Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

KINH THÀNH THĂNG LONG( P 1 )

Nhân dịp 1000 năm Thăng Long sưu tầm và giới thiệu một số bức ảnh về Hà Nội xưa.

Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại thành mới nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời vua trước vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành.
Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh.
Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây.
Ở trong, giữa hai phố Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương là khu vực Hành cung.
Thành mở ra 5 cửa: cửa Đông (ứng với phố Cửa Đông), cửa Tây (ứng với phố Bắc Sơn), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam, cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học).

Năm cửa thành thể hiện rõ trên bản đồ Hà nội đầu thế kỉ 19

Trong thành có nhà Kính Thiên. Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành. Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy.Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành.
Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ.

Kì Đài và Đoan Môn - phần phía Nam của Hành Cung - nhìn từ phía đường Lý Nam Đế ngày nay
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Năm 1835, vì cho rằng thành Hà Nội cao hơn kinh thành Huế, Minh Mạng cho xén bớt 1 thước 8 tấc, thành Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m.
Năm 1848, vua Tự Đức cho tháo dỡ hết những cung điện còn lại ở Hà Nội chuyển vào Huế.Cái tên này tồn tại cho đến năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp.

Hà Nội 1885

Một góc thành Hà nội - ảnh của Hocquard chụp khoảng 1884 -1885Người Pháp đổi Hà Nội thành thành phố. Đến khi chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp. Kì Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn còn lại đến nay chỉ vì chúng được người Pháp dùng cho mục đích quân sự

Một bức ảnh hiếm chụp phía trước Đoan Môn thời kì người Pháp phá thành Hà nội.
Và từ đây bắt đầu một công cuộc xây dựng và phát triển Hà nội với tham vọng dựng "một Paris thu nhỏ trong lòng Đông Dương" để thoả nỗi nhớ của người xa xứ. Công cuộc này kéo dài tới đầu những năm 40 của thế kỉ XX.

Bắc Môn thời Nguyễn (xây trên nền Cửa Bắc thời Lê) hoàn thành năm 1805, cũng như Đoan Môn kiến trúc Bắc Môn có dạng vọng lâu: Phần thành ở dưới và phần lầu ở trên.

Ảnh thành Cửa Bắc của bác sĩ Hocquard chụp khoảng 1884 -1885. Đã có dấu đạn của pháo thuyền Pháp bắn vào thành năm 1882. Xung quanh thành là một hào nước rộng với một cây cầu dẫn vào cổng thành.

Một bức nữa của bác sĩ Hocquard chụp từ phía trong thành, nơi đã đầy lính PhápSau khi chiếm thành Hà nội Pháp cho đập phá san bằng thành trì, chỉ để lại Cột Cờ, điện Kính Thiên, cung Hậu Lâu, thành Cửa Bắc.Vọng lâu trong bức ảnh này đã bị phá.

Mặt ngoài cổng thành bị bịt kín, ba chữ Chính Bắc Môn trên cổng thành không còn, trên mặt thành là đài quan sát của lính Pháp. Con đường rợp bóng cây hai bên là đường Phan Đình Phùng ngày nay



Thời kì người Pháp khẳng định vị thế của mình. Thành Cửa Bắc được nhìn nhận như một chứng tích chiến thắng: Ba chữ Chính Bắc Môn xuất hiện lại, cổng vẫn bị bịt, nhưng từ phía trong, cho phép nhận ra lối vào thành cũ, hai bức tường bên gợi lại hình dáng thành xưa, và đặc biệt họ gắn lên một tấm biển bằng tiếng Pháp: " 25 Avril 1882. Bombardet de la Citadele par les Cannonieres "Suprise" et "Fanfare".



Ba chữ "Chính Bắc Môn" trên cổng thành




Hậu Lâu là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, được xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau).


Theo một vài tài liệu Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp. Liệu đó có phải là lý do mà trong vô số những bức bưu ảnh chụp thành cổ Hà nội của người Pháp không thể tìm thấy một bức nào chụp Hậu Lâu.
Điện Kính ThiênTrung tâm của Cấm thành là Điện Kính Thiên, nằm trên trục chính tâm (đường Thần Đạo) theo hướng Nam - Bắc: Kì Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn. Không còn nhiều, nhưng đó chính là dấu xưa còn lại của nơi tập trung quyền lực cao nhất của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam
Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã dựng điện Càn Nguyên tại vị trí núi Nùng tức Long Đõ (Rốn Rồng), nơi hội tụ khí thiêng non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền. Đến 1029, vua Lý Thái Tông mở mang thêm và đổi tên thành Thiên An.
Sang đời Trần, điện được giữ nguyên tên.
Đến đời Lê, điện mới có tên là Kính Thiên. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.
Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành, điện được gọi là Long Thiên và trong suốt thời nhà Nguyễn, đây được xem là hành cung phía Bắc của các vị vua mỗi khi có việc từ Huế ra Bắc Hà.
Bức ảnh quý chụp Điện Kính Thiên từ Đoan Môn trên cho thấy con đường lát gạch dẫn đến sân điện và thềm điện.


Post lại bức ảnh Điện Kính Thiên của Hocquard.
Ngăn cách giữa điện Kính Thiên và khu vực phía Hậu Lâu đằng sau là một bức tường có trổ hai cổng đối xứng nhau. Trong ảnh cổng phía Đông đựợc chụp rõ (trong vòng tròn mầu vàng),còn cổng phía Tây bị khuất trong bóng cây)


Cổng phía Đông nằm vuông góc với đường nguyễn Tri Phương
Bức cận cảnh cho thấy lính Pháp đã đồn trú tại đây.
Hocquard viết: " Chính tại nơi đây các chiến hữu của Francis Garnier đến trú ẩn sau khi người cầm đầu của bọn họ bị giết chết. Với một số lượng ít ỏi, những chiến hữu ấy không đủ sức bảo vệ được nhiều dặm thành ngoài của Hoàng thành nên họ phải trú thân vào cả trong trung tâm này trước đã. Rồi ngay sau đó họ cũng phải rời bỏ luôn cả chiến tuyến thứ hai vẫn còn rất rộng, và vội vàng xây chung quanh nền đất của ngôi Chính điện một bức tường gạch có trổ các lỗ châu mai

Còn đây là một bức vẽ miêu tả sự canh gác của lính Pháp trong khu vực điện Năm 1886, quân Pháp đã phá toàn bộ hành cung và xây dựng một toà nhà 2 tầng ngay trên chính nền điện Kính Thiên để làm Bộ chỉ huy pháo binh.
Rồng đá Điện Kính thiên
Khi Thủ đô được giải phóng, tòa nhà chỉ huy pháo binh xưa kia được sửa sang và trở thành nhà làm việc của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tham mưu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng (toà nhà được gọi là nhà Con Rồng)
Di tích điện Kính Thiên hiện giờ chỉ còn nền điện và thầm bậc với phía trước là đôi rồng đá thời Lê dài 5.3m, chín khúc trong thế trườn xuống từ thềm điện, và hai bờ thềm bậc tạc mây lửa và hoa lá cách điệu (tạc năm 1467



Và một đôi rồng đá tạc thời Hậu Lê dài 3.4m ở phía sau điện.Cổng phía Đông dẫn vào nơi trước đây là điện Kính Thiên. Đã xuất hiện những toà nhà kiến trúc Pháp là sở chỉ huy pháo binh.




Thềm điện kính thiên



Ở hướng chụp này đã thấy phía trước là cổng phía Đông dẫn ra đường Hoàng Diệu ngày nay

Thềm điện kính thiên



Xe ngựa, xe kéo, nón mê, nón quai thao, và trang phục nhà binh - những hình ảnh thấy rất nhiều trên những tấm bưu ảnh thời thuộc địa


Nhìn lại toàn cảnh con đường chạy ngang trước điện từ cổng phía Tây

Cổng phía Tây dẫn ra đường Hoàng Diệu
Đoan Môn
Đoan môn là một trong năm di tích còn lại của thành Hà nội, nằm trên đường Hoàng Diệu.
Về quy hoạch tổng thể, kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành:
La Thành rộng lớn bao quanh phía ngoài,
Tiếp đến là Hòang Thành,
Trong cùng là Cấm Thành nơi ở của Hoàng Đế.
Đoan Môn là lần cửa trong cùng dẫn vào cung vua.
Đoan Môn hiện còn tương đối nguyên vẹn. Di tích nằm ở phía nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội.
Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê (thế kỷ XV) và đá cuốn vòm cửa. Khảo cổ đã đào thám sát và xác định chắc chắn Đoan Môn còn lại hiện nay được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn có sửa sang.

Hình ảnh thành Hà nội với cổng phía Nam (Đoan Môn) của bác sĩ Hocquard chụp khoảng 1884-1885
Bức bưu ảnh chụp Đoan Môn từ hướng đường Hoàng Diệu ngày nay

Đoan Môn - từ phía đương Nguyễn Tri Phương




và từ hướng Cột cờ Hà Nội với con đường ngày nay mang tên Nguyễn Tri Phương


Những bức ảnh toàn cảnh Đoan Môn từ phía ngoài như thế này giờ không thể chụp được bởi toàn bộ mặt thành bị che khuất bởi Sân vận động Cột cờ và Trung tâm Thể dục Thể thao Quân đội



Đoan Môn - Thang gạch lên Vọng lâu Kì đài
Cột cờ Hà Nội được xây dựng (từ năm 1805 đến 1812) dưới triều nhà Nguyễn là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897.


Bức bưu ảnh vẽ toàn cảnh thành Hà nội từ phía đường Trần Phú ngày nay cho thấy phía trước Kì Đài có một hồ nước rộng - Hồ Voi - nay là công viên với tượng ông Lenin đứng. Dòng chú thích cho biết thời điểm đó thành Hà nội đã bị người Pháp biến thành khu quân sự ( Tonkin: Mirador, Porte de l’ artellier, et caserne de la Citadelle d’Hanoi - Bắc Bộ: Tháp canh, Cổng thành, trại lính)

Với chiều cao đáng kể, Cột cờ được nhà binh Pháp khi đó dùng làm đài quan sát và trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với những đồn bốt xung quanh, ban ngày dùng làm tín hiệu, ban đêm dùng đèn.



Cột cờ gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Có hai thang gạch dẫn lên tầng một ( thang phía Tây – hướng ra đường Hoàng Diệu và thang phía Đông hướng ra đường Nguyễn Tri Phương).Những bức ảnh dưới chụp Cột cờ Hà nội từ phía đường Hoàng Diệu qua các thời kì:




Nguồn : Chungta.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét