Núi Nam Tào
Tương
truyền ngày xưa trên núi có chùa. Trong chùa có một cụ già biết đoán may rủi
của đời người. Lời đoán thường linh nghiệm nên người bốn phương thường đến hỏi
rất đông. Về sau không biết cụ già ấy đi đâu, chỉ thấy trên vách có đề một câu
“Nam Tào thượng linh tiêu” nghĩa là “Mây thiêng trên Nam Tào”. Từ đó người ta
đặt tên núi là núi Nam Tào.
Lại
có một tuyền thuyết khác kể lai lịch núi Dược sơn như sau:
Gia
binh của Trần Hưng Đạo có tới hai ba
chục vạn người. Trong đội quân đông đảo ấy có đủ cả quân bộ, quân thủy và quân
kỵ mã. Để nuôi quân ông phải lo chuẩn bị kho, đụn. Để chữa bệnh cho quân lính
ông phải lo tìm thầy thuốc và dược liệu để làm thuốc. Vì thế ông đã chiêu mộ
các danh y ở khắp nơi về Vạn Kiếp lo việc bốc thuốc và chẩn trị cho quân
lính. Đồng thời ông cũng cho trồng ở trên núi Nam Tào một vườn thuốc.
Một
hôm, Hưng Đạo vương nằm mơ thấy có một ông già đầu quấn khăn nâu, mình mặc áo
dài đen, xách túi cói vào tìm gặp. Người đó vái ba vái rồi thưa:
-Tôi
là Dược Linh, biết Đức ông cần thuốc nên mang tới biếu.
Hưng
Đạo Vương cảm tạ đáp lễ và nhận túi cói. Ông mở ra xem , thấy trong túi chỉ có
mấy cây thuốc giống. Nhìn cây, nhìn lá ông ngờ ngợ như đã gặp ở đâu rồi. Ông ngẩng lên để hỏi
tên cây thuốc thì người cho thuốc đã biến mất. Hưng Đạo Vương giật mình mới
biết là mơ. Ông bật dậy chong đèn vẽ lại dáng cây thuốc rồi cất cẩn thận vào
bao thư.
Nửa
tháng sau trên đường vào Xưởng Thuyền, cách vạn kiếp chừng dăm bảy dặm, ông
thấy ở bên đường mọc lên những cây con giống như cây thuốc giống của Dược Linh
cho. Ông mang bản vẽ ra so lại thì thấy giống
nhau như hệt. Ông vui mừng cho đánh những cây con ấy về trồng khắp trên
núi Nam Tào. Ông lại tự mình lấy lá cây ấy giã ra đem đắp vết thương cho quân
lính thì thấy ba ngày vết thương khô và bảy ngày thì vết thương khỏi hẳn. Ông
bèn đặt tên cho cây thuốc ấy là Linh Dược và tên núi Nam Tào từ đấy cũng thêm
một tên mới là Dược Sơn (Núi Thuốc). Núi Thuốc này được người đời sau liệt vào
“Chí Linh bát cổ” với tên gọi là “Dược lĩnh cổ viên” (Vườn thuốc cổ trên núi).
09/01/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét