Trong quá trình
đọc lại mình, chiều nay (13/10/2014), tình cờ mình lại dớ được một bài thơ vui Tự chúc năm Rồng. Bài thơ cũng mới làm
cách đây có vài năm nhưng mình đã quên béng đi mất. Dưới đây là nguyên bản của
nó:
Tự chúc năm Rồng
Xuân mới sắp sang tớ chúc tớ
Năm Rồng sẽ có nhiều mừng rỡ
Lăm lăm tay cuốc tỏ oai vườn
Quăm quắp chòm râu không sợ vợ
Hắn quát thì mình cứ lặng yên
Hắn cười thì ta cũng hơ hớ
Không may đụng độ phải giao tranh
Cái sỏ cái tai có thể vỡ…
Xuân Nhâm Thìn 2012
Trong cái câu “Năm rồng sẽ có nhiều mừng rỡ” thì rõ ràng là có mang cái cảm quan dự báo rồi. Trong Đọc lại mình 5 mình chả nói rõ năm 2012 đối với mình quả có nhiều niềm vui thật là gì: lên quan xóm, vợ về hưu, có cháu trai… Nhưng vì “quên béng” mất bài thơ này mà mình chưa biết rằng “những niềm vui” ấy dường như đã được dự cảm ngay từ đầu năm ? Giong điệu (văn khí) bài thơ cũng vẫn là một giọng tự trào quen thuộc. Nhưng nội dung “cười mình” thì đã hoàn toàn khác. Nó không còn là cái gầy gò của một ông già ốm đói “Tuân thì tóp thịt lại trơ gân”, cũng không còn là cái lơ ngơ của một ông già lẩn thẩn: đang mùa thu rồi mà “Ngày nào hắn cũng ngỡ là xuân”? Nó đã chuyển hẳn sang cười cái anh chàng sợ vợ. Theo cái quan niệm cổ hủ ngày xưa thì sợ vợ là hèn nhất. Vì thế cho nên những anh chàng sợ vợ cũng dễ bị coi thường nhất. Nhưng tại sao trước đây mình lại không cười nhỉ ? Có lẽ chỉ tại trước đây mình chưa nhận ra được cái anh chàng sợ vợ của mình. Chỉ từ khi được quan hệ chơi bời với các “đấng nam nhi chính hiệu”, qua “tấm gương” và những "đánh giá" của các vị ấy, mình mới dàn dần ngộ ra cái “phẩm chất sợ vợ" của mình. Nhưng giá như cái “phẩm chất sợ vợ” ấy lại là của người khác thì mình có thể khinh, có thể ghét…Đằng này nó lại là của chính mình thì khinh, thì ghét làm sao được ? Thế nên tuy bài thơ có lôi cái anh chàng sợ vợ ấy ra mà cười cợt, bêu diếu thật, nhưng hình như anh chàng ta cũng chẳng có vẻ gì là đáng khinh, đáng ghét cả:
Lăm lăm tay cuốc tỏ oai vườn
Quăm quắp chòm râu không sợ vợ
Hắn quát thì mình cứ lặng yên
Hắn cười thì ta cũng hơ hớ
Không may đụng độ phải giao tranh
Cái sỏ cái tai có thể vỡ.
Đúng là hắn có đầy đủ dáng vẻ và tính cách của một tay sợ vợ: Hắn “lăm lăm tay cuốc”đấy, nhưng chắc cũng chỉ ra oai với vườn thôi chứ đố dám cuốc mặt vơ. Hắn sợ vợ nhưng luôn tỏ ra là mình không sợ vợ. Đặc biệt là hắn rất nhạy cảm trước thái độ của vợ. Vợ hơi căng một tý là hắn nín thinh ngay. Nhưng những khi vợ vui vẻ thì hắn cũng “phớ lớ” ra trò. Một anh chàng sợ vợ như thế thì khi “nội chiến” xẩy ra, thua thiệt là cái chắc. Câu thơ tuy chỉ là giả định, nhưng cái giả định ấy chắc chắn là không sai.
Bài thơ còn làm mình nhớ lại năm mình tròn 60 tuổi đã từng có một bài tự chúc:
Tự chúc tuổi 60
Năm nay tròn sáu chục xuân đời
Nhâm Ngọ xuân về tôi chúc tôi
Sớm sớm lắc lưng cho dẻo sống
Chiều chiều hít thở để dài hơi
Thưa răng mòn lợi nhai còn tốt
Miếng nạc miếng bì nuốt vẫn trôi
Thiên lý dặm xa đường chẳng ngại
Ngựa già gõ vó vẫn ròn tơi.
Xuân Nhâm Ngọ 2002
Tự chúc tuổi 60 tuy cũng có tiếng cười, nhưng tiếng cười còn song hành với sự lo lắng: lo tuổi già sức yếu, lo con cái sau này... Nhìn về tương lai thấy vẫn còn đường xa dặm thẳng lắm. Mình vẫn còn phải "lên gân" để tự chấn tĩnh. Nhưng Tự chúc năm Rồng thì khác hẳn, tiếng cười đã hoàn toàn vô tư và thoải mái. Cũng tình cờ mà hai bài thơ tự chúc ấy lại cách nhau vừa tròn mười năm.
Tự chúc năm Rồng
Xuân mới sắp sang tớ chúc tớ
Năm Rồng sẽ có nhiều mừng rỡ
Lăm lăm tay cuốc tỏ oai vườn
Quăm quắp chòm râu không sợ vợ
Hắn quát thì mình cứ lặng yên
Hắn cười thì ta cũng hơ hớ
Không may đụng độ phải giao tranh
Cái sỏ cái tai có thể vỡ…
Xuân Nhâm Thìn 2012
Trong cái câu “Năm rồng sẽ có nhiều mừng rỡ” thì rõ ràng là có mang cái cảm quan dự báo rồi. Trong Đọc lại mình 5 mình chả nói rõ năm 2012 đối với mình quả có nhiều niềm vui thật là gì: lên quan xóm, vợ về hưu, có cháu trai… Nhưng vì “quên béng” mất bài thơ này mà mình chưa biết rằng “những niềm vui” ấy dường như đã được dự cảm ngay từ đầu năm ? Giong điệu (văn khí) bài thơ cũng vẫn là một giọng tự trào quen thuộc. Nhưng nội dung “cười mình” thì đã hoàn toàn khác. Nó không còn là cái gầy gò của một ông già ốm đói “Tuân thì tóp thịt lại trơ gân”, cũng không còn là cái lơ ngơ của một ông già lẩn thẩn: đang mùa thu rồi mà “Ngày nào hắn cũng ngỡ là xuân”? Nó đã chuyển hẳn sang cười cái anh chàng sợ vợ. Theo cái quan niệm cổ hủ ngày xưa thì sợ vợ là hèn nhất. Vì thế cho nên những anh chàng sợ vợ cũng dễ bị coi thường nhất. Nhưng tại sao trước đây mình lại không cười nhỉ ? Có lẽ chỉ tại trước đây mình chưa nhận ra được cái anh chàng sợ vợ của mình. Chỉ từ khi được quan hệ chơi bời với các “đấng nam nhi chính hiệu”, qua “tấm gương” và những "đánh giá" của các vị ấy, mình mới dàn dần ngộ ra cái “phẩm chất sợ vợ" của mình. Nhưng giá như cái “phẩm chất sợ vợ” ấy lại là của người khác thì mình có thể khinh, có thể ghét…Đằng này nó lại là của chính mình thì khinh, thì ghét làm sao được ? Thế nên tuy bài thơ có lôi cái anh chàng sợ vợ ấy ra mà cười cợt, bêu diếu thật, nhưng hình như anh chàng ta cũng chẳng có vẻ gì là đáng khinh, đáng ghét cả:
Lăm lăm tay cuốc tỏ oai vườn
Quăm quắp chòm râu không sợ vợ
Hắn quát thì mình cứ lặng yên
Hắn cười thì ta cũng hơ hớ
Không may đụng độ phải giao tranh
Cái sỏ cái tai có thể vỡ.
Đúng là hắn có đầy đủ dáng vẻ và tính cách của một tay sợ vợ: Hắn “lăm lăm tay cuốc”đấy, nhưng chắc cũng chỉ ra oai với vườn thôi chứ đố dám cuốc mặt vơ. Hắn sợ vợ nhưng luôn tỏ ra là mình không sợ vợ. Đặc biệt là hắn rất nhạy cảm trước thái độ của vợ. Vợ hơi căng một tý là hắn nín thinh ngay. Nhưng những khi vợ vui vẻ thì hắn cũng “phớ lớ” ra trò. Một anh chàng sợ vợ như thế thì khi “nội chiến” xẩy ra, thua thiệt là cái chắc. Câu thơ tuy chỉ là giả định, nhưng cái giả định ấy chắc chắn là không sai.
Bài thơ còn làm mình nhớ lại năm mình tròn 60 tuổi đã từng có một bài tự chúc:
Tự chúc tuổi 60
Năm nay tròn sáu chục xuân đời
Nhâm Ngọ xuân về tôi chúc tôi
Sớm sớm lắc lưng cho dẻo sống
Chiều chiều hít thở để dài hơi
Thưa răng mòn lợi nhai còn tốt
Miếng nạc miếng bì nuốt vẫn trôi
Thiên lý dặm xa đường chẳng ngại
Ngựa già gõ vó vẫn ròn tơi.
Xuân Nhâm Ngọ 2002
Tự chúc tuổi 60 tuy cũng có tiếng cười, nhưng tiếng cười còn song hành với sự lo lắng: lo tuổi già sức yếu, lo con cái sau này... Nhìn về tương lai thấy vẫn còn đường xa dặm thẳng lắm. Mình vẫn còn phải "lên gân" để tự chấn tĩnh. Nhưng Tự chúc năm Rồng thì khác hẳn, tiếng cười đã hoàn toàn vô tư và thoải mái. Cũng tình cờ mà hai bài thơ tự chúc ấy lại cách nhau vừa tròn mười năm.
13/10/2014
Đỗ Đình Tuân
Nhân đọc: "Đọc lại mình (6)" của ĐĐT thấy có bài "Tự chúc tuổi 60".XH chợt nhớ; XH cũng có một bài: "Tự thọ tuổi 60". Mình xin được chép ra đây và mời các bạn cùng thưởng lãm:
Trả lờiXóaThế là ta đã sáu mươi
Với một trăm sáu phần Người đã qua
Hết xuân nhưng chửa hẳn già
Vẫn say với nghiệp như là đang soan
Đời riêng cũng tạm chu toàn
Ấm êm đôi ngả song loan vẹn tròn
trời cho thêm cháu thêm con
sáu mươi mà thấy như còn đương xuân
Xin được kính các Bạn
Các cụ xưa thường ví von về đời người:...Ba vạn sáu nghìn ngày trôi mau.Ở đây,Xuân Hiểu viết:"Với một trăm sáu phần Người đã qua"(160 hay 106% đây)?
Trả lờiXóaAnh Ngôi cứ vờ ngây ngô để bắt bẻ Xuân Hiểu đấy thôi. Câu thơ trên chắc ai cũng hiểu rằng phải ngắt ý ở từ trăm: " Với một trăm, sáu phần Người đã qua" chứ. Trong thơ nhiều khi không cần dấu người đọc vẫn luận ra. Có điều ở đây, theo thiển ý của Song Thu thì nên thay từ "Người" bằng từ Đời sẽ hợp lý hơn chăng?
Trả lờiXóaCảm ơn ST đã 'BÊNH', XH xin vẫn được để từ "NGƯỜI' vì chỉ có "NGƯỜI" thì mới "NGƯỜI" được. Theo XH nghĩ câu "Ba vạn..." đúng là để chỉ..."ĐỜI" nhưng nhất định phải là đời "NGƯỜI" chứ không thể lẫn vào đâu được.
XóaCòn đối với ý kiến của TAN - XH xin tự lí giải thế này: XH chia 100 năm của 1 đời người thành 10 phần và coi ai đã sống được 60 rồi thì là đã sống được 6 phần ...70 là bấy phần vậy đó.
Song Thu quả là TINH trong thẩm thơ - Không LƠ NGƠ như TẠ !
Trả lờiXóa