Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vài nét về thơ tứ tuyệt


Thơ tứ tuyệt là thể thơ ngắn (đoản thi). Nhưng cũng chưa phải là loại thơ ngắn nhất. Trong kho tàng thơ ca dân gian có loại thơ chỉ có một câu, hai câu. Thơ Hai ku của Nhật Bản thì chỉ có 3 dòng và 17 chữ. Thơ tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chữ tứ () có nghĩa là 4. Còn chữ tuyệt () lại có thể hiểu  hếtchấm dứt, cũng có thể hiếu là cắt ra cực kỳ đều được cả. Cũng như nhiều thể thơ khác thơ tứ tuyệt ra đời từ lâu rồi và ban đầu có lẽ nó cũng chỉ có nghĩa là bài thơ có bốn câu thôi. Mãi đến thời Đường người ta mới quy chuẩn và luật hóa nó theo với thể thơ Bát cú. Từ đấy mới xuất hiện quan niệm cho rằng thơ tứ tuyệt là được cắt ra từ bài thơ bát cú. Vì thế mà thơ tứ tuyệt phải có cấu trúc theo một trong bốn dạng dưới đây:
          1-Nếu cắt lấy bốn câu đầu của một bài bát cú nó sẽ có dạng một bài thơ bốn câu ba vần và hai câu cuối là một cặp đối. Chẳng hạn như bài bài Lắm quan của Tú Xương dưới đây:
          Ở phố Hàng Nâu thật lắm quan
          Thành thì đen kịt đốc thì lang
          Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
          Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn
           2-Nếu cắt lấy bốn câu cuối của một bài bát cú ra nó sẽ có dạng một bài thơ bốn câu hai vần và hai câu đầu là một cặp đối. Chẳng hạn như bài Nhập Tĩnh Tây huyện ngục của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
           Ngục trung cựu phạm nghênh tân phạm
           Thiên thượng tình vân trục vũ vân
           Tình vũ phù vân phi khứ liễu
           Ngục trung lưu trú tự do nhân
          
Nam Trân dịch thơ:
           Trong lao tù cũ đón tù mới,
           Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa;
           Tạnh, mưa, mây nổi bay đi hết,
           Còn lại trong tù khách tự do.
           3- Còn nếu cắt lấy bốn câu giữa của một bài thơ bát cú ra nó sẽ có dạng một bài thơ bốn câu hai vần và cả bốn câu là hai cặp đối. Chẳng hạn như bài Thu tứ của Đỗ Phủ dưới đây:
           
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
              Nhất hàng bạch lộ hướng thanh thiên
              Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
              Môn bạc Ðông Ngô vạn lý thuyền.
             Tàn Đà dịch thơ:
               Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,
             Một hàng cò trắng vút trời xanh.
             Nghìn năm tuyết núi song in sắc,
             Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.
         
  4- Nhưng phổ biến nhất là dạng cắt lấy hai câu đầu ghép với hai câu cuối của một bài bát cú. Trong trường hợp này nó sẽ có dạng một bài thơ bốn câu ba vần và không có cặp đối nào. Chẳng hạn như bài Trăng thượng huyền dưới đây:
             Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
             Bán tự ngân câu bán tự cung
             Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn
             Bán trầm thủy để bán phù không
                                                 
Khuyết Danh
              Đỗ Đình Tuân tạm dịch:
              Mồng ba mồng bốn trăng mông lung
              Nửa giống câu vàng nửa cánh cung
              Một mảnh mặt hồ chia ngắt giữa
              Nửa chìm đáy nước nửa bầu không.
Có lẽ dạng này là dạng đặc trưng và phổ biến nhất của thơ tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú) nên người ta còn đặt tên và giao nhiệm vụ cho từng câu một. Lần lượt bốn câu ấy là Phá - Thừa - Chuyển – Kết. Thường thì hai câu đầu là miêu ta sự vật, câu thứ ba là lời chuyền dẫn đến câu kết mới là thần thái của bài thơ. Hãy đọc bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương thì ta sẽ rõ:
              Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
              Này của Xuân Hương mới quệt rồi
              Có phải duyên nhau thì thắm lại,
              Đừng xanh như lá bạc như vôi
          
Toàn bộ sức nặng của bài thơ dường như nằm ở câu kết: “Đừng xanh như lá bạc như vôi”. Chỉ như một điều cầu mong, một lời giao hẹn thôi nhưng nằm ở phía này câu thơ có một lời trách móc và nằm ở phía bên kia câu thơ lại như có một nỗi niềm gì đấy khá ngậm ngùi chua xót.
Ngày nay thì chúng ta lại trở lại cái quan niệm ban đầu của thơ tứ tuyệt rồi. Nghĩa là thơ tứ tuyệt chỉ là thơ bốn câu thôi. Nó không nhất thiết phải là thất ngôn hoặc ngũ ngôn như thơ Tuyệt cú Đường luật nữa. Nó có thể là thơ tự do, cũng có thể là thơ lục bát…Tôi xin dẫn ra đây vài ví dụ:
             Áo đỏ
            Áo đỏ em đi giữa phố đông,
            Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
            Em đi lửa cháy trong bao mắt,
            Anh đứng thành tro em biết không?

                                      
Vũ quần Phương
              Cánh buồm nâu
             Hôm nay dưới bến xuôi đò
             Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
             Anh đi đấy, anh về đâu ?
             Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
                                          Nguyễn Bính

              Không đề
              Ðưa người yêu qua nhà người yêu cũ
              Rơi cơn mưa ban trưa
              Thấy hồn mình tách thành hai nửa
              Nửa ướt bây giờ, nửa ướt xa xưa.
                                          Nguyễn Thụy Kha
              Dường như ở những bài thơ này các tác giả dù có ý thức hay không nhưng tự nhiên họ vẫn nương theo cái cấu trúc Phá – Thừa – Chuyển – Kết và sức nặng của chúng đều được dồn cả về câu kết.
14/01/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét