SẦM THAM
岑參
Sầm
Tham (715-770), quê gốc Nam Dương (Hà Nam ngày nay), sau di cư đến Giang
Lăng (nay thuộc Hồ Bắc). Phụ thân là Sầm Thực, từng hai lần là thứ sử mất sớm. Nhà
thơ theo anh cần mẫn khắc khổ học tập. Năm Thiên Bảo 3 (744) đỗ tiến sĩ, làm chức
quan nhỏ, sau vào An Tây, làm cácchức tiết độ chưởng thư ký và phán quan An Tây,
rồi làm thứ sử Gia Châu, sau khi bãi quan mất ở Thành Đô.
Sầm
Tham là nhà thơ biên tái nổi tiếng thời thịnh Đường, giỏi về thơ thất ngôn ca
hành, phong cách bi tráng, ngôn ngữ trong sáng, biến hóa tự nhiên. Có Sầm Gia Châu thi tập. Trong Toàn Đường thi ông có 4 quyển.
行軍九日思
長安故園
岑參
強欲登高處
無人送酒來
遙憐故園菊
應傍戰場開
Hành
quân cửu nhật tư
Trường An cố viên
Sầm
Tham
Cưỡng dục đăng cao xứ
Vô nhân tống tửu lai
Dao liên cố viên cúc
Ứng bạng chiến trường khai.
Dịch
nghĩa:
Ngày
mồng chín1 hành quân
Nhớ
vườn cũ ở Trường An
Muốn
gượng lên chỗ cao ngóng trông
Nhưng
chẳng có ai đưa rượu tới
Ở
xa nhớ thương vườn cúc xưa
Phải
nở cạnh chiến trường.
Dịch
thơ:
Định lên cao trông ngóng
Không người đưa rượu lên
Xa thương vườn cúc cũ
Phải chiến trường nở bên.
Đỗ
Đình Tuân
26/11/2015
Đỗ
Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét