Gió cứ thổi và trời trắng mưa bay
Có ai hiểu nỗi lòng
người thiếu phụ
Ngọn đèn đơn đêm đêm lẻ
bóng
Mãi âm thầm bao kỉ niệm
khôn nguôi
( Góc phố chiều mưa)
Có khi nó lại
chơi vơi mà xa xót ngay cả chốn đợi chờ đến mông lung giữa dòng đời trong đục
khôn lường :
Yêu thương trót dại ngẩn ngơ
Yêu thương trót dại ngẩn ngơ
Dòng đời trong đục câu
thơ cháy lòng
( Em đợi)
Nỗi đau phận mỏng
ấy len lỏi cả vào lúc nàng nhận được lời nói yêu thương của người ta khi tuổi
đã xế chiều. Và nàng đã thảng thốt van
nài : « Xin anh đừng nói lời yêu ». Bởi nàng biết
rằng : « Anh hạnh phúc ấm êm/ Em đơn côi phận mỏng » cho
nên trong đường đời đầy gai góc này, em chẳng có một lối đi bằng phẳng đâu và
giữa cõi yêu dịu ngọt ấy em cũng chỉ nhận về những chua chát đắng cay
thôi ;
Hương tình yêu ngọt lịm
Mà vị đắng riêng em
(Đừng nói lời yêu)
Có khi nó hiển
hiện rõ ràng trong nỗi niềm tiếc nuối đến ngẩn ngơ « về một thời thiếu nữ
kiêu sa » nhưng dại khờ đã trao xương gởi thịt vào một bến đời đen
bạc :
Thôi rồi trả lại tình
anh
Dại khờ yêu đến kết thành lứa đôi
Miếng trầu thiếu nhạt chút vôi
Làm sao thắm được những lời mộng mơ
( Tiếc nụ tầm xuân)
Để nên nỗi phải dở khóc dở cười trong bóng lẻ đơn côi :
Ngu ngơ giữa
chợ bên đường
Khăng khăng ôm
mối tình thương một người
Tàn canh bạc
dở khóc cười
Cút côi lẻ
bóng một đời dở dang
( Canh bạc cuộc đời)
Không chỉ có nỗi đau lỡ dở duyên tình, nàng còn
gánh chịu nỗi đau mất đi phần máu thịt của đời mình đúng vào lúc đã đặt một
chân sang phía bên kia cái dốc cuộc đời,
đúng vào lúc tưởng như sẽ được tựa vào con mà sống. Cho nên, trong thơ nàng,
nỗi đau tột cùng ấy nó mới quặn thắt, vật vã làm sao. Nàng như trở nên hoang
dại vì mất con và ngày ngày nàng cứ tựa cửa ngóng chờ tiếng xe máy như mỗi chiều
con vẫn trở về bên mẹ : « Mẹ ngồi tựa cửa ngóng trông » hay :
« Chờ con dằng dặc cuối trời » rồi lại giật thót mình vì con
đâu còn nữa, con chẳng thể về và lòng mẹ tái tê, tim mẹ đớn đau, một nỗi đau
không bao giờ liền sẹo :
Héo
hon tận đáy nỗi niềm
Nhớ
con tim mẹ sao liền vết đau
( Chờ con)
Và mỗi lần làm giỗ cho con lại một lần nỗi đau rớm máu đến chừng như tan nát cả cõi
lòng : « Nỗi đau thắt ruột-Nỗi đau ! Xót xa xát muối nát nhàu
con tim ». Có lúc, nỗi đau ấy lại trở nên tích tụ trong câm nín lặng thầm
mà trĩu nặng cả cuộc đời vốn đã rất nhiều chìm nổi của nàng : «
Tháng ngày thùi thũi lặng im/ Thương con phận mẹ nổi chìm thiệt hơn ». Thế
rồi trong cảnh « Cửa nhà vắng ngắt, ngắn dài lệ rơi » nàng thắp hương
cho con ngày giỗ mà hồn cứ chìm đi trong niềm nguyện cầu tha thiết mong được
gặp bóng hình con giữa bảng lảng khói
hương :
Thắp cho con
nén tâm hương
Nguyện cầu
hình bóng khói sương con về
(Nhớ con ngày giỗ)
Còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người mẹ nuôi con từ hòn máu đến khi
con trưởng thành, to cao lừng lững, có công ăn việc làm ổn định thế mà bỗng
chốc mất con để bây giờ chỉ ao ước cái hình hài cụ thể của con xưa giờ hãy về
đây trong mơ hồ, lãng đãng trong phảng phất như khói như sương với mẹ con
ơi ?!
Phải chăng vì niềm riêng
nhiều đớn đau đến nhường ấy nên đọc thơ
Thanh Huyền, ta thấy nàng rất giàu cảm thương những người bạc phận ? Này
đây là nỗi lòng của nàng với người con gái quá lứa lỡ thì : « Xuân
chiều muộn đủ mọi điều / Đường quê em bước liêu xiêu bóng tà / Lỡ duyên cao số
những là / Chuyến đò em đợi đi xa mất rồi » (Xuân chiều). Đây lại là tình
thương của nàng với người thiếu phụ phải bỏ con ở nhà mà tha hương nơi xứ người
đất khách làm ô sin kiếm tiền nuôi con : « Ô sin cách mấy phương
trời / Tha hương đất khách xứ người ai hay » (Tha hương). Khi đến thăm
người phụ nữ có chồng hy sinh nơi chiến trận rồi ở vậy thờ chồng, bằng trái tim
nhạy cảm, nàng đã thấu hiểu nỗi khát khao làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ đó và
diễn tả bằng những câu thơ chân mộc mà vẫn đủ sức lay động lòng ta :
Mảnh mai phận
gái bơ vơ
Tiễn chồng ra
trận nào ngờ lẻ đôi
Đêm đêm chợt
tỉnh giấc mơ
Thèm nghe một tiếng con thơ trong
nhà
(Chinh phụ thờ chồng)
Nàng thương người bạn gái, tuổi vào thu mà tan vỡ gia đình đang bơ vơ không
có một mái nhà của riêng mình nên chưa biết về đâu giữa những ngày nghỉ tết
nguyên đán:
“Xuân về
vui đủ mọi nơi
Em tôi vội
bước chơi vơi cuối đường
Em về đâu
giữa đời thường
Về đâu sưởi
ấm yêu thương vỗ về”
(Tặng em)
Thậm chí, gặp người thôn nữ một mình tát nước gầu dây ven đường, nàng đã
ngùi ngùi thương cảm và muốn mình hóa thân thành một đấng nam nhi để được tát
nước cùng nàng thôn nữ ấy:
Chiều hôm
nắng trải êm đềm
Em đi tát
nước mình em qua ngày
Múc, đổ,
lôi, kéo sao đây?
Mượn cây
làm cọc buộc dây thay người
Thế rồi
nước cũng reo vui
Theo tay
từng nhịp giữa trời quê hương
Anh đi qua
lại thấy thương
Muốn làm
thay cọc bờ mương tát cùng
( Tát nước)
Thực tình là tôi rất khó hình dung ra cách tát nước của cô thôn nữ này.
Bởi vì, đã từng đi tát nước gầu dây nên tôi hiểu đây là một việc làm đòi hỏi sự
nhịp nhàng, đồng điệu trong từng động tác giữa hai người. Từ việc thả dây, vục
nước đến cánh ưỡn người kéo nước, cách nâng tay đổ nước. Nếu một người biết tát
mà một người mới tập thì đã thấy không ăn nhập mấy rồi còn cả hai người mới tập
thì gầu được gầu hỏng, lóng nga lóng ngóng lướ qua lướ quớ trông buồn cười lắm.
Thế mà cô thôn nữ ở đây lại “ Mượn cây làm cọc buộc dây thay người” thì không biết là sẽ tát múc ra sao? Nhưng
đọc bài thơ của Thanh Huyền, tôi cứ thấy vừa thương cảnh ngộ, vừa cảm phục cách
sáng tạo trong lao động của cô thôn nữ. Đặc biệt là tôi cảm nhận được giá trị
nhân văn toát lên trong bài thơ khi Thanh Huyền bỗng thoát xác để trở thành một
anh chàng giàu cảm thông,tình nguyện tát nước cùng thôn nữ làm cho bài thơ có
một nét vui bật lên từ cảnh ngộ buồn, một nét đẹp bật lên từ nỗi vất vả.
Có lòng yêu thương
những con người thua thiệt đến thế nên tình cảm với cha, mẹ, với anh chị em
trong gia đình nơi thơ Thanh Huyền cũng thật thiết tha đằm thắm. Nàng thương
cha già mà vẫn phải tần tảo sớm hôm và muốn tìm lời hát ngọt ngào nhất tha
thiết nhất dâng tặng cha. Nàng mừng vì cha thêm tuổi mới mà vẫn mạnh khỏe. Nàng
trân trọng tình yêu thương các con lặng thầm và sâu sắc của cha :
Đêm trăn trở tìm câu hát tặng cha
Mừng xuân
về cha được thêm tuổi mới
Cả đời cha
lúc nào cũng vội
Dành tình
thương thay tất cả muôn lời
Với nàng, sức khỏe của cha, tuổi thọ của cha là món quà vô giá, là niềm
sung sướng, tự hào của con cháu trong nhà: “ Mùa xuân nay cha khỏe mạnh hơn xưa
/ Món quà quý, niềm tự hào con cháu” ( Thương cha). Điều này có thể là không
mới, không đặc biệt, thậm chí là phổ biến, là xưa như trái đất nhưng dù sao thơ
viết về cha như thế vẫn làm cho người đọc thấy ấm lòng và chắc chắn là cha nàng
cũng cảm nhận rõ ràng mình được con thấu
hiểu, trân trọng, đền đáp mà càng thêm khỏe, thêm vui.
Nàng nức nở, nghẹn lời bên mộ mẹ và hình dung
rõ mồn một về hình ảnh mẹ với biết bao vất vả toan lo trong cuộc đời “gánh cả
khóc cười trên vai” nên đã vội về già khi tuổi chửa kịp già: “Vẹt mòn bàn tay
bới chải nuôi con / Đôi chân trần bấm sâu vào khe đá / Quên nhọc nhằn mong
khoai sắn lên xanh” đến nỗi “ có được nụ cười” cũng là “ chắt ra từ nước mắt” (
Lời ru bên mộ mẹ). Những lời thơ bình dị mộc mạc thô ráp chất đời như chạy từ
hiện thực cuộc sống của mẹ vào thơ chứ không hề nói quá lên, nói bóng bẩy đi,
càng không hề có những từ ngữ biểu hiện cảm xúc như nhớ, thương, đau xót mà lại
có sức khơi gợi rất lớn về những khổ ải nhọc nhằn của mẹ và ẩn chứa tình thương
sâu đậm của con với mẹ. Thế mới biết, trong thơ không phải cứ gào lên tôi rất
yêu, rất thương, rất buồn rất đau là nói được những tình cảm đó !
Là người phụ nữ mạnh
mẽ, luôn đứng vững trước mọi thăng trầm cuộc sống, luôn vượt lên cảnh ngộ của
riêng minh nên thơ Thanh Huyền không chỉ có nỗi đau, miền thương cảm mà còn
tràn ngập niềm vui . Nàng vui khi em có nhà mới “ Đến nay kết trái đơm hoa /
Thênh thang nhà mới thế là mừng em”. Nàng mỉm cười trong sung sướng tự hào khi
thấy em gái mình đã vượt qua mọi vận hạn và vươn lên có cuộc sống đủ đầy bằng
người. Nàng hân hoan khi được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp riêng của mọi miền quê đất nước Việt Nam và nước ngoài trong mỗi chuyến
du lịch.. Ví như khi đến đất mũi Cà Mau nàng phơi phới trước cảnh trời mây sông
nước “ Trời xanh mây trắng Cà Mau” hay “ Hai bờ đước, sú gió rung / Dừng chân
cột mốc trập trùng biển khơi” và tha thiết với lời ru, câu hát giữa sông nước
bao la “ Bên bờ ai hát à ơi / Ru bồng bềnh gió, ru vời vợi sông”. Có khi nàng
lại mê mải đi tìm “cây cọ xòe ô” giữa miền trung du Phú Thọ hay thích thú đến
mê say bởi vẻ đẹp của đảo Tuần Châu, đảo Cát Bà hoặc ngỡ ngàng bởi hàng hóa
nhiều vô kể nơi chợ Cái Răng bên bến Ninh Kiều rồi lại giăng mắc với những câu
quan họ chốn hội Lim. Nàng choáng ngợp trước vẻ đẹp lỗng lẫy của cung điện Thái
Lan:”Cung điện lóng lánh sắc màu / Hoàng gia lộng lẫy tìm đâu sánh cùng” hay mê
say trước vẻ đẹp của Ma lay, Singapo… Có thể nói, dấu chân nàng đặt đến nơi đâu
thì tâm hồn nàng lại rộng mở và cảm xúc lại thăng hoa để vút lên thành thơ ngợi
ca vẻ đẹp của nơi đó.
Song có lẽ, niềm vui
lớn nhất đối với nàng là con gái trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định, có
hạnh phúc lứa đôi êm ấm mặn nồng. Đặc biệt là khi cô con gái cưng ấy lại sinh một
bé trai bụ bẫm kháu khỉnh thì niềm vui như ngập tràn hồn nàng. Nàng thấy mình
trẻ ra, hồn mình thắm lại, đời mình lên hương. Nàng ấp iu,bồng bế, ru hời trong
phơi phới hồn thơ. Với nàng, cháu không chỉ là một báu vật vô giá mà còn là một
thiên thần. Trong thơ, nhiều lần nàng thốt lên: “ Thiên thần của bà ơi” hoặc: “ Thiên thần bụ bẫm lon ton / Miệng cười chúm
chím môi son da hồng” .
Còn rất nhiều cung bậc cảm xúc trong thơ Thanh Huyền mà tôi chưa khám
phá hết hoặc chưa thể hiện ở bài viết này. Độc giả hãy khám phá thêm chắc sẽ thấy nhiều điều thú vị
khi đọc tập Trăng Quê này đấy ạ.
Tuy nhiên, tôi cũng
muốn nói thêm rằng: Trăng quê là tập thơ của cha con Thanh Huyền, hai thi nhân
không chuyên. Họ làm thơ là để trải lòng mình với cuộc sống với người thân
trong gia tộc và bầu bạn. Cho nên họ chưa có cách cấu tứ thơ chuyên nghiệp,
chưa sử dụng thành thạo các biện pháp tu
từ trong thơ để tạo ra những từ ngữ đắc địa, những thi tứ mới lạ , những sự đa
thanh đa nghĩa trong thơ để làm nên “ ý tại ngôn ngoại”. Họ cứ nghĩ sao viết
vậy ; có cảm hứng vui, buồn, yêu, ghét thế nào thì viết tuột ra thế ấy nên
không tránh khỏi sự dễ dãi, dài dòng trong thơ làm cho có những bài thơ ý đã
hết rồi mà lời vẫn còn quanh quẩn mãi. Mặt khác vốn ngôn ngữ của họ chưa phong
phú nên nhiều từ ngữ trong thơ họ còn sáo mòn, cũ kĩ . Thậm chí ở một số bài
còn thể hiện rõ sự diễn đạt vụng về, sự gò vần ép chữ khiến câu thơ chưa thanh
thoát và bài thơ còn nặng nề chưa sáng rõ ý định thể hiện của mình. Tuy vây,
đọc tập Trăng quê, ta vẫn tìm thấy tiếng lòng của những con người thật hồn hậu,
chân mộc, giàu tình yêu thương với người thân, bạn bè, với quê hương xứ sở, với
thiên nhiên, tươi đẹp của đất trời. Ta còn thấy rõ một lối sống lành mạnh khỏe
khoắn của con người giàu ý chí nghị lực luôn vượt lên gian khó, vượt lên chính
mình để xây dựng cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Đó chẳng phải là một điều đáng
quý, đáng trân trọng trong con người thơ và tấm lòng thơ của hai cha con Văn
Chuyền và Thanh Huyền sao? Và dẫu rằng chưa chuyên nghiệp trong thi pháp nhưng
ở tầm độ thơ câu lạc bộ thì đây cũng là hai cây bút rất khá không dễ gì nhiều
người có được
Trên đây là vài cảm
nhận của cá nhân tôi khi đọc tập Trăng quê chắc chắn không thể tránh khỏi sự
chủ quan, phiến diện. Nếu còn điều gì
bất cập hoặc mạo phạm rất mong được tác giả và bạn đọc lượng thứ.
Sao đỏ 30-9-2014
Song Thu
Vầy nên muốn "được thơm lây"*
Trả lờiXóaAi hay gặp phải một ngày buồn tênh.
Duyên tình vốn đã chênh vênh
Càng thương EM phải nổi nênh một mình.
*Xin đọc trong bài "THẤY"
Tình yêu gắn với giận hờn
XóaAnh buồn em hẳn buồn hơn rất nhiều
Mong sao một sớm một chiều
Bão giông tan hết lòng yêu lại đầy