Bạn
tôi hỏi:
- Này
ông, câu đố: “Mang thân che nắng cho đời – Rồi ra mang tiếng là người chả khôn”
đó là gì?
Trả
lời:
- Tôi
nghĩ đó là dân, vì dân đóng thuế nên bộ máy công quyền mới hoạt động được,
nhưng dân luôn bị một số quan chức nhà nước chê là dốt, mắng là chả hiểu biết
gì, chả khôn.
Này
nhé, đập thủy điện sông Tranh liên tục bị động đất, nhà bị nứt, dân lo sốt vó
phải di dời đến nơi khác ở, một bà tiến sĩ trong cuộc hội thảo về địa chấn đã
mắng dân chả hiểu biết gì, chỉ lo hão và yêu cầu chính quyền địa phương phải
giáo dục dân. Lại nữa, dân đóng thuế để nuôi cán bộ quản lý thị trương, một số
cán bộ quản lý thị trường này để mũ bảo hiểm xe máy rởm bán lan tràn khắp nơi,
khi dân mua dùng họ lại bảo dân chả biết gì, có thành phố không phạt những
người quản lý thị trường yếu kém, lại phạt dân, ai đội mũ bảo hiểm rởm bị phạt
hai trăm ngàn đồng. Lại nữa nhé, dân đóng thuế để nuôi một bộ máy quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm mà một số cán bộ quản lý để lọt hàng tấn thịt bò thối,
lục phủ ngũ tạng bốc mùi, được gian thương tẩy rửa hóa chất rải đi khắp các chợ
bán cho dân dùng rồi lại chê dân chả biết gì và cao giọng dậy bảo dân phải là
nhà thông thái mỗi khi đi chợ. Chuyện đại loại như thế không thiếu.
Lại
gần đây các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng. Với người dân thì việc
rút mấy đồng tiền còm của chính mình mà còn phải chịu phí rõ ràng là thiệt
thòi. Ấy vậy mà một ông vụ trưởng của một vụ Ngân hàng Nhà nước lại bảo là việc
này người dân được lợi là do bị thu phí nên người dân sẽ phải cân nhắc mỗi khi
rút tiền. Hóa ra ông ta sợ rằng người nghèo đã ít tiền lại cứ rút tiền tiêu bạt
mạng như những tỉ phú, chẳng biết phải suy trước tính sau nên ủng hộ ngân hàng thu
phí để dạy họ biết suy nghĩ khi rút tiền. Lo cho dân đến thế là cùng! Vậy tôi
giảng câu đố ông vừa đọc có đúng không?
Bạn tôi cười:
- Hé hé…sai. V : « Mang thân
che nắng cho đời - Rồi ra mang tiếng là người chả khôn », các cụ giảng là
cái đồ dùng hình tấm, bằng tre nứa hoặc gỗ, đặt ở hiên để che nắng che gió, gọi
là cái giại. Nhưng từ giại đồng âm khác nghĩa với từ dại, là dại dột. Dùng đồng
âm khác nghĩa để đố nhau là cái khéo chơi chữ của ông cha ta, ông nhầm từ này
sang từ kia rồi nên mơi hiểu ra nghĩa khác như vậy. Nhưng nghe ông giảng đố,
tôi thấy ông khôn ra phết chứ chẳng dại đâu. Hê...hê...
Nguyễn Đoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét