Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

TRUYỀN THUYẾT XUNG QUANH ĐỀN KIẾP BẠC (7)


Giếng ngọc

          Trước sân đền Kiếp Bạc ngày nay, thời xưa là nơi ở của đội quân Tế Tác (Thông tin trinh sát). Trong đội tên ấy có một chàng trai tên là Côi, người làng quê mãi miền ngoài vùng Gia Lộc ngày nay.
          Vốn mồ côi cha mẹ từ rất sớm, có sức vóc hơn người lại làm nghề chở đò trên sông nên chàng trai bơi lội rất giỏi. Tương truyền, một hôm  tại quê nhà chàng bắt gặp hai con trâu trắng to như hai con voi đánh nhau rất dữ dội. Sợ để chúng đánh nhau mãi thì sẽ bại cả hai con, chàng mới nhảy vào nắm sừng dãn chúng xa nhau. Nhưng mấy lần kéo chúng xa nhau chúng lại lập tức xô vào ẩu chiến. Bực mình quá, chàng vớ ngay chiếc bơi chèo phang túi bụi. Hai con trâu bị đánh đau quá vội buông nhau rồi chạy lao xuống sông để tránh đòn. Nhưng lạ quá, chúng cứ bơi đến đâu thì nước lại dãn ra hai bên rồi mới khép lại. Chàng đứng đợi mãi vẫn không thấy chúng ngoi lên. Chàng bèn lặn xuống tìm khắp cả một vùng mà không thấy.
          Chàng đành lên bờ. Nhìn chiếc bơi chèo chàng thấy còn dính lại mấy sợi lông trâu đang phát ra những tia sáng lấp lánh. Thấy lạ, chàng bèn nhặt lấy và đưa lên mũi ngửi. Như chỉ chờ có thế, những sợi lông trâu bèn chui tọt vào trong mũi chàng. Chàng chợt nảy ra ý nghĩ “hay là trâu thần” và lại lao xuống nước lặn tìm lần nữa. Lạ thay, lần này chàng cảm thấy ở dưới nước chàng vẫn thở được như khi ở trên cạn.
          Khi có quân xâm lược Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta, chàng Côi đi đầu quân và đươch Hưng Đạo vương tuyển vào đội Tế Tác. Biết chàng có biệt tài, ông giao cho chỉ huy đội Tế tác và đặt tên cho là Yết Kiêu.
          Từ đó Yết Kiêu tung hoành trên sông nước. Khi thì bò lên thuyền giặc bắt sống quân giặc đem về khai thác tài liệu. Khi thì dùng dùi đục thuyền đánh đắm cho giặc chết chìm. Cũng chính nhờ có biệt tài này mà Yết Kiêu đã thu thập được nhiều tin tình báo có giá trị.
          Đã thành lệ, đêm đêm cứ khi thấy đội Tế Tác đỏ đèn  là Hưng Đạo Vương lại xuống để nghe Yết Kiêu trình báo tin tức. Vì bờ sông ở xa, nên Yết kiêu cứ phải mặc ngay cả quần áo ướt như thế để trình báo ngay. Sau đó chàng mới ra sông tắm rửa. Thấy vậy, Hưng Đạo Vương bèn cho đào ngay cái giếng ở cạnh nhà Tế Tác cho Yết Kiêu mỗi hôm đi trinh sát về thì tắm rửa ngay cho tiện. Giếng ấy nước tràn bờ lại vừa trong vừa mát, như một biểu tượng đẹp cho tình yêu thương quân sĩ của Trần Hưng Đạo. Người sau đặt tên cho là Giếng Ngọc.


16/01/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét