Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Tự thuật!


( Xin được cám ơn bài thơ "Ba chị em" của Thầy Tư)


Rằng:
Trong Gia: Nguyễn – Triều: kia!
Có nhà binh nghiệp, thường thường bậc ta ()

Đầu lòng: 3 ả nga
Tô Hà là chị, em là Minh Hương

Vân Anh, gái út, như ngông ( ngỗng)
Cu Trung, trai một, rốt dòng nhà ta

Nhỏ thời ba ở nơi xa
Má con đùm túm, nông trường thành quê

Tô Hà lo liệu mọi bề
Chăn em cho má lo đi Công đoàn.

Minh Hương là “quỷ nhập thần”
Mò cua, bắt hến, củi cây khuân về

Vân Anh lộc ngộc, ngố ghê
Lăng xăng theo chị, toàn làm đổ cơm

Cu Trung đánh đáo, đánh quay
Sắn, khoai vẫn ngáy rền vang như thường.

Ba đi ngang dọc chiến trường,
Má con ăn sắn trừ cơm, vẫn cười

Quả sim, quả vải, quả na
Chị em khôn lớn làm người Chí Linh.

Biết ơn đá sỏi cỗi cằn
Biết ơn hạt gạo, sắn khoai quê mình.

Dẫu không đất Tổ, đất Tiên
Vẫn mang trong máu ân tình quê xưa!

Nha Trang, 29/8/2010
VA

Hai bài thơ mới viết

Phúc ấm
(Hậu cảm Ngô Như Sâm tổng tập
tức tập thơ “Cây súng...vầng trăng”
và tập thơ “Riêng một vầng trăng” )

Trẻ làm thơ ra trận
Già viết thơ tai gia
Cùng thơ đi muôn nẻo
Lại đem thơ về nhà.

Thơ dẫu chưa đủ sức
Cất cánh bay tung giời
Đủ làm ta thấm thía
Vị thơm cay cuộc đời.

Mấy ai được như bác
Mặn ngọt nếm đủ mùi
Xưa trải nhiều cay đắng
Giờ càng thêm ngọt bùi

Con nên và vợ đảm
Cháu đích tôn cũng rồi
Thơ lại xong tổng tập
Bác kém ai trên đời ?

29/8/2010

Tu tiên

Xong căn nhà thoáng mát
Lại sẵn cô vợ hiền
Chẳng thiết đi đâu nữa
Thích ngồi nhà “tu tiên”

29/8/2010

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

TOHACA


Tặng T.H

“Xa khơi”dò biển nông sâu ,
“Chị tôi” vò võ nỗi sầu cô đơn.
“Bài ca…cánh võng”đâu còn ,
“Một mình” lặng lẽ mỏi mòn thế gian .
“Bài ca trên núi” còn vang !
“Hoa ty gôn “vẫn tỏa lan khắp rừng.
“Việt Nam quê…tôi”anh hùng,
“Diễm xưa phiêu lãng,chiều đông đợi chờ.
“Biển hát chiều” nay mộng mơ ,
“Bài ca đi học”vẫn chờ đợi ai ?...

M.T05-2010

BA CHỊ EM.



Tặng cac em :H.H.A

Ba chị em cùng cha ,
Mỗi người một tính cach ,
Đẹp như ba nhành hoa,
Đua nhău khoe hương sắc .

Tô Hà chị lớn nhất ,
Lúc nào cũng” bình thân “,

Công việc gấp bội phần ,
Tâm hồn luôn phơi phới .

Minh Hương lo sớm tối ,
Cuộc gắp gỡ “Tri Ân”,
Thày trò cùng người thân,
Đã bao năm mong đợi…

Vân Anh hay cười nói ,
Cứ như “mẹ trẻ con”
Truyện hài vui từng bước ,
Đi khắp trời quê hương ,

Ôi!Nha Trang mến thương ,
Bao năm trời xa cách ,
Cùng Chí Linh dạo nhạc,
Bài “Tri Ân Cuộc Đời “

Thày Tư 08-2010

CHỮA BÉO


Cười Vui

Mộtquan chức béo quá ,di lại lặc lè ,không làm thế nào để giảm tốc độ tăng cân của mình .
Nhân viên của ông mách ông đến “Trung tâm chữa bèo”của thành phố để điều trị .Ông mừng quá và quyết định đến ngay đẻ chữa ,
Tại phòng tư vấn,nhân viên cho biết ở đây chúng tôi chữa hoàn toàn tưi giác ,său 3 lần không giảm từ 8 đến 10kg chúng tôi hoàn lại tiền cho bệnh nhân .
Quy tăc như său :mỗi lấn bệnh nhân mua 1 vé vào chữa ,cứ 60 phút 100.000 đ tùy khách chọn ,mua thời gian bao nhiêu cũng được .
Ông quyết định mua 30 phút với giá 50.000 đ thử xem sao .

Nhân viên tư vấn đẩy cửa du ông vào phòng “chữa”.Một căn phòng rất rộng ,bàn ghế không có ,không có đồ nghề ,chỉ có duy nhất một cô gái rất trẻ và xinh mặc bộ đồ rất khêu gợi ra chào một cách âu yếm và nói :Nếu anh bắt được em thì em là của anh .
Máu “đồng bào “nổi lên,ông đuổi luôn ,nhưng đáng tiếc cái thân hình to bự của ông không cho phép ông thực hiện được ý đồ .
Tiếng chuông rung lên báo hết giờ .Ông ngồi thở mà lòng vẫn nuối tiếc .Ông nghĩ nửa tháng sau mầy sẽ biết !

Nửa tháng tập chạy lien tục lần này ông quyết định mua 60 phút với giá 100.000 đ
Vẫn như lần trước tiếng chuông báo hết giờ ông vẫn không bắt được cô bé .
Lần này về ông tập chạy 1 tháng lien tục ,ông tin lần này ông sẽ chiến thắng .Ông quyết đính mua 2 tiếng với giá 200.000 đ .

Khác với các lần Trước lần này thì đáng khủng khiếp :Một thằng to béo người đầy lông lá dáng sát thủ sấn vào cạnh ông và nói:
Tao bắt được mày tao sẽ nuốt sống ,thế là ông chạy quanh nhà ,lúc nào cũng thấy thàng béo đuổi gần kịp ,ông lại càng cố gắng chạy, chạy mãi rồi 1hồi chuông réo lên bấy giờ ông mới biết mình còn sống ,mệt quá ông ngã vật ra nhân viên đưa ông ra phòng ngoài chăm sóc một lát ông tỉnh .

Ông đứng lên bàn cân thật không ngờ được ,ông đã giảm được 9,9kg trong 1 tháng rưỡi .

M.T
Sưu tầm dân gian

TỰ SỰ


Thày Tư quê ở Đông Triệu ,
Bao năm dậy học ,bấy nhiêu nghĩa tình .
Nghỉ hưu Thị xã Chí Linh
Đông Triều ở ẩn một mình viết văn
Học đôi ba chữ gép vần ,
Tiếng khoan,tiếng nhặt ,lúc gần ,lúc xa .
Bạn bè ,thi hữu lại qua,
Khúc ngâm khúc vịnh ,chan hòa niềm vui.

Đ .T 08-10

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Mấy ý nhỏ về một bài thơ hay



Đọc những tiểu thuyết Nga thế kỷ XIX thường thấy có những cô gái người Đức, người Pháp sang làm gia sư trong các gia đình quý tộc Nga.
Vị trí của họ cũng không được đề cao lắm đâu. Họ chỉ được xem như những "kẻ ăn, người ở" trong nhà thôi.
Có lẽ chỉ có anhững dân tộc trong vùng ảnh hưởng của đạo Khổng (Nho giáo) thì vị trí của ông thày mới được "tôn vinh" qua mức thôi.
Trong "Tam cương" ( ba giường mối của xã hội) thì ông thày được xêp ở vị trí thứ hai, sau vua nhưng trên cha mẹ(quân-sư-phụ).

Đạo lý trong các xã hội theo nho giáo là phải "tôn sư trọng đạo" vì "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (dạy một chữ cũng là thày mà dạy nửa chữ cũng là thày). Nhưng đấy cũng chỉ là đạo lý thôi chứ trong đời thực luôn vẫn có những điều chỉnh của nó.
Nhìn chung thì ở ngoài đời người ta ứng xử một cách cụ thể và công bằng: nghĩa là thày nào giỏi thì người ta phục, thày nào có tư cách thì người ta nể trọng, thày nào "ít chữ" thì người ta coi thường và những thày "thiếu tư cách" thì người ta cũng khinh. Cho nên không thể cứ ỷ vào cái thế làm thày mà "bắt" mọi người phải tôn trọng mình được, mà chỉ có mỗi một cách là phấn đấu để luôn xứng đáng với vị trí và nghề nghiệp của mình thôi.
Cứ đọc truyện tiếu lâm việt nam mà xem, ta sẽ thấy dân gian đã từng cười cái "dốt", cái "bần tiện" của các ông đồ ngày xưa ra sao!

Cũng như mọi người, thời trẻ tôi cũng phải qua ghế nhà trường, và cũng từng học nhiều ông thày. Nhưng tôi tự cảm thấy mình ít may mắn.

Thời mới "khai tâm mở trí" tôi toàn phải học những ông giáo làng không hiểu có "hay chữ" không nhưng rất "dữ đòn": quỳ trên gai mít, cho con gái cưỡi lên cổ, căng học trò ra đánh cho mọi người đến xem, véo tai dẫn học trò về nhà, dốt cũi không cho về ăn cơm...
Đến khi ra thị xã học tôi lại gặp hai loại thày: các thày "thu dung" dạy hay, nhưng lại ít gần gũi học sinh. Các thày theo kháng chiến về cởi mở hơn nhưng lại "Mác xít" quá rất hay "nâng quan điểm". Cũng có một vài thày để lại những kỷ niệm đẹp ở trong tôi. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là những "duyên may" mang tính chất cá nhân thôi. Còn nhìn chung với thế hệ các thày tôi vẫn thấy có một khoảng cách xa xa.

Đến khi dược đọc bài "Đến với bài thơ hay: Thày tôi" (Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh còn người bình thì viết tắt nên không rõ tên tuổi thực của họ là ai cả) đăng trên Blog Triân tôi thấy ông thầy được vẽ ra trong bài thơ (tức là trong cảm thức Nguyễn Thúy Quỳnh) tuyệt vời làm sao:

Một đời tích nghĩa nhân

Thầy tôi đóng con đò đưa người qua sông chữ

Thì ra con đò của người thày không thể đóng bằng " ván gỗ" mà phải đóng bằng "nghĩa nhân", cái nghĩa nhân tích cóp cả một đời, thậm chí là nhiều đời mới có được. Đây là một khám phá mang tính chân lý. Thực ra thì cái "lượng chữ" mà người thày cần dùng đến chưa phải là nhiều, mới là "sông chữ" chứ đâu đã là "rừng nho biển thánh" gì. Nhưng "nghĩa nhân" của thày thì phải là "đại gia, tỷ phủ". Không thế thì thày tìm đâu ra nguyên vật liệu mà luôn luôn phải "đóng mới" được. Bài thơ kể theo lối cóc nhảy:

Kẻ thất học đi qua

sau một năm

Cầm dìu chặt đò làm đôi

Thày ngậm ngùi đóng con đò mới

Kẻ tiểu nhân đi qua

Sau mười năm

Vung búa chặt đò làm ba

Thày dằn lòng đóng con đò mới

Người tâm phúc đi qua

sau ba mươi năm

Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.

Chính thái độ của người thày trước các loại học trò của mình đã nói lên được một cách khá kỳ diệu cái "bền" cái "đẹp" và cả cái "biến hóa" của con "đò nhĩa nhân" ấy. Với học trò là "kẻ thất học" thày chỉ "ngậm ngùi" tức là man mác buồn một chút thôi. Cái "ngậm ngùi" này chính là lòng thương của thày với những trò thất học đấy. Với học trò là "Kẻ tiểu nhân" thày cũng chỉ "dằn lòng" tức là thày chịu đựng và tha thứ đấy (bài bình dùng từ "kiên nhẫn" là chưa đúng). Còn với lọai trò là "Người tâm phúc" không "đao búa" gì chỉ khẽ "Trở bút một lần" mà đò của thày đã "tan vạn mảnh", nghĩa là vỡ vụn ra, bay biến hết không còn gì cả. Nhưng thái độ của thày sao lại "câm lặng"? Đây chính là một thách đố của bài thơ đấy. Hiểu như thế nào cho có sức thuyết phục ở chỗ này đây? Chả nhẽ những học trò "tâm phúc" của thày mà lại "ác" với thày như thế ư? Tôi nghĩ không phải thế. Những người học trò tâm phúc này ít gặp lắm. Phải cả đời may ra mới gặp. Họ chính là người đã tiếp nhận hết những điều nhân nghĩa của thày. Nói cách khác người thày đã hóa thân hoàn toàn vào trong họ. Nguyễn Thúy Quỳnh có thể là một trong những người học trò tâm phúc như thế:

Tôi về tìm thầy

Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi

Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông

Không tìm thấy thày nữa, nhưng những mảnh vỡ của con đò nhân nghĩa của thày găm trong ngực họ nay hóa thành giọt nước mắt tri ân:

Những mảnh vỡ lặng câm

găm trong ngực

Sông chữ ngầu ngầu đang khóc-Thầy ơi...

Đọc đến những câu thơ này chắc ít người cầm được nước mắt, những giọt nước mắt sẻ chia với tài thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh và tri ân sâu sắc với nghề thày và những người thày.

Đỗ Đình Tuân

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Trước màn hình vi tính

Trước màn hình vi tính
Cứ mỗi lần nhấn chuột
"Bức vách" lại hiện ra
Nhấn chuột trái
"Bức vách" to
Nhấn chuột phải
"Bức vách" nhỏ hơn
"Bức vách to": che kín màn hình
"Bức vách nhỏ": ngang dọc linh tinh
Hàng hàng
Chữ
Số
Những ký hiệu lạ lẫm
Những dấu hỏi nhạt-đậm
Đan cài nhau chi chít
Chẳng khác bùn trộn rơm
Mình cứ mù tịt mít ?!

Người ta bảo
Chính những "Bức vách" đó
Lại là những "Cửa số"
Mỗi "Cửa sổ" như một con đường nhỏ
Dẫn ta vào kho báu Thông Tin
Và thế giới muôn hình
Luôn mở ra
Bát ngát...

Nhưng chỉ tiếc
Mình zê rô đôi mắt
Đọc được chữ Tây
Nên đánh phải
Ngây ngây
Nhìn
"Bức vách"...!!!

Đỗ Đình Tuân

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Cái "Lỗ"


Ơ này cái “Lỗ” kia!
Sao mày hư đến thế?
Bé tí tị tì ti
Mà làm Thầy đến khổ!

Cứ tưởng tinh tướng mãi
Đánh đố ông giáo già,
Đâu ngờ ông may thế
Bà góa như “Vừng ơi”

Thương cái công cặm cụi
Phục cái chí tìm tòi
Em biết ơn cái “Lỗ”
Dạy em đức làm thầy!
( Nhân đọc bài Tìm thấy cái " lỗ" của Thầy Đ.Đ. Tuân)
Nha Trang, ngày 22/8/10
VA

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Tôi tìm được "Lỗ" rồi


Vào lúc 21 giờ tối qua, tôi đang ngủ thì có khách gọi. Tưởng ai, thì hóa ra là một "bà góa" mời đến ăn "trăm ngày chồng". Thế là thành ra thao thức không ngủ lại được nữa. Buồn bực thế là vào ngồi máy vậy.

Ban chiều đã quá nản vì tìm mãi mà không thấy "cái lỗ vuông vuông nho nhỏ"rồi. Đã thất vọng mà Email cho "Thày Biên" rồi. Rồi lại có thư của Vân Anh gửi ra "đe" là sang năm "bọn quỷ sứ" sẽ ra phá cái "khách sạn ngàn sao" của thày. Cũng lại tâm sự với Vân Anh rồi. Nhưng bây giờ vẫn tức: "Tại sao có Blog rồi mà không đưa được bài lên (cố nhiên là đối với những bài phải sao chép và dán, chứ còn các bài trực tiếp đánh lên blog thì không có vấn đề gì). Thế là tôi lại mầy mò lại.

Tôi vào lại Tri ân và đọc được "lời mách nhỏ" của "Thày Biên" Cái lời mách nhỏ ở trang Tri ân này cụ thể hơn vì thế mà tôi đã làm theo lời hướng dẫn ấy và tìm ra được cái "Lỗ".
Tôi bèn thò cái "đuôi chuột" vào. Kết quả thật bất ngờ: cái đứa con tinh thần mà tôi định "đẻ vào trang Blog" tòi ngay ra. Chao ôi, thật là sung sướng.
Tôi lại tiếp tục thử vào trang Blog cá nhân của mình một lần nữa xem sao. Kết quả vẫn rất là mỹ mãn.
Thế là nhờ "thày Biên" nhờ cả "bà góa" nữa mà đêm qua tôi đã tìm được "Lỗ" rồi. Xin cám ơn tất cả.

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Từ mấy tứ thơ lạ của hai cô gái Chí Linh


Năm 1996, tôi dạy hợp đồng ở Trường THPT Phả Lại. Vào dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam, Nhà trường và Đoàn thanh niên có tổ chức một cuộc thi thơ để chào mừng. Tôi vinh dự được thày Nguyễn Hạm, Tổ trưởng tổ Văn-Trưởng ban giám khảo cuộc thi mời tham gia “chấm thơ”. Các bài thơ dự thi cũng được “rọc phách” để dấu tên thí sinh. Các thày giám khảo cũng được “phân cặp” để “khảo” y như là một cuộc thi “quốc gia” vậy. Trong khi các cặp giám khảo đang hí húi và chăm chú làm việc thì thày Đoàn Danh Hán bỗng cao hứng xướng to lên một bài thơ lạ:

Chú dế và giọt trăng

Lăn trên nền cỏ biếc

Một giọt trăng lung linh

Giọt trăng lăn trên cỏ

Lấp lánh cả lá hoa

Một chú dế đi qua

Ngạc nhiên tròn xoe mắt

Chú dế ta định nhặt

Giọt trăng đem về nhà

Loay hoay mãi chú ta

Cũng không sao nhặt được...?

À...Thì ta hiểu rồi

Trăng dính trên phiến lá

Tốt hơn là đem cả

Giọt trăng và lá cây

Nhưng giọt trăng rơi ngay

Trên một nền lá khác...?”

Chú dế càng kinh ngạc !?...

Thày Hán vừa dứt lời thì cả phòng rộ lên những lời trầm trồ thán phục. Nhưng cũng có một thày (tôi không còn nhớ rõ là thày nào) tỏ ý nghi ngờ: “khéo không nó lại chép ở đâu đấy”. Thế là mọi người quay sang bàn bạc xem có ai đã từng đọc ở đâu đó một tứ thơ na ná như thế không. Tôi cũng lục lọi trí nhớ mình nhưng không tìm thấy gì. Cuối cùng thì bài thơ được xác minh đúng là sáng tác của em Nguyễn Thị Thủy, học sinh lớp 11C và bài thơ được trao giải nhất cuộc thi thơ năm ấy. Mùa hè năm 1997 cũng do tình cờ tôi được đọc lại bài thơ ấy trên một tờ Thiếu niên tiền phong. Cuối bài thơ có ghi rõ tên và địa chỉ tác giả: Nguyễn Thị Thủy ( học sinh lớp 11C Trường THPT Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương).

Thấm thoát thế mà đã 14 năm rồi... Tôi cũng chưa có dịp nào gặp lại tác giả . Nhưng ấn tượng về bài thơ thì vẫn y nguyên như ngày ấy và mỗi lần có dịp nhẩm đọc lại tôi vẫn thấy vô cùng hào hứng và thích thú. Thích thú bởi vì bài thơ đã vẽ ra được hình ảnh một chú dế hồn nhiên, ngây thơ và vô cùng sống động.

Vẽ ra được một hình tượng sinh động và đầy thơ ấy không thể chỉ bằng vào sự quan sát hay ký ức được. Nếu Nguyễn Thị Thủy không dựa vào trí tưởng tượng của mình, không biết hóa thân và nhập vai làm một chú dế, chui xuống cỏ, đi lang thang thì không thể có chuyện tình cờ bắt gặp một giọt trăng...đẹp quá, thích quá, muốn lấy bằng được để đem về hang mà không thể. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác chú dế ngây thơ và ngốc nghếch nhà ta không hiểu vì sao cả ? Rõ ràng Nguyễn Thị Thủy đã biết làm bé mình đi thành con giun, con dế để cho tứ thơ vụt lớn lên thành đắc sắc và độc đáo. Thử hỏi đã có bao nhiêu cách tả trăng và yêu trăng rồi nhưng mấy ai đã yêu trăng được thật sự “trẻ con” như Nguyễn Thị Thủy ? Thơ tối kỵ những chung chung mờ nhạt , càng tối kỵ những đại ngôn, khoa trương mà sáo rỗng.

Mùa hè năm 1999, khi tôi đang đánh máy làm số Nội san thơ CLB Côn Sơn số 27, thì được đưa thêm mấy bài thơ của Nhóm thơ Bãi Bông Phả Lại. Trong đó có bài Tình biển tình người của Nguyễn Thị Tách:

Hạ Long nước biển trong xanh

Hè vui thắm thiết có anh có nàng

Mênh mang dòng nước mênh mang

Quện chặt thân nàng đùa giỡn với ta

Hạ Long nước biển mặn mà

Khác nào tình cảm của ta với nàng

Ngỡ ngàng giây phút ngỡ ngàng

Mơ màng ta thấy như nàng tơ xuân

Mình trần đâu phải mình trần

Bộ đồ áo tắm khoe thân nõn nà

Nhìn ra ngoài biển khơi xa

Vòm trời khum xuống như là dù buông

Biển trời như khép cánh buồng

Tâm hồn sảng khoái nụ hôn ngọt ngào

Hạ Long sóng nước dạt dào

Thuyền tầu du khách ra vào thảnh thơi

Hạ long phong cảnh tuyệt vời

Tình đời tình biển sáng ngời xanh trong

Yêu sao anh Bái Tử Long

Vì tình vì nghĩa nằm canh biển trời

Nhìn lên dãy núi trẻ tươi

Bài thơ tên gọi nụ cười xinh xinh

Soi mình mặt nước lung linh

Ngàn năm vẫn vậy trọn tình nước non

Khen cô có tấm lòng son

Đời đời vẫn thế sắt son một mình

Yêu sao mảnh đất Quảng Ninh

Quê hương giầu đẹp biển tình bao la”.

14 câu đầu của bài thơ quả thực là một tứ thơ lạ. Nó kể chuyện một đôi trai gái trẻ trung xinh đẹp giữa mùa hè đi tắm biển Hạ Long. Người con gái cứ quện chặt lấy người con trai mà hồn nhiên đùa giỡn. Còn người con trai thì lúc đầu cũng thoáng chút ngỡ ngàng e ngại. Nhưng trước vẻ “tơ xuân” của “Bộ đồ áo tắm khoe thân nõn nà” của người con gái, đã không đừng được nữa. Vả lại “Nhìn ra ngoài biển khơi xa” anh cảm thấy vòm trời cũng như đang buông cánh dù xuống và mặt biển cũng như đang khép cánh buồng lại để che chở cho họ. Thế là trời biển Hạ Long, thanh thiên bạch nhật và bát ngát bao la phút chốc bỗng hóa thành một căn phòng kín đáo dành riêng cho đôi trẻ. Trong cảm thức ấy, người con trai đã vô cùng sảng khoái trao một “nụ hôn ngọt ngào” cho người con gái.

Tôi thật sự chưa gặp được một “pha” tắm biển nào lại tươi mát và nồng nàn đến vậy. Đó là một cái hôn hiếm có trong đời thực và càng hiếm có ở trong thơ.

Chỉ đáng tiếc là bài thơ đến đây đã hết nhưng ngòi bút của Nguyễn Thị Tách thì lại cứ lan man con cà con kê kể lể thêm những chuyện chẳng còn dính dáng gì đến đôi trẻ nữa. Đoạn ấy vừa nhạt vừa làm xấu, làm hỏng cái tứ thơ lạ mà đẹp ở bên trên.

Trong trường hợp này muốn làm cho bài thơ hay chỉ cần có một động tác nhỏ là cắt béng đi 14 câu cuối bài. Nhưng để làm được một động tác đơn giản ấy lại là cả một vấn đề lớn. Muốn vậy người làm thơ phải biết tự thẩm định thơ mình một cách khách quan và chính xác. Nói cách khác người làm thơ phải có tầm hiểu biết sâu rộng và sự tỉnh táo của một nhà phê bình, ít nhất là cho mình. Tìm đọc những bài thơ hay, tìm đọc những lời bình thẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhất là của các nhà nghiên cứu... Hoặc gần gặn hơn: lắng nghe những nhận xét trung thực của bạn bè có thể giúp ta dần dần được như vậy.

Đỗ Đình Tuân

Tặng các Thầy


Kính tặng Thầy Đỗ Đình Tuân và các Thầy!



Một đời tay cầm phấn
Chữ như múa từng hàng
Bỗng một ngày bối rối
Trước bàn phím như hoa


Lời Thầy như ngàn thơ,
Nuôi hồn em khôn lớn,
Nay từng dòng, từng phím
Em lại cầm tay Thầy.


Nhìn mái đầu trắng xóa
Cặm cụi gõ từng trang
Thầy ơi! Em vẫn học
Cái nghiệp chữ ở Thầy!


Chẳng bao giờ là muộn
Cho ta lại bắt đầu
Con đường dài Tri thức
Không tính tuổi ai đâu!

Nha Trang, 20/8/2010

VA

LẮNG


Găp nhau rồi chia tay.
Người về, em ở lại.
Lệ lặn sâu đáy mắt
Nói thay lời rưng rưng.

Ôi! Tri ân cuộc đời.
Phút giây này hội ngộ,
Cô thày và bè bạn,
Tóc bạc gần như nhau.

Chỉ mấy ngày ngắn ngủi,
Ta nối lại vuông tròn
Đất trời thêm rộng mở
Suốt dặm dài tháng năm.

Nắng ấm mừng gặp gỡ,
Chia tay mưa ngậm ngùi
Lắng sâu vào nỗi nhớ
Về miền ký ức xưa.


MH - 20/8/2010

Xin hỏi "Thày Biên"


Việc đưa bài lên Blog cá nhân của tôi rất bế tắc trong trường hợp với những văn bản dài đã để ở các file khác bây giờ muốn đưa lên trang blog cá nhân để bầu bạn các nơi có thể "chi sẻ" được. Tôi đã làm cụ thể như sau:
1-Chọn Bài đăng mới và thấy khung soạn thảo hiện ra. Trên là khung "Tiêu đề" và dưới là khung nội dung.
2-Viết Tiêu đề của văn bản vào khung "Tiêu đề"
3-Cóp văn bản ở file khác rồi dán vào khung soạn thảo. Văn bản vẫn được dán bình thường nhưng trang blog thì không lưu. Vì thế khi chọn "Xuất bản bài đăng" thì văn bản lại không được đăng. Ở khung văn bản bây giờ chỉ hiện ra là một "bức vách" toàn tiếng Anh là tiếng Anh. Ở gọc phải dưới khung soạn thảo thấy có một dòng chữ báo "lỗi biểu mẫu...Nhưng lỗi biểu mẫu và chỉnh sửa HTML là gì?
Tóm lại là "Trò Tuân" chịu. Mầy đi mò lại vẫn chịu cứng. "Trò Tuân chẳng hiểu ra sao cả. Nhờ "Thày Biên" gỡ giúp. Xin cám ơn

KÍNH GƯI THẦY TUÂN CÙNG CÁC BẠN
Sau khi nhấn vào " Xuất bài đăng " đôi khi xẩy ra trường hợp trên máy tính xuất hiện cái thông báo như Thầy Tuân đã nói
Việc sử lý rất đơn giản như sau :
Bên dưới chữ Lỗi và khung màu đỏ có khung màu vàng với dòng chữ sau : Dừng lỗi hiển thị HTML.

Ta chỉ cần tích chuột vào cái ô vuông màu trắng bên trái dòng chữ đó, sau đó lại nhấn vào " Xuất bài đăng " là xong.
Chúc Thầy và các bạn có nhiều bài đăng mới

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Tình!


Người đến rồi đi
Gặp rồi chia biệt,
Vẫn thế, dòng đời
Như là quy luật!

Sao băng vụt sáng
Làm lóa mắt người
Một lần rực cháy
Thăng hoa muôn ngày!

Gặp rồi lại xa
Tình người ở lại.
Như ngàn sao băng,
Lung linh một đời!

Nha Trang, 17/8/1010.
VA

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

PHÚT CHIA TAY



Tạm biệt nhé!

Anh về!

Em ở lại.

Phút chia tay

Không nói

Chỉ nghẹn ngào

Phòng chờ bay

Bỗng thành

Sông cuộn sóng

Và rưng rưng

Ánh mắt

Những gửi trao.



07.10

NKN


Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

SƯ SINH KỲ NGỘ


Tháng tám năm1967 tôi được sở GD Hải dương điều về dạy học tại trường c3 Chí Linh Hải Dương .
Nguyễn Ngọc Soạn là HS lớp 10 .quê ở Văn Đức Chí Linh ,cao to đẹp trai học giỏi ,có năng khiếu văn thơ và TDTT .
Tuy không dậy em,song qua các hoạt động ngoại khóa ,văn nghệ ,thể dục thể thao mà thày trò tôi rất thân nhău .


Tháng 5 năm, 1968 ,còn một tháng nữa là kết thúc năm học ,SGD điều tôi sang Nam Sách công tác .Khi chia tay tôi Soạn viết trong sổ tay của tôi :”và có lẽ em còn khâm phuc thày hơn về cái tài nhảy cao của thày .Những bức ảnh em chup được hình ảnh của thày còn mãi mãi in sâu trong tâm hồn em .Làm sao em có thể quên được thày Tư”có bộ đầu”ai cắt cũng khéo cả !.” ( Cuốn sổ đó hiện nay tôi vẫn giữ )

Tháng 5-2008 tôi đang ở Bình Dương với con trai thì nhận được điện thoại của Soạn mời tôi về hội trương QK 7 dự cuộc họp đồng hương Chí Linh tại Sài Gòn .tôi không nhận lời .
Em Thảo nói với tôi :tháy cứ đi ,toàn học sinh của thày không mà ,thế là tôi quyết định đi .
Ngày 18-5-2008 Thảo từ Đồng Naiqua đón tôi về Sài Gòn Vừa bước chân vào hội trường chưa nhận ra ai và ai thì từ trến sân khấu một người to cao ,tóc đã hoa dâm đi xuống ôm tôi vào lòng và xuất khẩu đọc ngay mấy câu thơ :

Không làm bướm vờn hoa,
Mà làm ong hút mật,
Không phăng lặng như nước ao tù ,
Mà dạt dào như biển cả,
Yêu và căm thù.
Đi và chiến thắng !...

Tôi bất ngờ đến ứa nước mắt tôi nhận ra đó là Soạn và bài thơ đó tôi viết tặng em năm 1968 khi em vừa TN c3 Soạn nói với tôi:Bài thơ của thày đã theo em đi khắp miền đất nước và gần trọn cuộc đòi .

Nguyễn Minh Tư
MÓN QUÀ TÌNH NGHĨA

Cuối năm 1974 tôi vừa làm xong 3 gian nhà tre được ít ngày Môt hôm ,vaò một buổi trưa ,một ông già khoảng chừng ngót 70 tuổi ,đen và gầy,đi một chiếc xe đạp thiếu niên Đức ,màu xanh,trên ghi đông treo một cặp rổ rá vàng ươm đến thăm .

Ông tự giới thiệu:Tôi là bố chăus Hòa ở Văn An .đi chợ Sao Đỏ mua đồng thuốc lào,rồi rẽ qua thày chơi nghe tin thày mới làm xong nhà .Tôi mời ông vào nhà ,pha nước mời ông uống .
Qua vài câu truyến về gia đình ,ông ngắt lời nói với tôi :chơi với thày một lát tôi lại phải về xem cơm cháo thế nào ,bà lão nhà tôi trông nom công viên của tổ phụ lão không có nhà ,rồi ông ra ngoài xe mang vào một cặp rổ rá,một cặp đèn tuyp ,một gói bằng giấy báo và nói với tôi:Cặp rổ rá này là của tôi nhà có tre tôi đan được,mang biếu thày để thày dùng.
Cặp đèn này là của thằng cháu Hòa gửi từ Nam ra biếu thày để thày soạn bài .
Còn đây,ông đưa cho tôi gói ,gói bằng giấy báo và nói :Đây là sản phẩm của bà nó nhà tôi lao động trên công viên của xã ,chưa hết ,ông móc trong túi ra hai lọ thuốc tây và nói :đây là quà của thằng cháu Thuận ở Liên Xô gửi về biếu thày để thày bồi bổ .

Tôi đón phần quà của cả gia đình ông mà xúc động đến ứa nước mắt .Cám ơn ông với những tấm nhân hậu của người Chí Linh .Chia tay ông mà lòng khắc khoả mãi không nguôi ….

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

VỀ NGUYỄN GIA TRANG CỦA TIẾN DỊP TƯỚNG CÔNG

Đang ngồi khật khừ tại gia thì thấy điện thoại rung lên bần bật. Vội bốc lên xem thì ra là Tiến Dịp:
- Anh về nhà em ăn cá nướng!
Mình ngớ ra:
- Nhà mày có ao đâu? Cá chợ thì tao không thèm!
Hắn ta thẽ thọt:
- Anh buồn cười nhỉ? Nhà em chả có cái ao ở góc vườn là gì.
Chợt nhớ ra đúng vậy. Kể ra, trời đất này mà được chén món cá nướng trui theo kiểu Nam Bộ thì cũng hay. Và thế là quyết định: "Về!". Tuy nhiên, ngồi với thằng cha tám vía này cũng chán, phải huy động thêm đội hình. Vài cuộc điện thoại nữa đã có một kíp xe tăng hoàn chỉnh nhận lời đền tiếp sức- trong đó có Phạm Bá Lập, lớp C và Nguyễn Văn Hào, lớp B của khóa 68- 71.
Đúng 18 giờ, cả lũ rùng rùng kéo tới. Chủ nhà nghệt mặt ra:
- Em tưởng anh nói đùa????????
Thế là rơi vào tình trạng "Ao sâu cá lặn khôn chài lưới, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà". Mà vườn nhà hắn rộng thật- có nhõn 1 mẫu (3.600 m2) thôi. Kể ra đuổi gà ở cái trang trại này cũng khó khăn thật- toàn gà chạy bộ, chúng cứ nhanh như chớp. Cũng may, đã gần đến giờ gà lên chuồng nên 2 con nhanh chóng bị túm cổ.
Đây, cái trang trại nhõn 1 mẫu đây:



Và đây là túp lều hạnh phúc của Tiến Dịp tướng công:



Trước sân là đống đá và đống gạch- chắc là chủ nhà đang chuẩn bị lên đời cho túp lều hạnh phúc của mình. Tuy nhiên, có vẻ như cái kế hoạch này đang vướng víu một cái gì đó nên đá với gạch đã bị cỏ cây che lấp gần hết. Sau này có đem ra dùng chắc mất nhiều công cọ rêu đây.








NKN

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Tặng người sinh ra trên mảnh đất Chí Linh


1.
Em lại trở về với Chí Linh
Mảnh đất năm xưa nặng nghĩa tình
Kỷ niệm tuổi thơ từ ngày ấy
Để còn tìm lại những giấc mơ.

Em ơi, Miền Bắc mùa này nắng
Ra đến Thủ đô, em vội đi
Đi tận Đồ Sơn để hỏi biển
Thuyền của em ở bến bờ nào?


(Cố Đại tá An ninh Đặng Ngọc Đường)



2.
Ta đến nơi đây đất Chí Linh
Sỏi đá mà sao vẫn mặn tình
Chở che cho đứa con xa xứ,
Yêu thương như chính đứa con mình!

(Cựu HS Miền Nam Trường 6)



VA


Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

CHÍ LINH QUÊ MÌNH




Có một miền quê
Đẹp như huyền thoại
Đã đến một lần
Chẳng thể nào quên






Nơi đây
Côn Sơn hùng vĩ
Kiếp Bạc oai linh
Phượng Hoàng huyền bí
Lục Đầu mênh mang.






Nơi đây
Hồn thơ Nguyễn Trãi
Lời giảng Chu An
Hịch truyền Hưng Đạo
Vọng mãi ngàn năm






Nơi đây
Địa linh nhân kiệt
Nước biếc non xanh
Tình người sâu nặng
Chí Linh quê mình.


NKN

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Đến với bài thơ hay - Thầy tôi


Nghề dạy học không chỉ là nghề kiếm sống đơn thuần, mà nó còn có một thiên chức thiêng liêng hơn, cao cả hơn: đó là nghề khai sáng! nghề dạy làm người.
Nghề dạy học và nhiều thầy dạy đã được xã hội tôn vinh và xứng đáng với sự tôn vinh đó.
Hầu hết những người thầy giáo với ý nghĩa chân chính, đích thực đều ý thức rằng: Một khi đã tình nguyện gắn trọn đời mình với nghề dạy học, một nghề nghiệp đầy hy sinh thầm lặng, nhưng cũng đầy quang vinh và cao cả ; họ sắn sàng chấp nhận những thử thách nghiệt ngã có khi cả là những buồn đau, cay đắng nhất của đời! Trong những trường hợp như thế, có được những trái tim đồng cảm, những "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" sẽ cảm động và tri âm xiết bao, họ sẽ có đủ niềm tin, đủ nghị lực đứng vững và tiếp tục hành trình với sứ mệnh thiêng liêng của nghiệp làm Thầy.

Bài thơ dự thi "Thầy tôi" của Nguyễn Thúy Quỳnh có trên bàn biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ngày 7 tháng 9 năm 2008 là một bài thơ như được viết bằng máu, chia cảm với nỗi đau của một người thầy, của những người thầy chân chính.


THẦY TÔI

Một đời tích nghĩa nhân
Thầy tôi đóng con đò đưa người qua sông chữ


Kẻ thất học đi qua
sau một năm
Cầm rìu chặt đò làm đôi
Thầy ngậm ngùi đóng con đò mới


Kẻ tiểu nhân đi qua
Sau mười năm
Vung búa chặt đò làm ba
Thầy dằn lòng đóng con đò mới


Người tâm phúc đi qua
sau ba mươi năm
Trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh


Tôi về tìm thầy
Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi
có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông


Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi...


Bài thơ có sức nổ lớn trong tôi, và tôi tin rằng nó cũng có sức nổ lớn trong nhiều bạn đọc.
Tôi thao thức với những vần thơ ứa máu. Bài thơ vần điệu và nhạc tính ẩn vào trong, chỉ có ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, dễ hiểu, thậm chí là thô ráp, nhưng bố cục rất chặt, rất kiệm lời, hàm súc, bài thơ được viết ra từ cảm xúc bằng máu của Nguyễn Thúy Quỳnh.

Người Thầy của tác giả trước hết là người thầy với đầy đủ ý nghĩa đẹp đẽ, người thầy phẩm chất chân chính "một đời tích nghĩa nhân" Thầy đóng con đò để đưa người qua dòng sông chữ - dòng sông trí tuệ.
Thầy đã dồn sự tích lũy sức lực và trí tuệ, đạo đức và vốn sống của cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp.
Thầy nguyện suốt đời cho nghề nghiệp làm thầy. Người lái đò đưa khách qua sông.
Tất cả những hình ảnh đó rất quen thuộc mà người đời đã dành riêng cho người thầy giáo, nói về thầy giáo và nghề làm thầy giáo.

Có bao nhiêu khách? là những khách nào đã nhờ thầy vượt qua dòng sông trí tuệ này?
Bao nhiêu thế hệ học sinh, những con người với những cái tên cụ thể làm sao nhớ xuể.
Tác giả khái quát ba loại khách qua sông, ba loại học trò thụ giáo thầy bứơc vào cuộc sống, đó cũng là ba loại người: Kẻ thất học, kẻ tiểu nhân và người tâm phúc!

Bạn đọc, nhất là những người đã từng đứng trên bục giảng đang chờ đợi những tứ thơ diễn đạt sự chuyển hóa theo hướng tốt đẹp, thành quả có được ở từng loại học sinh này. Song, bài thơ được khai thác dưới một góc độ khác : Theo cấp độ học vấn, theo cấp độ thời gian; Từ kẻ thất học, kẻ tiểu nhân, người tâm phúc:

Sau một năm,

sau mười năm,

sau ba mươi năm

Công lao dạy dỗ của người thầy chân chính càng dày, trò học càng cao, sức tàn phá của trò đối với con đò sự nghiệp của thầy càng tàn bạo, càng đau xót:

Cầm rìu chặt đò làm đôi,

vung búa chặt đò làm ba,

trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.

Ôi, có phải càng văn minh bao nhiêu thì tội ác càng hiện đại và dữ dội hơn lên bấy nhiêu không? Chao ôi, cổ nhân đã để lại cho đời chữ "Nhẫn".
Thầy kiên nhẫn với kẻ thất học : "Thầy ngậm ngùi đóng con đò mới." Thầy kiên nhẫn với kẻ tiểu nhân : "Thầy dằn lòng đóng con đò mới".

Thưa thầy, phải chăng thầy cho rằng mọi tội ác đều do dốt nát mà ra, và thầy độ lượng, và thầy kiên nhẫn khai sáng.
Nhưng còn người tâm phúc? kẻ sau ba mươi năm trở bút, đò của thầy tan thành vạn mảnh! nước kiên nhẫn của thầy liệu có tràn ly?

Nguyễn Thúy Quỳnh không một lời giải thích? mà cần gì phải giải thích. Ôi, con người tâm phúc! thế nào là con người tâm phúc cơ chứ? kẻ cơ hội đã từng "Qua sông phải biết lụy đò" chăng? kẻ có chữ cao hơn thầy chăng? kẻ giàu có, rủng rỉnh tiền nong, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, có quyền nhìn đời bằng con mắt khinh thị chăng? kẻ có quyền có chức cao hơn thầy chăng? kẻ thấy nhục vì một thời phải thụ giáo thầy, con người đạo cao đức trọng nhưng nghèo khó, đạm bạc và địa vị xã hội thấp kém hơn hắn chăng? Hay đó là những kẻ vẫn rao giảng đạo lý, vẫn cao đàm khoát luận ca ngợi sự nghiệp trồng người cao cả, nhưng chính họ lại là lực cản và tàn phá sự nghiệp đó lớn nhất?

Khác với hai khổ thơ trên có 4 dòng, khổ thơ này chỉ có 3 dòng, thiếu hẳn một dòng về thầy. Chẳng biết thầy đâu, thầy làm gì, còn hay mất ? Chao ôi, sự thiếu vắng, im lặng, không nói, sao mà hợp lý và tàn nhẫn đến mức đáng sợ thế?

Chẳng lẽ cả ba loại người thụ giáo thầy đều bội bạc hết hay sao? May thay Nguyễn Thúy Quỳnh đã chỉ ra có những con người như thế nhưng không phải tất cả đều như thế.
Tất cả mọi người qua sự rèn luyện trong nhà trường, qua sự dạy dỗ của thầy, so với chính họ, họ đã được hoàn thiện dần nhân cách và phẩm chất toàn diện của con người.
Hầu hết mọi người đều biết tri ân với những gì thầy cô và nhà trường đã dành cho họ. Thầy giáo của tác giả, một thầy giáo giàu trí tuệ và nhân cách "một đời tích nghĩa nhân" những học sinh của thầy quyết không thể tất cả đều tồi tệ như thế. Đó là một khẳng định.
Một người ươm trồng cây giỏi, nhất định phải tạo được nhiều những giống cây quý. Một thầy giáo giỏi với ý nghĩa đích thực, nhất định có nhiều học trò giỏi, giàu nhân cách đẹp, và tác giả là một học trò như thế.
Tuy nhiên, nếu toàn bộ cây trái đều không sâu, thối, kém chất lượng, nếu không có học sinh nào yếu về năng lực , kém về nhân cách là điều không thực tế và có màu sắc duy tâm.

Thầy giáo đạo cao đức trọng, nhân cách thanh cao, tài năng suất sắc sẽ sống mãi trong tình cảm của học sinh và được xã hội tôn vinh.
Về tìm thăm Thầy giáo cũ, ai đó đã chỉ cho tác giả lên sông Ngân mà hỏi. Phải chăng Thầy đã khuất bóng? Nếu vậy, thầy đã được người đời tôn vinh và xứng đáng được tôn vinh. Thầy đã nhập vào hàng ngũ những Cao nhân, Tiên lão, thầy là một trong những ngôi sao sáng đẹp nhất dải Ngân Hà.
Lại nữa , "có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông". Thì ra thầy vẫn sống, vẫn trường tồn, bất tử.
Người Thầy đạo cao đức trọng ấy có ở khắp nơi, là phẩm chất tốt đẹp thể hiện ở rất nhiều các nhà giáo hôm nay và mai sau. Điều đó khiến ta ấm lòng và sáng một niềm tin.

Chúng ta không lảng tránh một thực tiễn không vui. Trong cơ chế thị trường, bên cạnh những cái được, không ít những vấn đề phức tạp nảy sinh. Đạo đức và nhiều giá trị truyền thống bị sói mòn, suy thoái . Tình cảm học đường, tình cảm thầy trò có nhiều biểu hiện xuống cấp. Tác giả đau đớn thốt lên
" những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực
sông chữ ngầu ngầu đang khóc
-Thầy ơi..."

Dòng sông chữ đang khóc, những người có chữ đang khóc, tác giả và chúng ta đang khóc. Lương tâm và đạo đức đang lên tiếng, đang cảnh báo. Nước mắt, không! đó là ngầu ngầu máu đỏ. Và đó cũng là máu đang nhỏ từ tim thành những tứ thơ!

Ai đó trong chúng ta đọc bài thơ này có nghe chính tim mình về tình cảm học đường, tình cảm trường xưa, thầy cũ? và bạn có khi nào giật mình vì trái tim của chính mình vô cảm !

ST & BS

Nguồn :http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/post/1580/232612#commentform

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Con nhà ai thế này?????




Con nhà ai thế này ?????????????
Đã ở tuổi U50, U60 cả rồi, vậy mà vẫn Yamaha (già mà ham vui) quá xá!
Vào cuộc chơi cũng chẳng khác trẻ 13!
Thế mới biết: ham chơi đâu phải là đặc quyền của trẻ con!
Nhỉ ???????????????????
2/8/2010
VA

TÚP LỀU HẠNH PHÚC CỦA THẾ LAN


Tọa lạc trên một khuôn viên 1000 mét vuông tại phường Chí Minh (bọn thành phố nghe thấy mà rùng cả mình) là cơ ngơi của vợ chồng nhà Thế+ Lan. Đừng tưởng nông thôn bùn lầy nước đọng nhé, đường bê tông tỏa khắp nơi, xe ô tô xin mời lao thẳng vào sân nhà mà đỗ cho nó mát:



Và đây là túp lều hạnh phúc của họ:




Tất nhiên là vườn cây ao cá thì vô tư, lại còn cả một mảnh ruộng để cấy lúa nữa chứ:




Chính vì vậy mà chỉ ăn có bữa cơm đạm bạc, cây nhà lá vườn của nhà này mà Ng. no đến tận ngày hôm sau.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

Cựu Học sinh muốn bỏ chữ "C"


50 tuổi - cứ muốn mình 16

Và trong mơ luôn ngỡ vẫn là trò

Dẫu bây giờ đã lên ông, lên bác

Vẫn mày - tao, tớ - cậu như thuở nào!


Khi họp lớp không thích thêm chữ " Cựu"

Để thấy mình còn mãi tuổi hoa niên.

Tóc dẫu bạc, trái tim không chịu bạc

Cựu Học sinh chỉ muốn bỏ chữ " C"

1/8/2010.
VA


Có thành viên gửi tâm sự về Ban Biên tập:

" Chưa đi, lòng dạ xôn xao,
Về rồi, lại thấy cồn cào con TIM ".