Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

MẸ VÀ CON

Nón Không Quai là bút danh của chị Nguyễn Thúy Ngoan, Hải Phòng. Chị là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hải Phong, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Chị đã xuất bản 5 tập thơ. Tôi quen chị trên Faceboook và rất ái mộ thơ chị, nhất là những bài thơ viết về thân phận góa phụ. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập QĐND VN (22-12) chị đăng bài thơ: MẸ VÀ CON trên facebook, tôi thích bài thơ này nên xin chị mang về đây mời mọi người cùng đọc để thấm thía thêm nỗi đau chiến tranh vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều gia đình trên mảnh đất hình chữ S này.


Một tuần chưa kịp bén hơi
Em thành trăng khuyết cả đời bến sông
Giếng mùa đông buốt giá đồng
Tàn canh em dội, lửa lòng vẫn sôi

Hàng cau chênh chếch trăng soi
Đất vườn em cuốc cho vơi đêm dài
Tiếng gà xơ xác ban mai
Nén đau cơn khát đôi vai rã rời…

Lửa rơm bếp bập bùng sôi
Bên nồi cám lợn mẹ cời tro than
Em thương mẹ - mẹ thương em
Chồng con - chồng mẹ khói nhang nhạt nhòa

Trọn đời “nụ chẳng thành hoa”
Em mừng thọ với mẹ già chín mươi
Điện Biên ban nở trắng trời
Trường Sơn bom cũng ngừng rơi đại ngàn

Cầu Hiền Lương nối thênh thang
Mẹ và em mảnh trăng vàng một đôi
Hai Tô Thị sống giữa đời
Tựa nhau hóa đá giữa trời hoang liêu…

                     
                           10/2015
                    Nón không quai HP
                     ( Song Thu sưu tầm)

9 nhận xét:

  1. Hai chữ "hoang liêu" thật hay, thật gợi. Chính nó đã đưa tâm trạng của hai người đàn bà góa (một mẹ và một con)đến chỗ tận cùng của sự cô đơn và trống vắng. Thì ra trên đời này có những sự mất mát không thể gì bù đắp được.NKQ là nhà thơ rất giỏi khai thác những mất mát này trong thân phận con người bằng những câu thơ hiền lành mà thấm thía.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh nhận xét ngắn gọn mà rất tinh tường sâu sắc và thấm thía ạ.

      Xóa
  2. Cảm ơn cô Song Thu đã đưa bài thơ này về trang Tri Ân. Em đọc và xúc động như đứng trước bức tượng hai người đàn bà, một già, một đã qua thời son trẻ, giấu niềm đau riêng, người này làm chỗ dựa cho người kia. Một bức tượng mà ngôn ngữ thơ của NKQ tạc vào tâm khảm người đọc và rất khó cho bất cứ một nhà điêu khắc nào thể hiện bằng một chất liệu cụ thể. Tự nhiên em nhận ra thêm một ví dụ cho khă năng đặc biệt, riêng có của thơ. Em bất lực khi muốn bày tỏ tâm trạng của mình khi đọc một bài thơ như thế này. Phải chăng chính sự bất cập ấy nuôi dưỡng tình yêu của em với Thơ? Em cũng không biết nữa. Mong được đọc thêm nhiều bài thơ hay trong trang Tri Ân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghị ơi...Mình nghĩ trong chiến tranh, các đấng tu mi quả thật là trải bao gian khổ, hiểm nguy thậm chí cả hy sinh tính mạng nữa nhưng nỗi đau thầm lặng, dai dẳng nhất lại là những người vợ, người mẹ đó. Cho nên mong ước lớn lao nhất của con người là đừng bao giờ có chiến tranh bạn nhỉ?
      Nghị làm thơ rất hay mà. Chẳng hiểu sao nhưng khi mới gặp bạn lần đầu mình đã đinh ninh bạn là người có đời sống nội tâm sâu lắng và nhân văn. Thế rồi qua đọc thơ văn cũng như cách cảm nhận thơ văn của bạn mình lại càng khẳng định cái cảm nhận ban đầu của mình là đúng bạn ạ

      Xóa
  3. Nghị là một người có đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc. Nên Nghị làm thơ, đặc biệt là bình thơ và viết tản văn rất có hồn, gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Có thể xem đây là cái "duyên bút" đấy. Có "duyên bút" thì những điều mình viết ra sẽ có "độc giả", mà có độc giả thì người viết mới có niềm vui.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn thầy Tuân, cô Song Thu. Em yêu thơ từ nhỏ, thích đọc thơ và thuộc nhiều bài thơ mà em thấy hay. Em còn thuộc một số bài thơ mà Thầy đã viết trên báo bảng ở sân trường Chí Linh ngày nào. Sau này em có viết một ít bài cho riêng mình, nhưng lưu trữ kém giờ thất lạc chỉ còn nhớ được một ít. Đầu những năm 90, khi công tác tại Ấn Độ, dịp đón xuân, em đọc một bài viết tặng người vợ ở xa, anh em Sứ quán rất khen, có mấy người xin chép lại, em vui lắm. Nhưng nhà văn Hồ Anh Thái, sau này là Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, khi đó là Bí thư thứ hai ở Sứ quán, tươi cười nói với mọi người: "Đây không phải là thơ. Là gì thì tự mọi người gọi, chứ đây chưa phải là thơ". Một người có uy tín văn chương, từng được giải nhất cuộc thi báo Văn Nghệ lừng danh nói thế thì em hoang mang thật sự. Từ đó em vẫn thỉnh thoảng viết cho riêng mình, ít chia sẻ với mọi người. Gần đây, gặp lại Tô Hà, bạn ấy nói chuyện với em về trang Tri ân, em vào đọc thường xuyên vì thấy gần gũi với mình, được đọc nhiều người quen. Chính Tô Hà đã đưa bài đầu tiên của em lên trang trước khi em chính thức có blog "Thợ rèn Nông thôn". Nhưng phải nói thực là em chỉ tự tin khi được cô Song Thu và đặc biệt là thầy Tuân động viên em viết tiếp. Em đọc thường xuyên những bài thơ Đường đăng trên trang, sau những phân tích của Thầy về thể loại hàn lâm này, em cũng dần thấy thích, nhưng mới là thích đọc. Tuổi trẻ của em đi đây đi đó nhiều, quen với phóng túng tự do, nên sự mực thước của thơ Đường còn đang treo trên cao trước mặt em thôi. Quay lại với ý ban đầu, em cảm ơn Thầy, Cô đã đọc và động viên em. Bây giờ, hàng ngày mở trang Tri Ân, em đã quen với những bài đăng của Thầy, chưa thấy thì cứ như thiếu một cái gì đó, Thầy ơi.

    Trả lờiXóa
  5. Ở đâu có con người thì ở đó có thơ văn. Thơ văn càng độc đáo riêng biệt được bao nhiêu thì càng dễ có sức sống. Đấng toàn năng (tức là tự nhiên ấy) chính là người giỏi nhất trong việc tạo ra sự đa dạng của sinh giới. Chẳng hạn là trên trái đất hiện nay có khoảng 8 tỷ người thì là 8 tỷ cá nhân riêng biệt chẳng ai giống ai .Nhưng nếu phân tích bộ "gen" của 8 tỷ người ấy thì đến 99% là giống nhau, chỉ có khoảng 1% những dị biệt trong bộ "gen" ấy quy định sự khác nhau giữa các cá nhân thôi.Thơ văn cũng thế nếu không có sự riêng biệt thì không có gương mặt riêng (cũng đồng nghĩa với không tồn tại, không có). Nhưng chủ yếu vẫn phải là phần chung, giống mọi người để hòa đồng được với công chúng. Mà công chúng vĩ đại nhất chính là nhân dân. Những ai bằng tiếng nói riêng của mình, nói lên được tiếng nói của nhân dân, lọt tai và thấm tim, thấm óc nhân dân thì người đó còn lại, và ít hoặc nhiều cũng có tiếng thơm. Còn không thì cũng đều xóa sổ cả. Ấy là cũng bàn để suy ngẫm thôi, chứ thày trò mình thì chỉ viết để chơi, để giao lưu bầu bạn và để được sống như mình và với chính mình. Còn khi là công chúng, là người đọc, thì chũng ta là những thực khách, nếu hợp khẩu vị, thấy ngon thấy bổ thì xơi. Không thì thôi. Quan tâm đến những định nghĩa này, định nghĩa nọ, chủ nghĩa này chủ nghĩa kia làm gì. Ông Thái có định nghĩa của ông Thái, ông băm lại có định nghĩa của ông băm…nếu cứ sợ họ thì mình cũng đến nát bét ra mất thôi

    Trả lờiXóa
  6. Thầy ơi, "thầy trò mình chỉ viết để chơi, để giao lưu bầu bạn và để được sống như mình và với chính mình", trong 4 điều ấy em nghĩ là mình cũng đang thực hiện 3 điều và không ngại các định nghĩa, quy chuẩn này khác nữa rồi. Nhưng còn đầu tiên thì khó quá. Để "chơi" thơ thì phải đạt tới một "ngưỡng" nào đó. Em thành thực nói rằng phải là người như thầy Tuân thì mới "chơi" được. Em sung sướng từng học Thầy. Những hiểu biết và sự rung động cảm nhận văn chương của em những năm sau này được khởi nguồn và nuôi dưỡng từ những ngày đi học, nhất là 2 năm học cấp ba, vì lúc đó em học có ý thức, chứ không "tự nhiên nhi nhiên" như hổi trẻ con. Ngày trước em chưa nhận thấy cái chất "U-mua" ở Thầy. Phải chăng Thầy đã qua hết mọi "hỉ, nộ, ái, ố" của cuộc đời để có sự lạc quan, yêu đời vậy?

    Trả lờiXóa
  7. Chữ "chơi" quả là có thể hiểu ở rất nhiều cung bậc. Có thể hiểu chơi là "không thật sự" Thậm chí là "giả dối". Chẳng hạn: "Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi" (Nguyễn Khuyến). Nhưng cũng có thể hiểu Chơi là một sự vượt cấp, một sự siêu đẳng chứ không còn là bình thường nữa. Chẳng hạn: "Nghề chơi cũng lắm công phu" (Nguyễn Du). Cho nên ai cũng có thể chơi được. Có điều ta nên cố gắng để có thể chơi được ở nghĩa thứ hai.
    Còn chất "U-mua" trong thầy Tuân thì phải nói thế này: u thày Tuân mất rất sớm, mất từ năm thày Tuân mới 6 tuổi cơ. Ký ức về U thày Tuân chỉ còn có hai hương vị: một là mùi thơm vị ngọt của một nắm mốc tương trong một lần bà cụ đưa cho. Và hai là mùi thơm của bánh khúc vào một buối sớm thày Tuân vừa thức dậy. Nhưng đều là chất "U-làm" cả chứ không phải là chất "U-mua". Còn cái "hài hài hom hóm" như cô Thu nhận xét thì có lẽ thày Tuân môt phần được kế thừ từ ông bố. Bố thày Tuân là một ông thợ cày vui tính. Cụ cày ở cánh đồng nào thì ở cánh đồng đó đều nổ tiếng cười. Nhưng phần chính là do cuộc đời ban tặng.Cũng gần đúng như em suy nghĩ đấy.

    Trả lờiXóa