Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

TƯỜNG TRÌNH VỀ CHUYẾN DU LỊCH NGOÀI KẾ HOẠCH- 16

Trở lại Tăng Nhơn Phú- nơi xe 707 anh dũng hy sinh 40 năm trước

Chúng tôi đến trước cổng Trường Võ bị Thủ Đức xưa- nơi chiếc xe tăng 707 bị bắn cháy (xem: http://soha.vn/quan-su/chuyen-la-nguoi-linh-tang-chay-dung-dung-van-diet-dich-sang-30-4-20150726103355244.htm) ngày 30.4.1975 khoảng 15 h, đúng lúc trời mưa lất phất. Nhìn phác qua khung cảnh thấy quá khác so với ngày xưa- không chỉ so với năm 1975 mà cả năm 1995 khi tôi quay lại nơi này lần trước. Dấu tích còn lại của cái nhà trường đào tạo sĩ quan thuộc diện “Lá ngọc cành vàng” của nền “đệ nhị cộng hòa” giờ chỉ còn lại mỗi cái tháp canh. Tôi cố hình dung lại quang cảnh ngày xưa nhưng không được. Thấy ngay cạnh chỗ đỗ xe có quán cà- phê, chúng tôi vào vừa để trú mưa vừa thăm dò tình hình. Ông chủ quán cà phê tên Hiếu, chừng xấp xỉ 60 tuổi. Khi tôi hỏi về chuyện xe 707 thì cho biết: “Nhà tôi ở đây cũng lâu rồi. Hồi đó tôi đang học tú tài nên chưa bị gọi lính. Tuy nhiên, hôm đó sợ đánh nhau dữ nên chạy vào ẩn trong rãy. Lúc về thì thấy cái xe tăng đó nằm đó rồi”. Hỏi về ông già Viên thì ông ta không biết. Hỏi vị trí chiếc xe nằm thì ông ta chỉ ra phía ngoài, chỗ gần như đối diện với cái tháp canh.
Chúng tôi đội mưa quay ngược trở lại chừng vài chục mét. Thấy một con ngõ gần như đối diện với cổng cũ (theo hình dung của tôi) tôi rẽ đại vào. Được hơn chục bước thì thấy một ông già chừng ngoài 70 đầu đội chiếc mũ sùm sụp đang gồi một mình trong cái quán vắng. Thấy chúng tôi ông nhìn chằm chặp rồi hỏi tìm ai. Nghe giọng nói đặc sệt Bắc của ông tôi thấy rất gần gũi nên ngồi xuống và nói đầu đuôi câu chuyện. Ông hồ hởi: “Chuyện này tôi có biết và đang định đề nghị lên cấp trên cho xây dựng một cái bia tưởng niệm ở đây”.  Thêm vài câu nữa ông mời chúng tôi vào nhà chơi. Thấy không có gì quá vội, vả lại cũng muốn nghe rõ hơn câu chuyện của ông nên ba anh em chúng tôi theo ông về nhà.
Thì ra ông là CCB Khuất Trọng Hùng, vốn quê Sơn Tây, nhập ngũ từ 1966 vào công tác tại Quân giới Miền. Năm 1975 ông thuộc Cục Hậu cần Miền. Tháng 9.75 ông được giao nhiệm vụ về Tăng Nhơn Phú này xây dựng doanh trại cho bộ đội và nhà ở cho cán bộ. Năm 1981 ông mua chỗ đất này và đưa gia đình vào ở. Khi ông đến đây thì xác chiếc xe tăng không còn ở đây nữa nhưng cái bàn thờ thiên bằng gỗ và mấy nấm đất thì vẫn còn. Câu chuyện về sự hy sinh của kíp xe 707 thì ông cũng chỉ được nghe kể lại. Hỏi ông về ông cụ Viên thì ông cũng không biết. Hỏi ông có nghe kể anh bộ đội xe tăng người đã bốc lửa vẫn đứng lên diệt địch thì ông bảo chỉ nghe mọi người nói trong xe có tiếng la hét thôi. Nhưng ông cũng khẳng định là viên trung tá hiệu phó Lâm và mấy anh lính nữa chết ngay gần xe. Từ khi biết chuyện về sự hy sinh của chiếc xe đó cứ đến ngày 30.4 ông lại làm 2 mâm cơm đem ra đó thắp hương cúng anh em. Nghe đến đây tôi bỗng thấy rưng rưng trong mắt.
Hỏi ông về cái ban thờ thì ông cho biết: Những năm 90 tay cán bộ tổ dân phố này là người không tốt nên hắn bảo cái ban thờ này là mê tín dị đoan nên bắt phá đi. Riêng ông thì vẫn giữ nếp cúng giỗ anh em ngày 30.4 và đang định đề nghị lên Hội CCB cấp trên cho xây dựng một tấm bia tưởng niệm. Tôi cho ông biết về bài báo và danh sách các thành viên kíp xe. Ông xuýt xoa: “May quá, tôi đang định ra bắc tìm cách hỏi thăm tên tuổi của mấy anh em ở đây thì hôm nay mấy chú lại tới đây. Chả lẽ là do các anh em dun rủi?”. Tôi thì thấy cũng lạ! Tại sao cả cái ngõ đó chúng tôi chỉ gặp mình ông ngồi như đang chờ ai đó, mà sao ông cứ nhìn chúng tôi chằm chặp và rồi chính ông đã hỏi chúng tôi trước: “Tìm ai?”... Chả lẽ đó là sự thật!
Sau đó ông kéo chúng tôi ra đường và chỉ chính xác vị trí của cái bàn thờ và mấy nấm mộ gió.
(Hôm gần đây ông Hùng gọi ĐT báo cho tôi biết là tổ dân phố đã họp, bà con nhất trí 100% và đề nghị lên cấp trên cho phép làm. Về phía hội CCB ông Hùng cũng đã chính thức làm đơn đề nghị lên Hội về việc trên. Tất nhiên họ chưa thể trả lời ngay song hy vọng là ý nguyện của ông và của chính tôi sẽ thành công. Tôi đã nhờ Vũ Tuấn Anh in lại bài báo trên đem đến cho ông để tăng “sức nặng” cho đề nghị).   

Tạm biệt người CCB đáng kính Khuất Trọng Hùng, VTA đưa tôi về thẳng Ngã Năm Chuồng Chó- nơi đó có 3 chiến sĩ xe tăng, trong đó có 2 sĩ quan TTG khóa 2 đang chờ.

Cái tháp canh còn lại:

Quán cà phê phía đối diện và ông Hiếu


Ông Khuất Trọng Hùng



Nơi đặt bàn thờ ngày trước



1 nhận xét: