Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Nối cáp quang






29/04/2017
Đỗ Đình Tuân

BÁNH RĂNG BỪA


Quê tôi đặc sản bánh răng bừa
Ăn thử một lần đã muốn mua
Hai tấc chiều dài xanh ngọc lá
Ba phân đường kính trắng hồng dưa
Mùi thơm bột ráo gạo quê mới
Vị đượm nhân xào mộc nhĩ đưa
Bóc lá ra xem cầm gật gưỡng
Chìa môi nếm thử đã ưng chưa?

30/4/2017
Nguyễn Đức Hưng

LỜI CUỐI VỚI HAI NÀNG


1.Với Vũ Vẽ Vời:
Một thời túng thiếu em là tiên
Dẫu chẳng giầu sang cũng có tiền
Nay mắt đã mờ, tay lẩy bẩy
Cũng đành đoạn tuyệt mối tơ duyên!
2.Với Trần Thơ Thẩn:
Bỏ đi, yêu lại mấy lần rồi
Thơ Thẩn lại về đứng cạnh tôi
Già cỗi con tim dành một góc
Dù sao cũng sẽ bớt đơn côi.

29/4/2017
Nguyễn Đức Hưng

GIỮ VỮNG


Non sông trải đẹp biết nhường nào
Lũ giặc ngông cuồng sẽ tự hao
Chiến sỹ dâng đời bao máu thịt
Anh hùng hiến tặng mấy phen vào
Rừng vàng giữ vững đường biên ải
Biển bạc can trường đẹp ánh sao
Đất nước âu vàng, dân Lạc Việt
Dân giàu nước mạnh bốn phương chào.

HD - 29/4/2017
Văn Nhã

NGÀY XƯA ƠI



Ngày tháng trôi đi, trôi mãi đây
Bao giớ trở lại được nơi này
Trường xưa Phượng đỏ hoa lưu nhớ
Lớp cũ hoài mơ đọc ký hay
Ánh mắt ngây thơ lời bạn hỏi
Môi cười mủn mỉm cánh hoa bày
Tờ tranh phác họa treo ria bảng
Dấu mực còn in dấu ngón tay .

26/4/2017
Văn Nhã

QUÊ BẠN

Hình ảnh có liên quan


Nhớ sao lần thăm biển NhaTrang
Cảnh đẹp nên thơ thật ngỡ ngàng
Sóng biếc lăn tăn trong nắng sớm
Người đông phố chợ tiếng cười vang

Thương hôm bãi cát bước lang thang
Tiếng gió bên tai nhạc rộn ràng
Tới tháp ponagar...cao ngất ngưởng
Ông cha tạo dáng cảnh thiên đường

Linh Sơn tọa lạc phật di đà
Mỗi bước leo lên ngắm phố hoa
Mỹ lệ bao nhiêu quê của bạn
Mong thêm lại có chuyến... hiền hòa.

Văn Nhã

SỢ MA

        

Bàng hoàng vì bỗng gặp ma,
Hoàn hồn mới biết… chỉ là ma chơi.
Chỉ toàn là mặt nạ thôi,
Thế mà cũng sợ rụng rời chân tay.
Halloween ở trời Tây,
Nhập vào đất Việt thì gay thật thà.
Di truyền từ tổ tiên xa,
Dân mình ai cũng sợ ma sẵn rồi.
Dù rằng sự thật trên đời,
Người ta chỉ gặp …có người làm ma.
Thôi thì bắt chước người ta,
Chơi vui một chút cho…hòa nhập sâu!!!

31/10/2016
Đề Kháng

NHA TRANG

   

Về thành phố biển Nha Trang,
Việt Nam, nơi đón nắng vàng đầu tiên.
Bên bờ sóng vỗ êm đềm,
Thành phố như một nàng tiên mơ màng.

Về thành phố biển Nha Trang,
Trời xanh, biển biếc mênh mang bốn mùa.
Nhiều bãi cát đẹp như mơ,
Nước trong cát trắng ven bờ biển xanh.
Ở đây khí hậu trong lành,
Mênh mông biển biếc, long lanh mây trời.
Có nhiều đảo nhỏ đẹp tươi,
Bập bềnh ở giữa biển khơi ngàn trùng.

Về thành phố biển Nha Trang,
Trời xanh, mây trắng, nắng vàng lung linh.
Thành phố du lịch thanh bình,
Nhà hàng, khách sạn đẹp xinh chào mời.
Hãy về thăm nhé bạn ơi,
Thành phố viên ngọc giữa trời miền Trung.

28/4/2017
Đề Kháng

ĐƯỜNG VỀ XỨ NGHỆ


Đường về xứ Nghệ lượn quanh quanh
Núi đá nhấp nhô đứng tựa thành
Ngô lúa mênh mang cò chấp chới
Xóm làng trù phú gió hong hanh
Dòng Lam dưới nắng êm đềm trắng
Rú Quyết bên trời bát ngát xanh
Kiêu hãnh bao nhiêu quê cách mạng
Thành Vinh Xô-Viết mãi lừng danh

 
KS Quyết Thành, ngày 26-4-2017
 Tạ Anh Ngôi

THĂM LẠI NHÀ THỜ PHÁT DIỆM (Tỉnh Ninh Bình)

         




Phát Diệm, ngày 27-4-2017
Photo & Giới thiệu :Tạ Anh Ngôi

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

SỰ KIỆN 30.4.1975- LỊCH SỬ KHÔNG CHẤP NHẬN SỰ MÙ MỜ, NGOẮT NGOÉO (3 và hết )

Đã đủ dữ liệu để phục dựng lại lịch sử


Với độ lùi của 40 năm, với những chứng cứ, văn bản, hình ảnh... đã thu thập được chúng ta hoàn toàn có thể phục dựng lại sự kiện trưa 30 tháng Tư năm 1975 tại dinh Độc Lập và Đài phát thanh SG một cách khách quan, chính xác.
Dựa vào những chứng cứ đã có, có thể tóm tắt những sự kiện chính đã xảy ra theo trình tự như sau:
-      10 giờ 45phút: Những chiếc xe tăng đầu tiên của Đại đội 4, Lữ đoàn 203 tiếp cận dinh Độc Lập. Xe tăng 843 húc vào cổng phụ bên trái nhưng do cổng phụ hẹp, xích xe đâm vào cột trụ cổng nên dừng lại. Xe tăng 390 húc thẳng vào cổng chính, xô đổ cánh cổng lao vào trong sân. Từ xe 843, trung úy Bùi Quang Thận tháo lá cờ giải phóng cắm trên ăn- ten đài vô tuyến điện chạy bộ vào dinh. Xe 843 lùi lại và tiến vào dinh qua cổng chính sau xe 390. Phía sau, các xe tăng của Lữ đoàn 203 tiếp tục tiến về phía dinh ĐL.
Thấy đồng đội của mình là Bùi Quang Thận cầm cờ lao vào dinh, trung úy Vũ Đăng Toàn và sau anh là pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên mang theo súng AK chạy vào theo. Đây chính là những chiến sĩ mà Borries- Gallasch đã miêu tả ở đoạn trên:  “Và rồi một người lính giải phóng với khẩu súng bên tay trái và một lá cờ bên tay phải xông lên cầu thang suýt xô ngã tôi (trung úy Bùi Quang Thận). Hai chiến sĩ giải phóng khác chiếm lấy vị trí bên phải và bên trái của cầu thang (trung úy Vũ Đăng Toàn và trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên). Đầu tiên không ai nhận thấy Minh “lớn” và những người khác đang chờ họ ở phía bên kia của phòng tiếp khách”. Tiếp đó, có lẽ mải chụp ảnh ông ta đã không được chứng kiến việc trung úy Vũ Đăng Toàn và hạ sĩ Ngô Sĩ Nguyên đã “dồn” nội các của Dương Văn Minh vào một phòng và canh gác ở đó.
Như vậy, có thể khẳng định 3 chiến sĩ của Đại đội xe tăng 4 là những người đầu tiên xông vào dinh ĐL, một trong số đó lên nóc dinh cắm cờ, còn hai chiến sĩ còn lại chính là những người “bắt sống” nội các Dương Văn Minh (nếu có thể nói vậy). Chỉ sau khi họ đã đưa toàn bộ nội các Dương Văn Minh vào phòng khánh tiết và đứng canh gác ở cửa thì đại úy Phạm Xuân Thệ mới đến. Vì đại úy Phạm Xuân Thệ có chức vụ, cấp bậc cao hơn nên hai chiến sĩ xe tăng đã “nhường” cho ông ta đứng ra chủ trì việc bắt giữ này. Vì vậy không thể nói người bắt sống nội các Dương Văn Minh là đại úy Phạm Xuân Thệ như Viện LSQS được.
Ngoài ra, có lẽ cũng nên bàn thêm về hai từ này. Thực tế, TT Dương Văn Minh và nội các dưới quyền ông ta đã không muốn kéo dài cuộc chiến nữa. Trước đó, vào lúc 09.30 họ đã phát đi một chỉ thị yêu cầu các đơn vị quân đội VNCH ngừng súng. Tất nhiên, chỉ thị này không thể đến được với mọi lực lượng VNCH và cuộc chiến đấu vẫn diễn ra ngoài ý muốn của họ. Về phía mình, họ không chạy trốn, cũng không chống cự mà đã ở lại trong dinh ĐL và chờ đợi Quân giải phóng vào với một thái độ khá bình thản. Như vậy, hai từ “bắt sống” nghe có vẻ hơi bị khiên cưỡng và không phù hợp cho lắm với hoàn cảnh lúc đó. Nên chăng từ nay hành động này nên gọi là “bắt giữ” hoặc “canh giữ”?
Sau khi có mặt, với kinh nghiệm của một cán bộ trung đoàn BB, đã trải qua chiến đấu nhiều nên đại úy Phạm Xuân Thệ đã nhanh chóng làm chủ tình hình và ông đã yêu cầu TT Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Về phía mình, TT Dương Văn Minh không muốn đi vì lý do sợ không an toàn. Một giải pháp được đưa ra là ghi âm lời nói của TT Dương Văn Minh tại đây song các nhân viên ở dinh đi tìm máy ghi âm cũng không được. Tình hình trong dinh có phần “hoang mang”- từ của Borrise Gallasch. Đúng lúc đó, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203- trung tá Bùi Văn Tùng xuất hiện. Với tư thế tác phong và cách xử lý của mình, ông đã làm cho mọi sự “hoang mang chấm dứt” và TT Dương văn Minh đồng ý đi sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.
Như vậy, qua lời kể của các nhân chứng như nhà báo Kỳ Nhân, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, các chiến sĩ xe tăng 390... cũng như hồi ký của bộ trưởng Thông tin Lý Quý Chung và nhà báo Borries Gallasch đều khẳng định sự có mặt của chính ủy Bùi Văn Tùng và vai trò của ông tại Dinh Độc Lập, trái ngược hẳn với lời kể của ông Phạm Xuân Thệ và kết luận của Viện LSQS. Đó là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận.
-      Gần 12 giờ: Dẫn giải TTDVM sang đài phát thanh. Về phía nội các VNCH có TT Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung. Về phía QGP có trung tá Bùi Văn Tùng, đại úy Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 203 và Trung đoàn 66. Ngoài ra còn một số nhà báo đi cùng như: nhà báo Kỳ Nhân, nhà báo Đức Borries Gallasch... Đòan đi trên 2 xe JEEP và xe riêng của nhà báo Kỳ Nhân. Xe đi trước gồm đại úy Thệ và TT Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cùng một số cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66. Xe thứ hai gồm trung tá Tùng, Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung, nhà báo Borries Gallasch, luật sư Hà Huy Đỉnh và một chiến sĩ của Lữ đoàn 203.
-      12 giờ 20 đến 12 giờ 30: Do đường sá của Sài Gòn lúc đó rất đông người và mất trật tự (bộ đội ta tiếp tục tiến vào, dân chúng thấy không còn súng nổ bắt đầu đổ ra đường, tràn cả xuống lòng đường chào đón bộ đội) nên chiếc xe thứ hai đến đài phát thanh chậm hơn xe thứ nhất chừng vài phút. Lúc này đài phát thanh đã được một đơn vị của trung đoàn 66 chiếm, các nhân viên của đài đều đã tùy nghi di tản. Thay vào đó có một số sinh viên ủng hộ cách mạng có mặt như Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Ngọc Chênh v.v... đã tích cực giúp đỡ bộ đội thực hiện một số công việc cần thiết như tìm nhân viên kỹ thuật, kiếm pin...
Theo lời kể của ông Phạm Xuân Thệ và các cấp dưới của ông thì khi đến đó ông đã soạn thảo văn kiện tuyên bố đầu hàng cho TT Dương Văn Minh đọc. Mọi việc gần xong thì trung tá Bùi Văn Tùng mới đến. Tuy nhiên, theo lời kể của tất cả các nhân chứng khác thì toàn bộ việc soạn thảo văn kiện đầu hàng cũng như chỉ đạo việc thu âm và phát lên sóng phát thanh đều do ông Bùi Văn Tùng thực hiện. Còn ông Thệ như Borries Gallasch viết: “Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài”.
Có thể hình dung là khi ông Tùng chưa đến (do xe đi sau và đến muộn ít phút), ông Phạm Xuân Thệ có thể đã có lời nói yêu cầu ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng song chưa có chỉ đạo cụ thể phải làm thế nào. Chỉ đến khi ông Bùi Văn Tùng đến thì mọi việc mới được tiến hành một cách chính xác và chặt chẽ như những gì chúng ta đã được nghe Borries Gallasch và các nhân chứng khác kể lại. Các hiện vật như văn bản và băng ghi âm lời tuyên bố cũng như lời chấp nhận đầu hàng đã nói lên điều đó.
Bản thảo Lời tuyên bố đầu hàng và Lời chấp nhận đầu hàng
do CU Bùi Văn Tùng soạn.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng ôm hôn chính ủy Bùi Văn Tùng
ngày 17.5.1975

Có lẽ như thế này đã đủ để chúng ta hiểu sự kiện lịch sử đó thật sự đã diễn ra như thế nào? Rất mong các cơ quan có trách nhiệm như Viện Lịch sử quân sự, Hội khoa học lịch sử VN, Viện Lịch sử thuộc Viện hàn lâm KHXH&NV Việt Nam... vào cuộc để đưa ra kết luận chính xác cho vụ việc, tránh tình trạng cứ mỗi lần đến dịp 30.4 trong dân gian lại râm ran những lời xì xào đày nghi hoặc như những năm vừa qua. Nó như một thứ hóa chất ăn mòn niềm tin của dân chúng về tính chân thực của lịch sử. Thời gian cứ trôi qua một cách lặng lẽ. Các nhân chứng không còn nhiều. Nếu không tiến hành làm rõ ngay có lẽ sẽ muộn.
 Nhân dịp này cũng xin trân trọng đề nghị ngài Chủ tịch nước xem xét tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT cho nguyên chính ủy Lữ đoàn 203 Bùi Văn Tùng bởi những thành tích của ông- đặc biệt là cách xử trí tình huống rất khẩn trương nhưng không kém phần chặt chẽ và nguyên tắc của ông trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 nhằm kết thúc một cách nhanh nhất cuộc chiến tranh, tiết kiệm xương máu cho chiến sĩ, đồng bào đồng thời nhanh chóng lập lại trật tự ở thành phố Sài Gòn tại thời điểm đó.
Để rõ thêm tầm vóc, ý nghĩa của sự kiện này, xin mời các bạn xem bộ phim đã phát trên VTV1- “Cuộc bàn giao lịch sử”:
(Bài có sử dụng một số tư liệu của các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong v.v...)

Mẫu đơn trắng




28/04/2017
Đỗ Đình Tuân

NHÌN LẠI 42 NĂM THỐNG NHẤT


Bắc, Nam thống nhất bốn hai năm
Đất nước vẫn còn gặp khó khăn:
Công nợ nước ngoài gần chạm ngưỡng,
Giao thông đô thị vẫn gian nan,
Môi trường ô nhiễm còn đây đó,
Tham nhũng ẩn mình chửa đập tan...
Toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực
Dựng xây Tổ quốc mạnh giầu lên.

28/4/2017
Nguyễn Đức Hưng

SÁNG SỚM Ở VÙNG QUÊ


Trăng đêm đầu Hạ mát hương đồng
Xao xác tiếng gà gọi rạng đông
Mấy chị gồng gồng sàng đậu phụ
Vài bà gánh gánh mẹt trầu không
Nhà ai vào bếp làm cơm thợ
Cô gái ngồi xe nép áo chồng
Bóng tối tan dần vào nắng sớm
Không gian yên tĩnh bỗng mênh mông

29/4/2017
Nguyễn Đức Hưng

MƠ YÊU


Mơ màng đắm đuối... bởi men tình
Khát cháy tâm hồn đuổi chữ trinh
Thả mộng đâu màng hao tốn sức
Lòng say thỏa dạ để cho mình
Muôn ngàn khổ hạnh dầu gian khó
Vạn nỗi gian truân sáng ánh minh
Có trách nhau chăng trong oán hận
Mơ màng đắm đuối...bởi men tình .

 26/4/2017
Văn Nhã

THAY ĐỔI

                   Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh cô gái đẹp


Lớn lên ở đất quê nhà,
Em là cô gái nết na, dịu hiền.
Mặt tròn, da trắng tự nhiên,
Lưng thon óng ả, tóc đen mượt dài.
Học hành em có thực tài,
Họ hàng, làng xóm trong ngoài đều khen.
Em đi đại học một niên,
Xa nơi thôn dã, về miền phồn hoa.
Vì không gần mẹ, gần cha,
Đua đòi chúng bạn thành ra khác người.
Nghỉ hè em lại về chơi,
Thăm cha, thăm mẹ, thăm người nông thôn.
Mẹ cha mắt mở trợn tròn,
Liệu đây có phải là con gái mình?
Tóc vàng, mỏ đỏ, mắt xanh,
Người sao giống ở Hỏa Tinh thế này?
Còn đem sơn móng chân, tay,
Áo phông, váy ngắn, đi dày gót cao.
Ông, bà bối rối xiết bao,
Cô là ai? Lại lạc vào nhà tôi?
Cô con mới toét miệng cười,
Con đây, đâu phải là người Hỏa Tinh.
Ông, bà khi hết thất kinh,
Nhìn lâu, thôi dúng con mình chẳng sai.
Chỉ vì cái thói đua đòi,
Thành ra thay đổi thành người Tây Âu!

11/6/2016
Đề Kháng

VUA HMÔNG

  Kết quả hình ảnh cho hình ảnh vua mèo

Vua Hmông trên núi Hà Giang,
Đã xây cung điện đàng hoàng, đẹp, to.
Vua Vương Đức Chính xây đô
Giữa vùng đất đẹp như mơ giữa trời.
Dù chỉ tồn tại hai đời,
Đã thành di sản của người vùng cao.
Người Hmông ta rất tự hào,
Xây lên cung điện xiết bao diệu kỳ.
Hơn trăm năm đã qua đi,
Nhiều nơi vẫn đẹp như khi mới làm.
Tốn bao tiền, của, bạc, vàng,
Xây lên tòa dọc, nhà ngang tuyệt vời.
Triều đình riêng một góc trời,
Cung điện duy nhất của người Hmông.
Ai về thăm dải biên cương,
Nhớ thăm cung điện họ Vương ngày nào.
Giữa vùng núi đá vươn cao,
Kinh đô – ý chí, tự hào người Hmông.
27/4/2017
Đề Kháng

ĐƯỜNG VỀ QUÊ BÁC

Ngày 26-4-2017, trên đường vào TP Vinh để dự “NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM LẦN THỨ XII”, Đoàn đại biểu của chi hội Thơ Đường “LỤC ĐẦU GIANG “ tỉnh Hải Dương đã ghé thăm di tích Lịch sử -Văn hóa cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình)   và nhà cũ của chủ tịch Hồ Chí Minh (Làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Sau đây là một số hình ảnh của chuyến đi “ĐƯỜNG VỀ QUÊ BÁC”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
                                                                

TP Vinh, ngày 27-4-2017
Photo & Giới thiệu: Tạ Anh Ngôi