Cũng
có thể trong thời gian chết lâm sàng, Trần Nhuận Minh
tình cờ lạc vào miền dân gian khác lạ, những gì ở
đây đều không giống những gì ở cõi người dù ông đã
phải “bò toài” trong hơn 60 năm qua. Để có thể lý
giải những gì mà ông đã gặp, ông đã phải đặt tên
cho miền dân gian khác lạ đó là “Miền dân gian mây
trắng”. Ông vốn là người cẩn trọng trong cuộc sống
và trong đối nhân xử thế với cõi người. Vì cõi người
này vẫn còn lắm kẻ gian manh xảo trá, ghét ghen và đố
kỵ như ông đã gặp trong “Bản xô nát hoang dã” và
“45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh”. Ông đặt tên cho
thiên phóng sự của mình như thế là một điều rất cần
thiết. Sau tên mỗi bài thơ, rất nhiều câu thơ và rất
nhiều câu kết ông còn để dấu chấm lửng (…) Hình
như ông muốn gửi gắm tới chúng ta tất cả đều dang
dở, chưa kết thúc, chưa tận cùng chấm hết. Muốn mở
ra cho ta một trường liên tưởng không dứt. Cũng như các
tác phẩm trên ở đây tôi cũng lần lượt dọc theo hành
trình của “Miền dân gian mây trắng”.
“HÒN
GÀ CHỌI…”
Cứ
từ đó mà suy ra và biện minh cho tất cả những gì đang
diễn ra ở trong “Miền dân gian mây trắng” đều là
điều có thể.
“Hòn
Gà Chọi ! Đúng là đôi gà chọi.
Tàu
rẽ trái phía bên kia
Hòn
Gà Chọi đã thành hòn Cá Chép đang bơi
Tất
cả đều đổi thay
Dù
vững bền như đá
Thay
đổi góc nhìn, chỉ cần thế mà thôi …”
Vững
bền như đá mà còn đổi thay huống gì cõi người. Chỉ
cần một ẩn dụ ấy thôi, Trần Nhuận Minh đã xua tan
tất cả mọi ngờ vực và đố kỵ về tác phẩm "Miền
dân gian mây trắng". Nhưng hiểu như vậy theo tôi vẫn
là chưa hết những thông điệp mà bài thơ còn ẩn chứa.
Đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào một điều gì. Tất
cả đều có thể đổi thay khi ta đổi góc nhìn, thay đổi
nhận thức. Một thời ta đã như Nhà thơ Việt Phương đã
viết: "Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy
Sỹ. Trăng Bắc Kinh tròn hơn trăng Mỹ". Một thời
tất cả mọi thông tin về tư bản đều bị bịt kín, bị
bóp méo. Một thời chủ nghĩa giáo điều đã tàn phá đất
nước này tan hoang kiệt quệ. Giờ cũng đất nước ấy,
con người ấy ta đã biết thay đổi góc nhìn thì nền
kinh tế (vâng chỉ kinh tế thôi) đã trở nên phồn
thịnh. Vâng:
"Thay
đổi góc nhìn, chỉ cần thế mà thôi"
“ANH
ĐÂY CÔNG TỬ”…
Đây
là bài thơ rất đậm chất hài hước dân gian, là Công
tử mà không một xu dính túi đến nỗi đi đón người
yêu còn phải:
“Chờ
anh, anh đón em về
Anh
còn mượn áo, với thuê cái quần”
Và
chàng công tử này cũng giàu lắm:
“Vàng,
đô ư ?
Có
! Lúc cần mới tiêu
Biết
khi nào vị công tử cần tiêu và tiêu vào việc gì ? Vì
thế cái “Vàng, đô” ở đây chỉ là cái hão
huyền, khoác lác với người yêu:
“Mai
anh bán nắng bến Triều
Bán
mưa chợ Cháy nộp cheo cho làng”
Và:
“Xe
công nông rất rộn ràng
Rước
dâu mời cả họ hàng cùng đi”
Đúng
là chuyện cười ra nước mắt !
“VẪN
CÒN ĐÂY…”
Đã
rất nhiều Nhà thơ viết về chuyện Tấm Cám, khen chê,
lý giải đủ điều về tội ác của Tấm. Có Nhà thơ
nhạc sĩ còn lấy hình ảnh Tấm là biểu tượng cho những
cô gái trung hậu đảm đang ở nông thôn Việt Nam. Cũng
rất nhiều người lý giải và bất bình với tội ác man
rợ của Tấm. Một truyện cổ tích mang tính ác và tính
bạo lực như vậy có nên đưa vào sách giáo khoa cho trẻ
con học hay không ? Có lẽ ngành giáo dục cũng cần xem
xét lại. Cũng có người biện minh cho tội ác của Tấm
là do vua chẳng ra vua, chỉ quẩn quanh với quả thị, với
gốc xoan đào, với con chim vàng anh mà quên đi chức phận
làm vua là phải biết ban điều thiện và trừng trị tội
ác nên cái ác mới sinh ra. Cũng có Nhà thơ trong đó có
Trần Nhuận Minh thì coi đây là quy luật tất yếu khi địa
vị xã hội của con người thay đổi thì nhân cách cũng
thay đổi. Ở địa vị càng cao thì sự gian manh, xảo trá
độc ác càng cao, càng man rợ:
“Man
rợ và thấp hèn
Cô
Tấm vợ vua là một người như thế
Ta
yêu suốt tuổi thơ là cớ làm sao ?...”
Một
câu hỏi đang xoáy vào tim óc của ngành giáo dục. Cô Tấm
ấy không hiểu vì sao cứ tồn tại “Như vẫn còn đây
trong mùa trảy hội” thì thật là man rợ, thật đại
loạn.
“TA
QUA BẾN LÚ…”
Chỉ
cần mấy câu thơ mà Trần Nhuận Minh đã khắc họa được
sự hủy hoại nhân cách, sự hỗn mang của “Miền dân
gian mây trắng”:
“Ta
rằng: Thiên hạ khác rồi
Chẳng
ai đọc sách nghe lời vua ban
Vua
rằng: Tớ bảo các quan
Ta
rằng: Quan bận săn toàn đô la”…
Một
xã hội chỉ lấy đồng tiền làm mục tiêu của cuộc
sống !
“EM
ĐI BIÊN GIỚI…”
Chuyện
mẹ chồng nàng dâu trong dân gian được Trần Nhuận Minh
khai thác để tố cáo cái ngu dốt ở cõi người:
"Em
đi biên giới buôn cam
Mẹ
chồng lại bảo đi làm ba toa"
Chuyện
tưởng chỉ có thế mà mẹ chồng nàng dâu lại đưa nhau
ra tòa và ông quan tòa lại quá ngu dốt:
Quan
tòa bắt giải trình toa hàng gì ?...
Chữ
"toa" lò mổ mà ông quan tòa lại hiểu là "toa
hàng", thì thật ngu dốt đi đến tận cùng. Không thể
tin cậy vào quan tòa, mẹ chồng nàng dâu lại lôi nhau:
"Về
làng hỏi cụ trưởng chi
Cụ
trưởng chi bảo ba thì hơn hai"
Và
chữ "ba" bây giờ lại được cụ trưởng chi
hiểu là số lượng. Trong cái dốt nát ngu tối nàng dâu
chỉ biết ngửa mặt kêu trời:
"Chao
ôi ! Nước rộng, non dài
Nỗi
oan, em biết cậy ai bây giờ"
Nước
thì rộng, non thì dài, ở đâu cũng chỉ một lũ quan tòa,
trưởng chi dốt nát ấy mà thôi.
“TỪ
XỬA TỪ XƯA”
Ngày
xưa thời Khổng Tử đã biết lấy dân làm gốc, tất cả
cho dân và vì dân và ngày nay ta cũng đang nói chính như
thế, không chỉ một lần mà ngàn lần. Nhưng người dân
ở đây cứ như cái thớt, ai muốn chặt chém băm vằm
thế nào cũng được. Bao chuyện trái ngang dân giơ đầu
ra chịu. Hỏi ai ai cũng lắc đầu im lặng:
“Mọi
đặc quyền đều xúc phạm Nhân Dân
Và
bất công như quả bóng lăn tròn
Từ
chân người này sang chân người khác
Im
lặng là vàng ư?
-
IM LẶNG LÀ TỘI ÁC…”
“ÔNG
GIÀ NẰM TRONG QUAN TÀI…”
Chuyện
đời thật quá éo le đến nỗi người chết nằm trong
quan tài mà không thể chịu nổi. Chết rồi còn phải
vùng dậy mà kêu mà van. Chuyện ma chay cưới xin, mừng
thọ, khao lão mẹ cha thời hiện đại của các ông quan
đầu huyện, đầu tỉnh, đầu ngành đã gieo rắc nỗi
khủng khiếp kinh hoàng cho các cán bộ công nhân nghèo
khổ. Sau mỗi đám tang, đám hỷ như thế các ông quan thu
về tiền tỷ. Nhưng chính đây cũng là dịp các quan dưới
chức dưới quyền tỏ lòng trung thành mẫn cán làm kiếp
chó dê trâu ngựa. Ông già nằm trong quan tài:
“Đời
ông theo gót Cụ Hồ
Muối
vừng cơm nắm… cầm cờ tiên phong
Một
trai duy nhất, con ông
Làm
quan đầu tỉnh cũng không kém đời…”
Cũng
chính nhờ chức quan đầu tỉnh mà kéo về đây một lũ
lốc nhốc áo xô, khăn mấn là con trai, con dâu, con gái,
con rể hờ. Ông già đã vùng dậy:
“Oan
tôi ! Xin chớ nghi ngờ
Tôi
không con bịch con bồ ở đâu
Bực
mình… muốn nói một câu
Mà
không cất nổi cái đầu được lên…
Con
ơi
Ông
khẽ khàng rên...
Nỗi
đau thành cỏ mọc trên nấm mồ...”
Nỗi
đau đời, nỗi đau của ông già một thời theo Cụ Hồ
giờ còn mãi, còn mãi vì cỏ xanh tượng trưng cho sự bất
diệt.
“NGÀY
NÀY THÁNG NỌ…”
Chuyện
thật mà như đùa, tất cả đều xảo trá và gian manh đến
như:
“Ngày
này, tháng nọ, năm kia
Nàng
trong khách sạn cặp kè một anh
Anh
này đang tiến bộ nhanh
Vừa
Giám đốc Sở vừa Thành ủy viên
Hai
người đứng ở hàng hiên
Hôn
nhau một cái, rồi lên trên lầu…”
Chuyện
nhân tình nhân ngãi, bồ bịch tùm lum như thế giữa ban
ngày ban mặt. Chuyện cứ như ở đâu đó trong “Miền
dân gian mây trắng”. Đến như thế này là cùng đường
rồi. Chuyện hôn nhau một cái bên hàng hiên giữa một
ông Thành ủy viên và một cô gái buôn Tần bán Sở.
Chuyện dẫn nhau lên lầu trong khách sạn đã là chuyện
thường tình của đời nay. Một Thành ủy viên mà như
thế đó ! Và một người nhân cách như “nàng” mà giờ
đây:
“Mừng
nàng làm cán bộ rồi
Có
hai con gửi hai nơi xa nhà"
Với
một câu thơ chắc như đinh đóng cột:
"Một
con thì giống Chánh tòa"
Ông
Chánh tòa mà cũng bồ bịch hủ hóa như thế ư ? Và một
câu:
"Một
con … như là … Cục trưởng Hải quan”
Sự
ỡm ờ ở đây nó chở được sự châm biến, mỉa mai
sâu sắc, ta hiểu thế nào đây câu thơ này: Như là ...
con, hay cũng chính là cục trưởng Hải quan. Một cục
trưởng đạo mạo danh giá như thế qua thơ Trần Nhuận
Minh lại trở thành một đứa con của một gái bán hoa.
Mà đã là con thì có thể rầy la, chửi mắng và sai
khiến. Đúng là một lũ nô lệ của tình dục. Cái giá,
cái nhân phẩm của ông Chánh tòa, của ông Cục trưởng
Hải quan đã bị nhấn chìm xuống tận bùn đen chỉ bằng
hai câu thơ tài hoa và dũng cảm đến độ thượng thừa.
Phải chăng chuyện như thế ở “Miền dân gian mây trắng”
chứ không phải ở cõi người.
“Miền
dân gian mây trắng” chỉ có 43 bài thơ mà đã vạn ngàn
trái ngang dâu bể. Vẫn còn rất nhiều điều mà Trần
Nhuận Minh muốn gửi gắm nhưng đã đến lúc tôi dừng
lại. Tôi đã hoàn toàn kiệt sức khi phải cùng ông lãng
du trong “Miền dân gian mây trắng” ấy. Ông xê dịch
phần hồn trong đó với tốc độ của ánh sáng 32 vạn
km/giây. Còn tôi xê dịch cái thân xác nặng nề già cỗi
này sao cho kịp cái mênh mông trời bể của ông. Chỉ
mong rằng những gì mà Trần Nhuận Minh đã viết, đã
phơi trải nó chỉ ở trên, ở trong “Miền dân gian mây
trắng” mà đừng giáng xuống cõi đời này nữa vì cõi
đời này cũng đã lắm nguồn cơn dâu bể trái ngang lọc
lừa lắm rồi.
“MỘT
QUYẾT ĐỊNH DŨNG CẢM NHƯNG BẤT CÔNG”
Khi
đọc lời thưa đầu sách của “Bốn mùa” tôi thực sự
trăn trở vì Trần Nhuận Minh đã quyết định loại bỏ
những sáng tác của ông từ 1960 đến 1985. Ông chỉ giữ
lại 29 bài và để nó vào phần phụ lục: “Gửi lại
dọc đường”. Tôi coi đó là một quyết định vừa
dũng cảm nhưng cũng vừa bất công.
Dũng
cảm vì dám từ bỏ một quá khứ, một phần tư thế kỉ
văn học mà không phải ai cũng có thể có được. Còn
bất công vì dù sao đó cũng là những đứa con tinh thần
mà ông đã mang nặng đẻ đau trong 25 năm có lẻ. Và bây
giờ, bình tĩnh ngồi đọc lại, nó vẫn có nhiều cái
được của một thời văn chương, như nhiều tác giả
khác.
Một
điều chắc chắn rằng những tập thơ của một thời ấy
sống được, tồn tại được là cả một sự cạnh
tranh khốc liệt lắm. Thời ấy để ra đời một tập
thơ đâu có dễ dàng gì, ba bốn lần kiểm duyệt, tiền
nong của Nhà nước bỏ ra thì trước hết thơ phải phục
vụ Nhà nước. Có nghĩa là tính tư tưởng của nó phải
đạt được chuẩn mực của xã hội đương đại và
người đọc đương đại. Số sách thời đó bao giờ
cũng xuất bản với số lượng bản in rất lớn. Thơ
thời đó có mặt khắp các hiệu sách nhân dân ở bất
kỳ nơi nào. Nghĩa là đối tượng đọc sách đa số là
nhân dân. Còn bây giờ ai có tiền cũng có thể in thơ và
đó có phải là thơ không thì còn phải bàn nhiều lắm.
Tự bỏ tiền in thơ thì số lượng phát hành nhỏ nhoi
đến thảm hại.
Nhưng
càng đọc kỹ thơ Trần Nhuận Minh tôi càng đồng thuận
với quyết định của ông. Vì ông đã từng chua chát:
“Tôi
già rồi
Chẳng
biết giấu vào đâu
Nỗi
ngu dại học từ thời tốt đẹp”
Đó
cũng là một lý do biện minh cho quyết định của mình.
Như đầu bài tôi đã viết Trần Nhuận Minh luôn muốn
làm mới mình, muốn vượt lên chính mình. Ông biết đoạn
tuyệt với những gì của quá khứ, thơ ngây, ấu trĩ về
nhận thức của mình là một điều dũng cảm. Vậy mà
sao tôi vẫn thấy nao lòng tiếc nuối. Biết đâu khi được
đọc toàn bộ tác phẩm của ông, người đọc lại càng
cảm thông và trân trọng với di sản văn học của ông
hơn. Có thể bây giờ quyền quyết định là của ông về
số phận tác phẩm của mình, còn mai sau… hậu thế sẽ
giữ lại những gì mà ông đã đoạn tuyệt. Tôi tin điều
đó sẽ trở thành hiện thực và hậu thế sẽ hiểu hơn
về con người và hành trình văn chương của Trần Nhuận
Minh.
Giờ
tôi xin nói đôi điều về hai bài thơ của ông đó là
“Thành phố bên này sông” và nhất là “Một trăm bước
cuối cùng” trong phần phụ lục “Gửi lại dọc đường”.
Với
hai bài thơ này dù Trần Nhuận Minh đã viết trong lời
tác giả về “Một trăm bước cuối cùng”, “Và cả
hai bên đều có rất nhiều nỗ lực tốt đẹp cho tương
lai”. Nỗ lực ấy là gì (?) thì hậu thế vẫn cần
biết đến cái mốc đau thương ấy. Dù không có tài liệu
nào công bố về thiệt hại và sự đau thương của cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng chỉ bằng hai bài
thơ này của Trần Nhuận Minh hậu thế sẽ hiểu và tự
mình định đoạt lấy vận mệnh của đất nước mình.
Vâng ! Niềm tin đừng bao giờ tuyệt đối hóa mà hãy có
giới hạn nhất là đối với ngoại bang về mọi mặt
quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Tôi
chỉ nói về hình tượng người phụ nữ trong “Một
trăm bước cuối cùng”. Trần Nhuận Minh đã cho biết
bài thơ là cảm xúc được tạo dựng lên từ một nguyên
mẫu có thực trong đời, từ một bài báo đã được in
trên Báo Nhân dân (?).
Biết
bao Nhà thơ, Nhà văn đã sáng tạo ra hình tượng người
phụ nữ Việt Nam anh dũng và bất khuất. Người mẹ vẫn
đào hầm, chị Sứ trong “Hòn đất”, chị Út Tịch
trong “Người mẹ cầm súng” thì đời vẫn tin hình
tượng người phụ nữ của Trần Nhuận Minh sáng tạo ra
trong “Một trăm bước cuối cùng” là hình tượng vĩ
đại nhất, bi tráng nhất mà văn học Việt Nam đương
đại có thể sáng tạo ra. Chị đã lấy chính cái chết
của mình, của đứa con còn quẫy đạp trong bụng mình
để tiêu diệt kẻ thù. Chị Út Tịch trên tay còn có
khẩu súng, bên cạnh còn có đồng đội. Còn người phụ
nữ của Trần Nhuận Minh biết rằng mình chỉ còn một
trăm bước nữa là mình và cả đứa con sẽ bị hủy
diệt. Nhưng chị vẫn đếm từng bước, mỗi bước đi
là gần tới cái chết. Thế mà chị vẫn đi. Đứa con
trong bụng chị cũng lên tiếng đòi sự tồn tại, nhưng
rồi nó đã biết nằm im không quẫy đạp để thức tỉnh
bản năng làm mẹ sẽ làm nhụt ý chí của chị. Quân xâm
lược đã phải đền tội. Cuối cùng là hình tượng của
người phụ nữ và đứa con bay lên cõi cao xanh vô tận.
Chị đã về với cõi vĩnh hằng trong cái rên xiết, ai
oán của kẻ thù.
Dù
đó là hình tượng do Trần Nhuận Minh sáng tạo ra nhưng
tất cả chúng ta đều nhìn rõ xương cốt và hồn thiêng
dân tộc kết tụ vào người phụ nữ anh hùng. Tất cả
dân tộc này sẽ cúi đầu trước hình hài và hồn thiêng
của chị.
Bài
thơ mãi mãi tồn tại, tồn tại vững bền là cái mốc,
là lời cảnh báo cho mọi thế lực thù địch tàn bạo
nhất. Hình tượng ấy đã và còn khắc sâu mãi trong tâm
khảm người dân Việt Nam, nhắc nhở chúng ta sống phải
nhân hậu nhưng không bao giờ được mất cảnh giác.
Trong
lời “Tự thuật” Trần Nhuận Minh đã phơi bày gan
ruột, phơi bày cuộc đời ông ra giữa cõi người mong
nhận được một lời sẻ chia, một nỗi niềm đồng
vọng:
“Viết
được một câu thơ trung thực với Nhân Dân
Tôi
đã đi qua bốn mươi năm bão táp
Cả
xã hội diệt trừ cái ác
Cái
ác vẫn ngang nhiên cười nói giữa đời”
Cổ
nhân đã dạy: “Trăm dơ lấy nước làm sạch”
(nước ở đây là vật chất có công thức hóa học là
H2O). Mọi dơ dáy bẩn thỉu vật chất đều có
thể lấy nước tẩy rửa, làm sạch. Và: “Nước dơ
lấy gươm làm sạch” (Nước là đất nước, là Tổ
quốc). Đất nước này đang bị bọn biến chất, hủ
hóa, độc ác, tham nhũng làm dơ đục. Liệu rằng câu thơ
rắn hơn cả sắt thép, sắc hơn cả gươm đao, vững bền
và bất tử của Trần Nhuận Minh và bao nhiêu Nhà thơ tâm
huyết chính trực khác có thể diệt trừ được cái ác,
có thể làm cho đất nước này đỡ dơ đục hơn không ?
Đó có lẽ vẫn chỉ là khát vọng. Ta đã từng nghe Đấng
Âm U của Trần Nhuận Minh tuyên bố một chủ thuyết xanh
rờn “Bất công còn hơn hỗn loạn”. Chủ thuyết đó
đã và đang trở thành quốc sách thì tất cả vẫn chỉ
là ước mơ và khát vọng. Nhưng nếu ta sống mà không có
ước mơ và khát vọng ta sẽ sống như thế nào và sẽ
sống bằng gì ? Ta phải tin vào điều thiện rồi sẽ có
một ngày xã hội này sẽ trở nên tự do, dân chủ, công
bằng và văn minh. Ta tin rồi sẽ có một ngày khi chân ta
dẫm trên lưng con rắn độc, con rắn độc sẽ biến
thành sợi dây. Và ngày ấy, với:
“Tư duy và
tốc độ
Nhìn thấu
cõi Nhân gian
Định
đoạt lại Thiên Đường và Địa Ngục
Tổ
chức lại những cơn mưa mùa thu
Sắp
xếp lại sắc trời
Với
cánh chim bay là nốt nhạc
Tạo
dựng mới những tầm cao khát vọng
Sinh
nở mới những mùa trăng yêu đương
Chưa
từng có bao giờ...”
Để
nói về con đường sáng tạo thi ca đầy gian truân khổ
ải, Trần Nhuận Minh đã viết:
"Tập
thơ khép, nửa mái đầu xổ bạc"
Và:
"Viết
được một câu thơ trung thực với nhân dân
Tôi
đã đi qua 40 năm bão táp"
Tôi
muốn mượn ý thơ đó của Trần Nhuận Minh để gửi gắm
một phần nỗi niềm của mình: Viết được một câu
trung thực với thơ Trần Nhuận Minh tôi đã đi qua 2 năm
bão táp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét