Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

CHIẾN DỊCH ĐÀ NẴNG: BỘ TƯ LỆNH CHƯA HỌP LẦN NÀO ĐÃ KẾT THÚC THẮNG LỢI


Quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng ngày 29/3/1975.
Thời cơ đến, Bộ Tư lệnh (BTL) Chiến dịch Quảng Đà với mục tiêu chủ yếu là giải phóng Đà Nẵng đã được thành lập. Tuy nhiên, BTL chưa họp được lần nào thì chiến dịch đã hoàn thành.
Sau khi trúng đòn điểm huyệt hiểm hóc ở Buôn Mê Thuột, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu choáng váng ra lệnh triệt thoái Cao Nguyên. 
Nhận thấy đây là thời cơ có một không hai để tiêu diệt quân địch trên địa bàn Quân khu 1 mà trọng điểm là Đà Nẵng, Bộ thống soái tối cao đã quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Quảng Đà với mục tiêu chủ yếu là giải phóng Đà Nẵng. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh chưa cần họp mặt trực tiếp lần nào thì chiến dịch đã hoàn thành.
Vào thời điểm đầu năm 1975, Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam với dân số gần một triệu người.
Đây không chỉ là trung tâm kinh tế - chính trị của vùng I (Quân khu I - Quân lực Việt Nam Cộng hoà) mà còn là căn cứ quân sự liên hợp hải - lục - không quân lớn nhất miền Nam.
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 1.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam đã thất thủ ngày 29/3, kéo theo cảnh tượng hỗn loạn khi binh lính VNCH tìm cách tháo chạy khỏi nơi đây. Ảnh tư liệu.
Tại đây có tới 4 cảng lớn trong đó có cảng Sơn Trà là cảng nước sâu hiện đại; các sân bay quốc tế Đà Nẵng và Nước Mặn; hệ thống kho tàng có sức chứa hàng chục vạn tấn bom đạn, vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân trang quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm.
Ngoài ra, còn có căn cứ radar đa chức năng đặt tại Sơn Trà do quân đoàn 3 dã chiến (3rdMAF) của Hoa Kỳ quản lý trước đây và bàn giao lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà sau Hiệp định Pari.
Về lực lượng phòng thủ xung quanh Đà Nẵng sau chiến dịch Trị Thiên và chiến dịch Nam Ngãi cũng còn rất hùng hậu, bao gồm:
"Sư đoàn 3 bộ binh (BB), Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến (TQLC), các lực lượng còn lại của Sư đoàn 1 BB, các Liên đoàn 11, 12, 14, 15 Biệt động quân; các Thiết đoàn 11 và 20; 12 tiểu đoàn pháo; 1 Sư đoàn Không quân; 15 tiểu đoàn Bảo an và một lực lượng lớn của Hải quân cùng cảnh sát, dân vệ... Tổng quân số lên đến 75.000 quân".
Đánh giá chung, lực lượng phòng thủ Đà Nẵng còn rất mạnh. Chính vì vậy, tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 1 VNCH đã hô hào "tử thủ" và huyênh hoang tuyên bố: "Phải bước qua xác Trưởng mới vào được Đà Nẵng".
Quyết tâm chính xác và táo bạo của Bộ thống soái tối cao
Mặc dù vậy, trên cơ sở phân tích các tình huống và phán đoán khả năng thực tế của địch trong thời điểm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng đã nhận định:
"Địch kêu gọi tử thủ, nhưng tình hình có thể diễn biến đột ngột, khả năng địch rút vẫn tồn tại. Vậy phải có phương án đánh thật nhanh, thực hiện đúng phương châm khẩn trương, táo bạo, bất ngờ(1)".
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 2.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với nhận định đó, ngày 26-3-1975, tướng Giáp Văn Cương được Bộ Tổng Tư lệnh cử vào Đà Nẵng để chuẩn bị chiến trường.
Đồng thời, tại Hà Nội Bộ Tổng Tư lệnh triệu tập cuộc họp gồm các tướng Lê Trọng Tấn – Phó Tổng Tham mưu trưởng, Cao Văn Khánh - Phó Tổng tham mưu trưởng, Nguyễn Bá Phát - Tư lệnh Hải quân, Phan Bình - Cục trưởng Cục Quân báo, Lê Hữu Đức - Cục trưởng Cục Tác chiến và một số tướng lĩnh khác bàn kế hoạch tiến công Đà Nẵng (1) .
Ngay sau cuộc họp này, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Quảng - Đà do Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng trực tiếp làm Tư lệnh, Thiếu tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 làm chính ủy.
Lực lượng trong tay Bộ Tư lệnh chiến dịch bao gồm toàn bộ lực lượng của Quân khu Trị - Thiên, Quân đoàn 2 và Quân khu 5. Nếu cần thiết có thể được sử dụng cả Quân đoàn 1.
Nhân danh Bí thư Quân ủy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị:
"Chiến tranh đã chuyển sang giai đoạn phát triển nhảy vọt. Bố trí của địch ở Đà Nẵng tuy chưa đảo lộn, mặc dù chúng kêu gọi tử thủ, nhưng tinh thần quân lính đang suy sụp, cần nắm vững phương châm táo bạo, bất ngờ, kịp thời, chắc thắng, khẩn trương tiến công bao vây tiêu diệt địch, khống chế sân bay, hải cảng, chú ý làm tốt việc tiếp quản thành phố một triệu dân này, thực hiện tốt chính sách tù, hàng binh và chính sách chiến lợi phẩm. Nhanh chóng tổ chức tăng cường lực lượng phát triển vào phía Nam…".
Nội dung mệnh lệnh thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch và chỉ thị trên cũng được điện cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 lúc đó đang ở Quảng Ngãi.
Nhận nhiệm vụ xong, Trung tướng Lê Trọng Tấn cùng một số sĩ quan dùng máy bay trực thăng bay vào Gio Linh (Quảng Trị). Từ đó cơ động bằng ô tô theo đường Đông Trường Sơn vào Sở chỉ huy của Quân đoàn 2 đang đóng tại khu vực Động Truồi (Tây Bắc Đà Nẵng) và thiết lập Sở chỉ huy chiến dịch ở đó.
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 3.
Quân Giải phóng tiến vào Đà Nẵng ngày 29.03.1975. Ảnh tư liệu.
Những bức điện nối hai đầu chiến dịch
Vào thời điểm tướng Lê Trọng Tấn thiết lập Sở chỉ huy ở Tây Bắc Đà Nẵng thì Chính ủy Chu Huy Mân đang ở Quảng Ngãi cách đó mấy trăm km. Trong điều kiện chiến trường thì khoảng cách ấy là quá lớn nên không thể triệu tập họp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch được.
Trong khi đó thì thời gian đã quá gấp gáp, phải chạy đua từng phút từng giờ vì diễn biến tình hình rất nhanh. Thời cơ chỉ xuất hiện một lần, nếu không nắm bắt được sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và phải trả bằng xương máu chiến sĩ.
Vì vậy, hai vị Tư lệnh và Chính ủy chiến dịch phải trao đổi ý kiến với nhau qua điện đài, đồng thời chỉ đạo việc triển khai công tác chuẩn bị cho chiến dịch cũng được tiến hành trên làn sóng vô tuyến điện là chủ yếu, trong đó có cả những bức điện được gửi đi trên đường cơ động.
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 4.
Đại tướng Lê Trọng Tấn. Ảnh: Zing.vn
Ngày 26.3.1975, trên đường cơ động từ Gio Linh vào Sở chỉ huy, tướng Lê Trọng Tấn đã gửi bức điện đầu tiên cho tướng Chu Huy Mân:
"Đánh Đà Nẵng nên:
- Hướng An (Quận đoàn 2) sẽ tiến công phía bắc và tây bắc theo đường số 1 qua đường 14.
- 711(Sư đoàn BB 304) từ tây nam lên, trước mắt diệt Lữ 369.
Đề nghị anh chuẩn bị cho Sư 2 và Lữ 52 đánh theo đường số 1 về Mỹ Khê (đông Đà Nẵng) bịt đường rút lui bằng đường thuỷ của địch".
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 5.
Đại tướng Chu Huy Mân.
Điện trả lời của tướng Chu Huy Mân viết:
"1. Nhất trí với ý định của "cậu Vũ". (Bộ Tổng Tư lệnh)
2. Chúng tôi đã chuẩn bị cho Sư 2 và Lữ 52 tiến công từ hướng nam ra, đánh chủ yếu theo hướng núi Quế ra Vĩnh Điện, cánh thứ yếu theo đường Đèo Le qua núi Mạc ra đường 100 để phối hợp với lực lượng "cậu Vũ" từ ngoài đánh vào tiêu diệt địch ở Đà Nẵng.
3. Đang tích cực chuẩn bị, chậm nhất là 29-3 có một trận địa pháo có thể bắn vào núi Quế".
Ngày hôm sau, 27-3, tướng Lê Trọng Tấn điện cho tướng Chu Huy Mân:
"Phúc đáp điện số 320 hồi 16 giờ của anh.
1. Hoàn toàn đồng ý về hướng tiến công, mục tiêu tiến công của Sư 2 và Lữ 52.
2. Lực lượng của An và một số sư của Hoà (Quân đoàn 1) tiến công theo hai trục:
- Mũi thứ nhất theo đường 14, Mũi Trâu, Lệ Mỹ vào sân bay chính.
- Mũi thứ hai từ Lăng Cô đến Hải Vân, Liên Chiểu, Nam Ô. Đồng thời có đánh từ Lộc Mỹ lên đỉnh đèo Hải Vân diệt Lữ 258.
3. Lực lượng của 711 (Sư đoàn BB 304) tiến công Trung đoàn 57 ở Đại Lộc và vòng đằng sau Lữ 369.
4. Pháo binh triển khai được một trận địa ở Mũi Trâu bắn vào sân bay chính, cảng Sơn Trà và tàu biển. Đề nghị cho triển khai nhanh một trận địa pháo nòng dài bắn vào sân bay Nước Mặn, nếu có pháo 85 càng tốt để đánh tàu biển bốc quân ở Mỹ Khê".(1)
Sau một số cuộc điện đài qua lại giữa Tư lệnh và Chính ủy, thế trận bao vây như "thiên la địa võng" đã được giăng lên xung quanh Đà Nẵng chỉ chờ giờ G là chụp xuống:
Hướng bắc, Bộ Tư lệnh QĐ 2 sử dụng Sư đoàn 325 (thiếu Trung đoàn 95) được tăng cường thêm một tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh theo đường số 1 đánh chiếm Sở chỉ huy QĐ 1 - QK 1, Sở chỉ huy Sư đoàn 1 không quân địch ở sân bay Đà Nẵng; sau đó, phát triển tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà.
Hướng này do Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy.
Hướng tây bắc, do Trung đoàn 9 (Sư đoàn 304) được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ 37 và 57 mm (của Sư đoàn 673), 1 tiểu đoàn công binh đảm nhiệm, theo trục đường 14 (cũ) đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 3 bộ binh ở Phước Tường.
Sau đó, phối hợp với các đơn vị đánh chiếm sân bay Đà Nẵng và các mục tiêu khác trong thành phố. Hướng này do Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh quân đoàn trực tiếp chỉ huy.
Hướng nam và đông nam  do Sư đoàn 2 - Quân khu 5 được tăng cường 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ 37 mm, 1 phân đội tên lửa B72. Lữ đoàn 52 lúc này đang ở Quảng Ngãi chưa kịp cơ động ra được Quân khu sử dụng làm lực lượng dự bị chiến dịch.
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị như sau: Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 cùng các lực lượng tăng theo trục đường 1 đánh vào sân bay Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 sau đó phát triển tiến công vào nội đô thành phố.
Trung đoàn 31 và 36, theo trục đường sắt đánh vào Đà Nẵng. Trung đoàn 3 làm lực lượng dự bị của sư đoàn. Hướng này do Đại tá Nguyễn Chơn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 chỉ huy.
Cùng với các hướng trên, Sư đoàn 304 - Quân đoàn 2 (thiếu Trung đoàn 9) đang phòng ngự ở Thượng Đức được giao nhiệm vụ tiến công vào Đà Nẵng từ phía tây nam, diệt Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến ở khu vực Ái Nghĩa; sau đó, phát triển tiến công đánh chiếm sân bay, căn cứ Nước Mặn.
Phối hợp với bộ đội chủ lực có lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam. Trung đoàn 96 làm nhiệm vụ đánh chiếm thị trấn Duy Xuyên, thị trấn Nam Phước sau đó cùng với Sư đoàn 2 hình thành mũi thọc sâu đánh chiếm cầu Trịnh Minh Thế, căn cứ Du Hải.
Trung đoàn 97 đánh địch tại thị xã Hội An, sau đó phối hợp với Sư đoàn 1 tiến công căn cứ, sân bay Nước Mặn, bán đảo Sơn Trà. Các đơn vị khác tiến công địch tại các chi khu, quận lỵ, các phân chi khu ở Đại Lộc, Hòa Vang, hỗ trợ nhân dân các địa phương nổi dậy giành quyền làm chủ.
Giải phóng Đà Nẵng: Bộ tư lệnh chưa họp lần nào, chiến dịch đã thắng lợi thần kỳ - Ảnh 7.
Từ ngày 28/3, binh sĩ Sài Gòn đã tập trung dọc bãi biển Đà Nẵng và tìm cách bơi ra các tàu thuyền trước khi quân đội Giải phóng tiến vào thành phố. Ảnh tư liệu.
Với thế trận như trên QGP đã tạo một áp lực vô cùng lớn lên lực lượng đồn trú và phòng thủ Đà Nẵng. Từ quan đến lính đều dao động, mất tinh thần. Bản thân tướng Ngô Quang Trưởng cũng muối mặt nuốt lời thề "tử thủ" để chạy ra tàu biển rút chạy.
Sĩ quan cấp dưới và binh lính cầm cự chiếu lệ rồi tan rã hàng loạt. Chiến dịch Quảng - Đà nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 29.3.1975, Đà Nẵng được giải phóng. Quân khu 1 và Quân đoàn 1 Quân lực VNCH chính thức bị xóa sổ, để lại những hậu quả vô cùng lớn cho chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sau này.
Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng những chỉ huy cao nhất Bộ Tư lệnh chiến dịch này chưa hề gặp nhau bao giờ mà chỉ trao đổi qua vô tuyến điện.

(1) - Theo Tổng hành dinh trong Mùa xuân toàn thắng - Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - NXB QĐND.
Nguồn: http://soha.vn/giai-phong-da-nang-bo-tu-lenh-chua-hop-lan-nao-chien-dich-da-thang-loi-than-ky-20170327144001262.htm
NKN

Mẫu đơn khoe sắc


31/03/2017
Đỗ Đình Tuân

NẺO XƯA EM TRỞ LẠI

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


Ta về nẻo cũ chốn quê hương
Ngắm cảnh hoa rơi trải dọc đường
Chút nghĩa vơi đầy vương thắm dạ
Bao tình ắp cả dõi muôn phương
Con thuyền dáng cũ đang vào bến
Mái đẩy đò xưa thưở học trường
Dẫu có lời nguyền từ dạo đó
Bây giờ vẫn khắc giữa lòng thương.

HD - 29/3/17
Văn Nhã

HỘI LIM



Xuân đã về lộc biếc hoa tươi
Thuyền ai sóng vỗ tiếng lả lơi
ngọt ngào là hỡi chàng ơi
Miềng trầu ăn với miếng vôi mặn nồng

Trèo lên quán giốc gốc cây đa
Tiếng hát giao duyên thật đậm đà
Chị hai đon đả câu ca
Anh về mắt dõi hẹn ba bốn lần


Ngược xuôi ngơ ngác với bước chân
Miếng trầu cánh Phượng đã gieo mầm
Bao người đã biết hóa thân
Mớ ba mớ bảy trong ngần thiết tha


Người ơi cứ ở đường xa tít
Yếm đào ước hẹn nón quai thao
Trống dồn mõ thúc vui sao
Chân xoay tay nhịp biết bao ân tình.
      
Văn Nhã

TIẾNG HÁT TRƯƠNG CHI

Ngày xưa có anh Trương Chi,
Lời ca anh hát mê ly lòng người.
Gió ngừng thổi, mưa ngừng rơi,
Chim muông, cây cỏ, đất, trời lắng nghe.
Có nàng công chúa say mê,
Sai người đi đón chàng về trong cung.
Trương Chi xấu đến lạ lùng,
Khi công chúa thấy vô cùng thất kinh!
Lầu son, gác tía, cung đình,
Thì không thể có bóng hình như ma.
Đành lòng công chúa đuổi ra,
Đau buồn chàng hát khúc ca não lòng.
Lời ca tê tái dòng sông,
Chuyện ngày xưa nghĩ mà thương vô cùng.
Ngàn năm nòi giống Tiên, Rồng
Vẫn lưu truyền thuyết nối dòng dài lâu.

31/3/2017
Đề Kháng

BẾN ĐỢI

Từ ngày cô lái lấy chồng,
Bơ vơ bến đợi nằm không một mình.
Người đi quên bến vì tình,
Bến sông xa vắng bóng hình của cô.
Bến chờ lẻ bóng bơ vơ,
Buồn tênh ôm lấy con đò lênh đênh.
Trách dòng nước bạc mông mênh,
Ngày, ngày thôi cứ vô tình trôi qua.
Bến chờ nằm đợi xót xa,
Đã lâu, chắc hẳn người ta quên mình.
Bến chờ một dạ đinh ninh,
Ghi xương, khắc cốt bóng hình người đi.
Đơn phương yêu, mối tình si,
Người đi, đi mãi biết khi nào về.


6/12/2016
Đề Kháng

THĂM CÔN SƠN TƯỞNG NHỚ NGƯỜI XƯA

                      

Trèo lên Bạch Vân Tự
bậc đá chênh vênh
đường luồn dưới rừng thông
nghe gió thổi
lòng bồi hồi
tưởng ngàn tiếng quân reo
những Chi Lăng-Chương Dương-Hàm tử

Bước xuống động Thanh Hư
suối đâu róc rách
bàn đá bên khe
thấy nước chảy
nghĩ bâng khuâng
ngỡ người xưa vẫn còn
đang thảo hịch “Bình Ngô Đại Cáo”

Ra khỏi Côn Sơn môn
sao thấy lòng nặng trĩu
hàng nghìn năm cha ông đục đẽo
con đường này giờ cho bước ta qua


Côn Sơn, ngày 25-3-1994
Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

PHÓ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN NGỒI SAU THÁP PHÁO XE TĂNG CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU- CHUYỆN CHỈ CÓ Ở VN


Chuyện chỉ có ở VN: Phó tư lệnh Quân đoàn ngồi sau tháp pháo xe tăng chỉ huy trận đánh
Ngày 29.3.1975, Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu.
Đó là trận hành tiến tiến công đèo Hải Vân của Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn xe tăng 203 cùng với Trung đoàn 18, Sư BB 325 nhằm tiến công Đà Nẵng từ phía Bắc ngày 29.3.1975.
Đà Nẵng - thành phố lớn thứ hai của miền Nam, đồng thời là một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất với hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc và binh lực rất hùng hậu. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng sụp đổ bởi những đòn điểm huyệt cao tay của Quân giải phóng.
Một trong những đòn điểm huyệt hiểm nhất chính là đòn đánh trực diện qua đèo Hải Vân do đích thân Phó tư lệnh Quân đoàn 2 - Đại tá Hoàng Đan* trực tiếp chỉ huy.
Hải Vân Quan - chốt hiểm lưng trời trấn giữ mặt bắc Đà thành
Đèo Hải Vân là con đèo huyết mạch vượt qua dãy Bạch Mã - một nhánh của dãy Trường Sơn ăn ra sát biển. Với độ cao 500 mét so với mực nước biển nên đỉnh đèo thường xuyên chìm trong mây trắng và có lẽ chính vì vậy nó được mang tên Hải Vân.
Chiều dài đèo là hơn 20 km đường quanh co, khúc khuỷu, hiểm trở nên từ xưa nó đã là một cửa ải khó vượt qua và được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca:
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.
Về mặt quân sự, có thể coi đèo Hải Vân là một chướng ngại thiên nhiên không dễ vượt qua bảo vệ mặt bắc cho thành phố Đà Nẵng. Với địa hình như vậy, cộng với hệ thống lô cốt bê tông cốt thép đã xây dựng ở đây từ trước có thể đảm bảo "một chống lại mười" hoặc hơn thế nữa.
Những ngày tháng 3 năm 1975, khi Quân Giải phóng (QGP) giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 1 "Phải tử thủ Đà Nẵng đến cùng".
Với tướng Ngô Quang Trưởng để giữ được Đà Nẵng thì Hải Vân được coi là một chốt giữ trọng điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, Trưởng đã giao cho Lữ đoàn Thủy quân lục chiến (TQLC) 468 (theo một số tài liệu là Lữ đoàn TQLC 258).
Đây là một đơn vị mới được cải tổ lại nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng trù bị của VNCH với 3 tiểu đoàn 14, 16, 18 do Đại tá Ngô Văn Định, nguyên lữ đoàn trưởng Lữ đoàn TQLC 258 chỉ huy. Các đơn vị của Lữ đoàn được bố trí như sau:
- Tiểu đoàn 18 đóng quân, lập tuyến án ngữ tuyến phía Bắc đèo Hải Vân
- Tiểu đoàn 16: Ban chỉ huy Tiểu đoàn và đại đội chỉ huy đóng quân ngay trên trên đỉnh đèo, các đại đội chiến đấu án ngữ và chế ngự các cao điểm, khai triển các trung đội trải dài theo Quốc lộ 1 xuống đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam.
- Tiểu đoàn 14: hoạt động ở phía Nam đèo Hải Vân..
Cùng với các lực lượng còn lại trong tay như: Sư đoàn TQLC (thiếu), Sư đoàn BB3, Sư đoàn Không quân 1, Liên đoàn biệt động quân 15, Liên đoàn bảo an 914 và 12 Tiểu đoàn pháo... bố trí phòng thủ các mặt khác, Ngô Quang Trưởng đã tự tin tuyên bố "tử thủ Đà Nẵng đến cùng".
Chuyện chỉ có ở VN: Phó tư lệnh Quân đoàn ngồi sau tháp pháo xe tăng chỉ huy trận đánh - Ảnh 2.
Xe tăng Quân giải phóng tiến vào thành phố Đà Nẵng. Ảnh tư liệu.
Sở chỉ huy sau tháp pháo xe tăng (XT)
Về phía ta thực hiện tiến công Đà Nẵng trên 4 hướng: Hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam, hướng Nam - Đông Nam và hướng Bắc. Do phải vượt đèo Hải Vân hiểm trở nên hướng Bắc chỉ được coi là hướng thứ yếu.
Lực lượng tham chiến trên hướng này gồm Trung đoàn 18, Sư đoàn BB325 và Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn XT 203. Tuy nhiên, do cầu Thừa Lưu bị phá nên chỉ Đại đội XT 3 trang bị 5 xe tăng bơi nước K63-85 do Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp ngồi trên xe để đốc thúc hành quân là đến được Lăng Cô sáng ngày 29.3.1975.
Tại ga Lăng Cô, lực lượng xe tăng và bộ binh bắt liên lạc được với nhau. Đồng chí Nguyễn Đức Huy, Sư đoàn phó Sư đoàn BB325 báo cáo tình hình mọi mặt với phó Tư lệnh Quân đoàn Hoàng Đan.
Nghe xong, Phó tư lệnh Hoàng Đan đã biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18 rồi thân mật nói: "Tớ mang cho các cậu một đại đội xe tăng", và giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 18 nhanh chóng đánh chiếm đèo Hải Vân, tham gia giải phóng Đà Nẵng.
Kế hoạch tiến công đèo Hải Vân là tiến công trong hành tiến, gặp địch ở đâu đánh ở đấy không chờ trinh sát. Về bố trí đội hình sẽ cho bộ binh ngồi trên xe tăng làm lực lượng đi đầu, số còn lại đi ô tô phía sau.
Khi thấy chỉ huy bộ binh còn chưa biết bố trí chỉ huy thế nào thì phó Tư lệnh quân đoàn chỉ ngay vào mấy chiếc xe tăng: "Bộ đội ở đâu thì chỉ huy ở đó. Bộ đội cưỡi xe tăng thì chỉ huy cũng cưỡi xe tăng. Sở chỉ huy ở đó chứ ở đâu nữa!".
Nói rồi ông trèo luôn lên xe tăng số 724 cùng Tiểu đoàn trưởng XT Phạm Ngọc Bảng và nói lớn: "Sở chỉ huy của tớ ở đây. Còn các cậu ở đâu thì tùy!".Nghe vậy, Sư đoàn phó Nguyễn Đức Huy phân công đồng chí Nguyễn Tiến Lãi, Đại đội trưởng Đại đội 6 ngồi xe tăng đi đầu; đồng chí Trần Minh Thiệt, Tiểu đoàn trưởng ngồi xe tăng thứ hai; bản thân sư đoàn phó ngồi xe tăng thứ ba.
Còn Sở chỉ huy Trung đoàn 18 do đồng chí Phạm Hồng Lẫm, Trung đoàn trưởng, đồng chí Hồ Sỹ Khuyên, Chính ủy cùng một đại đội bộ binh còn lại của Tiểu đoàn 8 ngồi trên xe ô tô bám theo sau.
Theo đúng kế hoạch, kết hợp với hỏa lực của bộ binh xe tăng vừa chạy vừa bắn vào ổ phòng ngự chân đèo Hải Vân, chỉ sau 15 phút một số địch ở trong cửa đường hầm và sườn đèo Hải Vân bị diệt, số còn lại bỏ chạy dạt vào rừng trên đèo Hải Vân.
Xe tăng và bộ binh QGP thừa thắng xông lên, những chiếc xe tăng nặng nề và đã khá cũ kỹ, nhưng dưới bàn tay điều khiển điêu luyện của những chiến sĩ lái xe đã đưa chúng vượt Trường Sơn năm nào dễ dàng vượt qua những đoạn đường hiểm trở của con đèo "đệ nhất hùng quan".
Còn các pháo thủ thì điềm tĩnh và chắc chắn bắn từng phát đạn pháo, từng loạt 12 ly 7 vào những ổ kháng cự dọc đường đèo. Thấy xe tăng xuất hiện và hỏa lực mạnh mẽ của xe tăng, bọn chúng nhanh chóng tan rã và bỏ chạy tản mát vào rừng.
Chuyện chỉ có ở VN: Phó tư lệnh Quân đoàn ngồi sau tháp pháo xe tăng chỉ huy trận đánh - Ảnh 3.
Ngày 29.3.1975, Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu.
Gần đến đỉnh đèo, hỏa lực bắn trả của phía VNCH đột nhiên dày đặc và dữ dội hơn hẳn, trong đó có cả pháo chống tăng và nhiều hỏa khí khác. Quan sát cho thấy địch dựa vào các lô cốt bê tông cốt thép để thiết lập trận địa phòng ngự.
Chúng ở thế trên cao, còn QGP đánh từ dưới lên, đường độc đạo lại dốc không thể phát huy tốc độ. Nếu không có cách đánh thích hợp thì khó có thể vượt qua.
Từ phía xe 724, Phó tư lệnh Hoàng Đan nhổm người lên hô lớn: "Cho bộ binh xuống xe, lợi dụng địa hình, địa vật đến gần để diệt địch. Xe tăng tại chỗ dùng pháo và 12ly7 chi viện!". Ngay lập tức, mệnh lệnh được thi hành.
Sau khi bộ binh xuống xe và men theo ta-luy tiến lên, các xe tăng bắt đầu bắn cấp tập vào trận địa phòng ngự của địch. Với hỏa lực của 5 khẩu pháo 85 mm bắn trực tiếp, hầu hết công sự của trận địa phòng ngự bị phá hủy, quân VNCH hoảng sợ bỏ chạy về phía sau.
Lợi dụng lúc đối phương đang hoang mang, bộ binh tràn lên làm chủ đỉnh đèo. Vậy là cái chốt hiểm hóc trấn giữ mặt bắc thành phố đã bị đập tan!Tiếp đó, bộ đội lại lên xe đổ đèo truy kích địch. Đến khoảng 10 giờ ngày 29/3/1975 đội hình đã chiếm được kho xăng Liên Chiểu. Đây là một kho nhiên liệu cực lớn để cung cấp cho toàn bộ Vùng 1 chiến thuật của VNCH.
Bộ binh để lại một tiểu đội canh giữ, còn lại tiếp tục đánh vào thành phố Đà Nẵng. Gần đến cầu Thủy Tú, phát hiện 1 tiểu đoàn địch ra phản kích, xe tăng dùng pháo bắn mãnh liệt vào đội hình địch làm chúng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
Số lính địch chốt giữ cầu Thủy Tú cũng bỏ chạy theo. Sau này kiểm tra cầu mới phát hiện một khối thuốc nổ lớn đặt dưới trụ cầu chưa kịp điểm hỏa.
Đội hình xe tăng và bộ binh vào đến đầu thành phố thấy ở đây đã có một số lực lượng của các đơn vị bạn - chủ yếu là bộ đội địa phương đang chiến đấu, súng nổ vang dội khắp nơi. Nhân dân cũng nháo nhác chạy ra chật ních các đường phố.
Đội hình chiến đấu tiến vào thành phố rất khó khăn.Trước tình hình đó, Phó tư lệnh Hoàng Đan ra lệnh: "Không vào thành phố mà vượt qua cầu Trịnh Minh Thế để ra đánh chiếm quân cảng, giải phóng bán đảo Sơn Trà".

Lập tức đội hình chiến đấu của XT cùng BB không vào nội thành mà chạy thẳng tới cầu Trịnh Minh Thế và vượt cầu sang bán đảo. Tại đây, họ bắt liên lạc với lực lượng của Quân khu 5 từ phía nam đánh lên và cùng hiệp đồng chiến đấu.
Chuyện chỉ có ở VN: Phó tư lệnh Quân đoàn ngồi sau tháp pháo xe tăng chỉ huy trận đánh - Ảnh 4.
Thiếu tướng Hoàng Đan (ngoài cùng, bên trái khi đó còn mang quân hàm Đại tá) cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Lê Trọng Tấn (năm 1976). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Khoảng 13 ngày 29/3/1975, Trung đoàn 18 và Đại đội XT3 đã cơ động đến quân cảng Sơn Trà - quân cảng lớn nhất của quân lực VNCH.
Phát hiện nhiều tàu địch đang đậu trên bến cảng hoặc vừa rời cảng, các xe tăng của Đại đội 3 vừa chạy vừa bắn làm 1 tàu bị cháy, số còn lại tăng tốc độ chạy ra xa bỏ lại trên bến cảng hàng chục tàu chiến các loại cùng hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp và pháo, súng cối, kể cả pháo 175mm "Vua chiến trường".

Vậy là từ hướng thứ yếu nhưng nhờ áp dụng cánh đánh thích hợp, hướng tiến công trực diện từ phía Bắc vào đã trở thành hướng có mặt sớm nhất giải phóng Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Chia tay cán bộ chiến sĩ Đại đội XT3 về Bộ tư lệnh Quân đoàn, Phó tư lệnh Hoàng Đan cười sảng khoái: "Ngồi sau tháp pháo các cậu chỉ huy thích thật đấy!".

Nguồn:  http://soha.vn/chuyen-chi-co-o-vn-pho-tu-lenh-quan-doan-ngoi-sau-thap-phao-xe-tang-chi-huy-tran-danh-20170327114404871.htm
NKN

KÉN RỂ

(Truyện ngắn)
Hôm nay là buổi thi cuối cùng để cho ông lựa chọn một trong ba chàng trai được lấy đứa con gái duy nhất của ông làm vợ. Hoàng, Hùng và tôi là ba thí sinh được lọt vào vòng thi cuối cùng sau khi đã loại bỏ 52 thí sinh ở khắp nơi trong tỉnh Hưng Yên khi ba vòng loại đã kết thúc. Chuyện là thế này, ở Phủ Khoái Châu có một ông đồ thời cận đại nổi tiếng là giỏi về chuyên môn nhưng ông cũng rất am hiểu kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vợ chồng ông chỉ có một mụn con gái năm nay đã hai mươi tuổi. Cô ấy sở hữu một khuôn mặt khả ái, dáng người thon thả, tính tình hiền hậu và rất thông minh. Chính vì thế, ông vô cùng thận trọng trong việc chọn chồng cho con gái. Mỗi vòng thi ông đều tự ra đề và chỉ khi nào các thí sinh có mặt đủ ông mới công bố. Ông có một chiếc xe Ba bét ta mua từ năm 1969 (thời đó có chiếc xe này đã là oách lắm rồi); hôm nay ông dựng nó ở giữa sân, đầu xe hướng ra ngoài cổng nhằm minh họa cho đề thi. Trên hè có một cái bàn con để ban giám khảo ngồi. Ban giám khảo chỉ có ông và vợ ông, còn cô con gái làm thư ký. Ba thí sinh ngồi ở ba cái bàn nhỏ đặt ở ba góc sân. Sau khi mọi người đã chuẩn bị xong, ông dõng dạc tuyên bố cuộc thi bắt đầu và đề thi như sau: Hãy làm một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt để tả chiếc xe đang dựng ở sân, thời gian làm bài 10 phút, thí sinh nào tả chiếc xe này làm nổi bật những nhược điểm của nó, thí sinh ấy sẽ trở thành chồng của con gái chúng tôi!
Sau khi nghe xong đề, ba thí sinh hí húi làm bài, vừa làm vừa quan sát chiếc xe. Đến giờ nộp bài, ba thí sinh mang bài thi đặt ở  trên bàn giám khảo rồi trở về vị trí cũ chờ ban giáo khảo chấm. Khoảng 10 phút sau, ông yêu cầu từng người một (theo thứ tự A, B, C,..) đến trước bàn giám khảo tự đọc bài thơ của mình, sau khi đọc xong ban giám khảo có thể hỏi thêm. Tôi hơi hồi hộp nhưng cũng đầy tự tin khi biết mình sẽ là người đọc cuối cùng. Hơn nữa, tôi cũng biết sơ bộ là ông rất muốn bán chiếc xe này để mua xe mới. Chả là mấy lần ông gạ vợ bán xe nhưng vợ ông không cho bán, sợbông có xe mới lại sang xã bên cạnh để tán tỉnh mấy bà nạ dòng. Ông ra đề này nhằm “nhất cử lưỡng tiện” vừa chọn được rể hiền vừa có lý do chính đáng để mua xe mới.
Cô Minh Hương, con gái ông, bắt đầu gọi:
- Xin mời thí sinh đầu tiên, Trần Huy Hoàng! 
- Có tôi! Nói xong, Hoàng lên đọc trước.
Hoàng đọc:

CHẬM NHƯ GÀ
Nhà bác có xe Ba bét ta
Nó đi đủng đỉnh tựa con gà
Khói bay cuồn cuộn như thui chó
Một tiếng chỉ đi được mét ba.
Trần Huy Hoàng

Hoàng đọc xong. Ông hỏi:
- Tại sao không ví chậm như sên mà lại chậm như gà?
- Dạ thưa...để cho vần ạ! Hoàng ấp úng trả lời.
- Cho cậu về nhà, cậu đi tìm vợ chỗ khác nhé! Ông tuyên bố nhanh và gọn.
- Xin mời thí sinh tiếp theo, Hoàng Mạnh Hùng! Cô Minh Hương đọc với chất giọng trong trẻo.
- Dạ có! Hùng bắt đầu đọc:

CHẬM NHƯ RÙA
Bố vợ có xe Ba bết tua
Nó đi chầm chậm tựa con rùa
Ngốn xăng như thể voi thèm nước
Bố bán người ta bảo bố đùa.
Hoàng Mạnh Hùng

Hùng vừa đọc dứt lời, ông nói:
- Cậu tự tin thế, đã phong chức bố vợ cho tôi! Cậu đi tìm bố vợ khácnhé!
- Dạ vâng ạ! Nói xong, Hùng ngượng chín cả mặt, lủi thủi ra về.
- Xin mời thí sinh cuối cùng, Nguyễn Đức Hưng! Cô Minh Hương đọc với nét mặt tươi tắn và chất giọng dịu dàng.
- Dạ có! Tôi bắt đầu đọc:

VẬN TỐC CHIỀU ÂM
Bác trai sở hữu một con xe
Tên nó gọi vui: "Ba bét nhè"
Khởi động, dây đai bay mất hút,
Bánh sau gẫy trục bắn lên hè.
Nguyễn Đức Hưng.

Tôi vừa đọc dứt lời, ông hỏi ngay:
- Thế cái xe này, cậu xử lý thế nào?
- Dạ thưa, theo cháu nên bán đi để mua xe mới, nếu đi sẽ bị mất an toàn vì an toàn là trên hết, tính mạng con người là quan trọng nhất ạ! Tôi trả lời với giọng vừa mạch lạc, vừa khiêm tốn và tự tin.
- Tốt! Cậu xứng đáng là con rể tôi! Ông tuyên bố ngay không cần hội ý với vợ và con gái.
Nghe xong câu tuyên bố của ông, tôi vui mừng đến tột độ, quên không cám ơn Ban giám khảo.

30/3/2017
Nguyễn Đức Hưng

TRĂNG XUÂN BÊN HỒ


Trăng tròn vành vạnh, sao lưa thưa
Nghiêng ngả bên hồ mấy tán dừa
Mây tím bồng bềnh trên mặt nước
Tình nhân quấn quýt dưới trăng thơ
Xa xa rặng nhãn in trời biếc
San sát người tình đắm mắt mơ
Cuội ngủ gốc đa, trâu dẫm lúa
Không gian yên tĩnh mỏng như tơ

29/3/2017
Nguyễn Đức Hưng

THƠ THẨN THẬT TÌNH THƯƠNG TÔI

Trần Thi Thơ Thẩn thấy tôi tồi
Thị tưởng tình tàn té tát tôi
Thỏ thẻ tâm tình tôi tha thứ
Thôi thì tư tưởng tớ thế thôi!

29/3/2017
Nguyễn Đức Hưng

Hội Trường, Hội Lớp!

60 năm- một chặng đường!
Và lớp Văn Khóa 2 cũng đi được 39 năm rồi! 

Lễ

 Và Hội!

Vân Anh

TIẾNG HÁT QUAN HỌ BÊN SÔNG CẦU

Kết quả hình ảnh cho TIẾNG HÁT QUAN HỌ BÊN SÔNG CẦU


Sông Cầu nước chảy cứ lưa thưa
Tiếng hát ngân nga lạc bãi bờ
Chị cả buông chèo nơi cuối bến
Anh hai thả lưới dọc dòng thơ
Leo lên quán dốc người quan họ
Xuống quán mời trầu ả Bắc...ơ
Ở lại chung vui lời của gió
Sông Cầu nước chảy cứ lưa thưa

Văn Nhã