Cây có gốc, nước có guồn, con có cha mẹ, cháu có ông
bà, cô, bác, chú, dì, cậu, mợ, anh chị có em, em có anh chị…- đó là gia đình.
Gia đình nhỏ sinh ra từ gia đình lớn. Gia đình lớn bất nguồn từ Tổ tiên.. Đó là
dấu ấn sâu nặng nhất của tình quê. Đương nhiên quê hương còn bao hình ảnh thân
quen. Cây đa, giếng nước, mái đình, lũy tre xanh mát, cánh diều bay bổng, lũ
trâu hiền lành, đồng lúa xanh tươi, cánh cò trắng bay … từng để lại trong sâu
thẳm tâm hồn mỗi người, làm nên muôn vàn nỗi niềm mà muôn thủa các dòng văn học
hết lời ca ngợi.
Cụ Đặng Đình Lê |
Chúng ta đều sinh ra từ lòng mẹ - lớn lên từ một mái
nhà, vòng tay nâng niu của cha mẹ, tình thương của ông bà, công dậy dỗ của thầy
cô, cùng với quê hương nâng bước ta đi trong cuộc sống cộng đồng. Thế rồi từ
mái ấm tình thương đấy, ta lớn lên. Dù ở hay tạm biệt quê hương ra đi làm ăn
sinh sống, hoặc khi đất nước lâm nguy ta cùng đứng dậy lại lên đường. Không
gian dù bao la tít tận những nẻo đường đất lạ, bao bồi hồi vẫn nhớ lại quê
hương.
Quê hương sinh ra ta, luôn dạy ta điều hay lẽ phải.
kính trên nhường dưới, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau. Đó là đạo lý gốc
làm người. Dù trong cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. Nhưng ta vẫn phải vững
tay chèo.
Quê hương nghìn thương và nỗi nhớ luôn chờ mong ta
mang nhiều tin vui, để cho “Chùm khế ngọt” càng đậm đà, hương sắc quê hương.
Gia đình – Quê hương, những cái tên đấy rất đỗi thân quen và cũng rất đỗi
thiêng liêng.
Một khi ta trăm tuổi già, chính ta lại góp thêm phần
tinh khí cho miền quê ấy. Cụ Tam Nguyên, Yên Đổ, Nguyễn Khuyến, khi xưa từng
chiêm nghiệm.
Sống
chẳng để tiếng đời ta thán
Chết
được về quê quán hương thôn
Cho
hay muôn sự vuông tròn
Cái sự vuông
tròn ấy chính là mảnh Đất Mẹ sẵn sàng dang tay đón ta về.
Quê hương ơi! Người luôn độ lượng khoan dung, sâu nặng nghĩa tình
Vậy thì đừng quên- Mỗi lời nói, mỗi việc làm hãy vì hai chữ Quê hương.
Vậy thì đừng quên- Mỗi lời nói, mỗi việc làm hãy vì hai chữ Quê hương.
Đặng Đình Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét