Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Mấy ý nhỏ về một bài thơ hay



Đọc những tiểu thuyết Nga thế kỷ XIX thường thấy có những cô gái người Đức, người Pháp sang làm gia sư trong các gia đình quý tộc Nga.
Vị trí của họ cũng không được đề cao lắm đâu. Họ chỉ được xem như những "kẻ ăn, người ở" trong nhà thôi.
Có lẽ chỉ có anhững dân tộc trong vùng ảnh hưởng của đạo Khổng (Nho giáo) thì vị trí của ông thày mới được "tôn vinh" qua mức thôi.
Trong "Tam cương" ( ba giường mối của xã hội) thì ông thày được xêp ở vị trí thứ hai, sau vua nhưng trên cha mẹ(quân-sư-phụ).

Đạo lý trong các xã hội theo nho giáo là phải "tôn sư trọng đạo" vì "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (dạy một chữ cũng là thày mà dạy nửa chữ cũng là thày). Nhưng đấy cũng chỉ là đạo lý thôi chứ trong đời thực luôn vẫn có những điều chỉnh của nó.
Nhìn chung thì ở ngoài đời người ta ứng xử một cách cụ thể và công bằng: nghĩa là thày nào giỏi thì người ta phục, thày nào có tư cách thì người ta nể trọng, thày nào "ít chữ" thì người ta coi thường và những thày "thiếu tư cách" thì người ta cũng khinh. Cho nên không thể cứ ỷ vào cái thế làm thày mà "bắt" mọi người phải tôn trọng mình được, mà chỉ có mỗi một cách là phấn đấu để luôn xứng đáng với vị trí và nghề nghiệp của mình thôi.
Cứ đọc truyện tiếu lâm việt nam mà xem, ta sẽ thấy dân gian đã từng cười cái "dốt", cái "bần tiện" của các ông đồ ngày xưa ra sao!

Cũng như mọi người, thời trẻ tôi cũng phải qua ghế nhà trường, và cũng từng học nhiều ông thày. Nhưng tôi tự cảm thấy mình ít may mắn.

Thời mới "khai tâm mở trí" tôi toàn phải học những ông giáo làng không hiểu có "hay chữ" không nhưng rất "dữ đòn": quỳ trên gai mít, cho con gái cưỡi lên cổ, căng học trò ra đánh cho mọi người đến xem, véo tai dẫn học trò về nhà, dốt cũi không cho về ăn cơm...
Đến khi ra thị xã học tôi lại gặp hai loại thày: các thày "thu dung" dạy hay, nhưng lại ít gần gũi học sinh. Các thày theo kháng chiến về cởi mở hơn nhưng lại "Mác xít" quá rất hay "nâng quan điểm". Cũng có một vài thày để lại những kỷ niệm đẹp ở trong tôi. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là những "duyên may" mang tính chất cá nhân thôi. Còn nhìn chung với thế hệ các thày tôi vẫn thấy có một khoảng cách xa xa.

Đến khi dược đọc bài "Đến với bài thơ hay: Thày tôi" (Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh còn người bình thì viết tắt nên không rõ tên tuổi thực của họ là ai cả) đăng trên Blog Triân tôi thấy ông thầy được vẽ ra trong bài thơ (tức là trong cảm thức Nguyễn Thúy Quỳnh) tuyệt vời làm sao:

Một đời tích nghĩa nhân

Thầy tôi đóng con đò đưa người qua sông chữ

Thì ra con đò của người thày không thể đóng bằng " ván gỗ" mà phải đóng bằng "nghĩa nhân", cái nghĩa nhân tích cóp cả một đời, thậm chí là nhiều đời mới có được. Đây là một khám phá mang tính chân lý. Thực ra thì cái "lượng chữ" mà người thày cần dùng đến chưa phải là nhiều, mới là "sông chữ" chứ đâu đã là "rừng nho biển thánh" gì. Nhưng "nghĩa nhân" của thày thì phải là "đại gia, tỷ phủ". Không thế thì thày tìm đâu ra nguyên vật liệu mà luôn luôn phải "đóng mới" được. Bài thơ kể theo lối cóc nhảy:

Kẻ thất học đi qua

sau một năm

Cầm dìu chặt đò làm đôi

Thày ngậm ngùi đóng con đò mới

Kẻ tiểu nhân đi qua

Sau mười năm

Vung búa chặt đò làm ba

Thày dằn lòng đóng con đò mới

Người tâm phúc đi qua

sau ba mươi năm

Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.

Chính thái độ của người thày trước các loại học trò của mình đã nói lên được một cách khá kỳ diệu cái "bền" cái "đẹp" và cả cái "biến hóa" của con "đò nhĩa nhân" ấy. Với học trò là "kẻ thất học" thày chỉ "ngậm ngùi" tức là man mác buồn một chút thôi. Cái "ngậm ngùi" này chính là lòng thương của thày với những trò thất học đấy. Với học trò là "Kẻ tiểu nhân" thày cũng chỉ "dằn lòng" tức là thày chịu đựng và tha thứ đấy (bài bình dùng từ "kiên nhẫn" là chưa đúng). Còn với lọai trò là "Người tâm phúc" không "đao búa" gì chỉ khẽ "Trở bút một lần" mà đò của thày đã "tan vạn mảnh", nghĩa là vỡ vụn ra, bay biến hết không còn gì cả. Nhưng thái độ của thày sao lại "câm lặng"? Đây chính là một thách đố của bài thơ đấy. Hiểu như thế nào cho có sức thuyết phục ở chỗ này đây? Chả nhẽ những học trò "tâm phúc" của thày mà lại "ác" với thày như thế ư? Tôi nghĩ không phải thế. Những người học trò tâm phúc này ít gặp lắm. Phải cả đời may ra mới gặp. Họ chính là người đã tiếp nhận hết những điều nhân nghĩa của thày. Nói cách khác người thày đã hóa thân hoàn toàn vào trong họ. Nguyễn Thúy Quỳnh có thể là một trong những người học trò tâm phúc như thế:

Tôi về tìm thầy

Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi

Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông

Không tìm thấy thày nữa, nhưng những mảnh vỡ của con đò nhân nghĩa của thày găm trong ngực họ nay hóa thành giọt nước mắt tri ân:

Những mảnh vỡ lặng câm

găm trong ngực

Sông chữ ngầu ngầu đang khóc-Thầy ơi...

Đọc đến những câu thơ này chắc ít người cầm được nước mắt, những giọt nước mắt sẻ chia với tài thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh và tri ân sâu sắc với nghề thày và những người thày.

Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét