Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

XƯỚNG HỌA VỚI CHỊ SONG THU

Họa nguyên vận CHÙM THƠ MÙA ĐÔNG
của chị Song Thu



1. ĐÁP LỜI

Nói vui người ấy có tin không?
Mưa rét mà vui chắc lại ngông!
Nói nhớ thử xem người chất vấn
Thương mình, thương cả một mùa Đông.

Nguyễn Đức Hưng


2. KHỔ TẬN CAM LAI

Tái tê, người hỡi có thương không
Lạnh lẽo thân gầy trước gió Đông
Nếu chẳng có mùa Đông giá rét
Làm sao Xuân tới nụ thành bông?

Nguyễn Đức Hưng


3. NHỚ

Chị thương anh lắm đội trời Đông
Tắm gió, gội mưa lạnh cõi lòng
Lò sưởi làm sao mà hết nhớ
Hai đêm vắng chị bằng mùa Đông

Nguyễn Đức Hưng


Phụ chép CHÙM THƠ MÙA ĐÔNG của chị Song Thu


1. HỎI THI NHÂN

Mưa phùn gió bấc có vui không
Hỡi các thi nhân tính rất ngông
Đông ấm thì than thầm nhớ rét
Rét về lại khóc bởi thương đông 

Song Thu

2. ĐỐI THOẠI VỚI RẶNG SẦU ĐÔNG

Trụi lá trơ cành lạnh lắm không?
Đôi lời nhắn hỏi rặng sầu đông
Rằng: Tôi góp rét, gom mưa lại
Đợi lúc xuân về sẽ trổ bông

Song Thu


3. ƯỚC

Chàng về quê thiếp cuối mùa đông
Gió bấc mưa rơi chắc lạnh lòng
Mong ước hóa thành lò sưởi nhỏ
Bên chàng nồng ấm suốt đêm đông

Song Thu

TÔN HÀNH GIẢ


Sinh ra tự đá lắm ân tình
Học giỏi thần thông bởi giống tinh
Biến hóa khôn lường ngàn phép lạ
Tài thao vạn cách vượt dương kình
Bao phen đại náo nơi thiên cửa
Mấy bận hàng yêu phật độ binh
Hướng thiện tâm lòng không vụ lợi
Sang tây lấy sách tọa quang vinh.

26/02/2017
Văn Nhã

NGHỀ CAO QUÝ

Có một nghề cao quý trên đời,
Là nghề y trị bệnh cứu người.
Người bác sĩ xua đi bệnh tật,
Để những môi ai nở nụ cười.
Bác dạy: “Lương y như từ mẫu”,
Nhiều tấm gương đạo đức sáng ngời.
Riêng ngành y ngang tầm thế giới,
Đã có nhiều thành tựu tuyệt vời.

28/2/2017
Đề Kháng

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Không thể quên em*

Nhân ngày Thày thuốc Việt Nam, thương mến tặng tất cả những người làm nghề y, một nghề cao quý nhất- trong đó có một nửa của tôi!
Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật và thiên nhiên


Em đứng lặng im bên bàn mổ
Gương mặt dịu dàng thoáng chút đăm chiêu
Người chiến sĩ nuốt từng hơi thở nhỏ
Đôi mắt nhìn chan chứa tin yêu.

Giặc muốn cướp của anh sự sống
Em giữ cho đời một nhành hoa
Giặc muốn máu của anh đổ xuống
Bàn tay em vá lành lại thịt da.

Anh đã được trở về đội ngũ
Ôm súng vào lòng xốc tới tiền phương
Mọi thứ qua đi nhưng anh không thể:
Quên em-
Người thày thuốc-
Tình thương.

NKN
* Bài copy từ Facebôk của NKN, Tựa  đề do MH mạn phép đặt (Bài trên Face chưacó tựa đề)

ĐƯA BÀN MỔ LÊN XE THIẾT GIÁP, MỘT SÁNG KIẾN ĐỘC ĐÁO

 - Thực tế đã chứng minh, trạm phẫu đặt trên xe thiết giáp cơ động lên sát mặt trận để cấp cứu thương binh sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ thương vong trong chiến đấu.

Xe thiết giáp BTR-50PK. Ảnh minh họa.

     Ý tưởng đó đã được thực hiện ở Trung đoàn Bộ binh cơ giới (BBCG) 202 tại mặt trận Quảng Trị 1972, khi đưa các đội phẫu lên xe thiết giáp BTR-50PK.
BTR-50PK là xe gì?
     Đó là xe thiết giáp chở bộ binh bơi nước được chế tạo dựa trên nguyên mẫu xe tăng bơi PT-76.
Ta hãy hình dung chiếc xe tăng bơi PT-76 cắt bỏ tháp pháo, vị trí của trưởng xe và xạ thủ được đẩy lên phía trước song song với lái xe, còn toàn bộ khoang chiến đấu của xe trở thành khoang chở bộ binh.
     Với diện tích như vậy, xe BTR-50PK có thể chở 1 tiểu đội bộ binh 12 người cùng trang bị (trong thực tế xe có thể chở tối đa đến 20 chiến sĩ). Vũ khí trong biên chế của xe chỉ có 01 khẩu trung lên RPD-M.
     Khi hoạt động dưới nước, xe có khả năng bơi với tốc độ tối đa 11 km/h.
Trung đoàn BBCG202 được trang bị hỗn hợp BTR-50PK 
và xe tăng lội nước PT-76 trước giờ xuất trận.

      Xe được trang bị cho các đơn vị bộ binh cơ giới của Liên Xô và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Hàng nghìn chiếc BTR-50 đã được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1954-1970.
      Nhìn chung, xe đáp ứng được nhiệm vụ chở và bảo vệ bộ binh trước sự sát thương của vũ khí bắn thẳng và mảnh bom pháo trên mọi loại địa hình. Tuy nhiên, có nhược điểm là BB khi ra vào xe phải qua cửa nóc xe nên khá nguy hiểm.
Năm 1971, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam loạt xe BTR-50PK đầu tiên và chủ yếu được biên chế vào Trung đoàn BBCG 202. Đây là trung đoàn BBCG đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng trên cơ sở Trung đoàn xe tăng 202.
Với đặc điểm biên chế, trang bị hỗn hợp cả xe tăng lẫn xe bọc thép chở bộ binh, người ta kỳ vọng trung đoàn có thể độc lập chiến đấu trong thời gian dài trên mọi loại địa hình, đặc biệt có thể thực hiện các trận thọc sâu chiến dịch với chiều sâu vài chục km.
      Trong điều kiện như vậy, việc sơ cấp cứu thương binh sẽ rất khó khăn, nhất là khi ta chưa được trang bị xe cứu thương bọc thép chuyên dụng.
      Để giải quyết vấn đề này, 2 chiếc BTR-50PK đã được cải tiến trở thành 2 xe phẫu lưu động để có thể bám sát đội hình chiến đấu.
Xe bọc thép BTR-50PK. Ảnh minh họa.

Xe phẫu được cải tiến thế nào?
     Để trở thành xe phẫu thuật lưu động, xe bọc thép BTR-50PK có một số cải tiến nhỏ sau:
Bổ sung 1 tấm nóc phụ có kích thước tương đương với 2 tấm cửa nguyên thủy. Tấm nóc này có bản lề và khớp nối để lắp với 2 tấm cửa kia.
     Khi lắp chúng với nhau 2 tấm cửa nguyên thủy sẽ nâng lên khoảng 45 độ, đảm bảo đủ chiều cao cho kíp phẫu thuật đứng làm việc bởi chiều cao nguyên thủy không cho phép người có chiều cao trung bình đứng thẳng.
     Phía dưới tấm nóc phụ được gắn 01 đèn mổ sử dụng nguồn điện xe tăng (24V). Ngoài ra còn có nguồn cấp điện từ 1 đi-na-mô đạp chân. Các hàng ghế ngồi bộ binh trong xe được dỡ bỏ. Thay vào đó lắp các tủ đựng quần áo vô trùng, bông băng, thuốc và dụng cụ.
      Về trang bị chuyên môn của xe phẫu gồm có: 01 bàn mổ dã ngoại, mặt nhôm, có thể gấp lại được khi cần thiết. 01 bộ đồ “trung phẫu”.
     Về biên chế trên xe gồm có: Thành viên kíp xe 2 người với Trưởng xe (kiêm xạ thủ RPD-M) và lái xe. Kíp mổ gồm: 1 bác sĩ (phẫu thuật viên chính), 2 y sĩ, 2 y tá, 01 hộ lý.
Ngoài ra, trên xe còn trang bị vũ khí cá nhân cho các thành viên kíp mổ.
     Với trang bị và biên chế như vậy, xe phẫu có thể bám sát đội hình chiến đấu của lực lượng Tăng-Thiết giáp và kịp thời cấp cứu thương binh trong thời gian nhanh nhất. Sau đó số thương binh này sẽ được bàn giao cho bộ phận tải thương chuyển về phía sau.
      Trong đợt 1 và đợt 2 của chiến dịch Quảng Trị năm 1972, 2 xe phẫu của Trung đoàn BBCG 202 đã được đưa vào sử dụng và đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
     Tuy nhiên, nửa cuối năm 1972, khi ta chuyển sang phòng thủ thì nhiệm vụ cấp cứu thương binh lưu động không cấp thiết nữa, mặt khác do trang bị chiến đấu bị thiếu hụt nhiều… 2 xe này lại được “trả lại tên” và đưa về các đơn vị chiến đấu.
   Thời gian phục vụ của 2 xe phẫu lưu động tương đối ngắn, song cũng cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết đối với công tác bảo đảm quân y cho bộ đội Tăng – Thiết giáp sau này.

NKN
(Theo Trí Thức Trẻ)

HỘI NGỘ TRI ÂN - XƯỚNG HỌA

GẶP GỠ TRI ÂN
(Bài Xướng)
 Trong hình ảnh có thể có: 13 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Đầu xuân họp măt xóm "Tri Ân"
Bè bạn gặp nhau góp cổ phần
Bà điệu Lới Lơ câu Ví Dặm
Ông bài Quan Họ khúc Hành Vân
Chẳng e gió lớn giời thay đổi
Không ngại mưa to đất chuyển vần
Múa hát say sưa quên tuổi tác
Ngỡ mình còn trẻ vẫn còn xuân…


Khanh Cùng, ngày 24-2-2017
Tạ Anh Ngôi



ĐÂU NGỜ 
(Bài hoạ ngược vận)

Đâu ngờ các lão hãy còn xuân
Đàn hát thơ ca chửa cạn vần
Cỗ quán không chê cầy bẩy món
Rượu chai chỉ khoái rượu làng Vân
Chụp hình tất cả cùng chung bóng
Vui vẻ ai ai cũng có phần
Càng hiểu thêm nhau càng cảm mến
Tri nhiều ắt hẳn sẽ thêm ân.


27/02/2017
Đỗ Đình Tuân

ÁNH TRĂNG HIỂU LÒNG EM*


月亮代表我的心

你问我爱你有多深 ,我爱你有几分. 我的情也真, 我的爱也真 月亮代表我的心. 你问我爱,你有多深 ,我爱你有几分. 我的情不移, 我的爱不变 亮代表我的心. 
轻轻的一个吻,一经打动我的心. 深深的一段情, 教我思念到如今. 
你问我爱你有多深, 我爱你有几分. 你去想一想, 你去看一看,月亮代表我的心. 你去想一想你去看一看 月亮代表我的心

* Bài hát được giới trẻ Việt Nam rất ưa thích. Bài này do ca sỹ Đặng Lệ Quân thực hiện (ảnh dưới)

DỊCH THƠ:
ÁNH TRĂNG HIỂU LÒNG EM


Anh hỏi tình em sâu đậm không,
Chứa bao nhiêu nỗi nhớ và mong?
Tình em mãi mãi là chân thật,
Chỉ có ánh trăng hiểu tấm lòng!

Nụ hôn anh tặng em xao xuyến
Ghi nhớ suốt đời ở trái tim.
Anh cứ hỏi hoài em khó nói
Ánh trăng đã hiểu thấu lòng em!


Nguyễn Đức Hưng
(Sưu tầm và dịch)

CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC

Mừng ngày thầy thuốc Việt Nam ta
Mấy chữ reo vui viết tặng quà
Lấy đức lo người qua hoạn nạn
Dùng tài cứu bệnh những nơi xa
Nâng tầm vị thế lòng Lân lão
Tận tụy đem tình giống Hải Đà
Bệnh tật muôn phương đều chữa khỏi
Mang vui đến tận mọi ngôi nhà.

Văn Nhã

PHÁ CŨ XÂY MỚI


Một phần tư thế kỷ
gắn bó với ngôi nhà
bây giờ phải đập ra
nghe lòng ngao ngán quá

Muốn xây thì phải phá
quy luật của muôn đời
sao trăn trở lòng tôi
giữa hai đầu cũ-mới !


Phố Quê 02/02/ĐINH DẬU
THANH DẠ NGUỄN

TƯƠNG TƯ...


         Tôi có một cô bạn bút danh khi làm thơ của nàng là Loan Hồng Loan). Nàng rất thích ngắm nhìn gái đẹp và cũng hay làm thơ về những mỹ nữ trong tranh. Nếu không biết rõ nàng mà chỉ đọc thơ, người ta sẽ nghĩ đó là thơ của một đấng tu mi đa tình kia đấy. Hôm nay tôi mượn một bài thơ của nàng về đây để khoe cùng anh, chị em và bạn bè blog đây ạ !

Này cô yếm thắm má đào
Cô làm vạt nắng chênh chao rụng rời
Cô làm bấn loạn tim tôi
Cô làm điên đảo bầu trời thênh thang

Này cô con gái dịu dàng
Vần thơ tôi viết hoang mang mất rồi
Đêm về rạo rực chơi vơi
Lật từng câu chữ người ơi...nhớ thầm

Này cô con mắt lá răm
Khuôn trăng đầy đặn giữa rằm tháng giêng
Tim tôi đánh trống khua chiêng
Chòng chành như chiếc thuyền nghiêng sắp chìm 

Này cô dáng liễu môi tim
Sao cô ngồi đó im lìm nhớ ai?
Hay là mình kết trúc mai
Trai tài gái sắc một hai cùng nhà 

Này cô gái đẹp mặn mà
Nước da trắng bóc cười hoa đồng tiền
Tóc huyền tha thướt làm duyên
Tương tư mất ngủ làm phiền lòng tôi 

Ngẩn ngơ ngơ ngẩn bồi hồi
Bồng bềnh chao đảo hồn tôi...mất hồn...

HN - 17/02/17
Loan Hồng Loan

( Song Thu sưu tầm )

ĐẢO PHÚ QUỐC

Về thăm đảo Ngọc đẹp xinh,
Nằm trong vùng biển thanh bình phương Nam.
Đến đây như tới thiên đàng,
Nơi còn những bãi cát vàng hoang sơ.
Rừng nguyên sinh đẹp như mơ,
Êm đềm sóng biếc vỗ bờ trong xanh.
Biển khơi khí hậu trong lành,
Suối Tranh như một bức tranh trong rừng.
Nước trong, trong đến lạ lùng,
Như mời du khách vẫy vùng, lội bơi.
Hòn Thơm nằm giữa trùng khơi,
San hô muôn sắc nắng trời thêm tươi.
Theo từng đàn cá lượn bơi,
Khách du lặn biển bao người đam mê.
Ở đây có những làng nghề,
Từ trăm năm trước truyền về ngày nay.
Nước mắm Phú Quốc đóng chai,
Ngon, thơm đã vượt ra ngoài biên cương.
Rượu sim mùi vị lạ thường,
Hương thơm như mãi vấn vương hồn người.
Phú Quốc đang đổi thay rồi,
Bao nhiêu khách sạn lưng trời mọc lên.
Nhiều khu nghỉ dưỡng tự nhiên,
Như mời gọi khách trăm miền về thăm.
Ai về Phú Quốc ngày xuân,
Đến đình Dinh Cậu cầu an cho đời.
Nay Phú Quốc đẹp tuyệt vời,
Như viên ngọc quý giữa trời phương nam.

26/2/2017
Đề Kháng

HÁT CHO NHAU NGHE


Khanh Cùng, ngày 24-2-2017
Camera & Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi

Hưng Yên Quê Em

(Sáng tác và thể hiện : Kim Thư )


Khanh Cùng ,ngày 24-2-2017
Camera  và  Giới thiệu :Tạ Anh Ngôi

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

LAI LỊCH PHỐ BÈO


Ngày xưa hồ ấy vắng teo
Những năm có bèo lại hóa đông vui
Bà con xóm phố tới lui
Vớt bèo nuôi lợn nói cười râm ran
Phố Bèo từ ấy thành tên...

26/02/2017

Đ Đình Tuân



PHỤ CHÉP

"BÈO"- MỘT BÀI THƠ ĐẬM ĐÀ Ý VỊ


    Ngay sau nhà tôi có một cái đập lớn. Trước đây, khi còn hợp tác xã nông nghiệp, người ta cho đắp  con đập này để giữ nước nhằm cung cấp cho nhiều héc ta lúa của hợp tác. Đến khi  khoán Mười, con đập vẫn còn thực hiện đúng chức năng của mình. Nhưng từ ngày “ Mở cửa”, diện tích đất nông nghiệp phải thu hẹp lại. Nhiều héc ta lúa của nơi này bị quy hoạch hóa thành khu đô thị. Thế là con đập mất chức năng tưới nước cho ruộng đồng. Người ta lại cho đấu thầu nuôi cá. Nông dân khốn đốn vì mất ruộng còn mọi người ở xung quanh bờ đập thì nhiều phen cơ khổ vì phi vụ đấu thầu này. Bởi người trúng thầu giữ nước quanh năm nên nếu gặp trận mưa lớn là nước không tiêu kịp làm cho vườn tược ngập úng, không cây nào chịu được. Lại còn cảnh ô nhiễm nặng nề, mỗi khi cá chết hàng loạt thì mùi xú uế bốc lên nồng nặc thật kinh khủng. Năm nay  lại khổ vì nạn bèo. Bởi cái giống bèo tây (miền Nam gọi là lục bình ấy) sinh sản nhanh vô cùng. Mới hôm nào, trên đập nước mênh mông chỉ lơ thơ mấy đám bèo xanh ngắt, trông cũng đáng yêu. Sau vài trận mưa, bèo ken kín mặt nước, lá xanh, bông tím, đẹp ra trò. Nhưng người thả cá lại không thích cái đẹp đó của bèo vì nó phủ kín mít như thế thì còn đâu ô xy cho cá thở nữa. Thế là họ thuê người vớt bèo lên. Chao ôi, bèo chất như núi trên đường đi. Thật khổ cho người qua kẻ lại. Nhiều xe máy phải quay đầu tìm lối khác. Chính tôi cũng phải gửi xe ở nhà bên cạnh chứ không thể mang xe qua những núi bèo chết tiệt kia. Thế đã yên đâu. Còn cái mùi hôi của bèo và nước chảy qua cổng vào sân nữa mới thật là khó chịu. Vì thế, mấy hôm nay tôi ghét cay ghét đắng lũ bèo. Cho nên, hôm nay, vào blog Đỗ Đình Tuân, thấy bài “ Bèo”, tôi chắc mẩm là thể nào bác Đỗ cũng sẽ viết về nỗi bực mình với bèo như cảm giác tôi đang phải mang đây. Nào ngờ không đúng. Đó là một bài thơ ca ngợi nhiều vẻ đẹp của bèo rất chân thực nhưng lại tiềm ẩn nhiều ý nghĩa khá lý thú  Bài thơ ấy đây:

                                    BÈO…

Hồ nước sau nhà nay hóa sang
Hoa bèo phủ kín đẹp miên man
Kéo bè kết cánh nhanh hơn muống
Sắc thắm vẻ mềm chả kém lan
Gà mổ lợn ăn cho thỏa thích
Gió dồn sóng dập vẫn hiên ngang
Một lòng một dạ theo cùng nước
Còn nước còn tươi chẳng thấy tàn

14-9-2012
Đỗ Đình Tuân


     Quả là một bài thơ đường luật, thất ngôn bát cú đã chuẩn về niêm luật lại  không chút gò bó, cầu kì mà dân dã trong ngôn từ, tự nhiên trôi chảy trong mạch thơ. Tác giả  miêu tả chân thật, cụ thể về “Bèo”. Nào là sinh sôi nảy nở nhanh, gắn kết với nhau thật bền chặt “Kéo bè kết cánh nhanh hơn muống”; Lại có  sức sống mãnh liệt, chẳng hề khuất phục trước sóng cả gió to và còn là nguồn thức ăn vô tận cho lũ lợn đàn gà “Gà mổ lợn ăn cho thỏa thích/ Gió dồn sóng dập vẫn hiên ngang”;  Đã có dáng vẻ mềm mại lại có hoa đẹp  mê hồn “Sắc thắm vẻ mềm chả kém lan”  “Hoa bèo phủ kín đẹp miên man”. Tôi rất thích cụm từ “đẹp miên man” trong câu thơ trên. Vì nó không chỉ gợi  vẻ đẹp trải rộng ra mênh mông, kéo dài đến bất tận, một vẻ đẹp tưởng đến không cùng không dứt của bèo mà còn gợi cảm xúc thật thiết tha, thật mê đắm của thi nhân trước vẻ đẹp đó. Cứ tưởng như tác giả đang sà xuống mà ôm ấp, nâng niu rồi xuýt xoa thích thú vậy. Đúng là một cụm từ vừa chân thực, vừa mới lạ lại rất giàu sức biểu cảm!
       Một đặc điểm nữa của bèo được tác giả miêu tả rất giỏi trong hai câu kết bài :
 Một lòng một dạ theo cùng nước
Còn nước còn tươi chẳng thấy tàn
      Đúng là loại bèo tây này sống chết cùng với nước thật. Nếu cứ ở dưới nước thì chúng chẳng bao giờ chết. Nhưng chỉ cần tách khỏi môi trường nước là chúng: hoặc chết khô héo tóp, khi bị tản ra, phơi ra; hoặc sẽ thối nhũn nếu bị ấp lại, ủ vào. Nghĩa đen là như vậy, cố nhiên rồi. Nhưng tôi muốn nói đến cái nghĩa bóng, ẩn đằng sau câu chữ của bài thơ, cái ý nghĩa mà khi đọc bài thơ khiến ta liên tưởng tới. Đó là hình tượng nhân dân, hình tượng đất nước. Liệu có đúng chăng, khi đọc bài thơ này, tôi cứ thấy vẻ đẹp của nhân dân, sức sống của nhân dân, sức mạnh của nhân dân cũng như sự gắn bó sống chết của nhân dân với đất nước non sông?
     Trong thơ văn xưa nay, đã nhiều người sử dụng hình ảnh bèo để nói tới thân phận nổi trôi, lênh đênh, phiêu dạt của con người:
Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân
                                                                ( Kiều- Nguyễn Du)
       Hay:
Lênh đênh muôn dặm nước non
Dạt vào ao cạn vẫn còn lênh đênh
                                                              ( Bèo- Phùng Cung)
  Nhưng tôi chưa  thấy ai ca ngợi vẻ đẹp của bèo như tác giả Đỗ Đình Tuân. Vì thế, với tôi, bài thơ trên của bác Đỗ đúng là một khám phá mới lạ. Rất chân thực và rất đậm đà ý vị.

Sao Đỏ: 15-9-2012
Vũ Thị Song Thu

XƯỚNG HỌA VỚI MINH HƯƠNG 1

Chúc Minh Hương 60 xuân

(Họa nguyên vận bài họa CÙNG XUÂN
ĐINH DẬU của MINH HƯƠNG)

Cây bút thơ ai họa tuyệt vần!
Xuân nay Đinh Dậu thật là Xuân
Người xinh hương sáng* tròn năm giáp**
Gà mái lục tuần*** vững cặp chân
Kiếm sống là nhờ chân với mỏ
Chở che tự túc cánh cùng thân
Gọi con tích, tích... thành âm nhạc
Cục tác... nên thơ để góp phần.

28/01/2017
Nguyễn Đức Hưng

*Hương sáng = Minh Hương
** 5 giáp x 12 năm/giáp = 60 năm
*** lục tuần = 60 tuổi.

Cùng xuân Đinh Dậu
(Bài xướng)

Man mác buồn vui họa mấy vần
Ghép vài câu chữ ngỏ cùng xuân
Nhân tình khó biết điều sai đúng
Thế thái khôn hay lẽ giả chân
Chỗ nọ em thơ còn thiếu mặc
Nơi kia già lão vẫn còng thân
Tết về năm mới mong trời đất
Hòa thuận cho dân hưởng phúc phần.

27/01/2017
Minh Hương

NHỚ

(Họa)


Hồn thơ lắng đọng khoảng mây nguồn
Lững thững đưa chàng tới sóc buôn
Trắng đục màn sương nơi thiếu phụ
Hồng phơi ánh ngọc xứ trăng luồn
Ai về dáng vẻ thân quen quá
Kẻ đến xem chừng lệ thắm buông
Vọng tiếng ân tình xưa vẫn gọi
Người yêu mãi nhớ thửơ vui buồn.

Văn Nhã
20/02/17

TU

Ở đời nhiều người muốn đi tu,
Thoát chốn trần ai bụi tung mù.
Tụng kinh, gõ mõ nơi cửa Phật,
Áo vải, cơm chay sống trong chùa.
Kiếp người trầm luân là bể khổ,
Muốn lên Tiên giới sướng ngàn thu.
Có phải trên trời miền cực lạc,
Mà bao đời ai cũng ước mơ?

25/2/2017
Đề Kháng

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

TỰ TA LÀM LẤY VĂN CÔNG


Tiết mục văn nghệ do Nguyễn Đức Hưng (Thành viên mới của "Tri Ân Cuộc Đời"
trình bày bằng tiếng Trung Quốc sau bữa tiệc công bố giải thi câu đối tết Đinh Dậu
Sao Đỏ ,ngày 24-2-2017
Camera và  Giới thiệu :Tạ Anh Ngôi

HỘI "TRI ÂN CUỘC ĐỜI"HỌP MẶT XUÂN ĐINH DẬU 2017



Sao Đỏ, ngày 24-2-2017
Camera và Giới thiệu: Tạ Anh Ngôi

Nồng ấm đầu xuân


Tri Ân họp mặt buổi đầu xuân
Đông đủ thành viên đến góp phần
Gió bấc hiu hiu trời lạnh lạnh
Tình người đườm đượm ý vân vân
Nhờ trang blog hàn xa cách
Bè bạn xa xôi đã hóa gần
Thịt chó hai mâm ngồi chật cứng
Nói cười thừa thãi những tình thân.

24/02/2017
Đỗ Đình Tuân   

ĐỐI ĐÁP VỚI NGUYỄN KHẮC NGUYỆT

 VẾ RA:

- Lỗi hẹn “Tri Ân”, không được nói, chẳng được ăn, thiệt kép thiệt đơn, la oai oái;  Nguyễn Khắc Nguyệt


  VẾ ĐỐI:

-  Giao lưu “Xóm Mạng”, cứ thích hát, cứ thích uống, thêm bè thêm bạn, cười ha ha.  Nguyễn Đức Hưng.


24/02/2017
Nguyễn Đức Hưng

THĂM BẠN

Đầu Xuân đến bạn ngắm vườn nhà
Nở thắm muôn loài vạn sắc hoa
Khóm bí đơm vàng đang ấp nụ
Giàn bầu óng ánh quả chan hòa
Cây cau tán rộng vươn tàu lá
Tán nhãn vương cành, chèn gốc na
Tiếp khách hồng xiêm vừa chín ngọt
Thơm ngon chuyện gẫu đậm hương trà.

Văn Nhã

TRI ÂN HỘI TỤ


Bạn hữu gần xa đã lại về
Tiếng cười tiếng hát rộn phố quê
Tri Ân tụ hội mừng xuân mới
Thịt chó rượu tây…Phê mết mê.

                              Nguyễn Xuân Hiểu

NGƯỜI VÀ CHÓ

Từ khi mới có loài người,
Chó là giống vật được nuôi trong nhà.
Trải qua mấy vạn năm qua,
Chó là con vật người ta cưng chiều.
Có nhiều giống chó đáng yêu,
Những loài chó cảnh mỹ miều, đẹp xinh.
Chó là loài vật chung tình,
Sẵn sàng cứu chủ, hy sinh cuộc đời.
Có gương cảm động bao người,
Chó ôm mộ chủ để rồi chết theo.
Chó không chê chủ đói nghèo,
Cho gì ăn nấy chẳng kêu nửa lời.
Bay vào vũ trụ xa xôi,
Chó còn bay trước, từ thời Liên Xô.
Xa xưa chó được tôn thờ,
Ở trong miếu mạo, đền, chùa khắp nơi.
Chó lập công với con người,
Đuổi theo tội phạm, theo hơi đến cùng.
Lập lên được những chiến công,
Chó được trao tặng huân chương như người.
Bọn buôn hàng giấu thật tài,
Chó làm nghiệp vụ là lôi ra liền.
Chó canh giữ đất vùng biên,
Chó kéo xe ở những miền tuyết băng.
Giữ nhà chó rất hiên ngang,
Gầm gừ, đứng thẳng, sẵn sang tấn công.
Người mù có chó dẫn đường,
Chó làm bầu bạn, yêu thương hàng ngày.
Chó săn lùng sục rừng cây,
Cùng người đuổi bắt cáo, cầy, hươu, nai.
Chó Ngao to lớn rất oai,
Còn con chó Nhật là loài nhỏ, xinh.
Chó là giống vật thông minh,
Con người lại chẳng chung tình chó ơi!
Cứ đem chó thịt làm mồi,
“Cầy tơ bảy món” là ngồi lai rai.
Chó nào có phản bội ai!
Điều này khác hẳn loài người chúng ta.
Chỉ vì phú quý, vinh hoa,
Lừa thầy, phản bạn nghĩ ra hại đời.
Nghĩ mà đau xót ai ơi,
So với giống chó có người kém xa.
Vậy nên đời sống chúng ta,
Cứ la “Đồ chó”, nghĩ mà thật sai.

25/6/2016
Đề kháng

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

XÓM "TRI ÂN CUỘC ĐỜI (CỤM CHÍ LINH HẢI DƯƠNG ) GẶP MẶT ĐẦU XUÂN ĐINH DẬU

     Sáng ngày 24-2-2017, tại gia đình thày giáo Đỗ Đình Tuân (Khanh Cùng - Sao, Đỏ - Chí Linh - Hải Dương) xóm Blogspot "Tri Ân Cuộc Đời" đã họp mặt đầu xuân năm Đinh Dậu 2017, để bàn và thống nhất một số việc cần thiết của hội năm 2017. Đồng thời thày giáo Đỗ Đình Tuân công bố người đoạt giải cuộc thi câu đối tết Đinh Dậu và tổ chức trao giải như đã tuyên bố. Về tham dự có đầy đủ các thành viên của xóm Tri Ân (cụm Chí Linh), ngoài ra còn có thêm Bà Kim Thư, ông bà nhà giáo Ngô Như Sâm, ông Hoàng Bắc (khách mời) và thành viên mới: Nguyễn Đức Hưng. Cuộc họp đã thành công trong không khí đầm ấm và chan chứa tình thân ái. Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc họp mặt thân tình này. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn:                                                                  
                                                                      
Chụp ảnh lưu niệm
Tuyên bố lý do
Họp và bàn...
Ăn khao giải câu đối tết


Tuy rằng điệu hát chưa hay
Tiếng đàn chưa ngọt nhưng cây lá nhà


Tự ta làm lấy văn công
Tự ta son phấn má hồng góp vui
Rau sạch cũng không bằng tình bạn Blog

Blog Nguyễn Đức Hưng thăm CT Gốm Chu Đậu (Nam Sách )
chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Hữu Hiệp Phó GĐ công ty
Nguyễn Đức Hưng bên đĩa  gốm 1000 chữ long thư pháp
Nguyễn Đức Hưng trong nhà trưng bày CT gốm Chu Đậu
Tác giả Tạ Anh Ngôi bên chiếc đĩa gốm Chu Đậu với 1000
chữ Long thư pháp do nhà thư pháp Lê Thiên Lý thực hiện

Sao Đỏ, ngày 24-2-22017
Photo và Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi

TẠ LỖI VỚI "TRI ÂN"

Hôm nay, bà con xóm “TRI ÂN CUỘC ĐỜI” khu vực Chí Linh mở hội xóm, mình vinh dự được là khách mời song thật không may “ngọc thể bất an”. Vừa thiệt, vừa thấy mình có lỗi... nên xin có mấy lời tạ lỗi:

Cuối Giêng trời đất đậm màu Xuân
Xóm Chí Linh mình hội Tri Ân
Điểm lại thành công năm tháng cũ
Giao lưu thơ nhạc đón tân nhân
Giấy mời còn đó, mà đành chịu
Thân ốm không về, chẳng có phần
Đành hẹn gặp nhau vào dịp khác
Bởi Tri Ân đó- bốn mùa Xuân!

Nếu bà con thấy chưa thỏa đáng thì xin thêm một vế đối nữa:


Lỗi hẹn “Tri Ân”, không được nói, chẳng được ăn, thiệt kép thiệt đơn, la oai oái.

NKN - 24/02/2017

GẶP GỠ ĐẦU XUÂN


Bữa tiệc đầu Xuân cụm Chí Linh
Không to nhưng cũng rất linh đình
Thịt cầy bảy món bầy la liệt
Rượu Hóp vài chai đứng rập rình
Thầy gẩy ngón đàn âm réo rắt
Trò ngân khúc hát ý rung rinh
Người chen cười nói, đào đua sắc
Mấy chị phấn son đẹp giật mình.

24/02/2017

Nguyễn Đức Hưng

UỐNG TRÀ

   
Mấy cụ bên nhau thưởng thức trà,
Đưa chén lên môi, nhấp ngâm nga.
Trà ngon, hương tỏa thơm, vị đậm,
Kết tinh từ trời đất giao hòa.
Uống trà có lợi cho sức khỏe,
Thêm thắm tình bằng hữu gần, xa.
Có ấm trà ngon, ngồi thưởng ngoạn.
Cũng là niềm vui lúc tuổi già.


24/2/2017
Đề Kháng

HỌP MẶT

Họp mặt đầu Xuân cụm chí linh
Vui mừng thắm thiết nghĩa ân tình
Đông Triều, Nam Sách lời ca vút
Hà Nội, Văn An giọng trúc xinh
Sao Đỏ, Chí Minh say điệu múa
Khoái Châu, Lê Lợi khúc Xuân hình
Non sông gấm vóc bao yêu quí
Kềt nối yêu thương vạn ánh minh.

23/02/17
Văn Nhã

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

NGÀY 17.2- NHỚ VỀ BA LẦN HÀNH BINH THẦN TỐC CỦA LỮ ĐOÀN XT 203

Họ đã thực hiện cuộc hành binh thần tốc vượt cả nghìn km, khiến giới chuyên môn thế giới phải ngả mũ khâm phục. Với những người lính xe tăng 203 thì đó không phải là lần duy nhất.

"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!".
Bức điện ngày 7 tháng Tư năm 1975 của Đại tướng Tổng Tư lệnh như một lời hiệu triệu với toàn quân nói chung và với cán bộ- chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 203 nói riêng.
Đáp lời hiệu triệu, họ đã thực hiện một cuộc hành binh thần tốc vượt cả nghìn km mà giới chuyên môn trên thế giới phải ngả mũ khâm phục. Nhưng với những người lính 203 thì đó không phải là lần duy nhất.
"Thần tốc" lần thứ nhất
Đó là cuộc hành binh về phía nam trong đội hình cánh quân Duyên Hải nhằm giải phóng nốt phần đất còn lại của nửa nước thân yêu tháng Tư năm 1975. Đây là thời điểm ta vừa giải phóng thành phố Đà Nẵng xong và đội hình Lữ đoàn 203 từ nội đô, từ bán đảo Sơn Trà… cũng vừa mới tập hợp lại về doanh trại của Sư đoàn 3 Quân lực VNCH tại Khánh Sơn.
Vẫn biết làm lính của một Binh đoàn chủ lực thì việc cơ động "đánh đông, dẹp bắc" cũng là sự thường song nhìn về phía trước mới thấy đày rãy những khó khăn. Quãng đường cơ động thì xa mà thời gian thì lại vô cùng gấp gáp. Nhưng đâu chỉ đơn giản chạy không thôi mà phải "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến".
Trong khi rút chạy, quân địch đã phá hàng chục cây cầu lớn nhỏ trên dọc Quốc lộ 1 để cản bước quân ta. Bên cạnh đó, dưới sự cố vấn của Đại tướng Uây- en, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chính quyền Sài Gòn đã thiết lập một tuyến phòng thủ mới tại Phan Rang hòng cố giữ phần đất còn lại để tìm một giải pháp chính trị mong manh nào đó.
Bộ đội xe tăng thần tốc hành quân, đánh chiếm và
 vượt qua nhiều ổ đề kháng của địch.
Trong khi đó, xe pháo trang bị thì cũ nát lại vừa trải qua một quãng đường hành quân chiến đấu thật dài. Sức người cũng vậy, từ quan đến lính sau hàng chục ngày hành quân, chiến đấu căng thẳng ai cũng sọm hẳn đi, gương mặt người nào cũng sạm đen, khắc khổ chỉ có hàm răng là trắng.
Thế là chẳng có thời gian để nghỉ ngơi, cũng chẳng có lúc nào để tìm hiểu xem mảnh đất mà chính mình vừa giải phóng nó vuông tròn ra làm sao, tất cả lại hối hả lao vào làm công tác chuẩn bị. Những nắp truyền động được mở tung lên.
Những bộ quần áo công tác lại bê bết dầu mỡ. Những gương mặt đã cháy đen vì nắng gió lại thêm một lần nhẻm đen khói bụi. Thủ trưởng và sĩ quan cơ quan Lữ đoàn thì bù đầu bởi những kế hoạch với quyết tâm. Đường sá thì như thế, địch tình thì như thế… phải tổ chức hành quân thế nào để đảm bảo đến đích đúng thời gian quy định.
Và rồi những quyết định sáng suốt nhất, khoa học nhất đã được đưa ra. Đường hỏng, cầu yếu thì tổ chức bộ phận phái đi trước gồm các đơn vị xe lội nước. Và cũng chính lực lượng này sẽ phải đột phá chọc thủng "lá chắn thép Phan Rang" để mở đường cho chủ lực vượt qua.
Và nếu chọc thủng được cái lá chắn này cũng là một đòn hỗ trợ cho người anh em Binh đoàn Cửu Long đang gặp khó ở Xuân Lộc. Còn đại bộ phận sẽ tranh thủ củng cố tốt nhất xe pháo, trang bị để cơ động phía sau và sẽ là lực lượng chủ lực tham gia trận đánh cuối cùng - chiến dịch Hồ Chí Minh.
Và ngày 7 tháng Tư, khi Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn chuẩn bị xuất quân thì bức điện "Thần tốc" của Đại tướng đến. Bức điện ngắn thôi song nó như một lời hiệu triệu của non sông đất nước làm phơi phới những tâm hồn lính trẻ.
Giờ xuất phát được lùi lại ít phút để truyền đạt mệnh lệnh, để mỗi xe kịp kẻ lên tháp pháo hai chữ "THẦN TỐC" diệu kỳ bằng đủ thứ vật liệu mà lính tráng có thể nghĩ ra. Thật là ngắn gọn, thật là giản dị nhưng cũng thật là ý nghĩa.
Với ý chí đó, với tâm thế đó, chỉ một tuần sau họ đã tới Phan Rang và thực hiện một trận " tiến công trong hành tiến" vô cùng độc đáo. Không chỉ chọc thủng "lá chắn thép Phan Rang" mà còn quét sạch bóng quân địch trên một chiều dài 70 ki- lô- mét chỉ trong một ngày đêm.
Đúng là một kỷ lục. Tiếp đó là Phan Thiết, Hàm Tân… cũng lần lượt được giải phóng để tạo ra cái thế chẻ tre, làm lung lay cánh cửa thép cuối cùng Xuân Lộc, mở ra con đường thênh thang cho đại quân sẵn sàng thẳng tiến Sài Gòn.
Trong lúc đó, hai tiểu đoàn xe tăng chủ lực cũng đã lên đường. Quốc lộ 1 thênh thang, mặt đường nhựa át- phan phẳng lỳ theo tiêu chuẩn Mỹ cho phép chạy tốc độ đối đa. Tuy nhiên, những cây cầu bị phá mới chỉ được bắc bằng cầu tạm mà trọng tải tối đa của nó chỉ chịu được 2/3 trọng lượng xe tăng vẫn là một thách thức không hề nhỏ.
Và rồi rất nhiều sáng kiến đã được đề xuất, trong đó có cả những sáng kiến rất "liều". Tất cả đều nhằm một mục tiêu là đến đích trước thời gian quy định. Chỉ cần có tín hiệu thông đường là gần 60 chiếc xe tăng lại sầm sập lao đi như một cơn "bão thép" không gì cản nổi.
Cả một dải dằng dặc Khu Năm khúc ruột miền Trung - những Nam, Ngãi, Bình, Phú, Khánh Hòa rồi Phan Rang, Phan Thiết… nằm lại sau những băng xích thép. Và ngày 24 tháng Tư năm 1975 - đúng 10 ngày sau khi xuất phát từ Đà Nẵng toàn bộ Lữ đoàn đã tới vị trí tập kết chiến dịch tại Rừng Lá sớm hơn thời gian quy định của trên để sẵn sàng bước vào trận đánh cuối cùng.
Và chính nhờ tập kết đủ lực lượng trước thời gian quy định nên Lữ đoàn có đủ thời gian chuẩn bị làm nên "trận cuồng phong" oanh liệt trên hướng Đông của chiến dịch.
Rồi thì Lịch sử binh chủng Tăng Thiết Giáp Việt Nam cũng như Lịch sử xe tăng thế giới sẽ phải dành những lời đặc biệt nhất cho cuộc hành binh "thần tốc" này. Có ở đâu trên trái đất này lại tổ chức những cuộc hành quân bộ bằng xích cho xe tăng dài hàng nghìn km như thế hay không?
Còn những người lính tăng năm xưa - nhất là cánh lái xe - nay đầu đã đốm bạc thì khi kể về cuộc hành binh đó vẫn cứ thắc mắc: "Không hiểu trong 10 ngày đó mình đã ngủ vào lúc nào?".
Xe tăng Lữ đoàn 203 húc đổ cổng vào chiếm Dinh Độc Lập.
"Thần tốc" lần thứ hai
Xin nói ngay: đó là cuộc hành binh về địa bàn Quân khu 9 để chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Tháng 6 năm 1976, sau khi hoàn thành nhiệm vụ truy quét Phun-rô tại Lâm Đồng, Lữ đoàn đã về đứng chân trên mảnh đất Thừa Thiên Huế- nơi phát tích của Binh đoàn Hương Giang. Đất nước đã thống nhất, non sông thu về một mối ai cũng nghĩ từ nay vĩnh viễn được sống trong hòa bình, độc lập và tự do.
Thế rồi, những người lính cựu lần lượt rời tay lái, tay tầm, tay hướng trở về quê hương tiếp tục thực hiện ước mơ còn bỏ dở trên những cánh đồng hay dưới mái giảng đường đại học. Nhưng "cây muốn lặng, gió chẳng đừng".
Bè lũ Pôn Pốt bên kia biên giới được sự hậu thuẫn của quan thày của chúng đã điên cuồng gây hấn. Không chỉ thực hiện cuộc cách mạng "diệt chủng" vô cùng tàn bạo trong nước chúng còn vượt qua biên giới thảm sát dã man đồng bào của ta bất chấp công pháp quốc tế và tình nghĩa keo sơn giữa hai dân tộc.
Tình thế buộc chúng ta phải một lần nữa cầm súng chiến đấu và những người lính 203 lại một lần hành binh thần tốc tiến về phương nam làm nhiệm vụ của mình.
Lữ đoàn xe tăng 203 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
So với cuộc hành binh mùa Xuân năm 1975, cuộc hành binh lần này có nhiều thuận lợi hơn song khó khăn thách thức cũng không hề kém. Nếu như năm 1975 cả Lữ đoàn cùng hành quân bộ theo Quốc lộ 1 thì lần này các phương tiện cơ động đa dạng hơn rất nhiều.
Khối chỉ huy cơ quan cần vào trước để nghiên cứu địa hình, chuẩn bị chiến trường thì được đi máy bay. Khối trang bị nặng đã có thêm phương tiện chuyên chở đường biển. Còn khối các đơn vị bảo đảm thì hành quân theo đường bộ.
Với kinh nghiệm của cuộc hành binh thần tốc lần thứ nhất, toàn Lữ đoàn như một guồng máy nhịp nhàng cùng nhằm tới cái đích: Biên giới Tây Nam - nơi kẻ thù đang hung hãn sát hại đồng bào ta từng giờ từng phút.
Vậy là ngày 16.12.1978, quyền lữ đoàn trưởng Trần Minh Công cùng một số sĩ quan tham mưu lên máy bay thì ngày 19.12 toàn bộ đội hình của Lữ đoàn đã xuất phát. Thế mà chỉ 6 ngày sau - ngày 25.12.1978, toàn lữ đoàn đã có mặt tại vùng Tri Tôn, Bảy Núi xa tít phía Tây Nam để sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn là những chiếc tăng, thiết giáp đã trải qua bao năm trận mạc nên giờ đây nó đã già nua hơn, cũ kỹ hơn, nhiều chiếc còn mang nguyên những vết thương của cuộc chiến tranh lần trước.
Trong khi đó, đội ngũ thành viên kíp xe già dơ, kinh nghiệm đày mình thì đã lần lượt ra quân nên để thực hiện được cuộc hành binh thần tốc lần thứ hai này, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn đã phải vượt qua bao nhiêu là khó khăn, vất vả.
Nhờ có mặt đúng thời gian quy định, lại được chuẩn bị kỹ càng Lữ đoàn 203 đã hoàn thành xuất sức nhiệm vụ, cùng các đơn vị bạn tiêu diệt và làm tan rã 2 sư đoàn 230, 250 của địch, giải phóng một vùng rộng lớn thuộc các tỉnh phía nam Căm Pu Chia.
Kết thúc chiến dịch, Lữ đoàn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Đại đội 7 thuộc Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Giữa lúc toàn Lữ đoàn còn đang cùng các đơn vị bạn tảo thanh, truy quét quân địch trên đất bạn thì ngày 17 tháng Hai năm 1979, bè lũ phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của nước ta.
Không thể để cho bọn xâm lược muốn làm gì thì làm, những người lính của Binh đoàn chủ lực lại một lần nữa nhận lệnh cơ động ra phía Bắc.
Lữ đoàn xe tăng 203 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc hành binh "thần tốc" lần thứ Ba
Đã trải qua mấy cuộc chiến tranh liên tục, hỏi có người Việt Nam nào lại thích cảnh máu chảy, đầu rơi, thấy cảnh mũi tên, hòn đạn ngay trên quê hương của mình nữa. Song "Dù rằng đời ta thích hoa hồng; Kẻ thù buộc ta ôm cây súng".
Một lần nữa Lữ đoàn xe tăng 203 nhận lệnh hành binh ra Bắc chặn giặc. Và đó lại là một cuộc hành binh thần tốc vì nước đang ở xa, phải nhanh chóng cơ động tới nơi mới mong dập tắt được lửa hung tàn đang bùng phát dữ dội.
So với hai cuộc hành binh lần trước thì cuộc hành binh lần này có độ dài gấp đôi- suốt dọc chiều dài đất nước với độ dài đường hành quân lên đến 2000 ki- lô- mét. Nhưng cũng như lần thứ hai, các phương tiện vận chuyển rất phong phú, đa dạng và được ưu tiên hết sức.
Lại đã có thêm bao kinh nghiệm tích lũy được trong hai lần cơ động vừa rồi. Và trên hết là lòng căm thù, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương đã làm cho những người lính của Lữ đoàn 203 như có lửa ở trong tim.
Ngày 06 tháng Ba năm 1979, quyền Lữ đoàn trưởng Trần Minh Công dẫn đầu một nhóm sĩ quan đi máy bay ra trước để trinh sát địa hình, tìm vị trí đứng chân đồng thời bước đầu xây dựng kế hoạch tác chiến.
Ngày 16 tháng Ba, trong khi toàn bộ cán bộ- chiến sĩ (trừ trưởng xe và lái xe) về Tân Sơn Nhất để lên máy bay bay ra Gia Lâm thì gần trăm chiếc xe tăng, thiết giáp lại cơ động về Hà Tiên xuống tàu thủy để ra cảng Hải Phòng.
Tiếp đó là hơn trăm km đường sắt, đường bộ nữa để đến ngày 21 tháng Ba toàn bộ lực lượng, phương tiện của Lữ đoàn đã có mặt ở Trại Cau, Thái Nguyên sẵn sàng đánh địch. Quả thật là một kỷ lục về tốc độ hành binh, một kỳ tích của sự cơ động tăng thiết giáp. Vua Quang Trung nếu có sống lại chắc cũng phải dành cho hậu thế những lời khen ngợi tự đáy lòng.
Chỉ trong vòng 4 năm trời, với 3 cuộc hành binh "thần tốc" dọc chiều dài đất nước- những người lính của Lữ đoàn xe tăng 203 đã làm nên những kỳ tích sẽ còn sáng mãi trong lịch sử. Rất mong truyền thống này sẽ được các thế hệ cán bộ- chiến sĩ trẻ ngày nay tiếp nối.
Còn những bài học kinh nghiệm sinh động và sáng tạo trong những cuộc hành binh thần tốc này sẽ được cụ thể hóa, được truyền đạt lại trong các khoa mục huấn luyện. Để một khi Tổ Quốc cần, Lữ đoàn lại sẵn sàng lên đường "THẦN TỐC".
Nguồn: http://soha.vn/kham-phuc-3-lan-hanh-binh-than-toc-cua-lu-doan-xe-tang-203-20160622073824489.htm