Giáng
Sinh là đêm của những ước nguyện. Nhưng có những ước nguyện sẽ trở
thành hiện thực – qua một ông già Noel mà các ông bố bà mẹ “nhờ” đóng
giả chẳng hạn. Có những thứ luôn là viển vông. Giáng sinh, hình như
không dành cho tất cả mọi người.
Ước vọng đêm Giáng sinh có thể mang hình dáng của những que diêm đốt
lên rồi tàn trong tuyết lạnh thành Copenhaghen. Những ngọn lửa nhỏ bé
như một niềm tuyệt vọng của cô bé bán diêm, hay là của chính Hans
Christian Andersen.
Khi những thành phố rực sáng đèn màu trong ngày lễ hội, sẽ luôn có những số phận như thế, đứng bên lề phố và nhìn ánh sáng lấp lánh ấy như là của những người khác.
Tôi nhớ em Nhung. Em sinh ra trong một căn bè nổi trên sông Hồng. Không giấy khai sinh, không trường lớp, chỉ có những lớp học tình thương – chỉ đủ để biết chữ, rồi đi làm mướn. Mẹ em bị bệnh tim nặng, cũng đã đến những ngày cuối, và Nhung không kiếm nổi tiền mua cho mẹ một viên thuốc.
Tôi bước vào chiếc bè nổi trên sông ấy, và nhận ra rằng đó vẫn là một thiếu nữ với một tâm hồn lãng mạn và có thể là những ước vọng hồn nhiên của tuổi mới lớn. Trong căn phòng rách rưới ghép bằng ván, có hàng trăm con gấu bông. Em đã đi xin, đi nhặt nhạnh cả một “gia tài gấu bông”. Cứ mỗi dịp lễ hội mà các nhà từ thiện tổ chức cho trẻ em nghèo, em được chọn giữa gấu bông và gạo hay là tiền mặt, em đều chọn gấu bông.
Những con gấu bông lem luốc ấy khác hẳn so với những con gấu đặt trong phòng ngủ có ga giường màu hồng của những thiếu nữ thành thị khác. Nó là một ước vọng về một đời sống không có thật – và có thể sẽ không bao giờ có thật trong cuộc đời thất học của em.
Đó không phải là một số phận đặc biệt gì. Còn không biết bao nhiêu người, bao nhiêu đứa trẻ đang đốt lên những que diêm hiu hắt trong gió như thế, trước ánh đèn màu đêm Giáng sinh.
Không có ai quên. Những dịp cuối năm nay, chính là dịp hoạt động tích cực nhất của các hội nhóm từ thiện. Những bạn trẻ lặn lội lên tận những vùng núi đá xa xôi tặng gạo, tặng áo. Những người lớn tuổi đã đi run run, cũng lặn lội xuống bờ sông, bờ kênh, mang thùng mì, chai dầu.
Nhưng những nỗ lực đơn lẻ như thế sẽ không bao giờ là đủ. Những ước vọng của “cô bé bán diêm”, thật ra không chỉ đơn thuần là một món đồ ăn, một bữa no – là mong muốn về một cuộc sống.
Khi TP.HCM đưa ra ý tưởng đưa những người vô gia cư và ăn xin vào cơ sở xã hội – ngay lập tức người ta đặt ra câu hỏi rằng sau thời gian ở trong cơ sở xã hội, giải pháp tiếp theo cho những người đó là gì. Và người ta cũng hỏi, rằng liệu chỉ có một vài địa phương trong cả nước áp dụng một chủ trương như thế thì có đủ không.
Thật ra thì khó có một chủ trương hay chính sách nào, ở tầm nào, có thể giải quyết được tận cùng vấn đề của cái nghèo, cái khổ. Cái cần, vẫn là ý thức của cả một xã hội – trách nhiệm của từng con người.
Khi những thành phố rực sáng đèn màu trong ngày lễ hội, sẽ luôn có những số phận như thế, đứng bên lề phố và nhìn ánh sáng lấp lánh ấy như là của những người khác.
Tôi nhớ em Nhung. Em sinh ra trong một căn bè nổi trên sông Hồng. Không giấy khai sinh, không trường lớp, chỉ có những lớp học tình thương – chỉ đủ để biết chữ, rồi đi làm mướn. Mẹ em bị bệnh tim nặng, cũng đã đến những ngày cuối, và Nhung không kiếm nổi tiền mua cho mẹ một viên thuốc.
Tôi bước vào chiếc bè nổi trên sông ấy, và nhận ra rằng đó vẫn là một thiếu nữ với một tâm hồn lãng mạn và có thể là những ước vọng hồn nhiên của tuổi mới lớn. Trong căn phòng rách rưới ghép bằng ván, có hàng trăm con gấu bông. Em đã đi xin, đi nhặt nhạnh cả một “gia tài gấu bông”. Cứ mỗi dịp lễ hội mà các nhà từ thiện tổ chức cho trẻ em nghèo, em được chọn giữa gấu bông và gạo hay là tiền mặt, em đều chọn gấu bông.
Những con gấu bông lem luốc ấy khác hẳn so với những con gấu đặt trong phòng ngủ có ga giường màu hồng của những thiếu nữ thành thị khác. Nó là một ước vọng về một đời sống không có thật – và có thể sẽ không bao giờ có thật trong cuộc đời thất học của em.
Đó không phải là một số phận đặc biệt gì. Còn không biết bao nhiêu người, bao nhiêu đứa trẻ đang đốt lên những que diêm hiu hắt trong gió như thế, trước ánh đèn màu đêm Giáng sinh.
Không có ai quên. Những dịp cuối năm nay, chính là dịp hoạt động tích cực nhất của các hội nhóm từ thiện. Những bạn trẻ lặn lội lên tận những vùng núi đá xa xôi tặng gạo, tặng áo. Những người lớn tuổi đã đi run run, cũng lặn lội xuống bờ sông, bờ kênh, mang thùng mì, chai dầu.
Nhưng những nỗ lực đơn lẻ như thế sẽ không bao giờ là đủ. Những ước vọng của “cô bé bán diêm”, thật ra không chỉ đơn thuần là một món đồ ăn, một bữa no – là mong muốn về một cuộc sống.
Khi TP.HCM đưa ra ý tưởng đưa những người vô gia cư và ăn xin vào cơ sở xã hội – ngay lập tức người ta đặt ra câu hỏi rằng sau thời gian ở trong cơ sở xã hội, giải pháp tiếp theo cho những người đó là gì. Và người ta cũng hỏi, rằng liệu chỉ có một vài địa phương trong cả nước áp dụng một chủ trương như thế thì có đủ không.
Thật ra thì khó có một chủ trương hay chính sách nào, ở tầm nào, có thể giải quyết được tận cùng vấn đề của cái nghèo, cái khổ. Cái cần, vẫn là ý thức của cả một xã hội – trách nhiệm của từng con người.
Giáng sinh không chỉ là dịp để vui chơi. Đúng là cần vui chơi. Nhưng đó
cũng là dịp để chúng ta nghĩ về những ước vọng. Còn rất nhiều ước vọng
đã trở nên vô vọng ngay từ lúc thắp lên. Như một que diêm chắc chắn sẽ
tắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét