Hôm vừa rồi, bác Nguyễn Đoàn, bạn đồng
môn của ông xã tôi gửi tặng gia đình cuốn truyện vui với cái nhan đề khá ngộ
nghĩnh: “Chuyện nghe lỏm từ lũ chuột nhắt”. Thấy là lạ, tôi liền đọc ngay.
Cũng nghĩ là để giải trí , cười xòa cho vui sau nhiều ngày vùi đầu vào công
việc gia đình và những cuốn tiểu thuyết. Nhưng càng đọc càng thấy cuốn hút bởi
chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc toát ra từ những câu chuyện rất ngắn gọn này. Tập
truyện được xuất bản năm 2015, dày 273 trang , khổ 13,5 x 20,5 gồm 73 truyện (có lẽ là để kỉ niệm đúng năm tác giả 73 tuổi chăng?) Ở đây tôi không có tham
vọng giới thiệu về toàn bộ cuốn truyện mà chỉ nói lên vài cảm nhận của mình khi
đọc một truyện có gắn với giai thoại văn học, truyện: “Nhãn quan sứ thần”
Truyện có kết cấu khá đơn giản bằng một cuộc trò chuyện giữa nhà nghiên cứu văn học với một vài người bạn, nơi bàn nhậu. Khi nhà nghiên cứu hỏi các bạn: “ có ai biết giai thoại văn học về Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm tiếp sứ thần nhà Thanh không” thì mọi người nói rằng: “ chuyện đó các học sinh phổ thông đều biết sao chúng tôi lại không biết. Ông coi thường chúng tôi quá đấy”. Nhà nghiên cứu vẫn thủng thẳng:” ai biết tường tận thì kể đi. Nếu kể sai sẽ phải trả tiền bữa nhậu này”. Thế là một người kể
“Vào thời vua Lê chúa Trịnh, được tin Sứ Bộ nhà Thanh toàn những người hay chữ, sắp sang nước ta, Trạng Quỳnh bèn dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái để cho bà Đoàn Thị Điểm ra đó ngồi bán hàng, còn ông cũng chờ ở đấy, đón chở đò cho Sứ Bộ qua sông. Đoàn sứ nhà Thanh đến, qua quán bà Điểm, thấy cô hàng nước xinh đẹp, liền thả lời bỡn cợt; “ Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh!” (Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày). Ý nói trêu cô hàng nước lẳng lơ. Bà Điểm đáp lại luôn: “Bắc triều chư đại phu giai do thử đồ xuất” (Những quan to ông lớn ở phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả). Đến lúc xuống đò, Trạng Quỳnh cầm sào đợi sẵn. Đò ra giữa sông một người trong đoàn Sứ Bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bùm”, bèn đọc một câu chữa thẹn: “Lôi động Nam bang” (Sấm động nước Nam). Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng vạch quần đái vòng cầu câu xuống nước và nói: “Vũ qua Bắc hải” (Mưa qua bể Bắc). gặp những chuyện trên ở bên sông Cái, đoàn Sứ Bộ nhà Thanh giật mình khiếp sợ nước Nam, nghĩ rằng chỉ cô bán nước, chàng lái đò mà tài học đến thế thì đất nước này số lượng người tài và mức độ tài nhiều đén thế nào!”
Truyện có kết cấu khá đơn giản bằng một cuộc trò chuyện giữa nhà nghiên cứu văn học với một vài người bạn, nơi bàn nhậu. Khi nhà nghiên cứu hỏi các bạn: “ có ai biết giai thoại văn học về Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm tiếp sứ thần nhà Thanh không” thì mọi người nói rằng: “ chuyện đó các học sinh phổ thông đều biết sao chúng tôi lại không biết. Ông coi thường chúng tôi quá đấy”. Nhà nghiên cứu vẫn thủng thẳng:” ai biết tường tận thì kể đi. Nếu kể sai sẽ phải trả tiền bữa nhậu này”. Thế là một người kể
“Vào thời vua Lê chúa Trịnh, được tin Sứ Bộ nhà Thanh toàn những người hay chữ, sắp sang nước ta, Trạng Quỳnh bèn dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái để cho bà Đoàn Thị Điểm ra đó ngồi bán hàng, còn ông cũng chờ ở đấy, đón chở đò cho Sứ Bộ qua sông. Đoàn sứ nhà Thanh đến, qua quán bà Điểm, thấy cô hàng nước xinh đẹp, liền thả lời bỡn cợt; “ Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh!” (Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày). Ý nói trêu cô hàng nước lẳng lơ. Bà Điểm đáp lại luôn: “Bắc triều chư đại phu giai do thử đồ xuất” (Những quan to ông lớn ở phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả). Đến lúc xuống đò, Trạng Quỳnh cầm sào đợi sẵn. Đò ra giữa sông một người trong đoàn Sứ Bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bùm”, bèn đọc một câu chữa thẹn: “Lôi động Nam bang” (Sấm động nước Nam). Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng vạch quần đái vòng cầu câu xuống nước và nói: “Vũ qua Bắc hải” (Mưa qua bể Bắc). gặp những chuyện trên ở bên sông Cái, đoàn Sứ Bộ nhà Thanh giật mình khiếp sợ nước Nam, nghĩ rằng chỉ cô bán nước, chàng lái đò mà tài học đến thế thì đất nước này số lượng người tài và mức độ tài nhiều đén thế nào!”
Nghe kể xong nhà nghiên
cứu phán: “ Ông mới kể đúng nửa trên còn nửa dưới thì sai toét. Nửa dưới ông kể
là gặp sự đối đáp ấy, Sứ bộ nhà Thanh giật mình khiếp sợ vì nghĩ rằng chỉ cô
hàng nước và gã lái đò mà tài giỏi đến nhường này thì số lượng nhân tài và mức
độ tài năng của người Nam còn đến thế nào ư? Các ông phải hiểu ràng
những Sứ thần nhà Thanh đều là quan to của Triều đình, học vị của họ là học vị
thật, chứ không phải là học vị mua, học vị rởm, nên kiến thức của họ đầy mình,
nhãn quan của họ không thiển cận đến mức như ông kể đâu. Gặp chuyện trên họ đâu
có khiếp sợ, mà cười soẹt cái, nói với nhau: Nhân tài là nguyên khí quốc gia.
Một đất nước có những người tài như thế này mà không được triều đình sử dụng,
đành phải ra bán nước chè chén và chèo đò để kiếm sống qua ngày thì vua Lê chúa
Trịnh thiển cận, thậm thiển cận, e rằng nước Nam này đang mạt vận rồi”.
Có thể nói chỉ mượn lời “ nhà nghiên cứu” để thay đổi một cái kết của
giai thoại văn học thôi, tác giả Nguyễn Đoàn đã đem đến một cách nhìn nhận mới
về sự việc Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm tiếp Sứ thần nhà Thanh. Với cái kết mới
này, tác giả dường như muốn cảnh báo chớ coi thường nhãn quan của các
Sứ thần. Hãy thận trọng trong bang giao, trước mỗi việc làm, lời nói đều phải
xem xét mọi mặt của nó. Đừng đơn giản hóa mà cho rằng lời nói này, sự việc này
chỉ có thể nảy ra những suy nghĩ như thế này ở người đối thoại. Không chỉ có thế, với cái kết mới này, Nguyễn Đoàn
muốn khẳng định chất lượng của việc học thật. Chỉ có học thật mới có kiến thức
thật sâu sắc để nhìn nhận mọi vấn đề một cách toàn diện thấu đáo. Đồng thời ông
còn phê phán thói mua học hàm học vị, thói học rởm của những cử nhân, tiến sĩ
giấy nhan nhản ngoài đời. Đặc biệt là qua cái kết mới này ông muốn gửi đến
chúng ta một bức thông điệp rằng ở bất kì thời nào, bất kể nơi nào nếu người
đứng đầu biết trọng dụng nhân tài thì sẽ phát triển được. Ngược lại nếu coi thường nhân
tài không sử dụng người tài vào đúng công việc mà chỉ sử dụng những người hợp
gu , vào phe vào cánh với mình hay những người thiếu năng lực nhưng lại có thừa
thói xu nịnh bợ đỡ thì tất sẽ mạt vận, sẽ không thể nào ngóc đầu lên được. Đúng
là chỉ thông qua một câu chuyện rất ngắn nơi bàn nhậu, cuộc trà và bằng lời văn
nhỏ nhẹ như không chứ chẳng đao to búa lớn gì chẳng thóa mạ mạt sát một cá nhân
cụ thể nào mà Nguyễn Đoàn đã gói vào đó một vấn đề thật lớn của thời thế, thế
thời khiến ta càng ngẫm càng
thấy sâu sắc biết bao!
15-01-2016
Song Thu
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét