11- Long, Ly, Quy, Phụng
Đó là tên 4 con vật được gọi
là “tứ linh” trong dân gian VN. Đó cũng là tên của 4 hòn cù lao trên con sông
Tiền đoạn chảy qua TP Mỹ Tho. Đó cũng là điểm du lịch sông nước, miệt vườn mà
du khách thường tìm đến.
Ngồi uống nước đến hơn 2
giờ chúng tôi lên xe qua cầu Rạch Miễu để sang bên kia sông- đó đã là đất Bến
Tre. Cây cầu này cũng mới hoàn thành được một thời gian và đã tạo điều kiện
thông thương cho các tỉnh ở vùng hạ lưu sông Cửu Long với TPHCM rất thuận lợi. Qua
cầu Rạch Miễu xe rẽ xuống một con đường bê tông và dừng trước 1 ba- ri- e. Thì
ra đó là điểm thu phí đường bộ của dân ở đây vì con đường đó do họ bỏ tiền ra
làm. Điểm dừng chân của chúng tôi ở đây cũng chính là 1 cù lao- cù lao An Thới.
Gọi là cù lao nhưng nó có diện tích khá lớn và chứa trên mình luôn 2 huyện của
tỉnh Bến Tre là huyện Châu Thành và Bình Đại. Đi vào sâu trong làng một đoạn
chúng tôi dừng lại gửi xe và mua vé du lịch. Một cô gái nhỏ nhắn trong bộ bà ba
tím với nụ cười rất tươi đang đón chúng tôi. Đó chính là HDV du lịch cho đoàn
chúng tôi.
Theo sự hướng dẫn của HDV
chúng tôi lên một con tàu gỗ. Tàu nổ máy và bắt đầu chạy ra sông Tiền. Mặc dù
máy nổ khá to song nhờ có ăm- ply chúng tôi vẫn nghe được lời giới thiệu của cô
HDV về địa thế, dân cư cùng những đặc sản của vùng sông nước này.
Với Cửu Long Giang, tôi
yêu quý và có phần “kính trọng” dòng sông đó. Ngay từ thuở còn ngồi trên ghế
nhà trường đã đưọc nghe cô Thương (dạy Địa lý) kể nhiều câu chuyện kỳ bí về Mê
Kông, Cửu Long. Rồi cuốn truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi ươm trong
tôi cái khát vọng đưọc đi đến vùng đất này. Và tình yêu đó một lần nữa được
nhân lên trên đường Trường Sơn, trong cái xe 724 ở mỗi chặng dừng chân lại vang
lên tiếng hát của ca sĩ Hòa Râu:
“ Trìu mến Cửu Long nước êm trôi lững lờ ven quê
nhà
Cuộn phù sa đưa nước xuôi về tắm mát đồng quê vui xóm thôn
Dừa soi bóng nước thuyền tung lưới vút cao tiếng hò nhặt khoan...”
Cuộn phù sa đưa nước xuôi về tắm mát đồng quê vui xóm thôn
Dừa soi bóng nước thuyền tung lưới vút cao tiếng hò nhặt khoan...”
Tôi cũng chẳng biết tên
bài hát là gì song vẫn thường hát theo anh một cách say sưa. Giai điệu bài hát
thật thiết tha, trìu mến và xúc động. Chính vì vậy, tôi luôn muốn có dịp được tận
thấy Cửu Long Giang. Và lần đầu tiên tôi thực hiện được ước nguyện ấy là năm
1993. Từ bấy đến nay thêm nhiều lần tôi qua sông này nhưng cái cảm giác bồi hồi
khó tả trong lòng thì vẫn như ngày nào. (nhờ bác Gúc đã biết tên bài hát là “Tiếng
hát gửi sòng sông quê hương” của Phan Nhân nhưng vẫn không nghe được).
Ca nô băng băng rẽ sóng
ngược dòng. Nhìn dòng nước sông Tiền
loang loáng trôi dưới ánh nắng mặt trời chói chang tự nhiên tôi bật ra 2
câu thơ tức cảnh vui vui, đọc lên các bác cười ngặt nghẽo:
Trùng trùng nước đổ về
đông
Sông Tiền ăm ắp (mà) ví
không có tiền!
Sau một hồi chạy trên sông
con tàu ghé vào một bến đỗ nhỏ (hình như thuộc cồn Long thì phải). Lên tàu một
cái đi tiếp theo con đường bê tông và lát gạch giữa xanh um cây lá. Đúng là phù
sa sông Mê Kông màu mỡ thật. Một ngôi nhfa ngòi hiện ra phía trước, cô HDV thỏ
thẻ: “Mời các cô chú, các anh dừng chân nghỉ giải lao, uống trà mật ong và nếu
ai thích thì mua các sản phẩm từ ong ở đây. Chất lượng đảm bảo rất tốt, giá cả
cũng rẻ nhất!”. Té ra đó là cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các hộ nuôi ong
trên cồn. Có rất nhiều thứ hàng như mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa v.v... Tuy
nhiên, loại trà pha mật ong mà họ mời thì tôi không thích tý nào.
Nghỉ ít phút, tàu lại đưa
chúng tôi sang một điểm khác. Tại đây đoàn được tham quan một xưởng sản xuất kẹo
dừa với toàn bộ quy trình của nó. Từ khâu xay cơm dừa, ép, nấu đến lúc ra thành
kẹo. Nhân viên của xưởng cũng mời bà con nếm kẹo dừa của mình. Chắc thấy vừa ý
nên mấy bác móc tiền ra mua. Kể ra đây cũng là một món quà mang ra bắc được.
Rời xưởng kẹo các quý
khách được mời trèo lên... xe ngựa. Có lẽ cũng chỉ vài trăm mét thôi nhưng đỡ
phải đi bộ mỏi chân, lại được hưởng cái thú mà ít khi có được ở cái thời @ này.
Có điều con ngựa kéo cái xe tôi ngồi gày gò, rúm ró quá, trông chẳng khác gì
con Rô- xi- nan- tê của chàng Đon Kihote. Xuống xe ngựa chúng tôi được mời vào
một căn nhà rộng rãi, trong đó kê rải rác các bộ bàn ghế. Trên bàn đã thấy để một
đĩa hoa quả nhỏ gồm vài miếng dưa hấu, đu đủ và ổi. Đoàn vừa yên vị thì các nghệ
nhân đàn ca tài tử bắt đầu xuất hiện và biểu diễn. Nói cho công bằng thì chất
giọng mấy nghệ sĩ ở đây cũng thường thường thôi nhưng anh em vẫn lên tặng mấy
bông hoa nhựa (có cuốn tờ 10K vào trong) để động viên họ.
Cuộc biểu diễn đàn ca tài
tử kéo dài chừng 20 phút thì kết thúc, chúng tôi đi theo một lối mòn nhỏ trong
vườn để xuống 1 chiếc xuồng nhỏ. Chiếc xuồng dưới sự điều khiển của một cô gái
len lách đi trong những con rạch nhỏ hai bên ken khít dừa nước chừng 10 phút
thì ra đến sông lớn và chúng tôi chuyển từ xuồng sang chiếc tàu vẫn dừng chờ ở
bến tự lúc nào.
“Tua” du lịch tiếp tục đưa
chúng tôi đến một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ từ cây dừa. Quả thật, chả có thứ gì
ở cây dừa bị bỏ đi cả. Những sản phẩm chưa thật tinh xảo- nhất là đồ trang trí
nhưng cũng khá bắt mắt. Mấy bác già mua hàng trăm đôi đũa, còn tôi không cầm
lòng được trước mô hình chiếc mô- tô. Tiếp đó là đến cơ sở tu luyện của đạo Dừa
(xem https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_D%E1%BB%ABa). Với con người
bình thường hoàn toàn có thể thấy ông này là người “khùng”. Vậy mà không hiểu
sao vẫn có tín đồ theo mới lạ. Cuối cùng là tham quan một cơ sở chăn nuôi cá sấu
rồi quay về chỗ cũ.
Nói cho công bằng đây là một
tua du lịch khá chính quy, bài bản, có tổ chức chặt chẽ, phân công lao động hợp
lý, phối hợp các bộ phận rất nhịp nhàng. Hỏi nhỏ cô HDV thì biết đây là thuộc
HTX du lịch Cồn Phụng. Với giá vé 200k/ người mà du khách được đi một vòng như
thế cũng hài lòng.
Chia tay Cồn Phụng xe
chúng tôi trực chỉ Cần Thơ.
Chuyến đi có một không hai
Trả lờiXóaVậy mà xóm láng chờ hoài bản tin
Bác Thanh Dạ vẫn lặng im
Hay là lại đã đi tìm người quen...