Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Truyền thuyết và mẩu chuyện xung quanh Đền Cao (7)



                                Chuyện của một vị thủ nhang
 

          Theo tục lệ thì những người thủ nhang ở Đền Cao, nếu trong nội tộc có tang, đều phải tạm dời khỏi đền, về nhà chịu tang trong ba năm. Dân làng phải tìm vị thủ nhang khác để thay thế.
          Bấy giờ ông Dương Văn Diệm đang làm thủ nhang thì bà mẹ ông mất. Đúng ra theo lệ thì ông phải nghỉ ở nhà chịu tang mẹ đủ ba năm. Nhưng vì người thay thế ông công việc không quen, lại yếu đuối nên công việc sớm hôm hầu hạ Đức Ngài không được chu đáo. Thấy vậy ông Diệm rất áy náy trong tâm và suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng ông cứ mạnh dạn “phá lệ” xin làng cho được trở lại làm thủ nhang. Nhiều vị cao niên và chức sắc trong xã tỏ vẻ rất e ngại vì sợ rằng “phá lệ” như thế nhỡ bị các ngài quở phạt thì thật tội nghiệp.
          Riêng ông Diệm vẫn nghĩ rằng chẳng lẽ cứ phải bỏ việc “hầu hạ” các ngài về nhà “chịu tang” mới là có hiếu và ngược lại thì không? Ông thấy lý lẽ này không ổn lắm. Nhất là thấy khói hương trên đền tàn lạnh tình cảm ông bị cắn dứt nên ông cứ đánh liều “phá lệ” xem sao.
          Ông tắm gội sạch sẽ, ăn chay, tu luyện cho mình thật thanh thản , tĩnh tâm, rồi sửa lễ lên Đền kêu khấn:
          - Con một lòng thành cung phụng trước cửa Đức Ngài. Con vô cùng khắc khoải buồn rầu khi thấy cảnh Đền hương tàn khói lạnh, vắng vẻ quạnh hiu. Con xin tình nguyện trở lại hầu hạ cửa ngài - Nếu có bị quở phạt con xin chết trước cửa Ngài để tỏ lòng mình.
          Từ đó ông lại làm thủ nhang. Mọi người vẫn nghe ngóng chờ đợi nhưng không thấy Đức Ngài quở phạt. Có lẽ lòng thành của ông Diệm đã động đến cửa Ngài chăng? Riêng ông Diệm thì rất tin như thế. Ông vẫn thường nói với mọi người rằng “Cứ phải có lòng thành thì mới động đến Đức Ngài được”.
28/01/2015
Đỗ Đình Tuân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét