Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Truyền thuyết và mẩu chuyện xung quanh Đền Cao (8)





                                     Lễ hội đền cao


          Hàng năm, cứ vào các ngày 22, 23 và 24 tháng Giêng âm lịch, dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cao.
          Ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt, tán lọng...đều được sắp sửa ở Đến Cả (thờ hai bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu), chuẩn bị chu đáo cho ngày 23 sẽ rước về Đền Cao (thờ ông anh cả Vương Đức Minh) và làm lễ dâng hương.
          Ngày 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước: dội múa rồng, múa lân đi trước. Đội gồm 20 thanh niên khỏe mạnh, mặc áo lậu đỏ, chít khăn đỏ, múa nhảy theo nhịp trống. Con rồng được làm bằng thứ vải có màu sắc rực rỡ, uốn lượn uyển chuyển vờn nhau với mấy người đeo mặt nạ cầm côn.
          Sau đoàn múa rồng là đoàn rước kiệu. Tất cả gồm 6 kiệu:
          -Kiệu thứ nhất rước các sắc phong của năm anh em họ Vương.
          -Kiệu thứ hai rước ngai và bài vị của ông thứ nhất Vương Đức Minh.
          -Kiệu thứ ba rước ngai và bài vị ông thư hai Vương Đức Xuân.
          -Kiệu thứ tư rước ngai và bài vị ông thư ba Vương Đức Hồng.
          -Kiệu thứ năm rước ngai và bài vị của hai bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu.
          -Kiệu thứ sáu rước bài vị của Thành Hoàng làng.
          Đoàn rước kiệu có 58 người khiêng kiệu, 30 người đánh trống, gõ chiêng, che tán lọng. Họ đều được chọn từ những trai tráng khỏe mạnh và có đức độ của dân làng. Hô vận áo lậu mầu xanh, đỏ, tím, vàng, chít khăn đỏ và đi hài cỏ.
          Riêng kiệu của hai bà lại được để cho các cơ cánh người thập phương khiêng. Họ cũng ăn vận hóa trang giông như các quan văn tướng võ thời xưa. Đi bên cạnh các kiệu là các già làng vận lễ phục. Mỗi kiệu do một “ông Đám” đi trước chỉ huy.
          Chiêng trống tùng... bili...bộ bát âm đi bài “Lưu Thủy” làm không khí đám rước thêm rộn ràng trang nghiêm
          Đoàn rước kiệu xuất phát từ Đền Cả (nơi thờ hai bà Vương Thị Liễu và Vương Thị Đào), qua Đền Bến Cả (nơi thờ ông Vương Đức Minh), Đền Bến Tràng (nơi thờ ông Vương Đức Xuân), lên đến Đền Cao (nơi thờ ông Vương Đức Xuân) thì dừng lại.
          Tại đây, Ban tổ chức lễ hội tiến hành Lễ Dâng Hương. Ông trưởng Ban sẽ đọc tiểu sử và công lao của năm anh em họ Vương. Rồi các vị chức sắc trong hạt, trong làng, đại diện các cơ, cánh...lần lượt thắp hương tưởng niệm, nguyện cầu.
          Sau đó các bài vị, bát hương ở các kiệu được lần lượt rước vào đặt an vị trong Đền Cao để cho dân làng và khách thập phương đến làm lễ trong suốt những ngày hội.
          Ngày 24, các kiệu của ông Vương Đức Xuân, ông Vương Đức Hồng, hai bà Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu Và kiệu của Thành Hoàng làng được rước trả lại nơi thờ cũ.
          Do Đền Cao có tiếng là linh thiêng nên khách thập phương đi trẩy hội và lễ đền rất đông làm không khí những ngày này náo nhiệt hẳn lên. Những năm gần đây Lễ hội Đền Cao đã trở thành một lễ hội lớn ở trong vùng.
 29/01/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét