Bạn
tôi là nhà nghiên cứu văn học, một hôm ngồi tụ bạ tán dóc với bạn bè, cao giộng
hỏi:
-Trong
số các ông ngồi đây, có ai không biết truyện Trạng Quỳnh cùng nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm tiếp sứ nhà Thanh không ?
Cả
nhóm ồ lên cười:
-Hi
hi…chuyện đó đến học sinh cũng đều biết cả. Ông cậy là nhà nghiên cứu văn học
nên nhìn chúng tôi bằng nửa con mắt chăng ?!
-Biết
thì kể đi nghe cái ! Kể sai thì các cậu phải bao toàn bộ tiền nhậu bữa nay, dù
theo luật bất thành văn ai mời người đó trả tiền, mà hôm nay mình gọi các cậu
đi nhậu.
-Cái
ông này coi thường kiến thức giai thoại văn học của bạn bè quá – Tôi bảo thế và
tranh phần mọi người, kể: “Vào thời vua Lê chúa Trịnh, được tin Sứ Bộ nhà Thanh
toàn những người hay chữ, sắp sang nước ta, Trạng Quỳnh bèn dựng một ngôi quán
nhỏ bên bờ sông Cái để cho bà Đoàn Thị Điểm ra đó ngồi bán hàng, còn ông cũng
chờ ở đấy, đón chở đò cho sSứ Bộ qua sông. Đoàn sứ nhà Thanh đến, qua quán bà
Điểm, thấy cô hàng nước xinh đẹp, liền thả lời bỡn cợt; “ Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ
nhân canh!” (Một tấc đất nước Nam
không biết bao nhiêu người cày). Ý nói true cô hàng nước lẳng lơ. Bà Điểm đáp
lại luôn: “Bắc triều chư đại phu giai do thử đồ xuất” (Những quan to ông lớn ở
phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả). Đến lúc xuống đò, Trạng Quỳnh cầm sào
đợi sẵn. Đò ra giữa sông một người trong đoàn Sứ Bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một
tiếng “bùm”, bèn đọc một câu chữa thẹn: “Lôi động Nam bang” (Sấm động nước
Nam). Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng vạch quần đái vòng cầu câu xuống
nước và nói: “Vũ qua Bắc hải” (Mưa qua bể Bắc). gặp những chuyện trên ở bên
sông Cái, đoàn Sứ Bộ nhà Thanh giật mình khiếp sợ nước Nam, nghĩ rằng chỉ cô
bán nước, chàng lái đò mà tài học đến thế thì đất nước này số lượng người tài
và mức độ tài nhiều đén thế nào !
Nghe
xong, bạn tôi – nhà nghiên cứu văn học bĩu môi, chê:
-Chuyện
cậu kể chỉ đúng có một nửa
Tôi
hỏi:
-Đúng
nửa nào, nửa trên hay nửa dưới ?
Bạn
tôi bảo:
-Nửa
trên.
Tôi
vặn:
-Vậy
nửa dưới sai ở chỗ nào ?
Bạn
tôi bảo:
-Nửa
dưới cậu kể “Gặp chuyện trên, đoàn Sứ Bộ nhà Thanh giật minhg khiếp sợ ở nước
Nam, chỉ cô bán nước, chàng lái đò mà tài học đã đến thế thì đát nước này có số
lượng người tài và mức độ tài nhiều đến mức nào!” Đúng không ?
Tôi
bảo:
Đúng,
đúng.
Bạn
tôi bảo:
-Kể
như thế là sai toét. Các cậu phải hiểu ràng những sứ thần nhà Thanh đều là
qquan to của Triều đình, học vị của họ là học vị thật, chứ không phải là học vị
mua, học vị rởm, nên kiến thức của họ đầy mình, nhãn quan của họ không thiển
cận đến mức như cậu kể đâu. Gặp chuyện trên họ đâu có khiếp sợ, mà cười soẹt
cái, nói với nhau: Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Một đất nước có những người
tài như thế này mà không được triều đình sử dụng, đành phải ra bán nước chè
chén và chèo đò để kiếm sống qua ngày thì vua Lê chúa Trịnh thiển cận, thậm
thiển cận, e rằng nước Nam này đang mạt vận rồi.
Nguyễn Đoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét