Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Lại dịch thơ Nguyễn Khuyến 27



Bài 20

Xuân nhật liên nga
Nguyên tác và phiên âm

春夜憐蛾

Xuân dạ liên nga

羨爾纎纎一羽翰

Tiện nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn

投明而死死而安

Đầu minh nhi tử tử nhi an

若為倘悴臨宜易

Nhược vi thảng thốt lâm nghi dị

到得逡巡辨亦難

Đáo đắc thoan tuần biện diệc nan

素賦知能猶未泯

Tố phú tri năng do vị dẫn

當前名利不相關

Đương tiền danh lợi bất tương quan

孤燈殺爾猶憐爾

Cô đăng sát nhĩ do liên nhĩ

待到成灰淚未乾

Đãi đáo thành hôi lệ vị can




Dịch nghĩa: Đêm xuân thương con thiêu thân

Khen mày là  loài có cánh bé nhỏ
Lại biết gieo mình vào chỗ sáng mà chết, chết rồi thì yên tâm
Nếu là thảng thốt mà xông vào chỗ chết thì còn dễ
Nhưng dùi dắng mà quyết chết, thực là khó
Trời phú cho mày có lương tri lương năng chưa đến nỗi mất 1
Cho nên danh lợi trước mắt cũng không vướng víu gì
Ngọn đèn le lói tuy giết mày như vẫn thương mày
Cho đến lúc thành tro mà lệ vẫn chưa khô.

Dịch thơ:

Bé như mày thật đáng khen
Lao vào sáng chết mới yên dạ mày
Phải đâu thảng thốt chết ngay
Quanh co dùng dắng chết này mới gan
Trời cho mày đủ lương năng
Cho nên danh lợi mày không vướng gì
Giết mi đèn vẫn thương mi
Thân tàn mà lệ đầm đìa không khô.
                          Đỗ Đình Tuân
                             (Dịch thơ)
Chú thích:
  1. Lương tri: hiẻu biệt tự nhiên; lương năng: khả năng tự nhiên. Mạnh Tử nói: “Cái mà người ta không phải nghĩ mà biết, đó là lương tri; Điều mà người ta không phải học mà làm được đó là lương năng”.
  2. Ngọn đèn (cô đăng): ở đây có thể là ngọn nến, tác giả mượn những giọt nến chảy xuống để hình dung như những giọt lệ khóc con thiêu thân. Đường thi có câu: “Lạp cự thành hôi lệ thủy can”(Ngọn nến đã ra tro rồi lệ mới khô). Có người nói bài thơ này tác giả làm khi nghe được tin cụ nghè Dao Cù bị giặc Pháp giết và nhân lúc ấy có con thiêu thân sa vào đọi dầu mà chết bèn mượn để ngụ ý.
Cụ nghè Dao Cù tức là cụ Vũ Hữu Lợi, người làng Dao Cù huyện Nam Trực, đậu tiến sĩ  khoa Ất Hợi đời Tự Đức (1875). Giặc Pháp lấy Nam Định, cụ mưu khôi phục, việc bị lộ, giặc Pháp xử chém cụ tại tỉnh lỵ Nam Định.
18/11/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét