Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

HAI LỚP PHÒNG HỘ - XE TĂNG SẼ BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ "bất khả xâm phạm"?

Xe tăng T-90 của Nga.

Xe tăng T-90 của Nga được đánh giá là có hệ thống bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay và thực tế chiến trường Syria thời gian qua đã chứng minh hiệu quả gần như hoàn hảo.


Đã có nhiều giải pháp mà người ta áp dụng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ cho xe tăng. Trong đó, sự kết hợp giữa giáp phản ứng nổ với hệ thống bảo vệ chủ động được xem là khả dĩ nhất.
Trước sự phát triển như vũ bão của các loại vũ khí chống tăng, xe tăng có lúc tưởng chừng như đã hết thời. Tuy nhiên, các nhà chế tạo xe tăng cũng đã rất tích cực nghiên cứu tìm ra nhiều giải pháp nhằm khắc chế dẫn đến vô hiệu hóa những đối thủ của mình.
Trong các giải pháp đó thì công thức "Giáp phản ứng nổ + Hệ thống bảo vệ chủ động" tỏ ra hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nó có thể trở thành tấm lá chắn "bất khả xâm phạm" cho xe tăng hay không thì còn câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Giáp phản ứng nổ- người cận vệ trung thành
Thoạt đầu, để tăng cường khả năng phòng hộ (tự bảo vệ) của xe tăng người ta chỉ còn có cách là tăng độ dày vỏ giáp hoặc nâng cao chất lượng vỏ giáp. Tuy nhiên, không thể tăng độ dày của giáp một cách vô hạn được vì nó sẽ ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng và khả năng cơ động của xe.
Trong khi đó, với những cải tiến sâu sắc, khả năng xuyên của các đầu đạn lõm lại tăng lên một cách đáng sợ - đến vài trăm milimét thép đồng chất. Vì vậy, người ta phải tìm giải pháp khác và giáp phản ứng nổ (ERA) đã ra đời.
Tuy nhiên, ban đầu việc sử dụng giáp này bị bỏ qua vì nó ảnh hưởng đến sinh lực bộ binh đi cùng xe tăng. Nhưng càng ngày, thực tế chiến tranh càng cho thấy sự cần thiết của ERA, và chính người Israel đã chế tạo rồi đưa ERA vào sử dụng trong chiến trận lần đầu năm 1982.
Kết quả cho thấy chúng rất hữu dụng. Từ đó, ERA được nhiều nước chấp nhận sử dụng.
Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ bất khả xâm phạm? - Ảnh 1.
Xe tăng Merkava MK4 của Israel.
Về cơ bản, ERA gồm nhiều phần tử nổ, ngọi là "ngói ERA". Các phần tử nổ bao gồm thuốc nổ mạnh chứa trong các khối hộp có vỏ bọc bằng thép và có nắp đậy là thép cường độ cao. Các khối này được lắp thành hình chữ V úp vào sườn tháp pháo và lắp phủ trên thành xe.
Cho đến nay, hầu hết các xe tăng hiện đại trên thế giới đều được lắp ERA. Căn cứ vào thời gian chế tạo, ứng dụng và nguyên lý làm việc của chúng người ta phân ra thành 3 thế hệ ERA:
Thế hệ thứ nhất:
Thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên có Bleyzer của Israel và Kontakt-1 của Nga. Kontakt-1 sử dụng chất nổ 4S20 được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng chủng xuyên lõm.
Hiệu quả tác động của ERA thế hệ này chủ yếu phụ thuộc vào góc tiếp xúc giữa đầu quả đạn với luồng xuyên lõm tạo ra từ vật liệu nổ. ERA thế hệ này có tác dụng khá tốt đối với đạn xuyên lõm song kém hiệu quả đối với đạn xuyên dưới cỡ.
Thế hệ thứ hai:
Thế hệ giáp phản ứng nổ thứ hai xuất hiện vào đầu những năm 1980. Chúng có khả năng chống lại đạn xuyên động năng loại mới (APDS) với sức công phá lớn vượt quá mức độ bảo vệ của bất kể loại giáp hỗn hợp thụ động nào. Trong số giáp phản ứng nổ thế hệ 2 của Nga nổi tiếng có Kontakt-5 sử dụng vật liệu nổ cực mạnh 4S22.
Năm 1990, thử nghiệm của khối NATO chỉ ra rằng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 của Liên Xô trang bị trên tăng T-72 là bất khả xâm phạm. Vào thời điểm đó, đạn chống tăng của khối NATO đứng đầu là Mỹ có M-829 với lõi Uran nghèo là mạnh nhất, nhưng nó lại bị vô hiệu hóa trước Kontakt-5.
Thế hệ thứ ba:
Thế hệ giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới thuộc thế hệ 3, chúng được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại dẫn đầu thế giới như như Leclerc (Pháp), Type-90 (Nhật), K1A1 Type-88 (Hàn quốc), Merkawa Mark4 , M1A2 Abram (Mỹ) và Nga là T-90M.
Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ bất khả xâm phạm? - Ảnh 2.
Xe tăng M1A2 SEP V2 của Mỹ.
Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Nga với tên gọi Relikt trang bị trên T-90M có nền tảng là phần tử phản ứng nổ mới 4S23 sử dụng thành phần chất nổ hoàn toàn mới, hoạt động hiệu quả chống được cả các loại đạn lõm hiện đại và tương lai, trong đó có đạn tandem (2 lượng nổ), cũng như chống được đạn xuyên giáp dưới cỡ.
Tuy nhiên, theo những thông tin mới nhất thì rất có thể một thế hệ mới của ERA đã ra đời. Đó là loại ERA do Nga chế tạo và được trang bị cho xe tăng T-14 Armata. Nó có nhiều cải tiến và ưu điểm vượt trội so với tất cả các loại ERA trước đây.
Theo lời người phát ngôn của cơ sở chế tạo thì: "Nó không có địch thủ tương tự trên thế giới". Tuy nhiên, tên gọi của giáp này và các tính năng của nó vẫn đang trong vòng bí mật.
Hệ thống bảo vệ chủ động - tấm khiên che chắn từ xa
Không chỉ nghiên cứu tăng cường sức phòng hộ cho xe tăng một cách thụ động như trên, các nhà sản xuất còn nghiên cứu chế tạo thêm hệ thống bảo vệ chủ động cho nó bằng cách phá hủy hoặc "lái" các đầu đạn chống tăng đi hướng khác, không cho chúng chạm đến xe tăng.
Có thể ví von hệ thống này như một chiếc khiên bao bọc lấy xe tăng, tạo ra một bán cầu an toàn xung quanh nó.
Nhìn chung, mỗi hệ thống bảo vệ chủ động thường là kết hợp của ba thành phần chủ yếu:
Một là các thiết bị cảm biến, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa, đạn pháo, lựu phóng… của đối phương đang hướng đến xe tăng và cung cấp các thông số này cho hệ thống xử lý. Ngoài ra, nó có thể giúp cho kíp xe phát hiện được vị trí ẩn nấp của đối phương.
Hai là, phải có hệ thống tự động xử lý dữ liệu nhằm xác định được quỹ đạo đường đạn, tốc độ bay và góc tiếp xúc của đầu đạn v.v... Trên cơ sở đó lựa chọn và kích hoạt các biện pháp đối phó.
Ba là, phải có các biện pháp đối phó hiệu quả nhằm phá hủy hoặc vô hiệu hóa mối đe dọa. Tùy theo biện pháp đối phó này mà người ta chia hệ thống bảo vệ chủ động thành hai kiểu: bảo vệ cứng và bảo vệ mềm.
Bảo vệ cứng là biện pháp dùng các viên bi hoặc mảnh kim loại bắn về phía tên lửa chống tăng (TLCT) hoặc đầu đạn chống tăng đang bay đến để phá hủy hoặc làm giảm động năng của chúng khi chúng cách xe tăng từ 7- 10 mét. Hệ thống này có thể ngăn chặn đối với mọi loại đạn và TLCT.
Bảo vệ mềm là loại hệ thống sử dụng các biện pháp nhằm gây nhiễu hoặc làm mù xạ thủ đối phương, làm thay đổi quỹ đạo bay của TLCT... được thiết kế để chống lại hoạt động chỉ thị mục tiêu bằng laser, dẫn đường cho TLCT dẫn bằng laser bán chủ động hoặc TLCT có đầu tự dẫn.
Các xe tăng có thể áp dụng kết hợp cả hai loại bảo vệ cứng và mềm hoặc từng loại một.
Hệ thống bảo vệ chủ động kiểu cứng đầu tiên trên thế giới được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo những năm 70 thế kỷ trước là Dzort.
Hệ thống này được lắp cho các xe tăng T-55AD từ những năm 80 và đã được thử thách ở chiến trường Afghasintan, đã loại bỏ đên 80% các loại tên lửa và đạn phóng lựu chống tăng bắn tới.
Tuy nhiên, thiết bị này có nhược điểm là phòng thủ trên nóc yếu và chùm đạn bắn ra lớn có thể ảnh hưởng đến bộ binh đi cùng. Vì vậy, người Nga tiếp tục cải tiến và cho ra đời hệ thống phòng thủ tích cực ARENA có nhiều điểm ưu việt hơn.
Hiện nay, ARENA đã được sử dụng cho hầu hết các xe tăng và xe bọc thép hiện đại như T-80, T-90, BMP-3... Ngoài ra, có phiên bản ARENA-E dành cho xuất khẩu và Hàn Quốc là khách hàng đầu tiên của mặt hàng này.
Tiếp nối người Nga là Israel cũng rất chú trọng nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tích cực. Xuất phát từ chiến tranh Lebanon năm 2006, hơn 40 xe tăng của Israel đã bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng.
Ngoài ra, hàng năm có rất nhiều xe tăng bị tiêu diệt khi đang làm nhiệm vụ bởi các súng chống tăng cá nhân RPG được các tay súng của phiến quân Hezbollah sử dụng. Điều này đã dẫn đến nỗ lực phát triển một hệ thống bảo vệ chủ động APS (Active Protection Systems) cho các xe tăng và xe thiết giáp.
Và Rafale Trophy ASPRO-A ra đời là kết quả sự nỗ lực nghiên cứu của giới khoa học quân sự nước này. Xe tăng Merkava Mk-4 vốn đã nổi tiếng bởi hệ thống giáp bảo vệ tuyệt hảo, nay được trang bị thêm hệ thống bảo vệ chủ động APS đã biến chúng thành một trong những loại xe tăng bất khả chiến bại.
Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ bất khả xâm phạm? - Ảnh 3.
Xe tăng T-14 Armata mới nhất của Nga.
Người Mỹ lúc đầu có phần coi nhẹ các giải pháp này nên không quan tâm cho lắm. Khi nhận thấy tác dụng của nó họ đã đề nghị mua lại của Nga hệ thống ARENA song không được chấp nhận.
Gần đây, quân đội Mỹ cũng đã đặt hàng hãng Sander (thuộc công ty Lockheed Martin) nghiên cứu chế tạo Thiết bị phản ứng chống tên lửa AN VLQ-8A. Thiết bị này có khả năng chống lại hầu hết TLCT có điều khiển cho các loại xe tăng, xe thiết giáp.
Hơn 1.000 hệ thống đã được giao cho quân đội Mĩ. Hệ thống này thường được đặt trên nóc tháp pháo xe tăng Abrams. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết về thiết bị này vẫn còn được giữ kín.
Về hệ thống bảo vệ chủ động kiểu mềm hiện nay mới chỉ có người Nga nghiên cứu và chế tạo thành công. Nó được gọi là hệ thống cảnh báo và đối kháng quang-điện tử Shtora-1 TShU-1-7, được thiết kế để phá hoại sự chỉ thị mục tiêu bằng laser và dẫn đường cho TLCT dẫn bằng laser bán chủ động.
Hệ thống Shtora-1 cũng bao gồm ba thành phần chủ yếu như trên, tuy nhiên biện pháp xử lý của thiết bị này là "mềm" - nghĩa là không phá hủy đầu đạn hoặc TLCT mà chỉ "lái" cho nó lệch đi hoặc bị "mù" trong một thời gian.
Trước hết, Shtora-1 liên tục phát ánh sáng hồng ngoại công suất lớn từ hai đèn pha nằm hai bên pháo để gây nhiễu cho các đầu tự dẫn của TLCT.
Khi các cảm biến của hệ thống phát hiện mình đã bị định vị bởi laser hoặc TLCT đang hướng tới mình thì máy tính sẽ tính toán xác định các thông số về quỹ đạo của tên lửa và sẽ phát lệnh phóng các quả đạn khói về phía đó tạo thành một màn khói cách xe khoảng 70 mét che kín xe tăng.
Khi gặp màn khói này, tín hiệu điều khiển bằng laser sẽ bị vô hiệu hóa và đầu đạn sẽ chỉ còn bay theo quỹ đạo thông thường của nó mà thôi. Trong khi đó xe tăng tiếp tục cơ động và đã di chuyển tới vị trí khác.
Ngoài ra, màn sương này cũng làm "mù" các thiết bị ngắm bắn bằng quang học. Hiện hệ thống này được lắp đặt trên xe tăng T-90 của Nga và một số T-80UK, T-80U, T-84 của Ukraine. Tuy nhiên T-90 "Bhisma" của Ấn Độ lại không được trang bị Shtora.
Tiến xa thêm một bước nữa, người Nga lại cho ra đời hệ thống bảo vệ chủ động Afganit với nhiều điểm ưu việt hơn nữa lắp trên xe tăng T-14 Armata. Người ta cho rằng thiết bị này sẽ bảo vệ được xe tăng cho dù TLCT tiến công từ bất cứ phương tiện mang nào, từ bất cứ hướng nào.
Với việc được trang bị cả ERA loại Relikt, ARENA và Shtora-1, xe tăng T-90 của Nga được đánh giá là có hệ thống bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay.
Chúng ta hãy hình dung để tiêu diệt được nó, đầu đạn chống tăng hoặc TLCT phải vượt qua 3 vòng bảo vệ trước khi tiếp cận được lớp giáp thật. Vòng 1 là các can nhiễu đánh lạc hướng và màn khói gây "mù" của Shtora-1.
Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ bất khả xâm phạm? - Ảnh 4.
Xe tăng T-90 của Nga.
Vượt qua được vòng 1 rồi thì nó sẽ bị các chùm nổ mảnh của ARENA bắn phá. Có thể nói hầu hết đầu nổ lõm sẽ nổ ở đây, còn các đầu đạn khác sẽ bị giảm động năng. Tiếp đó, chúng sẽ bị cản trở bởi giáp phản ứng nổ ERA.
Sóng nổ của ERA sẽ phá hủy hoặc làm thanh xuyên chệch hướng đi nên khó có thể xuyên qua được lớp giáp thật của xe. Thực tế chiến trường Syria thời gian vừa qua đã chứng tỏ hiệu quả của hệ thống bảo vệ này.
Và có lẽ cũng chính vì ưu điểm này mà một số quốc gia chọn T-90 làm nòng cốt để từng bước hiện đại hóa lực lượng xe tăng của mình trong thời gian tới.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại có thể nói sự kết hợp giữa giáp phản ứng nổ hiện đại với Hệ thống bảo vệ chủ động (cả cứng và mềm) dường như đã trở thành tấm lá chắn "bất khả xâm phạm" cho xe tăng và góp phần trả lại vị thế của nó trên chiến trường.
Tuy nhiên, "vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn". Chắc chắn những nhà chế tạo vũ khí chống tăng sẽ không chịu ngồi yên thúc thủ. Và kết quả cuộc đấu này ra sao câu trả lời sẽ chỉ có trong tương lai.
Nguồn: http://soha.vn/dai-ta-viet-nam-2-lop-phong-ho-xe-tang-se-bat-kha-xam-pham-20161018110324043.htm
Khắc Nguyệt

Chân dung mới chụp


Viết lại bài Củ chữ



Thân chữ nằm trong sách vở
Củ chữ sinh sôi ngoài đời
Dán mắt tầm chương trích cú
Chỉ tìm thấy xác chữ thôi.



29/06/2017
Đỗ Đình Tuân

VỀ HƯU VỪA CHẴN BA NĂM

Về hưu vừa chẵn ba năm trời
Bận việc ít khi được thảnh thơi
Nhớ bạn đã đi nơi cõi phật*
Thương người ở lại chốn trần ai
Trông vườn, dạy cháu... giùm thằng cả
Lấy vợ, làm nhà... giúp đứa hai
Ngẫu hứng làm thơ và họa cảnh
Chỉ mong thanh thản đến cùng đời!


30/6/2017
Nguyễn Đức Hưng

* Những người đã từng là đồng đội, đồng nghiệp... đã khuất

THIẾU PHỤ XINH TƯƠI


Thiếu phụ nghiêng mình dõi phía xa
Hàm răng đều đặn sáng men ngà
Đen huyền mái tóc bờ vai thả
Hồng ửng làn da ánh mắt hòa
Cổ áo vô tình phô chuỗi ngọc
Bàn tay hữu ý tạo bông hoa
Thanh thiên màu áo nhìn êm dịu
Khuôn mặt xinh tươi dưới nắng tà

29/6/2017
Nguyễn Đức Hưng

RUÔNG HOA ĐÈN ĐƯỜNG

                                  Hoa đẹp lạ tạo dáng giống ngọn đèn đường


                                                       
Vốn sinh ở chốn ruông đồng
Hay ra ngoài chơ thu đông xuân hè
Bình minh tỏa nắng muôn bề
Ngạt ngào hương thả hồn mê mẩm người

Nắng mưa chẳng muôn đổi rời
Nguyện làm vệt sáng chiếu soi bên đường
Để nâng từng bước em thương
Bốn mùa xuân hạ thu đông ngắm nhìn

Biết ai gửi cả niềm tin
Tấm thân ngà ngọc giữ gìn vẹn nguyên
Cùng trong nắng gió dịu hiền
Rung rinh trẳng đỏ tím miền yêu thương

Chỉ là thiếu nữ quê hương
Mặn mà thắm sắc bên đường muôn quê!

HD-27-6-17

CẢM ƠN BÁC TẠ

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
    
Họp tổ thơ đường bác tặng thơ
Chỉ là “Hồn Cỏ” nắng mưa đưa
Cảm ơn dòng chữ tình nhung nhớ
Gắn bó tình nhau đẹp ước mơ.

29/6/17
Văn Nhã

LÀNG TÔI

 Kết quả hình ảnh cho hình ảnh làng quê yên bình

Làng quê tôi ngay ở ven đường.
Những mái tranh nghèo che nắng, sương,
Các cụ ngày xưa về lập ấp.
Có mấy nhà thôi, gọi trại Tường.
Nay quê tôi đã thành làng lớn.
Con cháu tỏa đi xây muôn phương.
Người đi xa nhớ về nguồn cội.
Làng quê nghèo da diết nhớ thương.

27/1/2016
Đề Kháng

ĐẤT NƯỚC

   
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh đồng bằng nam bộ

Dân tộc mình nòi giống tiên rồng,
Bốn ngàn năm vất vả gieo, trồng.
Vựa lúa ở hai đầu đất nước,
Đồng bằng Cửu Long, dọc sông Hồng.
Ông, cha vẽ hình hài đất nước,
Bằng mồ hôi, bằng cả máu hồng.
Giặc Tây, Tàu thay nhau cướp phá,
Súng chắc tay gìn giữ quê hương.

20/6/2016
Đề Kháng

ĐẤT GẦY

Đất gầy nghẹn ứ bàn chân ,
Lúa thì con gái âm thầm cỏ lan
Bóng đen núi Sáo phũ phàng
Chồng Mâm chợ họp Giời mang bán gì
Em cười ướt sũng bờ mi
Sáng ra lố nhố thầm thì âm âm
Chảy qua Ba Thá Đồng Tâm
Phù sa sông Đáy nghìn năm vẫn gầy
Ông cầm nắm đất trên tay
Rưng rưng hôn đất mắt cay võ vàng
Lựa trong cát sỏi giần sàng
Ngô len lén mọc lúa bàng hoàng… lên !

Nhân Hưng, ngày 20-4-2017
Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

SỨC MẠNH HỎA LỰC CỦA XE TĂNG THẾ HỆ MỚI- KHÓA LÀ CHẾT!

Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời!



Xe tăng T-90MS (dẫn đầu) tại Triển lãm Russian Expo Arms 2011.

Tờ Izvestia đăng bài viết "Xe tăng T-90 và T-72 sẽ nhận được bộ não giống siêu tăng T-14 Armata" của Alexey Moiseev, biến chúng thành những cỗ máy hủy diệt hoàn hảo, đáng mua.


Bài viết cho hay xe tăng T-90 và T-72 Nga sẽ nhận được mô đun điện tử của hệ thống điều khiển hỏa lực (ĐKHL) ở xe tăng T-14 Armata: máy theo dõi mục tiêu tự động và mô đun tính toán.
Vậy "bộ não" này mạnh đến mức độ nào?
Theo các tài liệu của nhà sản xuất, hệ thống ĐKHL của siêu tăng T-14 Armata có tên Kalina (КАЛИНА), bao gồm các tổ hợp sau: Tổ hợp kính quan sát, ngắm bắn của trưởng xe và pháo thủ; Máy tính đường đạn; Hệ thống ổn định vũ khí; Thiết bị tự động bám sát mục tiêu.
Để đánh giá sức mạnh của chúng, hãy xem xét cấu tạo và những tính năng chủ yếu của chúng qua các thông tin do nhà sản xuất công bố.
Không đơn thuần là một chiếc kính quan sát
Thông thường, tại vị trí trưởng xe người ta chỉ trang bị một kính quan sát với độ phóng đại 3-4 lần với mục đích để quan sát chiến trường, phát hiện mục tiêu và đo đoán khoảng cách đến mục tiêu.
Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời! - Ảnh 1.
Xe tăng T-90 (T-90AM) trình diễn
Không dừng lại ở đó, tổ hợp kính quan sát và ngắm bắn của trưởng xe nhãn hiệu T01-K04ДT của hệ thống ĐKHL Kalina có chức năng phong phú hơn nhiều. Ngoài chức năng quan sát chiến trường, phát hiện mục tiêu, tổ hợp này còn cho phép trưởng xe thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đo khoảng cách đến mục tiêu bằng laser trong cự ly 200-4.000 mét với sai số
- Ngắm bắn từ pháo và súng máy song song bên pháo. Nghĩa là trưởng xe có thể "cướp quyền" bắn của pháo thủ khi cần thiết hoặc thời gian quá cấp bách không kịp chỉ mục tiêu cho pháo thủ.
- Ngắm bắn đối với súng máy phòng không 12,7mm KORD.
Nói chung, với việc trang bị kính T01-K04ДT thì khả năng quan sát và ngắm bắn của trưởng xe tăng lên đáng kể so với các xe tăng trước đây.
1Г46- cuộc cách mạng trong kính ngắm trên xe tăng
So với dòng kính ngắm ТШ truyền thống thì kính ngắm 1Г46 có những sự thay đổi "một trời, một vực". Nó không chỉ thay đổi kiểu cách từ "bản lề" sang "tiềm vọng" mà còn là loại kính ngắm "đa kênh". Cụ thể 1Г46 có các kênh sau:
- Kênh quang ban ngày: cho phép pháo thủ thực hiện ngắm bắn pháo và súng máy vào tất cả các loại mục tiêu, bằng tất cả các phương pháp bắn.
- Kênh đo xa laser với khoảng cách từ 400 đến 5.000 mét, sai số <25 font="" m="" t.="">
- Kênh điều khiển đường bay tên lửa chống tăng phóng qua nòng pháo
- Ổn định trường ngắm trên cả 2 mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang.
Kính ngắm 1Г46 là loại kính có thể lấy thước ngắm tự động theo sự điều khiển của máy tính. Vì vậy, nó rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn xuống đến tối thiểu đồng thời nâng cao độ chính xác hơn nhiều so với tính toán thủ công của pháo thủ. Khi cần thiết nó cũng cho phép lấy thước ngắm bằng tay.
Thân kính cũng là giá để lắp bảng điều khiển và hộp điều khiển pháo, trên đó gắn các nút cò bắn pháo và súng máy, công tắc chọn đạn v.v...
Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời! - Ảnh 2.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại trên xe tăng T-90 (T-90MS). Ảnh: Vị trí công tác của pháo thủ (trái) và trưởng xe (phải).
Với ЭССА - đêm cũng như ngày
Trong tổ hợp kính quan sát và ngắm bắn của hệ thống ĐKHL Kalina không thể không kể đến Kính ngắm ảnh nhiệt ban đêm ЭССА.
Hoạt động theo nguyên lý ảnh nhiệt với nhiệt độ tương phản từ 2 độ C, ЭССА cho phép quan sát và ngắm bắn trong điều kiện ban đêm đến khoảng cách 4.000 mét.
Với 2 màn hình trang bị cho cả trưởng xe và pháo thủ, ЭССА thực sự đã biến đêm thành ngày và khắc phục được điểm yếu tác chiến ban đêm của trường phái xe tăng Nga Xô từ trước đến nay.
Đã khóa rồi thì đừng hòng thoát
Một trong những thiết bị hiện đại trong hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina là thiết bị tự động bám sát mục tiêu Сосна-У. Sử dụng trữ liệu hình ảnh từ hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt ЭССА, nó cho phép hệ thống vũ khí trên xe tăng tự động bám theo các mục tiêu chạy ngang hoặc chạy chếch với mọi tốc độ.
Chức năng này nhằm tránh tình trạng "mất mục tiêu" trong quá trình chuẩn bị bắn, đồng thời giảm thời gian chuẩn bị bắn và xác định "lượng ngắm đón" đối với mục tiêu di động cũng chính xác hơn.
Bộ ổn định 2 mặt phẳng 2Э42-4
Cũng như các bộ ổn định tiền nhiệm của mình, bộ ổn định 2Э42-4 có chức năng: Tự động giữ cho nòng pháo song song với phương ban đầu bất kể hướng xe chạy hoặc lên xuống dốc, vượt qua chỗ đường xóc lắc... nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn và nâng cao độ chính xác trong trường hợp hành tiến bắn.
Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời! - Ảnh 3.
Xe tăng T-72B3 trong biên chế Sư đoàn Taman của Lục quân Nga.
So với bộ ổn định CTП-2 lắp trên các xe tăng thế hệ 2 thì bộ ổn định này đã có một số cải tiến đáng kể như: công suất lớn hơn, hệ thống điện tử được bán dẫn, vi mạch hóa... nên hoạt động tin cậy và bền vững hơn.
Nhờ vậy độ cứng của máy ổn định cao hơn, cho phép xe vẫn có thể bắn chính xác khi chạy qua những địa hình gồ ghề, xóc lắc... Ngoài ra, các sai số khi sử dụng ổn định cũng nhỏ hơn, chỉ dưới 0,4 ly giác về mặt phẳng thẳng đứng và 0,6 ly giác về mặp phẳng nằm ngang.
Máy tính đường đạn 1B528-2 - Thiết bị trung tâm của "bộ não"
Việc trang bị máy tính đường đạn cho hệ thống ĐKHL là sự khác biệt cơ bản giữa xe tăng thế hệ ba với các loại xe tăng trước đó.
Máy tính đường đạn có nhiệm vụ tự động tính toán góc ngắm và lượng ngắm đón để đưa vào kính ngắm và hệ thống ổn định vũ khí trên cơ sở xử lý các dữ liệu sau:
- Loại đạn sử dụng; Khoảng cách đến mục tiêu (đã tính đến vận tốc và hướng chạy của xe tăng); Vận tốc của mục tiêu; Góc nghiêng của trục tai máng; Vận tốc gió theo các hướng khác nhau
- Nhiệt độ không khí; Nhiệt độ liều phóng; Áp suất không khí; Độ mòn nòng sau mỗi phát bắn.
Nhờ xử lý một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bắn như trên nên độ chính xác của góc ngắm rất cao và xác suất trúng của phát bắn thứ nhất cũng được nâng lên đáng kể.
Hệ thống cảm biến
Để cung cấp một cách chính xác các dữ liệu cần thiết cho máy tính đường đạn 1B528-2, trên xe tăng cần có một loạt các cảm biến rất nhạy. Cụ thể đó là: Cảm biến gió ДВЕ-БС; Cảm biến áp suất không khí; Cảm biến góc hướng tháp pháo; Cảm biến độ nghiêng; Cảm biến nhiệt độ không phí và liều phóng.
Tất cả các cảm biến này đều có nhiệm vụ biến đổi các dữ liệu môi trường thành các tín hiệu điện để đưa vào máy tính.
Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời! - Ảnh 4.
Tổng thống Nga Putin trong buồng lái xe tăng T-90MS.

Tác động của "bộ não" hiện đại đến quy trình của một phát bắn
Với sức mạnh của "bộ não" như trên, quá trình chuẩn bị và tiến hành một phát bắn từ vũ khí xe tăng đã được đơn giản hóa và rút ngắn rất nhiều về mặt thời gian. Cụ thể: sau khi phát hiện và lựa chọn mục tiêu, trưởng xe sẽ hướng kính quan sát của mình vào nó, bấm nút đo xa và nút "chỉ mục tiêu".
Dữ liệu về khoảng cách đến mục tiêu ngay lập tức được truyền đến máy tính đường đạn. Còn hệ thống ổn định sẽ tự động quay pháo về hướng mục tiêu và sẽ bám mục tiêu trong trường quan sát của pháo thủ. Đồng thời trưởng xe sẽ hạ lệnh bắn cho pháo thủ.
So với trước khi có máy tính đường đạn thì khẩu lệnh bắn sẽ ngắn hơn rất nhiều, chỉ cần cung cấp cho pháo thủ "loại đạn, tên mục tiêu và phương pháp bắn".
Về phía pháo thủ, sau khi nghe được khẩu lệnh sẽ bật công tắc chọn loại đạn trên bảng điều khiển của mình. Hệ thống tự động nạp đạn sẽ đưa đạn vào buồng nòng của pháo.
Trong khi đó, kết hợp dữ liệu khoảng cách, loại đạn với các dữ liệu do hệ thống cảm biến cung cấp, máy tính đường đạn sẽ xác định góc ngắm và tự động đưa vào kính ngắm của pháo thủ. Nhờ hệ thống ổn định và tự động bám mục tiêu, mục tiêu sẽ luôn luôn nằm trong thị trường kính ngắm.
Lúc này, pháo thủ chỉ cần điều chỉnh lại đường ngắm cho thật chính xác rồi bóp cò. Nhờ vậy, tốc độ bắn cũng như độ chính xác khi bắn được nâng lên đáng kể.
Mua xe tăng T-90 mạnh ngang T-14 Armata: Khóa rồi đừng hòng thoát - Quyết định tuyệt vời! - Ảnh 5.
Xe tăng T-90 khai hỏa vào mục tiêu
Tuy nhiên, như thực tiễn các cuộc chiến tranh đã chứng minh: có hai nhân tố cơ bản để giành thắng lợi trong chiến tranh, đó là con người và vũ khí, trang bị thì trong đó, con người là quyết định, vũ khí trang bị dù có hiện đại đến đâu cũng chỉ giữ vai trò quan trọng mà thôi.
Nguồn: http://soha.vn/mua-xe-tang-t-90-manh-ngang-t-14-armata-khoa-roi-dung-hong-thoat-quyet-dinh-tuyet-voi-20161102111411559.htm
Khắc Nguyệt