Thăm Bình Dương
Ngày 21.11
Còn một ngày nữa trong
chương trình tham quan du lịch đoàn quyết định sẽ đi thăm tỉnh Bình Dương láng
giềng mà điểm nhấn là tới thăm Lạc cảnh Đại Nam văn hiến của anh Dũng lò vôi
(Huỳnh Uy Dũng).
Thực ra, về LCĐNVH này tôi
cũng đã đọc nhiều, nghe nhiều. Thấy khen cũng lắm mà chê cũng nhiều... nên quyết
định đi thăm xem nó ra làm sao. Song ấn tượng đầu tiên của chuyến đi này lại là
vấn đề “phí”. Từ Biên Hòa sang Thủ Dầu Một chỉ chừng 30 km mà có đến 4 trạm thu
phí thì còn giời đất nào nữa đây? Hỏi ra mới biết đó đều là công trình BOT.
Nghĩa là con đường đó được cắt khúc ra làm 4 đoạn giao cho 4 nhà thầu bỏ vốn ra
làm và bây giờ người ta thu phí. Tất nhiên là hợp lý song nó manh mún thế nào ấy.
Gần như vậy song ngay cả
HDV Hạnh và mấy anh CGC Đồng Nai té ra cũng chưa anh nào đi thăm LCĐNVH cả. Vì
vậy xe chúng tôi phải hỏi thăm mấy lần mới đến nơi. Biết rằng cái “kỳ quan” này
có nhiều khu chức năng khác nhau song vì đã hứa về BH ăn trưa tại nhà anh Tú
nên đoàn chúng tôi thống nhất là chỉ tham quan khu vực DL tâm linh- nơi có Kim
điện, còn những chỗ vui chơi, giải trí thì bỏ qua.
Điểm nhấn trung tâm của
khu DL tâm linh này là Kim Điện- tức là ngôi đền thờ vàng. Chắc bởi nó được mạ
vàng tá lả khắp cả nên được đặt tên như vậy chăng? Tại đây, gian thờ chính có 3
tầng: trên cùng thờ Phật Tổ Như Lai, tầng thứ hai thờ Vua Hùng, tầng dưới cùng
thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hai bên ban thờ chính có ban thờ Mẹ Âu Cơ, các
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước và các dòng họ ở VN. Để vào
đây du khách phải mang thêm một đôi tất bao lấy giày dép của mình, khi nào ra sẽ
trả lại. Toàn bộ các ban thờ ở đây đều có bảng ghi chú: “KHÔNG NHẬN CÔNG ĐỨC BẰNG
TIỀN; AI CÓ HIỆN VẬT CÔNG ĐỨC THÌ MỜI GẶP BQL”. Gần cửa ra vào có một hòm kính
đựng các quẻ thẻ được bao kín. Du khách thích thì cứ việc bốc lấy cho mình một
thẻ. Tôi cũng làm một thẻ, thấy đúng ra phết!
Phía sau toà Kim Điện bề
thế, lộng lẫy vàng son đó là một tòa tháp 9 tầng. Đây cũng là nơi thờ các danh
nhân đất Việt (vì không lên đó nên tôi cũng ko rõ ở đó thờ những ai, chỉ nghe
bà con ở đó cho biết Cụ Hồ được thờ ở tầng thứ ba).
Phía sau nữa là dãy núi giả-
tên gọi Bảo Sơn. Ngọn núi cao nhất trong dãy này có chiều cao 68 mét. Trong
lòng dãy núi này thiết kế rất nhiều hang động. Tuy nhiên, sau khi khánh thành một
thời gian thì chim yến về rất nhiều và chui vào đó để làm tổ. Vì vậy, cho đến
nay ông Dũng cho đóng các hang động lại để bảo toàn cho đàn yến.
Cả khu điện thờ này được một
dòng sông – tất nhiên là sông đào, sông nhân tạo bao quanh. Dưới sông có rất
nhiều cùa lao cũng đắp giả sơn và trồng cây cảnh.
Còn cả khu DL tâm linh này
lại được bao bọc bởi một bức trường thành, thỉnh thoảng nhô lên một cái tháp
canh, chính giữa là mấy tầng cổng ra vào cũng sơn son thếp vàng rất lộng lẫy.
Nói cho công bằng, về mặt
quy hoạch và kiến trúc của công trình này là rất được. Tôi thật sự ngưỡng mộ
ông Dũng LV và những KTS, những người thợ đã xây dựng lên công trình này. Còn
những cái mà thiên hạ chê cũng không có gì quá lời- đó chính là những bài thơ,
câu đối... mà chính Dũng LV là tác giả và ông ta cho chạm khắc ở tất cả những
nơi nào có thể. Không có thời gian và cũng không đủ kiên nhẫn để đọc hết những
cái đó nhưng với những chỗ đã đọc thì thấy nhiều câu, nhiều chữ ngô nghê quá,
buồn cười quá. Nhưng thôi, tiền của ông ấy bỏ ra xây thì ổng thích thờ ai, thích
khắc thơ ai... là quyền của ổng. Bà con ta có chỗ dạo chơi miễn phí là tốt rồi!
Rời ĐNVH chúng tôi ghé
thăm khu trung tâm TX Thủ Dầu Một một lúc nữa rồi lên đường về Biên Hòa.
Trời ơi! có mấy ngày mà anh em nhà Anh Nguyệt đi mãi không kể hết chuyện. Thật là đã quá ta. Đã nhất là cái bộ nhớ của anh Nguyệt không bỏ sót một chi tiết nào làm người đọc cứ nghĩ là mình đang có mặt. MH định để hồi kết mới có đôi lời thắm thiết, nhưng mà đến hôm nay thì không đủ kiên nhẫn để chờ ngày về đến Hà Nội của hai anh em Nhà Văn, Nhà Thơ này. HiHiHi...
Trả lờiXóaMay cho chị em nhà cô đấy! Ý định ban đầu còn đi tàu hỏa ra, dừng chơi ở Nha Trang và Đà Nẵng mỗi nơi 1-2 ngày cơ.
Trả lờiXóaNKN