Năm 1978, thị trấn Phả Lại cũ bị san phẳng để
lấy đất xây dựng nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Cái thị trấn Phả Lại nhỏ nhắn
nhưng đầy kỷ niệm với mình ngày xưa không còn nữa. Nhớ nó và mình đã viết một
bài thơ bát cú như sau:
Phả Lại
Ngày xưa Phả Lại nhớ quê anh
Dẫu chẳng đông vui cũng thị thành
Phiên chợ khắp vùng nô nức đến
Con đèo mấy ngả ngẩn ngơ quanh
Bến sông táo tác nhiều tôm cá
Phố xá eo sèo lẫn ngói gianh
Bến cũ đèo xưa giờ phẳng lặng
Đồn cao còn lại ít cây xanh.
1982
Bài
thơ này đã là cái cầu nối tình cảm để đến năm 1996, một số cụ chơi thơ Đường ở
thị trấn Phả lại cũ (nhưng đã di chuyển về ở Sao Đỏ) tham gia sinh hoạt NHÓM
TIỂU ĐƯỜNG. Bài thơ đầu tiên được nhiều người tham gia họa lại cũng chính là
bài thơ trên. Cũng nhân dịp ấy mình mới thổ lộ tâm sự trong bài Tự Bạch
Tôi tuy nặng gánh phó thường dân
Không dám làm thơ chỉ ghép vần
Tiếng trắc tiếng bằng theo phép cũ
Câu đùa cấu thật bỡn người thân
Văn chương dẫu chẳng nên cơm cháo
Nghiên bút còn vương chút nợ nần
Xướng họa đôi vần vui chúng bạn
Cũng là ôn cố để tri tân
1996
Bài này lúc đầu có tên là ÔN CỐ TRI TÂN. Đến năm
2010, khi tham gia vào XÓM TRI ÂN thì mỗi trang Blog thành viên cần có một bài
thơ để giới thiệu bản thân. Mình tự lục lại trong trí nhớ của mình và thấy chỉ
có bài thơ này là tiêu biểu cho cách viết của mình hơn cả. Nhưng để cái tựa đề
ÔN CỐ TRI TÂN thì không phù hợp nữa, nên mới đổi tên là TỰ BẠCH. Bài thơ này
nằm yên ổn trong XÓM TRI ÂN được gần ba năm, thì có một cô gái tự xưng là cô
hàng rau, mới học hết lớp ba trường làng, nhưng ăn nói đành hanh cong cớn, đòi
sửa bài thơ lại như sau :
LÃO tuy ĐẶC SỆT phó thường dân
ĐẾCH BIẾT làm thơ, chỉ
ghép vần
Tiếng trắc, tiếng bằng dù
BÁT NHÁO
CHỈ LÀ ĐÙA CỢT bỡn người
thân
Văn chương ĐÂU CÓ MÀI ĂN
ĐƯỢC
HAY DỞ TUỲ BAY,TỚ CÓC CẦN
Xướng họa DĂM CÂU CÙNG
chúng bạn
ĐỨA NÀO chê TỚ,NÓ XƠI
PHÂN.
Biết mình không thể « mồm loa mép giải »
được với cô ta, mình đành xử nhũn. mình bảo « Bài thơ em sửa đi nghe
cũng hay đấy, nhưng ác. Những người chê thơ là quyền của người ta, người ta cho
là hay thì người ta khen, người ta cho là dở thì người ta chê, chuyện đó là rất
bình thường xưa nay mà, sao lại bắt họ phải « xơi phân » ? Anh
chỉ đề nghị em sửa câu cuối đi thành : « Đứa nào chê tớ, NÓ XƠI RAU »
là được rồi. Như thế thì câu thơ không « độc ác » nữa mà em lại có
thêm khách hàng đến mua rau. Cô ta cãi lại « Nhưng rau là vần AU thì nó
vần với ÂN làm sao được ? ». Mình bảo : «Việc quan trọng của em
là phải bán rau cho đắt hàng, chứ còn bài thơ của anh có không vần một tý cũng
chả sao ».
7/10/2014
Đỗ Đình Tuân
Nếu tính theo tiêu chí thơ Đường luật thì bài thơ của Đỗ Đình Tuân hay và chỉnh hơn nhiều so với bài sửa của cô hàng rau.Thế mà chàng thi sỹ họ Đỗ kia lại vui vẻ chấp nhận,chỉ yêu cầu sửa mỗi chữ phân thành chữ rau(Để em bán rau cho đắt hàng)!Bái phục thuật nịnh đầm" của đại ca họ Đỗ!!!
Trả lờiXóaChừ Ngôi mới biết sao? Nịnh đầm vốn là đặc tính cố hữu của chàng mà. Nói như giới trẻ hiện nay là về khoản nịnh đầm chàng hơi bị siêu đấy. Nói rút gọn là siêu nịnh đầm
Trả lờiXóaThế Song Thu có bị chịu ảnh hưởng bởi thuật "nịnh đầm" của chàng thi sỹ họ Đỗ kia không?
Trả lờiXóaKhông đâu bác Ngôi ơi. Thuở xưa bọn mình iu nhau chắc do duyên số trời định nên chàng nỏ phải nịnh chi mô còn thời nay hắn đi tán phễu cho vui ý mà. Tất cả các chiêu nịnh đó nỏ ảnh hưởng đến ST và cũng nỏ làm cho ST bận tâm. Cứ vô tư đi
XóaVui vẻ chấp nhận chắc vì thấy nó "LẠ" thôi...
Trả lờiXóaThực ra là chấp nhận sự chọc ghẹo của cô ấy để có một người bạn thôi. Qua cách ăn nói của cô ấy mình thấy đây có vẻ là một cô hàng rau thông thái và mình thích cái thông thái của cô ấy.
Trả lờiXóaKhi đã thích rồi thì thơ đúng luật hay không chỉnh gì gì nữa, cũng thành "được" tất ha ha....
Trả lờiXóaChúc thầy Đỗ có những niềm vui thật vui, miễn là luôn "đọc lại mình" để "giữ mình" cho thật cẩn thận.