chị em phụ nữ, Không làm chồng cười được là một cái tội rất to. Nó khiến cho chồng các chị phải đi tìm nụ cười ở những nơi khác. Và đó là một cái quyền của đàn ông. Cái này không phải là mình tôi nghĩ ra và phát ngôn. Mà điều này, báo (dành cho phụ nữ) nào cũng có nói.

Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình. Nghe như một châm ngôn.
Bởi vì các chị không biết kể chuyện chị thỏ bông, cho nên các anh phải đi nghe người khác kể lại câu chuyện ấy.
Bởi vì các chị không biết mát-xa, cho nên các chị không thể cấm các anh đi mát-xa.
Bởi vì các chị không biết quá nhiều thứ nên các anh phải đi lấy kiến thức từ nơi khác.
Bởi vì các chị biết quá nhiều thứ nên các anh sẽ đi phổ biến kiến thức cho nơi khác.
Bởi vì các chị quá hiền,
Bởi vì các chị quá dữ,
Bởi vì các chị quá ngăn nắp,
Bởi vì các chị quá bừa bộn...
Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi. Và báo (có lẽ đã ăn hối lộ của đàn ông) mà đề cao quá sức cái công dung ngôn hạnh, gần như đặt hẳn các chị lên bàn thờ, khiến các chị không leo xuống được để đấu tranh bình đẳng với đàn ông, cho nên các chị đành ở đó mà vui vầy với bếp núc cùng con cái.

Thưa anh em phái mạnh
Các chị dễ rơi vào tình huống chị thỏ bông hơn các anh
Có lẽ, chẳng ai nói cho chồng các chị biết rằng: phụ nữ có khả năng sa ngã hơn đàn ông rất nhiều. Lại không phải kiểu sa ngã ăn-bánh-trả-tiền-một-lần-rồi-quên như đàn ông, mà đây là sa ngã tinh thần, thương thương nhớ nhớ mà chồng các chị có biết thì chỉ có nát tim gan.
Không báo nào răn đe người đàn ông rằng nếu anh cứ để bụng bia đi lại nghênh ngang trong nhà mà quăng quật vợ, thì vợ anh, tuy cúi mặt hiền thục nấu ăn trong bếp cho anh đó, nhưng tâm trí là hướng về người khác rồi; như một nơi an ủi, như một chốn yêu thương; chỉ rất may cho anh, rằng chị đã ở cái thế bàn thờ của phụ nữ Á đông, nên ít khi để cho mọi việc đến nơi đến chốn, chứ còn không thì... Luôn có những người khác mà chị không biết

Chị thỏ bông chỉ cần đi ra đường cũng đã thấy muôn sắc thỏ đón chào mình. Anh thỏ bông có thể thấy vợ là nhàm, nhưng những anh thỏ khác thì không thế.
Các chị cũng thế, để ra một ngày nhìn quanh mình đi, rồi các chị sẽ thấy, nếu các chị bật đèn xanh, sẽ có vài người đàn ông mong được các chị cười với họ một cái, hay ăn một bữa cơm của các chị nấu, hay được các chị xoa đầu.

Lâu nay các chị vẫn được giáo dục trở thành một bông hồng duy nhất cho một người duy nhất. Ðó hình như là chiến lược của cánh đàn ông. Ðàn ông không nói với các chị rằng, nếu càng nhiều người ngắm, thì họ càng quý bông hồng của mình. Không đời nào họ nói như thế. Họ chỉ muốn an toàn, nên cố hướng dẫn các chị nở mãi một cách, tỏa hương mãi một loại; loại nào, cách nào công dung ngôn hạnh tiết liệt nhất.
Thế rồi sau đó, khi đã đúc được chị thành bông hoa nhựa rồi, họ lại chỉ muốn tìm đến những bông hoa dại biết kể chuyện thỏ bông.
Thường bao giờ họ cũng bắt các chị lựa chọn: hoặc là hoa dại và không có anh ấy, hoặc là thành hoa nhựa và có anh ấy; các chị sẽ chọn ngay con đường hoa nhựa.
Các chị không biết, rằng nếu các chị cứng đầu làm hoa dại, thì các chị sẽ không mất gì cả, mà còn kích thích người ta giữ các chị lại hơn. Gia đình còn hay mất là do đạo đức các chị
Chị thỏ bông có cái khả năng đi ba đêm về mà anh thỏ bông vẫn không biết, và trên đường có rất nhiều anh thỏ đen, nâu, trắng sẵn sàng rủ chị phiêu lưu. Cái gia đình thỏ bông thật ra còn hay mất là do chị, do đạo đức của chị đến đâu. Chị thỏ bông hoàn toàn có thể tạo ra những vụ việc đi lạc lần nữa để phiêu lưu mà chẳng mất gì. Nhưng trời phú cho chị thỏ bông (cũng như cho các chị em phụ nữ) cái khả năng nghĩ về đạo đức rất mạnh, cho nên anh thỏ bông mới còn vợ cùng nhai cà rốt với mình.

** Tóm lại: Sau vụ việc chị thỏ bông này, hẳn các anh đã thấy mình cũng cần cảnh giác mà giữ vợ? Bởi vì con đường hư hỏng của phụ nữ không cần mất công như các anh đâu.

Theo một thống kê mật, những lời đề nghị của phụ nữ được chấp nhận tới 8/10, trong khi đàn ông chỉ có 1.5/10 mà thôi.
Bình đẳng với phụ nữ là cho họ biết vũ khí mà họ có, và để họ tùy nghi xử dụng sau khi đã cân nhắc được mất.


Hình như tác giả là Phan Thị Vàng Anh
Nguồn Trên NET

Mừng ngày 20/10


Hôm nay hai mươi tháng mười

Chị em phấn khởi cùng cươi ành èm

Hai mốt lại một ngày thêm

Chị em vui với anh èm cung cươi


Nguyentoha

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Tặng các cây bút nữ xóm Tri Ân


Nhân dịp sắp đến ngày 20/10,và lại không vào nổi "Tri Ân cuộc đời", nên qua DoDinhtuan's blog tôi xin có mấy vần nôm na chúc mong các cây bút nữ xóm ta như sau:

Các cây bút nữ xóm Tri Ân

Cuộc sống, văn chương đẹp bội phần

Nội trợ chồng con đều béo tốt

Viết bài văn chất thảy bân bân


**"Văn chất bân bân":
-Văn chỉ vẻ đẹp hình thức
-Chất chỉ tính chân thực sâu sắc về nội dung
-Văn chất bân bân:nội dung và hình thức hài hòa tương xứng nhau, chỉ vẻ đẹp hoàn hảo của tác phẩm

Đỗ Đình Tuân

Lời kêu gọi đàn ông nhân ngày 20/10

Hỡi anh em.
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.

Thưa anh em. Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Đã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.

Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo.
Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.

Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục.

Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.

Hỡi anh em. Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 20/10 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.

Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.

Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Đường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?

Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.

Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 20/10 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời.

Nếu có một lá cờ thêu chữ 20/10, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa.
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết!


Tác giả Lê Hoàng
Nguồn : Báo Thanh niên

Đã thay đổi tựa đề

NGUYỄN MINH TƯ THÁCH ĐỐI

1 Thày sinh vật ,vật cô sinh vật ,vật để mà sinh ,sinh để mà vật ?

2 Phố phường phè phỡn phơi phế phẩm ?

3 Thày giáo Trọng ngồi trên trõng để quan trọng ra ngoài ?

4 Thương con riếc tiếc con rô ,lịch sử ngàn năm còn ghi chép .?(cổ)


Nguồn : Minhtus'blog

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Mấy bông hoa còi tặng "bà ráo" vợ

Thế hệ chúng tôi đa phần chưa biết tặng hoa. Phần vì thời ấy còn “đóng cửa” chưa tiếp cận được với văn minh, văn hóa bên ngoài. Nhưng lý do chính là vì nghèo, kiếm đồng tiền bát gạo để nuôi sống người khó khăn lắm còn đầu óc đâu mà nghĩ đến hoa
Nhìn về quá khứ xa xa
Ngày tôi yêu bà đã tặng gì đâu…”
(Bùi Trác Trường).

Trong trường hợp bắt buộc phải mua hoa thì mặt cũng méo xệch đi không nhận ra mình nữa:
Tiếng là vui thú điền viên
Thực ra lo gạo lo tiền bở hơi
Ngày mai chum hết gạo rồi
Lại thêm mấy đứa con vòi tiền hoa
Tiêu nhiều mà kiếm không ra
Mặt mình cứ ngỡ như là mặt ai”
(Đỗ Đình Tuân).

Mình đã vậy, các bà ấy còn lo hơn thế: “
Chiều hôm nhẹ gánh vai gầy
Lại lo tiền lãi hôm nay ít nhiều
Bần thần chả được bao nhiêu
Mà bao nhiêu khoản cần tiêu cần dùng
Gạo ngày mai hết chưa đong
Tiền con nộp học chưa xong còn vòi
Lại thêm mấy chiếc thiếp mời
Lại còn đám héo của người xóm bên
Bời bời gan ruột rối lên…”
(Vũ Thị Song Thu).

Nhưng chỉ cần trông thấy những đứa con hồn nhiên hớn hở, một ít phút đắm mình trong đời sống gia đình yên ấm, họ sẽ lấy lại được thăng bằng, lại có đủ sức mạnh để tiếp tục đi giành giật lấy bát cơm manh áo: “
Cổng nhà mình đã đến bên lúc nào
Hai con bỏ nghịch reo chào
Mình đang vun tưới ngoắt vào ngừng tay
Rì rào khóm trúc lung lay
Gà con lích tích quất đầy quả tươi
Hai con nét mặt rạng ngời
Con ơi mẹ muốn suốt đời được lo”
(Vũ Thị Song thu).

Ngày nay điều kiện kinh tế có khấm khá hơn. Kể ra cũng có thể mua hoa để tặng nhau trong những dịp này dịp nọ. Nhưng chúng tôi lại quen “mất nết đi rồi”. Tặng hoa không quen nghe nó ngượng nghịu thế nào ấy. Mà thật ra nếu có mua hoa tặng thì không khéo các bà ấy cũng mắng cho. Ấy vậy nhưng đôi khi trong cái “bụng thối” của chúng tôi cũng nảy ra được những bông hoa còi. Thế là bốc máu lên lại ngắt ra đem tặng. Xem chừng các mụ ấy lại thích. Khi thì rơm rớm lệ, lúc lại toe toét cười, hỉ hả lắm.
Lại sắp sửa đến ngày 20 tháng 10 rồi. Theo thông lệ bây giờ các ông chồng lại chuẩn bị phải mua hoa để tặng cho các bà xã . Nhưng chúng tôi thì cứ xin “ngựa quen đường cũ”. Chúng tôi lại đi lục lọi trong cái “bụng thối” của mình xem có còn sót được những bông hoa còi nào nữa không? Nhưng tâm hồn người già cũng giống như một khu vườn hoang cằn cỗi, hoa nào còn nở được. Chỉ sẵn cành khô, lá úa và quả rụng thôi. Nhưng y hi, đây rồi, giữa những ngổn ngang tàn héo ấy, cũng lấp lánh vài bông hoa cũ, còi cọc thôi, nhưng vẫn còn tươi nguyên như vừa nở vậy. Xin cứ ngắt ra đây, trưng ra đây, xem như một bó hoa thừa, tặng xóm Tri Ân , tặng Cánh Phượng cùng ngắm nghía cho vui.
Bông thứ nhất có niên đại vào khoảng những năm tám mươi (80) của thế kỷ trước. Lúc ấy các hắn còn đang là một cặp “vợ chồng son, đẻ một con thành bốn”. Chồng hắn ở nhà ẵm con, đổ vườn “xây dựng căn cứ địa cách mạng”. Còn vợ hắn thì cố nhiên là phải ra “tiền tuyến” giành giật lấy bát cơm manh áo ngoài đường, ngoài chợ. Cái công cuộc “cướp giật” này cũng thật sự gian nan
Mở mắt ra đã phải lo
Mua sao táo đẹp cam to quất vàng
Mua rồi lại lo bán hàng
Gánh rong khắp cả phố phường, bến xe
Nắng mưa gió rét dám nề
Chân đi vai gánh tai nghe mắt nhìn…

Đằng kia xe đỗ nhanh lên
Lại đây người gọi có liền dám lâu
Suốt ngày xuôi trước ngược sau
Gánh hàng rồi cũng dần lâu bớt đầy
Chiều hôm nhẹ gánh vai gầy…”
(Vũ thị Song Thu).

Nhưng cũng có hôm hắn ế hàng. Hắn phải ráng ngồi lại bán thêm cả buổi tối nữa. Đó là những hôm chồng hắn ở nhà ruột gan như lửa đốt. Có hôm thì con khát sữa quấy khóc, hắn phải vừa dỗ con vừa mong vợ về. Cũng có hôm con ngủ ngoan, hắn lại bồn chồn không biết tình hình vợ hắn thế nào. Hắn đi tìm vợ. Nhưng chỉ nửa đường thôi, hắn lại lo con bé ở nhà nhỡ nó dậy thì sao? Thế là có một đoạn đường phố hắn cứ phải dùng dằng đi đi lại lại trong cái tâm trạng bồn chồn ấy. Lâu dần tích tụ lại, rồi một hôm nó bật ra cái bài
Phố Đêm:
Áo cơm em một gánh hàng
Thơ anh chỉ đổi được tràng vỗ tay
Phố đêm không rộn như ngày
Người thưa đèn sáng thoảng bay hương đồng
Bầu trời cao đến mông lung
Sao chi chít sáng đầy sông ngân hà
Em ngồi bán ổi bán na
Bóng em nhỏ tối như là chấm đêm
Chờ khuya anh phaỉ đi tìm
Đường khuya… xa thấy dáng em…chợt mừng!
Bông thứ hai có niên đại vào khoảng nửa cuối những năm chín mươi(90) của thế kỷ trước. Lúc này, vợ hắn đã vào dạy ở Trường Quân sự Quân khu ba rồi. Cũng là rất tình cờ thôi. Năm 1995, Trường Văn hóa - Kỹ thuật quân đôi ở Hưng Yên giải thể. Chỉ co lại còn một khoa chuyển về Trường Quân chính ở Chí Linh. Nhân dịp này một ông giáo dạy Văn xin chuyển về quê. Khoa văn hóa khuyết mất một biên chế. Nhà trường phải chạy hoắng lên để kiếm người. Vợ hắn được mời dạy hợp đồng. Hắn dạy được, dạy hay nên chỉ nửa năm sau thì tái tuyển chính thức. Vợ hắn vốn là người nghiêm túc lại tận tình nên năm nào thường cũng được khen. Rồi có một năm hắn thấy vợ hắn vác về một cái bằng khen to lắm, lại kèm thêm một cái giấy chứng nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Hắn ngắm nghía một lúc lâu rồi bỗng bật cười. Không phải cười vì coi thường vợ mà là cười vì trong “bụng thối” của hắn vừa nảy ra một ý vui vui Đùa vợ:
Việc chợ việc trường thảy giỏi giang
Nét xoàng nhưng nết lại không xoàng
Tóc mềm hơi giống lông cò lửa
Da trắng gần như đít chảo gang
Tiếng nói véo von y vịt đực
Thân hình thon thả hệt cây nhang
Người ta hiện đại tây đầm cả
Mình vẫn chân quê một gái làng.
Bông thứ ba lại nảy ra hết sức tình cờ. Ấy là vào dịp đầu năm mới 2010 này, dĩ nhiên là phải làm thơ mừng xuân rồi. Mà có cái gì khổ bằng làm thơ mừng xuân đâu? Ai ai cũng mừng, năm nào cũng mừng, khiến cho cái đề tài mừng xuân trở thành quá nhàm chán, không còn biết lách bút vào chỗ nào mà viết nữa. Chẳng lẽ lại cứ gào mãi cái điệp khúc “hoa tươi đua nở, lòng vui phơi phới” thì chán ngắt. Lẩm cẩm thế nào hắn lại đem so tên hắn (TUÂN) với mùa xuân(XUÂN) và hắn phát hiện ra hai chữ này có chung một cái đuôi UÂN. Chỉ khác nhau có cái phụ âm đầu mà TUÂN và XUÂN khác nhau quá lắm. XUÂN thì đẹp ơi là đẹp mà TUÂN thì xấu ơi là xấu. Cái ý đầu tiên đến vốn chỉ là một ý “tự trào”, vậy mà càng viết bài thơ càng vượt ra ngoài khuôn khổ và trở thành một bài thơ “nịnh vợ có hạng”: Bài Chung đuôi (Cánh Phượng dùng tựa đề Ngỡ là xuân):
“Tuân” – “Xuân” chung một cái đuôi “uân”
Mà khác biệt nhau biết mấy lần
Xuân những tươi hoa cùng tốt lá
Tuân thì tóp thịt lại trơ gân
Xuân chừng “cốc vũ” đà nên nhạc
Tuân mãi “sang thu” mới ghép vần
Từ đó thơ thơ và thẩn thẩn
Ngày nào hắn cũng ngỡ là xuân.
Cốc vũ chính là tiết mưa rào, sau tiết thanh minh và trước tiết lập hạ, khoảng trung tuần tháng tư dương lịch. Lúc đó trời thường hay có mưa rào và sấm chớp nổi lên , tưc là mùa xuân “nên nhạc”. Còn “sang thu” tức là tiết lập thu, khoảng đầu tháng tám dương lịch. Trời bắt đầu dịu hơn, bớt nóng hơn. Các bậc “thi nhân”, “chí sĩ” mới không ngại “ghép vần” nữa. Từ đó mới bắt đầu là “mùa xuân sang tạo”của họ. Ô hô ! Y hi ! Những bông hoa còi cọc trên, có cái độ mở miệng rất khác nhau. Bông thì mắm môi bậm miệng để ủ hương vào bên trong. Bông lại chúm chím cho bốc mùi thum thủm, thoang thoảng ra bên ngoài. Nhưng xem ra những bông chúm chím ấy lại dễ làm cho người ta “ngộ độc” hơn. Nó cũng giống như những ly rượu mạnh, chỉ uống vào một lúc là thấy bụng dạ cồn cào và lử lả ngay.
Thị xã Chí linh 13/10/2010
Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

TỰ BẠCH





Tên Gà Mái Ghẹ, tuổi đinh
Suốt ngày luẩn quẩn linh tinh việc nhà.

Tuổi thơ ít nói, hay cười
Bây giờ toe toét, miệng mười mồm năm.

Trước là công chức hưởng lương,
Về hưu nhập tịch vào “Phường Tri Ân”.

Nương vào ký ức xa xưa
Làm nơi chia sẻ nắng mưa với đời.


Minh Hương
15/10/2010

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

SÓNG NGẦM

Bà Hiền cúi xuống đặt tay vào quai chiếc va li đã được khóa cẩn thận. Bằng động tác dứt khoát, bà nhấc hẳn chiếc va li lên khỏi nền nhà, nhưng rồi lại đặt vào chỗ cũ. Có một sức nặng nào đó níu kéo, bà không thể đứng thẳng lên được. Bà ngồi gục xuống ghế…
Thế là từ sáng đến giờ đã ba lần rồi, bà vẫn không thể nào bước chân ra khỏi nhà. Trong nhà im lặng, trống vắng quá. Trên gác, chồng bà vẫn đang mải miết với những bức họa đủ màu sắc.
Cuộc sống gia đình bà từ hôm con Hòa, đứa con gái út của ông bà đi học đại học xa đến giờ vẫn thế, lằng lặng trôi đi. Bà lo thu dọn nhà cửa, cơm nước. Ông suốt ngày trong phòng vẽ. Con Hòa đã mang theo cả tiếng nói, tiếng cười trong cái nhà này đi rồi.

Trước đó bốn năm, thằng Thuận, anh nó đi du học, nhà có lắng xuống, tiếng cười nói ít đi, nhưng không đến nỗi thanh lặng thế này.
Đã từ lâu, ở nhà bà chỉ cười nói, chuyện trò với con gái. Giờ nó đi rồi, bà cũng muốn đi luôn. Bà muốn sống những ngày cho riêng mình.
Vậy mà điều bà tưởng làm được ngay đã không dễ gì thực hiện được. Sau khi đưa con Hòa đến nhập trường, ổn định chỗ ăn ở cho nó xong, bà đã định ra đi ngay, nhưng bà còn nấn ná để biết tình hình học tập bước đầu của nó thế nào.
Một tháng trôi đi nặng nề, chậm chạp. Hôm qua nhận được thư Hòa, con bé có vẻ rắn rỏi, hòa nhập nhanh với môi trường mới, nó vui vẻ lắm. Bà thấy yên tâm, con bé luôn làm cho bà vui, bà đã viết cho nó một lá thư, định đến nơi ở mới sẽ gửi.Giờ thì Bà biết, Bà không thể đi được.
Nỗi cô đơn, mòn mỏi vẫn đang gào thét trong lòng bà, dục dã bà, chất vấn bà tại sao lại thế. Bà đã đem hết tình thương cùng bổn phận của mình để làm tất cả những gì có thể cho các con bà được như hôm nay. Và cũng là để giải thoát cho bà khỏi sự ràng buộc duyên nợ với chồng mà không phải vấn bận lương tâm.

Đã mười năm rồi, kể từ khi đau xót nhận ra rằng cái gia đình mà bà đang sống có đầy đủ gần như tất cả nhưng thiếu một điều. Đó là sự giao hòa trong cảm nhận cuộc sống, thiếu một tình yêu tâm linh giữa hai người. Bà luôn đắm chìm trong đau khổ. Ý muốn “Ra đi” của bà cứ len lỏi, khắc khoải trong thâm tâm, ngày một lớn dần. Bà mong đợi ngày con Hòa đi học đại học… Thế mà bây giờ thì… không thể được rồi!
Trước đó, bà đã cố gắng làm tất cả để mong muốn có sự hòa hợp, cùng chia sẻ vui buồn trong cuộc sống tinh thần của hai người. Song, càng ngày bà càng thất vọng. Cuộc sống của vợ chồng bà chỉ là bản năng, là thói quen với sự chấp nhận nghiệt ngã.
Bà thèm khát được một lần ông hiểu bà nghĩ gì mà không cần nói bằng lời. Ông thì cứ im lặng nặng nề, đôi khi bất chợt nổi nóng khiến các con hoảng sợ, bà thì đau thắt tim.
Gắn bó với nhau đã ba mươi năm, đến giờ bà vẫn không thể hiểu và lý giải nổi vì sao, một người như ông, một họa sĩ tài hoa, đa cảm lại có cuộc sống tình cảm đối với gia định lạnh lùng đến như vậy.
Ông làm việc say mê, cho ra đời nhiều bức họa đắt giá. Ngoài những lúc đắm chìm trong phòng vẽ, ông giành thời gian giao tiếp bạn bè, rất ít thời gian chăm sóc vợ con.
Tranh của ông thiên về mô tả, phác họa những xung đột trong cuộc sống. Tuy vậy, một số bức trang vẽ về đàn bà hết sức tinh tế. Có một điều, tuyệt nhiên chưa bao giờ ông giành dù chỉ là một vài nét phác họa về cuộc sống gia đình, một bức chân dung về bà và các con. Nhưng dù sao, ông đã là một họa sĩ có tiếng, những bức vẽ của ông ngày càng mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Bà biết thế, tại sao bà vẫn…?

Bà gục đầu xuống bàn, đôi vai nhẹ rung trong tiếng nấc…
Bà choàng tỉnh. Ông đang ngồi trước mặt bà, chỉ cách một cái bàn nhỏ, bàn tay phải với những ngón thon dài, trắng xanh đang vê mấy sợi râu lởm chởm trên cằm.
Hình như ông ngồi như vậy đã lâu, mắt đăm đăm nhìn về phía bà. Khi bà ngẩng đầu lên, ông giật mình, nhìn vào khuôn mặt còn đang thảng thốt của bà, luống cuống hỏi:
- Mình làm sao thế, Mình định đi đâu đây?
Môi bà run run nhưng không nói được thành lời. Có cái gì đó đang dồn nén, chẹn ngang cổ. Bà ngước mắt nhìn ông rồi lại nhìn xuống đất, chỗ đặt chiếc va li, từ trong khóe mắt, hai dòng lệ lặng lẽ chảy dài trên gò má đã gợn những nếp nhăn. Ông vẫn kiên nhẫn với dáng ngồi không thay đổi, nét mặt thể hiện sự nhẫn nhịn bà chưa thấy bao giờ.
Thường ngày với bà, ông luôn là người nóng nảy. Sự nhẫn nhịn của ông lúc này giúp bà mau trấn tĩnh lại.
Bà nói ngắt quãng:
- Mình ạ, con Hòa đi rồi, tôi thấy buồn quá. Tôi định về quê sống với người bạn từ hồi còn học phổ thông. Bà ấy bây giờ đang sống một mình, chồng chết sớm ở vậy nuôi con. Bây giờ con cái đều có vợ, có chồng và ở xa. Bà ấy không chịu ở với đứa nào vì không muốn xa nơi chôn rau cắt rốn của mình…
Còn tôi, ngần ấy năm cũng đã sống cho chồng, cho con. Bây giờ chúng nó đi hết rồi, Mình thì cứ suốt ngày bên giá vẽ… Tôi muốn có ít thời gian cho riêng mình. Ở quê, tôi không còn ai ruột thịt, về ở với bà bạn già chắc sẽ khuây khỏa phần nào…
Một cơn đau nhẹ thít vào tim, bà đưa tay phải xoa vào vùng ngực trái, hít một hơi thở thật sâu, bà chậm chãi nói tiếp, giọng nói đã đều đều trở lại.
- Tôi định ra đi lặng lẽ, không cho Mình biết. Tôi đã để lại vài dòng trên giấy kia. Tôi nghĩ, việc tôi đi hay ở đối với Mình không quan trọng gì, dù sao tôi cũng đã làm xong bổn phận của mình, các con rồi đây chúng cũng có cuộc sống riêng. Nhưng tôi đã không thể bứt được mình ra khỏi nhà. Các con sẽ nghĩ sao? Nay mai thằng Thuận sẽ về. Rồi chẳng mấy chốc con Hòa cũng sẽ tốt nghiệp đại học. Còn Mình nữa, nếu tôi đi thì mình sẽ sống thế nào?...
Thế mới biết, để sống cho riêng mình thật là khó, tôi đã quen lo toan, thu vén cho gia đình rồi, vậy nên cứ luẩn quẩn mâu thuẫn với bản thân mình đến là khổ…
Mình ơi! Tôi thật sự mệt mỏi và cô đơn…Nước mắt bà lại chảy dài, nhỏ xuống vạt áo màu tím cẩm. Ngay lúc này, bà cũng không hiểu sao bà lại nói được nhiều thế, hình như là nói cho ngần ấy năm bà thường nín lặng.

Hai tay bà run run nắm chặt vào nhau. Gian phòng im phăng phắc, có lẽ cả ông và bà chỉ nghe tiếng đập thình thịch của tim mình. Ông vẫn ngồi bất động, nét mặt không biểu lộ cảm xúc… Rồi bất chợt, ông nhỏm dậy với tay nâng tách trà rót vào ly, bưng ly nước hớp một ngụm, nuốt từ từ. Một tiếng thở dài nhè nhẹ hắt ra từ lồng ngực của ông. Giơ tay vuốt nhẹ mái tóc đã có nhiều sợi bạc, để lộ một vầng trán thanh cao, ông nhíu mày nói rất nhẹ, nhẹ lắm, hình như là nói với lòng mình. Bà hơi ngỡ ngàng, giọng nói của ông lúc này thật lạ, chẳng bù cho thường ngày luôn gay gắt, khó chịu.
- Tôi biết, tôi đã không dành được cho Mình tình yêu trọn vẹn. Đó là điều day dứt tôi suốt mấy chục năm chung sống với Mình. Tôi cũng đã cố gắng nhiều lắm để bù đắp cho Mình và các con, đó là cần mẫn, chăm chỉ làm lụng, lo cho gia đình ta có được cuộc sống đủ đầy. Tôi nghe được những tiếng thổn thức, cảm được nỗi xót xa thầm lặng trong lòng Mình mà không làm thế nào để an ủi, xoa dịu và biết rằng nếu có làm cũng chỉ làm cho tôi và Mình càng thêm đau khổ…
Thế nhưng, tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại có ý muốn ra đi lạ thường như thế!? Mình hãy nghe tôi nói đây, và đừng cho là tôi muốn huyễn hoặc Mình. Tôi thật sự cảm ơn sự hy sinh, nhẫn nhịn, phụng sự chồng con của Mình. Tôi giờ đây được công thành danh toại một phần không nhỏ là nhờ có Mình chăm sóc tôi và các con chu toàn. Nhưng Mình ạ, điều mà tôi cứ âm thầm chịu đựng, không muốn chia sẻ với Mình vì sợ Mình buồn lại chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của chúng ta hôm nay. Bây giờ đã muộn, dù không muốn, tôi cũng phải nói ra mong có thể vớt vát được những gì cho những tháng năm còn lại chăng?!...

Ngày ấy, khi mười tám tuổi, như bao chàng trai khác, tôi vào bộ đội. Chiến tranh đang trong thời kỳ ác liệt. Ngày nhập ngũ, người bạn gái thân thiết của tôi đã tiễn tôi với đôi mắt đẫm đầy nước mắt.

Một chiếc khăn tay có thêu đôi chim đang quấn quýt bên nhau và dòng chữ thêu chỉ đỏ “Son sắt thủy chung” được trao từ tay nàng sang tay tôi khi xe chở tân binh chuyển bánh. Nàng nói với theo trong tiếng nấc: “Em chờ anh…”.
Tôi đã mang trong tim mình hình ảnh người yêu như thế ra chiến trường. Trong túi áo ngực của tôi lúc nào cũng ấp ủ, gìn giữ chiếc khăn tay nàng tặng. ở chiến trường, người lính phải chịu đựng gian khổ, thiếu thốn, bom đạn, thương vong nhưng tôi vẫn hy vọng. Tôi luôn nhớ về nàng. Những lúc tạm được nghỉ ngơi, tôi thường phác họa chân dung của nàng, khi thì trên mặt đất, lúc thì mặt trong của bao thuốc lá. Đôi khi có được trang giấy với cây bút chì mộc tôi đã vẽ đi vẽ lại nàng đang đứng trước cổng, bên hàng rào dâm bụt, tóc xõa dài vương theo chiều gió, mắt xa xăm đang dõi về phía trước ngóng đợi…
Chiến tranh kết thúc, tôi cũng không hiểu do số phận hay nhờ niềm tin về tình yêu mà mình đã may mắn còn lành lặn trở về. Trong túi ngực vẫn ấp ủ chiếc khăn tay nàng tặng đã chuyển màu cùng thời gian, từng thẫm đẫm mồ hôi, nước mắt của tôi hơn sáu năm trời. Nhưng tất cả, mãi mãi chỉ là những kỷ niệm…
Nàng đã lấy chồng, có con… Tôi cay đắng, đau khổ, điên loạn và thù hận. Trái tim tôi gào thét… Thật lạ lùng là tôi không thể oán giận nàng để kết tội nàng đã phản bội tình yêu. Chiến tranh mà, nàng là phận gái… Thế nên, âm hưởng của nàng, hình bóng của nàng không thể xóa nhòa trong tâm khảm của tôi…
Ông lại giơ tay vuốt ngược mái tóc để lộ vầng trán thanh cao. Nhìn sâu vào mắt bà. Bà cúi xuống, tránh cái nhìn của ông, như muốn giục ông nói tiếp.
- Cho đến khi gặp Mình, qua ánh nhìn trực diện của cô gái mười chín tuổi có đôi mắt đen sáng long lanh khiến tôi có dự cảm đó sẽ là điểm tựa cho một cái gì đó…
Chúng mình yêu nhau, rồi cưới nhau như có một định mệnh. Lúc đó tôi lại thấy ngập tràn hạnh phúc. Tôi nghĩ cuộc đời đã đền bù cho tôi lấy được Mình. Thâm tâm tôi muốn đem lại cho Mình thật nhiều hạnh phúc. Xót xa thay, tôi sống bên Mình, muốn toàn tâm toàn ý chăm lo hạnh phúc gia đình mà hình ảnh người yêu xưa không thể phai mờ, cứ sống động trong tôi. Những bức tranh về đàn bà tôi vẽ, không ít thì nhiều đều có hình bóng nàng trong đó. Chúng đều được bạn bè tán thưởng. Tôi cũng đọc được ánh mắt thán phục, xen lẫn hờn ghen của Mình khi ngắm những bức tranh đó. Sự mất mát của mối tình đầu đã làm tâm tính tôi đổi khác. Nó khắc nghiệt, khô khan, nhiều lúc trở nên vô tình với cuộc sống xung quanh. Tôi cũng không hiểu nổi bản thân mình, cứ mãi đắm chìm trong cái ham muốn ích kỷ của mình là vẽ và vẽ…

Bàn tay với những ngón thon dài, trắng xanh của ông lại với về phía giữa bàn, từ từ nâng ly nước. Nuốt nhẹ ngụm nước chè, ông xoa tay lên vùng ngực trái rồi dịu giọng nói tiếp:
- Tôi thật có lỗi với Mình. Việc Mình sửa soạn định lặng lẽ ra đi hôm nay đã thức tỉnh tôi. Mình nói về quê sống với người bạn gái, nhưng tôi biết Mình về đó còn vì một người. Người đó hơn ba mươi năm trước đã yêu Mình lắm. Nhưng sự dun dủi của số phận đã đẩy Mình đến với tôi làm bạn trăm năm. Điều khiến tôi phải day dứt là đã không yêu Mình được như Người ấy. Phải chăng giờ đây Mình muốn đi tìm một thứ quý giá mà biết rằng sẽ không thể tìm được…?

Bà giật mình khi nghe ông hỏi đúng điều mà bà cũng đã nhận ra từ lâu. Bà nhìn ông thăm dò, nước mắt lại tuôn rơi, bà không thể kìm được những nỗi niềm đang trào dâng lên trong lòng.
Ông im lặng để bà khóc, khóc được sẽ vợi đi nỗi buồn, nỗi đau trong sâu thẳm trái tim mình. Mãi rồi bà cũng lặng dần. Bà hít một hơi dài, chậm rãi nói:Hôm nay Mình đã giúp tôi hiểu được ngọn nguồn để lý giải về cái vách ngăn vô hình giữa chúng ta. Lâu nay, tôi chỉ biết thầm trách cho số phận của mình duyên thì có mà tình thì không. Thật lạ là những lúc hờn tủi như thế, kỷ niệm xưa của tôi với Người ấy hay dội về bất chợt, khiến tôi có những liên tưởng vu vơ. Như có một tiếng gọi thiết tha từ một miền sâu thẳm trong tâm thức cứ thôi thúc tôi. Tôi thấy mình được an ủi phần nào, nỗi buồn trong tôi dịu lại. Đã bao lần tôi tự hỏi mình, chẳng lẽ hơn nửa đời người còn đi tìm cái không thể tìm lại được sao?...

Một nụ cười thoảng qua trên môi bà, đôi mắt buồn chớp nhẹ. Ông chợt nhận ra bà còn rất trẻ so với tuổi năm mươi của bà. Ông quả đã không lầm khi cảm nhận ánh nhìn trực diện từ đôi mắt đen sáng long lanh của bà ngay lần đầu mới gặp, sẽ là điểm tựa cho một cái gì đó. Ngày ấy, ông không phân định được. Còn bây giờ, ông hiểu đó là điểm tựa cho cả cuộc đời và sự nghiệp của ông.Bà nhẹ nhàng đứng dậy, không nhìn ông, bà nói nhỏ:
- Tôi thấy đau đầu, muốn đi nằm một chút. Mình cất giùm tôi va ly vào buồng nhé.

Bà Hiền nằm liền một tuần. Ông lóng ngóng lo cơm nước cho mình và thuốc thang cho vợ. Tạm thời dứt mình khỏi giá vẽ, ông tất bật ra vào thật tội nghiệp.
Đã lâu rồi, gần như là từ khi lấy bà, bây giờ ông mới lại phải làm những việc quá thường nhật này. Cũng may, bà có nhiều bạn bè, họ thường đến thăm hỏi, đỡ đần…

Đúng ngày rằm tháng đó, bà Hiền thấy người tỉnh mỉnh hơn. Khi hoàng hôn xuống, bà nói với ông:
- Ngần ấy năm chúng mình lấy nhau, sống giữa thành phố biển nên thơ như thế này mà chưa một lần cùng nhau ngắm biển. Mình thấy có lạ không? Hôm nay, tôi muốn chúng mình ra với biển, được không Mình?Ông lặng lẽ nhìn bà rồi gật đầu…

Gió từ biển thổi vào bờ mát lạnh làm bay bay chiếc khăn màu tím bà quàng ngang cổ. Chiếc khăn này ông tặng bà hồi mới quen nhau, thi thoảng bà mới lấy ra quàng.
Khi hai người ngồi xuống dải cát mịn màng còn mang hơi mặn của sóng thủy triều, cũng là lúc trăng từ từ nhô lên khỏi mặt biển. Tiếng sóng vỗ nhè nhẹ. Một vùng sáng lóng lánh như dát bạc lan tỏa trên mặt biển tạo khoảng không vừa lung linh, vừa huyền ảo. Hai người cùng im lặng, mải đắm chìm với suy nghĩ của riêng mình, Hình như lúc này đây, trước cảnh đẹp kỳ diệu của biển trong đêm trăng tĩnh mịch, họ mới cùng cảm nhận hết được hàm ý của câu ngạn ngữ “Biển lặng thường có sóng ngầm”.

Phải chăng cuộc đời mỗi người cũng như mặt biển kia, ngay cả khi phẳng lặng, hiền hòa, nên thơ là thế, mà sâu thẳm trong lòng nó vẫn tiềm ẩn những con sóng ngầm bớt chợt có sức tàn phá khôn lường.
Bất giác, bà Hiền cảm thấy trong người nhẹ nhõm lạ thường, những đợt sóng dữ dội trong lòng đang dần dần lắng lại. Bà nhìn sang bên cạnh, ông đang hít sâu hương vị mặn nồng của biển, lặng lẽ nắm tay bà xiết nhẹ …

Nha Trang – 10/8/1996

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Hihihihihiiiiiiii


Hết mưa là nắng rồi đấy thôi,

Có Ủng cũng khô cóng cong còng

Khua môi múa mép rồi còn mếu

Đánh động dân làng rủ lòng ....yêu!

VA

KINH THÀNH THĂNG LONG( P 1 )

Nhân dịp 1000 năm Thăng Long sưu tầm và giới thiệu một số bức ảnh về Hà Nội xưa.

Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại thành mới nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời vua trước vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành.
Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh.
Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây.
Ở trong, giữa hai phố Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương là khu vực Hành cung.
Thành mở ra 5 cửa: cửa Đông (ứng với phố Cửa Đông), cửa Tây (ứng với phố Bắc Sơn), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam, cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học).

Năm cửa thành thể hiện rõ trên bản đồ Hà nội đầu thế kỉ 19

Trong thành có nhà Kính Thiên. Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành. Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy.Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành.
Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ.

Kì Đài và Đoan Môn - phần phía Nam của Hành Cung - nhìn từ phía đường Lý Nam Đế ngày nay
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m.
Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế.Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp.

Hà Nội 1885

Một góc thành Hà nội - ảnh của Hocquard chụp khoảng 1884 -1885Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Kì Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn còn lại đến nay chỉ vì chúng được người Pháp dùng cho mục đích quân sự

Một bức ảnh hiếm chụp phía trước Đoan Môn thời kì người Pháp phá thành Hà nội.
Và từ đây bắt đầu một công cuộc xây dựng và phát triển Hà nội với tham vọng dựng "một Paris thu nhỏ trong lòng Đông Dương" để thoả nỗi nhớ của người xa xứ. Công cuộc này kéo dài tới đầu những năm 40 của thế kỉ XX.

Bắc Môn thời Nguyễn (xây trên nền Cửa Bắc thời Lê) hoàn thành năm 1805, cũng như Đoan Môn kiến trúc Bắc Môn có dạng vọng lâu: Phần thành ở dưới và phần lầu ở trên.

Ảnh thành Cửa Bắc của bác sĩ Hocquard chụp khoảng 1884 -1885. Đã có dấu đạn của pháo thuyền Pháp bắn vào thành năm 1882. Xung quanh thành là một hào nước rộng với một cây cầu dẫn vào cổng thành.

Một bức nữa của bác sĩ Hocquard chụp từ phía trong thành, nơi đã đầy lính PhápSau khi chiếm thành Hà nội Pháp cho đập phá san bằng thành trì, chỉ để lại Cột Cờ, điện Kính Thiên, cung Hậu Lâu, thành Cửa Bắc.Vọng lâu trong bức ảnh này đã bị phá.

Mặt ngoài cổng thành bị bịt kín, ba chữ Chính Bắc Môn trên cổng thành không còn, trên mặt thành là đài quan sát của lính Pháp. Con đường rợp bóng cây hai bên là đường Phan Đình Phùng ngày nay



Thời kì người Pháp khẳng định vị thế của mình. Thành Cửa Bắc được nhìn nhận như một chứng tích chiến thắng: Ba chữ Chính Bắc Môn xuất hiện lại, cổng vẫn bị bịt, nhưng từ phía trong, cho phép nhận ra lối vào thành cũ, hai bức tường bên gợi lại hình dáng thành xưa, và đặc biệt họ gắn lên một tấm biển bằng tiếng Pháp: " 25 Avril 1882. Bombardet de la Citadele par les Cannonieres "Suprise" et "Fanfare".



Ba chữ "Chính Bắc Môn" trên cổng thành




Hậu Lâu là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, được xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau).


Theo một vài tài liệu Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp. Liệu đó có phải là lý do mà trong vô số những bức bưu ảnh chụp thành cổ Hà nội của người Pháp không thể tìm thấy một bức nào chụp Hậu Lâu.
Điện Kính ThiênTrung tâm của Cấm thành là Điện Kính Thiên, nằm trên trục chính tâm (đường Thần Đạo) theo hướng Nam - Bắc: Kì Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn. Không còn nhiều, nhưng đó chính là dấu xưa còn lại của nơi tập trung quyền lực cao nhất của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam
Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã dựng điện Càn Nguyên tại vị trí núi Nùng tức Long Đõ (Rốn Rồng), nơi hội tụ khí thiêng non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền. Đến 1029, vua Lý Thái Tông mở mang thêm và đổi tên thành Thiên An.
Sang đời Trần, điện được giữ nguyên tên.
Đến đời Lê, điện mới có tên là Kính Thiên. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.
Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành, điện được gọi là Long Thiên và trong suốt thời nhà Nguyễn, đây được xem là hành cung phía Bắc của các vị vua mỗi khi có việc từ Huế ra Bắc Hà.
Bức ảnh quý chụp Điện Kính Thiên từ Đoan Môn trên cho thấy con đường lát gạch dẫn đến sân điện và thềm điện.


Post lại bức ảnh Điện Kính Thiên của Hocquard.
Ngăn cách giữa điện Kính Thiên và khu vực phía Hậu Lâu đằng sau là một bức tường có trổ hai cổng đối xứng nhau. Trong ảnh cổng phía Đông đựợc chụp rõ (trong vòng tròn mầu vàng),còn cổng phía Tây bị khuất trong bóng cây)


Cổng phía Đông nằm vuông góc với đường nguyễn Tri Phương
Bức cận cảnh cho thấy lính Pháp đã đồn trú tại đây.
Hocquard viết: " Chính tại nơi đây các chiến hữu của Francis Garnier đến trú ẩn sau khi người cầm đầu của bọn họ bị giết chết. Với một số lượng ít ỏi, những chiến hữu ấy không đủ sức bảo vệ được nhiều dặm thành ngoài của Hoàng thành nên họ phải trú thân vào cả trong trung tâm này trước đã. Rồi ngay sau đó họ cũng phải rời bỏ luôn cả chiến tuyến thứ hai vẫn còn rất rộng, và vội vàng xây chung quanh nền đất của ngôi Chính điện một bức tường gạch có trổ các lỗ châu mai

Còn đây là một bức vẽ miêu tả sự canh gác của lính Pháp trong khu vực điện Năm 1886, quân Pháp đã phá toàn bộ hành cung và xây dựng một toà nhà 2 tầng ngay trên chính nền điện Kính Thiên để làm Bộ chỉ huy pháo binh.
Rồng đá Điện Kính thiên
Khi Thủ đô được giải phóng, tòa nhà chỉ huy pháo binh xưa kia được sửa sang và trở thành nhà làm việc của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tham mưu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng (toà nhà được gọi là nhà Con Rồng)
Di tích điện Kính Thiên hiện giờ chỉ còn nền điện và thầm bậc với phía trước là đôi rồng đá thời Lê dài 5.3m, chín khúc trong thế trườn xuống từ thềm điện, và hai bờ thềm bậc tạc mây lửa và hoa lá cách điệu (tạc năm 1467



Và một đôi rồng đá tạc thời Hậu Lê dài 3.4m ở phía sau điện.Cổng phía Đông dẫn vào nơi trước đây là điện Kính Thiên. Đã xuất hiện những toà nhà kiến trúc Pháp là sở chỉ huy pháo binh.




Thềm điện kính thiên



Ở hướng chụp này đã thấy phía trước là cổng phía Đông dẫn ra đường Hoàng Diệu ngày nay

Thềm điện kính thiên



Xe ngựa, xe kéo, nón mê, nón quai thao, và trang phục nhà binh - những hình ảnh thấy rất nhiều trên những tấm bưu ảnh thời thuộc địa


Nhìn lại toàn cảnh con đường chạy ngang trước điện từ cổng phía Tây

Cổng phía Tây dẫn ra đường Hoàng Diệu
Đoan Môn
Đoan môn là một trong năm di tích còn lại của thành Hà nội, nằm trên đường Hoàng Diệu.
Về quy hoạch tổng thể, kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành:
La Thành rộng lớn bao quanh phía ngoài,
Tiếp đến là Hòang Thành,
Trong cùng là Cấm Thành nơi ở của Hoàng Đế.
Đoan Môn là lần cửa trong cùng dẫn vào cung vua.
Đoan Môn hiện còn tương đối nguyên vẹn. Di tích nằm ở phía nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội.
Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê (thế kỷ XV) và đá cuốn vòm cửa. Khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang.

Hình ảnh thành Hà nội với cổng phía Nam (Đoan Môn) của bác sĩ Hocquard chụp khoảng 1884-1885
Bức bưu ảnh chụp Đoan Môn từ hướng đường Hoàng Diệu ngày nay

Đoan Môn - từ phía đương Nguyễn Tri Phương




và từ hướng Cột cờ Hà Nội với con đường ngày nay mang tên Nguyễn Tri Phương


Những bức ảnh toàn cảnh Đoan Môn từ phía ngoài như thế này giờ không thể chụp được bởi toàn bộ mặt thành bị che khuất bởi Sân vận động Cột cờ và Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội



Đoan Môn - Thang gạch lên Vọng lâu Kì đài
Cột cờ Hà Nội được xây dựng (từ năm 1805 đến 1812) dưới triều nhà Nguyễn là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897.


Bức bưu ảnh vẽ toàn cảnh thành Hà nội từ phía đường Trần Phú ngày nay cho thấy phía trước Kì Đài có một hồ nước rộng - Hồ Voi - nay là công viên với tượng ông Lenin đứng. Dòng chú thích cho biết thời điểm đó thành Hà nội đã bị người Pháp biến thành khu quân sự ( Tonkin: Mirador, Porte de l’ artellier, et caserne de la Citadelle d’Hanoi - Bắc Bộ: Tháp canh, Cổng thành, trại lính)

Với chiều cao đáng kể, Cột cờ được nhà binh Pháp khi đó dùng làm đài quan sát và trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với những đồn bốt xung quanh, ban ngày dùng làm tín hiệu, ban đêm dùng đèn.



Cột cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Có hai thang gạch dẫn lên tầng một ( thang phía Tây – hướng ra đường Hoàng Diệu và thang phía Đông hướng ra đường Nguyễn Tri Phương).Những bức ảnh dưới chụp Cột cờ Hà nội từ phía đường Hoàng Diệu qua các thời kì:




Nguồn : Chungta.com