Bài 33
Bài muộn 2
排悶
五十衰年白髮新
不堪憂病且憂貧
花軒月影知非客
竹徑風聲疑有人
一枕黄梁真亦夢
千年去鶴我何身
坐看却羨扇中老
倚樹啣杯不計春
Giải buồn 2
Tuổi năm
mươi đã già yếu tóc bắt đầu điểm bạc
Chỉ lo ốm lại
lo nghèo khó lòng chịu nổi
Thấy bóng
trăng ở giàn hoa biết rằng không phải khách
Nghe tiếng
gió ở hàng tre ngờ là có người
Một giấc kê
vàng sự thật cũng chẳng qua là mộng 1
Nghìn năm
hóa hạc bay đi thân ta sẽ là thân nào ? 2
Ngồi nhìn lại
thích cái ông già vẽ ở trong quạt
Chỉ tựa cây
nâng chén không tính bao nhiêu mùa xuân.
Chú thích:
1.giấc kê vàng: truyện truyền kỳ đời Đường
có chép: Lư Sinh gặp một đạo sĩ ở quán Hàm Đan, phàn nàn nghèo túng. Đạo sĩ đưa
cho một chiếc gối và bảo Lư Sinh hãy gối đầu nằm ngủ. Trong khi đó chủ quán
đang ngồi náu kê. Sinh nằm mộng thấy lấy được vợ đẹp, lại giầu có rồi đỗ đạt
làm quan to, cực kỳ phú quý mãi đến 80 tuổi mới chết. Lúc tỉnh dậy, vẫn thấy chủ
quán ngồi nấu kê chưa chín. Sinh kể lại giấc mộng, đạo sĩ cười bảo rằng: “Cuộc
đời cũng chỉ như thế đấy thôi !”.
2.
Thân ta là thân nào ?: Đinh Lệnh Uy đời
Hán, học đạo ở núi Linh Hư, sau hóa thành hạc, trở về đất Lưu, bay liệng trên
không, đọc lên mấy câu thơ rằng:
Hữu điểu, hữu điểu Đinh Lệnh Uy
Khứ gia thiên niên lim thủy quy
Thành quách như cố nhân dan phi
Hà tất học tiên trủng luy luy ?
Tạm dịch:
Có chim, có chim Đinh Lệnh Uy
Xa nhà nghìn năm nay mới về
Thành quách như cũ nhân dân khác
Sâo không học tiên mả lè sè ?
Đỗ Đình
Tuân dịch thơ:
Năm
mươi yếu sớm bạc đầu
Khó
lòng chịu nổi ốm đau bần hàn
Ngoài
sân trăng rọi hoa giàn
Bờ
tre tiếng gió ngỡ đang có người
Đời
như một giấc mộng thôi
Tu
tiên hóa hạc lên trời mà bay
Hoặc
như ông lão quạt này
Tựa
cây ôm chén chẳng hay xuân gìà.
22/11/2014
Đỗ Đình
Tuân
Một bài dịch vừa sát ý, vừa tự nhiên uyển chuyển và rất giàu nhạc điệu. Song Thu thích bài dịch này
Trả lờiXóaMấy chục bài rồi mới được 01 bài người thích. Theo em thày phải đánh dấu bài này lại!
Trả lờiXóaNKN
Thực lòng, mỗi khi đđọc những bài dịch của Thày MH đều thấy rất thích thú, cứ thầm nghĩ sao thầy dịch hay vậy nhỉ. Nhưng vì không biết nói như thế nào nên MH không dám chia sẻ.
Trả lờiXóaNếu theo ý NKN thì bài dịch nào của thày Tuân cũng được Tô Hà đánh dấu. Khi đọc những bài dịch nghĩa rồi đọc bài dịch thơ của thày, Tô Hà lại thầm thán phục. Mỗi bài thơ dịch là một tác phẩm độc lập mang dấu ấn trí tuệ và tâm hồn của thày. Có điều nhận xét những bài dịch cần phải kỹ lưỡng nên Tô Hà không dám liều.
Trả lờiXóaCô em đáo để Tô Hà ơi! Anh đồng ý với em là loạt bài dịch thơ của thày đều hay. Tuy nhiên anh muốn đùa thày một chút bởi vì đó là bài duy nhất cô ST khen. Hiểu chửa?
Trả lờiXóaNKN
Thày cứ nghĩ những bài thơ dịch này chẳng mấy ai để ý. Như đã nói rồi, thày Tuân dịch thơ chủ yếu là để tự học chữ Hán và ôn lại kiến thức văn học cổ. Còn từ đây nó có nảy được ra vấn đề gì hay không thì thày Tuân cũng chưa nghĩ đến. Không ngờ "đám trò cũ của thày" cũng quan tâm ra phết. Thày cám ơn sự chia sẻ của các em. Cô Thu ít vốn về Hán học nên không say mê mấy về thơ dịch. Nhưng cô Thu là người mau miệng và cởi mở nên làm xã giao thì tốt hơn thày Tuân nhiều. Việc cô Thu khen bài thơ này thực tình là "hy hữu" thày Tuân không bao giờ nghĩ đến.
Trả lờiXóa