Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TẶNG HAI EM HƯỞNG ĐỊNH

Tháng 9-2008 tôi đến thăm hai em Hưởng và Định

Thành phố Vũng Tầu ,tỉnh Bà rịa Vũng Tầu,trong

“Biệt thự An Bình”Thành phố Vũng Tầu

Tôi viết tặng hai em câu đối như sau:

An…………… ĐẮC

平Bình ………….地Địa

享Hưởng……….. 定Định

富Phú……………家Gia

貴quý…………….居cư

Chọn được đất tốt ,đất lành,xây dựng nhà ở lâu dài

Ăt sẽ có cuộc sống bình yên và giầu sang ,phú quý

Thày giáo Nguyễn Minh Tư-Chí Linh

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Giai điệu sang hè!


Tuổi thơ dù đã qua rồi
Sáng nay bỗng thấy bồi hồi, hạ ơi!
Nắng làm cho dạ chơi vơi
Lá xanh xanh ngát, một trời tiếng chim
Ngẩn ngơ mắt cứ dõi tìm
Mà lòng như bỗng rơi chìm nơi nao!
Trôi trong giai điệu sang mùa
Chìa vôi đếm nhịp, bầy ve so đàn
Bướm vàng cho nắng mênh mang
Cho đầy đài nụ phượng tung lửa hồng,
Dậu bìm hoa tím đứng trông
Cho tầm xuân biếc một vùng nắng trưa
Hạ ơi, biết mấy cho vừa,
Nỗi niềm xưa cũ tuổi thơ học trò!
Dẫu rằng tóc đã màu tro
Vẫn say giai điệu ngẩn ngơ giao mùa!

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

KÝ ƯC TUỔI THƠ
(Bài học thuộc lòng.Lớp đồng ấu)


Mèo là một giống hùm bé tý ,
Thân hình nhỏ nhen ,nhưng chí khí chẳng nhỏ nhen .
Nó không phủ như giống có đê hèn ,
Lại khéo làm bộ giả hình quân tử .
Ta hãy nhìn dáng nó đi xem chừng tư lự ,
Khinh khỉnh trông đời bằng nửa con ngươi .
Nó tìm nơi ấm cúng cao dáo để nằm ngơi ,
Bộ phè phỡn như một ngài trưởng giả ...
Nó khảnh ăn phong lưu nhàn nhã ,
Bữa nào không thịt cá dửng dừng dưng ,
Trông mặt mà đặt hình dong ,
Trong gia súc nó xem chừng cao thượng nhất
Phò nhà chủ cơm ăn chuột bắt ,
Nó chẳng chui luồn khuất tất một ai ,
Ai vuốt ve ,nó cũng vuốt ve chơi ,
Ai trở mặt ,nó tức thì trở mặt
Duới bàn chân nhung cài vuốt sắt ,
Cào kẻ xấu chơi,rồi nhảy phắt ngoảnh đi ngay !...

M.T Ghi lại đầu xuân Tân Mão 2011

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011


THƯƠNG! NHỚ! THƯƠNG !

Chuẩn bị về hưu tại Trường THPT-CL

15-09-2002

Mấy chốc đã qua một chặng đường ,

Trọn đời phấn đấu nghiệp văn chương .

Vẫn nhòe đôi mắt trong nhung nhớ ,

Vẫn ấm lòng ta với mái trường .

Bụi phấn trần gian pha tóc sương ,

Gửi lòng theo gió đến muôn phương,

Nhắn cùng đồng nghiệp bao thương nhớ,

Một thoáng t ình xưa dạ vấn vương ,

Gửi tới các em vạn tình thương ,

Nghĩa thày tình bạn ,sáng như gương .

Một thời trai trẻ đầy oanh liệt ,

Chẳng tiếc quyền uy ,chỉ tiếc thương …

Gửi trọn lòng ta với cố hương,

Gửi dòng sông tráng ,nắng soi gương ,

Một ngày năm ấy cha đi mãi ,

Để lại muôn đời thương nhớ thương .

Giữ trọn tình quê,ngát khói hương,

Giữ miền đất mẹ dáng thân thương .

Trọn tình vẹn nghĩa ,dầy năm tháng ,

Chốn cũ xum vầy bạn cố hương!...

M.T

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

LAN MAN CHUYỆN LÀNG TÔI
Đỗ Đình Tuân
Phần bốn
Thuyền mủng

Người làng tôi chuyên đẩy thuyền bằng sào. Không dùng mái chèo như người làng Chí Linh gần sông lớn. Có lẽ vì nước nông, sông tĩnh. Cái thuyền mủng nào cũng phải có một cây sào, làm bằng một cây tre hóp đá dài độ ba, bốn mét. Cây sào này vừa là “động cơ” lại vừa là “bánh lái”. Khi chở thuyền, người ta đứng trên sạp lái, dùng hai tay nhịp nhàng kéo sào lên. Khi chân sào đã khỏi mặt nước, thì lại nhấc đứng cây sào dậy mà cắm xuống một điểm ngay dưới đít thuyền. Lại dùng hai tay lần sào mà đẩy thuyền đi. Khi bàn tay đã lần đến điểm mút đầu sào thì nhún mạnh thêm một cái nữa. Con thuyền sẽ dồ sóng mà lao về phía trước. Người đẩy thuyền thạo, thường biết kết hợp các động tác “cắm”, “đẩy”, “nhún” với “lái” vào làm một. Cho nên trông họ thường nhàn nhã, khoan thai mà con thuyền cứ đi theo “sự lãnh đạo” của họ. Bởi ngay từ động tác “cắm sào” người ta cũng đã có ý “lái” rồi. Rồi động tác “đẩy”, động tác “nhún” đều lồng ý “lái” vào trong ấy cả. Cho nên con thuyền đi tự do mà ngoan ngoãn. Ngược lại người lái thuyền tồi, chưa biết lái thuyền thì chỉ biết “cắm ” là “cắm”, “đẩy” là “đẩy”, “nhún” là “nhún”… chứ không biết kết hợp và lồng cái ý “lái” vào. Cho nên họ cắm được cắm hỏng. Có khi cắm đứng sào quá, chặt chân sào quá, không đẩy đi được nữa. Thế là cái sào đẩy thuyền lại thành ra cái cọc buộc con thuyền lại. Nếu họ cũng lại cứ đẩy, cứ nhún nữa thì sào sẽ đi đằng sào, thuyền sẽ đi đằng thuyền… Con thuyền sẽ mất phương hướng, quay lô lô giữa dòng, vùng vằng không chịu đi cho. Nhiều khi “người cầm lái” còn ngã ùm cả xuống sông nữa kia.
Nhưng thuyền mủng ở làng tôi cũng ít được dùng vào công việc chính của làng là làm ruộng. Vì vụ gặt chiêm, làm mùa thì nước chưa to mà đến vụ gặt mùa thì nước lại cũng đã cạn rồi. Chỉ có những gia đình có ruộng ở Đồng Chiêm, Đồng Dành, giáp ngọn con sông Đào, người ta mới dùng thuyền chở lúa về làng. Còn đa phần vẫn gánh bộ, không lích kích phải bốc lên xếp xuống. Rụng lúa. Rốt cục thuyền mủng chủ yếu chỉ để cho bọn trẻ con chúng tôi đi đưa cơm cho thợ cày ở những cánh đồng xa, hoặc bồng bềnh đẩy xuống mé sông Gốm, đồng Gốm để kiếm rau lợn. Bởi ở đồng Gốm có một thứ rong dùng nấu cám rất sánh và lợn rất hay ăn. Làng tôi gọi cây rong đó là cây “rau vậy”, nhưng cũng có làng lại gọi nó là cây rong “ áo tơi”. Đồng làng Gốm thấp hơn cánh “đồng dưới” làng tôi một cấp, nên nước cũng ngập sâu hơn một cấp. Độ ba bốn mươi phân gì đấy. Những buổi trưa hay chiều mùa hè, nắng chói chang, nước đồng trong văn vắt. Chúng tôi cứ cho thuyền lượn lờ đi trên đồng, quan sát dưới đáy ruộng. Hễ thấy khu vực nào có cây rau vậy to và dày thì mới cắm sào đỗ thuyền lại. Những cây rau vậy to trông nó rườm rà như một cái nơm để ngửa. Những con cá “xí cờ” thập thò bơi quanh hóng mát. Cũng có khi là mấy chú cá “lầm đất”, nghe tiếng động thuyền thì rối rít chúi chạy, loáng nhoáng hiện những cái thân, cái bụng lấp lánh trắng ở dưới gốc. Chúng tôi phải lột áo, tụt quần, vứt ở trên sạp lái. Lội xuống. Ngụp. Dùng tay cầm tận sát gốc cây rau vậy. Nhổ. Rũ cho sạch đất bùn bám ở rễ, rồi xếp chúng vào thuyền. Đủ định lượng thì chúng tôi lại bồng bềnh đẩy thuyền về cập bến làng Riêng.
Nhưng người lớn làng tôi chuẩn bị thuyền là nhằm những mục đích quan trọng hơn nhiều. Đó là cái phao cứu sinh cho cả một gia đình. Bởi vì ở vùng tôi, cái thảm họa nước to, do mưa lớn hay vỡ bối, vỡ đê luôn là một khả năng treo lơ lửng ở trên đầu. Cho nên nhà giầu nào cũng thường xây một gian kho có nền rất cao như nhà Cụ Hậu, nhà ông Ký Đính, nhà ông Lý Tịnh…Ít ra thì cũng chuẩn bị sẵn cây que bắc lấy một gian gác để nếu gặp “tình trạng khẩn cấp” thì để thóc lúa lên gian gác ấy. Nhưng để chạy người thì vẫn phải có một con thuyền mủng. Ngày còn rất bé, tôi láng máng nhớ có một lần chạy nước to như thế. Ngày ấy tôi hãy còn mẹ. Nghe người làng kêu “Ới làng nước ơi, vỡ bối rồi!”. Tôi thấy mẹ tôi cuống quýt dựng tôi dậy. Bà đặt tôi đứng trên cái phản ở giữa nhà, vào buồng vơ lấy cái áo mặc thêm cho tôi. Vừa mới đóng xong mấy cái cúc thì nước đã ngập đến hè, rồi ngập vào nền nhà. Mãi đến khi nước gần lên đến chỗ chân tôi đứng thì bố tôi mới kéo đến một con thuyền mủng. Mẹ tôi bế tôi lên thuyền và cả nhà chạy lên Bãi Đá. Mấy ngày sau, bố cho tôi về thăm nhà, tôi thấy nước ngập đến tận giọt gianh. Sóng cứ vỗ dập dềnh liếm vào mái rạ. Căn nhà chỉ còn như một cái nón vuông kéo dài nằm úp trên mặt nước.
Sau trận càn đầu tiên của giặc Pháp, làng tôi bị đốt hầu hết nhà cửa. Nhà tôi cũng bị đốt hết cả: gồm năm gian nhà gỗ xoan kẻ truyền, chồng chóp; gian bếp rồi tiếp đến là ba gian nhà ngang làm nhà ăn và để cối xay, cối giã; khu chuồng trâu, chuồng lợn… Người làng tôi hốt hoảng mà không biết chạy đâu. Họ bèn dắt díu nhau bỏ làng chạy lên ngọn con sông Đào. Mỗi nhà đào một cái “Tăng xê” trên bờ con sông Đào, úp thuyền lên trên làm mái che. Cửa hướng ra sông Đào thì tạm che bằng phên nứa, phên gianh; vừa làm hầm trú ẩn lại vừa làm nhà ở. Bờ sông Đào bỗng thành một dãy “phố tăng xê”, nối liền nhau như “mủng úp”. Ban ngày người lớn đi làm gì ở đâu tôi không biết. Bố mẹ tôi gửi tôi ở nhà chơi với những anh những chị lớn hơn bên “hàng phố”. Tôi thường cũng ấm ích, phụng phịu một lúc. Nhưng khi bố mẹ đã đi rồi thì chẳng còn “làm nũng” với ai được nữa. Thế là tôi lại tha thẩn chơi, đào lỗ cóc, móc lỗ kiền ở trên bờ con sông Đào. Duy nhất tôi thấy có một bà cô của tôi, lúc ấy đã có ba con và góa chồng, đang có một ông bạn người làng dưới, cũng góa vợ lên “tìm hiểu” là ở nhà với nhau thôi. Họ thường khép kín cửa, thì thầm to nhỏ với nhau trong tăng xê. Sự lạ ấy gợi trí tò mò của bọn trẻ con chúng tôi. Mấy anh lớn rất hay rủ bọn chúng tôi đến xem trộm. Tôi sợ, chỉ dám đứng ở đằng xa. Còn các anh lớn thì cúi người đi rón rén vào gần tận cửa. Người thì dán mắt vào khe cửa: dòm. Người thì dán tai vào phên liếp: nghe. Một lát lại thấy cười rúc rich. Có tiếng người đàn ông hỏi to: “Đứa nào, Làm gì ngoài đấy?”. Thế là các anh ấy cười ré lên chạy ra. Một anh vừa cười vừa kể bằng cái giọng vừa lắp, vừa ngọng của anh ấy: “Yì..ình…yì..ình …ình…ừ..ừng… ! Yì…ình…yì…ình ở…ở ại ới eng ơ…! Ệ…ệ …y…úng…úng ó !”…
Nhưng ở giữa cánh đồng không mông quạnh, chẳng có tre pheo gì che chắn, lại nằm dưới lòng đất ẩm lạnh, trẻ con người già không chịu được. Thế là thấy yên yên, người làng tôi lại trở về làng. Nhà tôi với nhà chú Đặng tôi, dựng tạm trên nền nhà ngang nhà tôi, hai gian nhà nhỏ ở. Nhà tôi ở một gian, nhà chú Đặng ở một gian. Một thời gian sau, chú Đặng làm xong ba gian nhà ngang dưới gốc thị thì chú thím về nhà mới. Nhà tôi ở cả hai gian. Bố tôi cắt vách, mở cửa nách và ngăn một gian ra làm buồng. Còn gian ngoài có cửa trước ra sân và cửa sau đi xuống bếp. Bếp chỉ là một gian bán mái con con, gác ở đằng sau nhà. Lúc này thì bệnh của mẹ tôi đã bắt đầu nặng. Sau lần sinh đứa em gái sau tôi-Bé Tạo-mẹ tôi bị “hậu sản”. Người cứ sốt, cứ gầy rạc đi, hết thuốc ông lang này, lại đến thuốc ông lang khác mà vẫn không khỏi. Mẹ tôi ốm, không đủ sữa nuôi con nên bé Tạo cũng bị “suy dinh dưỡng” nặng. Nó quấy nhèo nhẹo như cái dẻ vắt vai. Da vàng bủng. Đít dúm . Mà chân tay thì cong vẹo, nhăn nheo và bé tẹo. Bố tôi phải thuê một bà người bên làng Ngô Đồng sang ở vú phụ nuôi bé Tạo mà cũng chẳng ăn thua. Bệnh mẹ tôi thì càng ngày càng nặng. Người trông chỉ còn da bọc xương. Đầu cạo trọc. Trên gương mặt bà chỉ còn thấy có đôi mắt là to hơn cả.
Một buổi trưa đầu hè nắng gắt. Bố tôi đang làm rạ lợp nhà ở ngoài sân. Trong nhà, cô Lý Tường sang thăm, vẫn ngồi trên giường nói chuyện với mẹ tôi. Đang giang giang câu chuyện thì bỗng cô Lý Tường gọi giật giọng “Bác ơi ! Bác ơi ! Bác làm sao thế ?”. Nghe tiếng gọi khác lạ, bố tôi vội hớt hải chạy vào. Cô Oanh bên hàng xóm cũng vội chạy sang. Chỉ một loáng sau, người đã đến chật nhà. Còn tôi, trước đấy vẫn tha thẩn chơi trong nhà, nhưng lúc này tôi lại đến nằm phục phị bên đầu giường mẹ. Tôi vẫn chưa có cảm giác rằng mẹ tôi đã chết, nên cứ chằm chằm nhìn vào mặt mẹ. Quả nhiên, mẹ tôi lại mở mắt ra thật. Mở rất to, nhìn tôi một lúc lâu, dưới hố mắt ứa ra một giọt lệ rồi mới thấy từ từ khép lại…Chắc mẹ tôi thương tôi lắm, nên đã ra đi rồi, mà vẫn không đành lòng, còn nán lại nhìn tôi. Sau này nghe bố tôi kể lại, những ngày sắp mất, mẹ tôi cứ dặn đi dặn lại bố tôi hai điều: Một là anh phải gắng nuôi con cho nó thành người; hai là tôi còn bố già, anh phải gửi sang đấy cho tôi một con nghé đực, nhờ bác cả nuôi hộ. Khi nào ông cụ mất, thì dùng con trâu ấy lo việc ma cho ông cụ. Xem như đó là phần đóng góp của tôi.
Chỉ độ một giờ sau thì đằng ngoại bên Ninh Xá nhà tôi sang. Họ sang rất đông. Họ vừa vào đến nhà thì tiếng khóc cũng váng lên ngay. Nhất là mấy cô cháu gái thì khóc rất to và thảm thiết lắm. “Ới cô ơi !...Cô đi đâu mà cô bỏ chồng, bỏ con thế cô ơi ?..”, “Ới cô ơi !...Con cô còn bé dại thế kia, mà cô nỡ bỏ cho ai nuôi… cô ơi ?…”. Những tiếng khóc ấy làm tôi không chịu nổi. Tôi vội chạy ra đằng sau nhà, gục đầu vào tường thổn thức khóc một mình. Mãi đến tối, dì Thiều tôi mới tìm tôi về dỗ dành cho ăn, cho uống và tôi ngủ lúc nào cũng không biết nữa. Sáng hôm sau, bố tôi mặc cho tôi bộ quần áo sô, đội mũ rơm rồi vừa dắt, vừa bảo tôi mũ gậy đưa mẹ ra đồng. Ít ngày sau thì bé Tạo cũng mất. Hôm đám tang mẹ tôi, tôi không thấy bố tôi khóc. Nhưng đến tối hôm bé Tạo mất, tôi lại thấy bố tôi khóc dữ lắm: “Ới con ơi... bây giờ thì ai cho con ăn, ai ru con ngủ ..con ơi…”, “ Ới em ơi… sao em lại bỏ tôi gà sống nuôi con một mình, em ơi…”, “Ới giời ơi …thân tôi có tội tình gì mà giời bắt tội tôi thế này, giời ơi…” Giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng một người đàn ông khóc vợ, khóc con và tủi phận mình mới não nuột làm sao. Tôi nằm trong lòng cụ Ứng, nghe bố tôi khóc thế, cũng không cầm lòng được, cứ nức nở rung hết cả người lên. Chắc cụ Ứng cũng nghẹn ngào không nói được. Cụ chỉ ôm ghì tôi thật chặt và an ủi tôi bằng những cái vỗ tay đều đều đằng sau lưng.
Sau đó là những ngày mà tuổi thơ tôi đã phải sống rất bơ vơ. Giặc đốt hết nhà cửa, vợ ốm đau dài ngày, rồi người chết, của hết… Bố tôi rơi vào hoàn cảnh hoàn toàn trắng tay. Ông cụ phải chạy chợ lần hồi kiếm ăn từng bữa. Hôm nào cũng thế, cứ độ ba-bốn giờ sáng là ông cụ đã trở dây, nổi lửa nấu cơm. Ông cụ nắm làm hai nắm: một nắm to ông cụ mang đi ăn đường và một nắm con phần tôi ở nhà ăn bữa trưa. Ông cụ thường mua muối ở chợ Phả Lại đem vào chợ Bến Tắm bán, rồi lại mua chè tươi và các hàng lâm sản ở chợ Bến Tắm đem về bán ở chợ Phả lại. Những hôm có phiên chợ Bến Tắm thì ông cụ phải đi sớm lắm. Tôi phải ở nhà một mình ngay từ lúc trời còn chưa sáng. Đầu tiên cũng sợ, sau quen dần. Tôi cứ lủi thủi một mình ngồi ở đầu hè bạn với vầng trăng gà gáy cũng lạnh lẽo, cô đơn một mình giữa bầu trời đã vãn hết sao. Cho đến đến tận bây giờ, cứ mỗi lần gặp lại vầng trăng gà gáy là tôi lại nhớ lại cái đoạn đời ấu thơ côi cút này.
Nhưng cũng có một lần, đang đêm tôi thức dậy, thấy ánh lửa chập chờn, tôi nghĩ là bố tôi đang nấu cơm ở dưới bếp như mọi đêm. Tôi gọi “Bố ơi,…bố!”. Nhưng không có tiếng bố tôi trả lời. Tôi bèn trở dậy chạy xuống bếp. Cũng không thấy bố tôi đâu. Mà quay ra thì thấy phía giữa làng lửa cháy rừng rực, tiếng nổ đôm đốp, tro than bắn lên tung tóe cả. Tôi hoảng quá, khóc toáng lên, chạy ra sân, gào bố ầm ĩ. Vẫn không thấy bố tôi đâu cả. Mà lửa cháy thì càng to và tiếng nổ lại càng dữ. Nhưng xóm làng thì vắng lặng, hoàn toàn không thấy có tiếng người. Một thứ vắng lạnh nghe ghê ghê rờn rợn. Tôi càng hoảng sợ, cứ vừa khóc vừa gọi, vừa cuống quýt chạy quanh tìm bố. Rồi tôi nghe thấy tiếng một người phụ nữ se sẽ gọi “Tuân ơi Tuân, ra đây chị bế”. Nhưng trong cơn hoảng loạn, tôi không xác định được tiếng gọi ấy phát ra từ hướng nào. Nên tôi lại cuống quýt chạy ra cổng. Người phụ nữ vội vàng chạy vụt ra, ôm chặt lấy tôi. Chị bịt mồm tôi lại và nói sẽ vào tai tôi “Tây đấy! để chị bế đi trốn!”. Bây giờ thì tôi nhận ra đó là chị Khuông, con cô Cả Luyến. Tôi im bặt ngay và ôm chầm lấy chị. Chị bế tôi đi lẻn phía vườn sau, sang góc cái bếp con, làm cạnh một cái điện thờ Thần đất bên nhà chú Đặng tôi ngồi ẩn. Cô Cả Luyến ôm chị Khuông, chị Khuông lại ôm tôi. Ba người ngồi chết dí trong xó bếp, trốn giặc.
Cả Luyến chỉ là tên chồng, còn tên thật của cô là gì thì cho đến nay tôi cũng chưa biết. Lúc này cô đã già, lưng đã còng và hai mắt thì mờ tịt. Giữa ban ngày ban mặt, nhưng đi lại cô vẫn phải đưa chân chậm chạp ra phía trước dò dẫm và đưa tay ra trước mặt sờ soạng. Cô chưa làm lại được nhà, đang ở nhờ nhà chú Đặng tôi. Vì có quan hệ họ hàng gì đó nên tôi mới chỉ gọi là “cô” chứ không gọi là “bà” như với những người dưng khác ở trong làng. Sau này đọc “Đỗ tộc gia phả” tôi mới biết, bác Lý Tín nhà tôi có một người cô ruột (chị bố) lấy chồng về Bắc (Từ Sơn, Bắc Ninh: nơi phát tích của họ nhà tôi) đẻ ra cô. Cô cũng đã lấy một đời chồng ở trên Bắc rồi. Sinh được một người con trai thì chồng chết. Cô về làng tôi (quê mẹ) lấy ông Cả Luyến là đời chồng thứ hai, sinh thêm được ba trai và một gái. Chị Khuông chính là mụn con gái cấn cơm cấn sữa của cô. Sau này chị Khuông yêu anh Chấp lắm nhưng chỉ vì anh Chấp là con riêng của vợ hai bác Lý Tín nên tự nhiên họ lại thành ra “có họ” và không thể lấy được nhau nữa…
Ngồi như thế một lát thì nghe có tiếng giày đinh đi vào trong sân. Chúng tôi co dúm cả người lại, sợ đến nghẹt thở. Nhưng vì ngồi ép sát bức vách có lỗ thủng nên tôi vẫn nhìn ra được ngoài sân. Tôi thấy một thằng tây lênh khênh đi vào. Nó đứng ở giữa sân, nghênh ngó một lúc, rồi lại đi ra, không bắn súng mà cũng không đốt nhà.
Tờ mờ sáng hôm sau, khi giặc đã rút đi, mọi người ấn trốn mới tìm về rì rầm kể với nhau về chuyện đêm qua. Thì ra làng tôi họp mít tinh trong sân nhà ông Ký Đính. Còn đang hát quốc ca thì có tin báo “Tây đấy!”. Thế là mọi người bỏ chạy tán loạn. Bố tôi không cả kịp chạy qua nhà đón tôi. Nhưng khi đã chạy ra ngoài đồng, ngồi ẩn trong ruộng lúa, nhìn về làng thấy ngọn lửa bốc cao, bấy giờ ông cụ mới bồn chồn lo “nó mà đốt ra đến xóm đình thì thằng bé chết cháy”. Sau lần chết hụt ấy, đàn ông làng tôi không giám ngủ đêm trong làng nữa. Cứ cơm tối xong, là lại ôm chăn, ôm chiếu xuống thuyền, bồng bềnh ra ngủ rải rác ở các đống ngoài đồng xa. Cố nhiên là bố tôi phải mang cả tôi đi theo. Cứ hai ba người lại chọn một đống để cùng ngủ cho vui. Họ thường trải chiếu lên cỏ, còn trên thì đắp chăn, đắp màn để che sương. Vì đống thường không bằng phẳng lại có một lớp cỏ, cho nên cái cảm giác nằm trên đống ngủ cũng bồng bềnh như nằm trên sóng vậy.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

THƠ ANH

Hoàng Huy

Những bài thơ ngày nào anh viết ,

Có tiếng rế đêm trăng ,quả xim chát trên đồi .

Bát nước vối trưa hè sóng sánh ,

Mẹ làm về ,ngồi quạt mồ hôi …

Thơ anh bây giờ váng màu son phấn ,

Giongj cải lương cơ chế thị trường .

Lời nhạt nhẽo như người ngoài cuộc ,

Câu thơ như cái xác không hồn .

Thơ anh như bọn lâm tặc phá rừng ,

Câu lục bát được chặt làm mấy khúc .

Những từ ngữ tra nửa ngày không hiểu được

Như người đang đi ,chân chổng ngược lên trời .

Anh đọc thơ,

Em tối mặt, tối mày ,

Những câu thơ trượt ướt trên môi

Và anh bảo anh vừa sáng tác

Hình như em đã đọc ở đâu rồi …

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

THƠ LÒNG

Thơ là tiếng nói của lòng ta ,

Chẳng bán chẳng mua,chỉ tặng quà .

Tặng bạn tri ân vơi nỗi nhớ ,

Làm quà tri kỷ trọn tinh ca.

Đêm thâu khúc vịnh cùng thi hữu,

Ngày trọn câu ngâm gửi bạn xa .

“Thời thế,thế thời” đâu có dễ ,

Thơ lòng thấu hiểu nỗi can qua …

ĐT 16-2-2011

M.T

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

DU CÔN SƠN

Nguyễn Phi Khanh

45/遊崑山

一筇山上拄雲烟

囘首塵埃路隔千

雨後泉聲流蔌蔌

天晴嵐氣静涓涓

百年浮世人皆夢

半日偸閒我亦仙

興去欲来僧院宿

昏鐘催月掛峯前

Phiên âm

DU CÔN SƠN

Nhất cùng sơn thượng trụ vân yên

Hồi thủ trần ai,lộ cách thiên .

Vũ hậu tuyền thanh lưu tốc tốc ,

Thiên tình lam khí tĩnh quyên quyên .

Bách niên phù thế nhân giai mộng ,

Bán nhật du nhân,ngã diệc tiên ,

Hứng khứ dục lai,tăng viện túc ,

Hôn chung thôi nguyệt,quải phong tiền .

DỊCH THƠ

ĐI CHƠI CÔN SƠN

Gậy trúc trèo non ngắm tuyết tan ,

Ngoảnh đầu nhìn lại chẳng đường lên .

Nước khe róc rách tuôn dòng chảy ,

Trời tạnh mây quang chẳng bụi trần .

Cõi thế xưa nay toàn mộng ảo ,

Nửa ngày thanh thản hóa thành tiên ,

Đường vào tu viện thăm cửa phật ,

Chuông giục trăng treo đỉnh núi ngàn .

M.T Đ.T2-2-11

TÂN MÃO VALENTINE

















Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

HAPPY VALENTINE DAY


Chúc mọi thành viên Xóm Tri Ân tràn đầy tình yêu và hạnh phúc nhân Ngày lễ Tình nhân 14/2.

Nhớ Tuy Hòa




Máy bay hạ cánh Tuy Hòa
Anh em bè bạn đón chào chúng tôi
Ghềnh đá đĩa Tháp nhạn ơi
Danh lam thắng cảnh đẹp ngời Phú yên
Đêm Sao việt giao lưu lửa trại
Bốn mươi năm mới lại đoàn viên
Thầy trò câu chuyện hàn huyên
Bắc-Trung-Nam cả ba miền hòa vui.

Bùi Thế Sử
05/02/2011

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

HỌA LẠI BÀI THƠ KHAI BÚT



Khai Bút

Giao thừa tống cựu Canh dần
Nghinh tân Tân Mão góp phần dựng xây
Việc làng việc nước chung vai
Có hiền tài – có tương lại mạnh giầu

Tô Tuấn

1- Ai nào biết không

Nước nhà sao vẫn chưa giàu
Hiền tài thì có thời nào thiếu đâu
Nhân dân một dạ trước sau
Thế thì sao thế ai nào biết không?


2- Giá leo

Giao thừa đuổi hổ đón mèo
Nghinh chào năm mới giá leo ngút trời
Việc nhà tính tới tính lui
Có tiền thì chớ thiếu tiền thì… meo!

3- Chung xây

Tri Ân ra mắt Canh dần
Tân mão phát triển phải cần chung xây
Chung lòng chung sức chung vai
Xây cho tình nghĩa bấy nay thêm giàu.

MH - 12/02/11

NGỎ CÙNG TRI ÂN





Trước khi vào cõi vô thường
Tuổi già là một chặng đường phải qua
Xưa nay ai thích mình già
Chỉ mong son trẻ đầy hoa lá cành
Nhưng rồi năm tháng trôi nhanh
Tuổi xuân rồi sẽ hóa thành tuổi cao
Cái tươi cái trẻ lặn vào
Cái già cái héo nó cào cốn lên
Tuổi già lắm chuyện vô duyên
Ngu ngơ nhớ nhớ quên quên ẫn ờ
Ngố Tầu hay ngố Liên Xô
Trước sau rồi nó cũng vồ đến ta
Thấy người mà lại lo xa
Nay mai sắp sửa mình già thế chăng ?
Thày Tuân lên lão không mừng
Miệng cười mà dạ cứ bâng khuâng buồn…!


12/2/2011
Đỗ Đình Tuân

NGẪU HỨNG SAU TẾT


Tết này “Thày Cảnh ăn to”
Thày Tư thì lại “vo vo một mình”
Thày Tuân “lên lão linh đình”
Tiệc thơ cứ rải ênh hềnh kín trang…!


Đỗ Đình Tuân
10/2/2011

26 /QUÁ HẢI

Nguyễn Trãi

過海

(龍尾山在寧縣.首據峻岸尾截海邊往来舟楫阻風浪者多)

撥藎閒愁獨倚蓬

水光渺渺思何窮

松林地斥彊南北

龍尾山橫限要衝

義氣埽空天障霧

壯懷呼起半帆風

扁舟揃我朝天客

直駕鲸鲵骻海東

PHIÊN ÂM

(Long vĩ sơn tại Vạn ninh huyện,thủ cứ tuấn ngạn,vĩ tiệt

Hải biên,vãng lai chu tieepstrowr phong lãnh giả đa)

QUÁ HẢI

Bát tận nhàn sầu,độc ỷ bồng ,

Thủy quang diểu diểu tư hà cùng ,

Tùng lâm địa xích cương Nam Bắc ,

Long Vỹ sơn hoành hạn yếu xung .

Nghĩa khí tảo không thiên chướng vụ ,

Tráng hoài hô khởi bán phàm phong .

Biển chu tiễn ngã triều thiên khách ,

Trực giá kình nghê khóa hải đông .

DỊCH NGHĨA:

(Núi Long Vỹ ở huỵn Vạn Ninh,đầu tựa bờ cao,đuôi thẳng ngang bể .Thuyền bị sóng gió ngăn trở rất nhiều)

Bỏ hết sầu muộn rối tựa bòng bong,

Nước trong mêng mang chảy đến vô tận .

Rừng tùng chia cắt hai miền Nam Bắc.

Núi Long Vĩ nằm ngang chặn sóng gió

Hơi nước bốc lên trời mù sương,

Lớn tiếng kêu to buồm căng gió ,

Thuyền nhỏ đưa khách qua biển

Cưỡi kình nghê vượt biển đông .

DỊCH THƠ

Dẹp hết sầu bi tựa cỏ bong,(1)

Mênh mang nước chảy đến vô cùng ,

Rừng thông chia cắt Nam Và Bắc ,

Long vĩ nằm ngang chặn bão dông .

Hơi nước bay bay mờ khói sương ,

Tiếng gào gió thốc cánh buồm căng ,

Thuyền ta nhè nhẹ trời du khách ,

Dám cưỡi Kình Voi (2) vượt biển đông.

(1)Bong:cỏ bòng bong

(2)Cá kình ,cá voi

Đ.T 02-12-2010

M.T

NỐI VẦN CHO VUI

(Nhân đọc bài;Các đôi uyên ương trai
tài gái sắc xóm Tri Ân của tác giẩ M.H)

Xuân về chúc phúc vợ người ta ,
Lộc đến ,vinh hoa khắp mọi nhà ...(Tư)

68 過神符海口

Nguyễn Trãi

神符海口夜中過

奈此風清月白何

夾岸千峯排玉笋

中流一水走青蛇

江山如昨英雄逝

天地無情事變多

胡越一家今幸覩

四溟從此息鲸波

Phiên âm

(Cửa biển ở huyện Nga Sơn,từ xã Chính đại xuôi dòng.

Hai bên nuí mọc như thế uy nghiêm đi tới bể,rộng rãi bao la,

Phong cảnh tuyệt đẹp)

QUA THẦN PHÙ HẢI KHẨU

Nguyễn Trãi

Thần Phù hải khẩu dạ trung qua .

Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà ,

Giaps ngạn thiên phong bài ngọc duẩn ,

Trung lưu nhất thủy tẩu thanh xà .

Giang sơn như tạc anh hùng thệ ,

Thiên địa vô tình sự biến đa .

Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ ,

Tứ minh tòng thử tức kình ba .

DỊCH THƠ

Thần Phù cửa bể gữa ban đêm ,

Gios mát trăng trong sáng một miền .

Bao bọc núi cao măng mọc thẳng ,

Giua dòng nước cuộn tựa rồng leo ..

Nước non còn đó người đâu tá ?

Trời đất hững hờ việc rối thêm .

Hồ Việt một nhà vui gặp mặt .

Cá voi quy thuận hết cuồng điên

M.T

27 /關海
Nguyễn Trãi
樁木重重海浪前
沈江鉄亦徒然
覆舟始信民由水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
浪在滄浪遠樹烟
Phiên âm:
QUAN HẢI
Thung mộc trùng trùng,hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên .
Phúc chu thủy tinsdaan do thủy ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên .
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật ,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên .
Càn khôn kim cổ vô cùng ý ,
Khước tại thương lương viễn thụ yên .
(lãng) (lãng)
Dịch thơ:
CỬA BIỂN
Cọc gỗ giăng đầy trước biển khơi ,
Chìm sâu dưới nước chặn dòng bơi ,
Lật thuyền sức mạnh dân như nước,
Vượt mọi hiểm nguy thuận ý trời .
Họa phúc xẩy ra chỉ một ngày ,
Anh hùng vang tiếng khắp muôn nơi .
Xưa nay trời đất ban mưu lược ,
(khước tại thương lương viễn thụ yên.)
Đ.T.1-2011
M.T

99 / 題安子山花烟寺

Nguyễn Trãi

(安南志:山在東潮,又名象頭山.相傳安期生修練之處.

故名宋海乐名圖苐四福地在交止,安子山,封域志:上有紫

宵峯,卧雲庵,龍洞諸勝.烟花寺在絕頂景致空洞.陳仁宗居

此俸佛為竹林弟一祖)

安山山上最高峯

纔五更初日正红

宇宙眼窮滄海外

笑談人在碧雲中

擁門玉槊森千畝

掛石珠旒落半空

仁廟當年遺迹在

白豪光裡覩重膧

PHIÊN ÂM

Đề An Tử sơn Hoa Yên Tự

(An Nam chí:Sơn tại Đông Triều .Hựu danh Tượng đầu sơn .Tương truyền

An Kỳ Sinh tu luyện chi xứ.Cố danh Tống Hải Nhạc Danh Đồ đệ tứ phục địa .tại giao chỉ ,An Tử Sơn,phong vực chí:Thượng hữu Tử Tiêu phong ngọa

Vân am,Long động chư thắng.Yên hoa Tự tuyệt đỉnh,cảnh trỉ không động.Trần nhân Tôn cư thử phụng Phật,VI TRÚC LÂM ĐỆ NHẤT TỔ)

An sơn ,sơn thượng tối cao phong ,

Tài ngũ canh sơ,nhật chính hồng .

Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoaj ,

Tiếu đàm nhân tại bích vân trung .

Ungr môn ,Ngọc sóc sâm thiên mẫu,

Quair thạch,lưu châu,lạc bán không .

Nhân miếu đương niên di tích tại .

Bạch hào quang lý đổ trùng đồng .

Dịch thơ

ĐỀ CHÙA HOA YÊN NÚI YÊN TỬ

Yên sơn cao ngất vút ngàn trùng (1)

Sáng sớm tinh mơ rạng ánh hồng ,

Vũ trụ ngắm nhìn xa tít tắp ,

Tọa đàm, cười nói giữa mênh mông .

Cửa ngoài giáo ngọc xa ngàn mẫu

Vách đá cờ treo rủ bóng lồng .

Di tích tại đây người lập miếu ,

Hào quang chiếu rọi khắp non sông

(1)Yên sơn:Núi Yên Tử

Đ.T.1-2011

M.T

57 /乞人書崑山圖

NguyễnTrãi

半生邱壑廢登臨

乱後家鄉沸夢尋

石畔松風孤滕賞

澗邊梅影負清吟

烟霞泠落腸愖断

猿鹤潇倏意匪禁

憑仗人間高書手

筆端寫出一般心

Phiên âm;

KHẤT NHÂN HỌA CÔN SƠN ĐỒ

Bán sinh khưu hác phế đăng lâm ,

Loạn hậu gia hương phí moongj tầm .

Thạch bạn tùng phong cô thắng thưởng .

Gianr biên mai ảnh phụ thanh ngâm .

Yên hà linh lạc trường kham đoạn ,

Viên hạc tiêu điều ý phỉ câm

Bằng trượng nhân gian cao họa thủ ,

Bút đoan tả xuát nhất ban tâm .

Dịch thơ

Nửa đời lưu lạc bỏ công danh ,

Hết mộng về quê mộng chẳng thành .

Vách đá tùng reo mình tận hưởng ,

Mai in bóng nước suối trong lành .

Dáng mờ khói bạc dạ bâng khuâng ,

Vượn –hạc yên lòng sống quẩn quanh

Binh khí trong tay người họa sỹ ,

Bút thiêng thể hiện nét tâm thanh .

Đ.T.1-2011

M.T

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Các đôi uyên ương trai tài gái sắc xóm Tri Ân

Xuân đang về với bao niềm tâm sự của mỗi người cùng tiết trời se lạnh và sắc màu non tinh của cỏ cây hoa lá. Dù là ai, với tâm trạng vui hay buồn đều không thể ngoảnh mặt lại với mùa xuân, mùa của sự khởi đầu, của cây cối đâm chồi nảy lộc, của sự sống hồi sinh… Xóm Tri Ân đang tuôn trào vào dòng chảy của mùa xuân với những áng thơ văn, những lời chúc năm mới đầy nghĩa tình sâu lắng. Điều đó ai cũng biết, nhưng còn một chút xuân rất riêng nữa của Tri Ân có thể đã nhiều người nhận ra, Minh Hương chỉ muốn làm rõ hơn cái nét độc đáo quý hơn vàng này thôi. Đó là sự vấn vít của các đôi uyên ương, những cặp trai tài gái sắc của xóm Tri Ân. Lạ thế, không hẹn mà họ đã mượn thơ để bày tỏ sự gắn bó bền chặt không dứt ra được của tình yêu chồng vợ. Minh Hương cảm được giá trị vàng của những mối tình son sắt đó. Những áng thơ thật chân tình mộc mạc nhưng không thiếu sự lung linh, lãng mạn khiến Minh Hương thấy xúc động lạ. Xin được giới thiệu chùm thơ (có bài đã được đăng lên Tri Ân ) để cư dân xóm mình cùng thưởng ngoạn. Đúng là Gừng càng già càng cay…phải không ạ!?

THƠ XUÂN TẶNG VỢ

Xuân này ta đã bảy hai
Vợ ta sáu sáu vẫn lai láng tình
Hai ta đôi lúc còn kình
Nghĩa tình vẫn nặng như mình với ta
Xuân này hơn mấy xuân qua
Vợ lo sắm tết ăn qua tận rằm
Thương vợ chu đáo ân cần
Mong rằng em vẫn mặn nồng như xưa
Hai ta quấn quýt sớm trưa
Sống bên con cháu sáng trưa mỗi ngày
Dù cho trời đất đổi thay
Hai ta chung sống đến ngày qui tiên
Viết Cảnh
Mồng 4 tết Tân Mão - 6-2-2011


XUÂN NỊNH CHỒNG
Anh là nơi giếng ngọc
Hạt mưa Em rơi vào,
Anh là miền đất màu,
Để chồi Em nẩy lộc.
Anh là nguồn nhựa sống,
Nuôi cây đời Em xanh,
Anh là cơn gió lành,
Cho lòng Em mát rượi
Anh là nơi bến đợi,
Thuyền tình Em đi về,
Anh là ánh trăng quê,
Hoa cau Em thơm mát.
Anh là muôn nốt nhạc,
Cho thơ Em gieo vần,
Anh mãi là mùa xuân,
Trăm hoa Em thắm đỏ
Anh là vàn nỗi nhớ
Những lúc Em xa Anh,
Khi có hai chúng mình,
Thì Anh là tất cả.
Cẩm Tú
Hà nội 10/2/2011


Xin họa thơ chồng

Tuổi cao thôi đã rõ mười mươi
Má hóp răng thưa miệng móm rồi
Riêng cái phong tình còn phấp phới
Chung miền thi tứ vẫn tươi tươi
Nhân gian biến đổi còn thao thiết
Thiên địa vần xoay những rối bời
Tuổi bạc nhưng lòng son chẳng bạc
Rượu ngang thịt chó đáng dâng mời.
Vũ Thị Song Thu
4/1/2011


HẠNH PHÚC NHẤT
(kính mừng thày lên tuổi bạc)

Xem ảnh thầy Tuân thật tươi
Ôm hoa ôm cháu miệng cười rõ… xinh
Lại còn bên vợ đưa tình
Xung quanh có cả gia đình chung vui
Thế là hạnh phúc nhất rồi
Bao nhiêu thứ khác đầy vơi chi bằng
Mong thầy thọ lên “tuổi vàng”
Trang thơ lại rộ cả làng cùng vui!

MH – 11/02/11

Xin Thầy Tuân bày cho!

Lên lão nên mừng hay nên lo?
Xin Thầy thọ giáo rõ giùm cho
Em đây tấp tểnh mong lên lão
Chợt thấy hân hoan lẫn đắn đo.

Vốn dĩ ngố tàu tính bẩm sinh
Lại thêm Thiên bẩm quá gà mờ,
Nhỡ mai lên lão, tăng thêm nữa
Ngố Tàu tiến tới ngố Liên Xô?

Ơ hơ…em nghĩ ra một ý
Hay cứ thế này, ứ lão đâu!
Răng rơi, tóc rụng, duyên lặn mãi,
Giờ đã thế rồi, lão mà chi!

Tiễn Xuân!


Mải mê bánh mứt với hành, dưa
Đầu óc u mê, mụ cả vần
Xuân đến, Xuân đi…vèo một cái
Tỉnh ra đã thấy Hạ đến nhà!

Bữa nay nắng sớm mà rực rỡ
Mai, Đào, Vạn thọ, Cúc, Nghênh xuân…
Suốt ba ngày tết không thèm nở
Để hết Xuân rồi lại mãn khai!

Mới hay vạn vật ung dung quá,
Muốn nở, muốn tàn chẳng quỵ ai!
Không chịu uốn mình theo chủ kiến
Lung linh, mạnh mẽ tỏa sáng ngời.

Tạo hóa ban cho mỗi một người
Sinh linh nguyên bản một trên đời
Cớ sao cứ uốn theo miệng lưỡi
Để đánh mất mình, thành Hư vô?
Loài hoa biết sống lẽ riêng mình
Mưa, nắng, bốn mùa cũng tự Thiên.
Mỗi người là một điều vô giá
Sống thực chính mình – lẽ tự nhiên!

10/2/2011

Hỏi Tô Tuấn????????


Mới nghiệm ra là: Tô Tuấn ơi,
Cũng mê tên đẹp (có mê người ????!!!)
Ham vui hay thực là muốn đến?
Nhà xóm Tri ân sẵn đón mời.

Không lẽ chỉ là đi qua ngõ???
Đâu có con nàng bò giữa sân,
Để Tô gánh nước cho con tắm,
Vậy nên cứ bước thẳng vào nhà!

Lạ trước quen sau vẫn thế mà
Huống chi hàng họ với dòng Tô?!
Thế nên không dám tra khảo nữa,
Có dịp nâng ly nhận họ hàng!

11/2/2011

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

GỬI MINH HƯƠNG



Tuy chưa có một lời thăm hỏi
Nhưng đã có lời mời Tô Tuấn vào sân
Minh Hương nên tỏ xa gần
Trước khi chỉ đạo nên vào Tri Ân cho tường

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Đầu năm kính chúc Thày

Đầu năm em chúc thày Tư
Vui xuân trẻ mãi vi vu với đời
Làm thơ vãn cảnh rong chơi
Dồi dào sức khỏe thảnh thơi tinh thần
Tóc tuy có bạc đôi phần
Không sao đâu ạ, thêm phần gió sương
Anh em bè bạn bốn phương
Không ngại khăn gói đường trường đến thăm.

MH – 09/02/11
Mời vào trong Sân

Tô Tuấn đang ở Đông Triều
Kỹ sư Lâm nghiệp về hưu lâu rồi
Xóm trưởng nên có đôi lời
Trước thăm sức khỏe sau mời đến thăm
Đàng hoàng vào hẳn trong sân
Chứ đừng ngoài ngõ Tri Ân nhòm vào.

MH

09/02/11
CHÚC TẾT TÔ HÀ

Đầu xuân Cô chúc Tô Hà
Trẻ trung, đằm thắm ,mặn mà như xưa
Thi, ca đều đặn sớm trưa,
Gia đình hạnh phúc đón mùa xuân sang

Tết Tân Mão
Cẩm Tú

THƠ ĐỌC TRONG NGÀY LÊN LÃO
(Thể thất ngôn bát cú liên hoàn ngược vận)

Bài 1:

Trên đời tôi chẳng thích già đâu
Miệng méo răng cùn bạc tóc râu
Đi đứng chân tay thì chậm chậm
Nói cười mặt mũi lại cau cau
Quên quên nhớ nhớ như người dại
Ngẩn ngẩn ngơ ngơ ngỡ ngố tầu
Cái đẹp cái duyên mòn mỏi cả…
Ngại già nhưng muốn sống thêm lâu.


Bài 2:

Ngại già nhưng muốn sống thêm lâu
Thì phải ngu ngơ phải ngố tầu
Đi đứng chân tay đành chậm chậm
Nói cười mặt mũi phải cau cau
Lưng còng cổ cứng run đầu gối
Miệng méo răng cùn bạc tóc râu
Cái đẹp cái duyên lần chẳng thấy
Ngại già nhưng tránh được già đâu ?


8/2/2011
Đỗ Đình Tuân

KÍNH TẶNG CÔ CẨM TÚ


Cảm ơn cô chúc phúc lành
Để em thêm nhẹ thênh thênh tháng ngày
Gánh đời đã vợi một vai
Tình riêng vẫn ấm, chẳng phai tấc lòng
Chúc thày cô ngày dài tháng rộng
Vẫn mặn nồng tình thắm duyên xưa
Đường đời lắm nắng nhiều mưa
Tri Ân xóm nhỏ vẫn đưa bước cùng

KÍNH THÀY LÊN TUỔI BẠC


Thày lên tuổi bạc bước thong dong
Da mồi tóc bạc vẫn mặn nồng
Chân chậm mắt mờ hao mình hạc
Hồn còn lai láng giấc mơ hồng

Đường lên tuổi bạc thày mạnh bước
Ngại gì miệng méo với răng cùn
Duyên lặn vào trong, già càng "được"
Chúc thày tuổi bạc bước thong dong

GỬI TÔ TUẤN


Sao lại đứng nhìn ngoài ngõ xóm
Cửa Tri Ân có khép bao giờ
Nếu người không chê xin mời nhập nhóm
Để Xóm Tri Ân thêm rộng tình thơ
NGHE ÔNG NỊNH VỢ

Tặng ông Cảnh

Nghe ông nịnh vợ tôi thèm ,
Mình tôi ấp bóng ,buông rèm bơ vơ .
Ngoài trời sương trắng hoa mơ ,
Mà lòng rạo rực ai chờ ,chờ ai ?...

M.T 9-2-2011

TRẢ LỜI M.H

Tô Tuấn không biết Tô Hà ,
Chỉ nghe tên đẹp thế mà đã thân ,
Nhân dịp khai bút đầu xuân ,
Đứng ngoài ngõ xóm Tri Ân nhòm vào .

T.T

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

LÀ AI ? Ở ĐÂU ?


Tô Tuấn với lại Tô Hà
Hai Tô to thế chắc là biết nhau
Tô Tuấn là ai ở đâu?
Tô Hà Xóm trưởng khai mau cho tường
Tri Ân biết để mà lường
Đôi vần thơ họa tương phùng vui xuân

MH - 08/01/11

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

GỬI BẠN GIÀ


“Tiếc thật” tóc ông đã đổi màu ,

Vẫn còn luyến tiếc chuyên đâu đâu ?

Răng long móm mém cười như khóc ,

Mắt kém da nhăn tựa “táo tàu “.

Chữ nghĩa đâu còn cho lũ trẻ ,

Văn thơ” tản mạn”bất thành câu .

Về già cố sống cho thanh thản ,

Tìm thú tiêu dao giải nỗi sầu .

(Tiêu dao :Tự do đi lại chơi bời không bị giàng buộc)

Đ.T.Xuân Tân Mão

M.T

THƠ XUÂN TẶNG VỢ

Xuân này ta đã bảy hai
Vợ ta sáu sáu vẩn lai láng tình
Hai ta đôi lúc còn kình
Nghĩa tình vẫn nặng như mình với ta
Xuân này hơn mấy xuân qua
Vợ lo sắm tết ăn qua tận rằm
Thương vợ chu đáo ân cần
Mong rằng em vẫn mặn nồng như xưa
Hai ta quấn quýt sớm trưa
Sống bên con cháu sáng trưa mỗi ngày
Dù cho trời đất đổi thay
Hai ta chung sống đến ngày qui tiên

Mồng 4 tết Tân Mão,6-2-2011)
VIẾT CẢNH

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

KHAI BÚT


Tô Tuấn KSLN 1965-1970

Giao thừa tống cựu Canh Dần ,
Nghinh tân Tân Mão góp phần dựng xây
Việc làng việc nước chung vai ,
Cóhiền tài-có tương lai mạnh giầu

Giao thừa-giáp tý
Mời bạn họa

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

KÍNH TẶNG:”TRI ÂN”

học

sinh hải

tình

thị nhai

vạn tầm

niên thiên

thanh tuế

Học như biển rộng vô bờ học ngàn năm

Tình cảm thày trò vạn năm vẫn xanh tươi.

Nguyễn Minh Tư

Xuân Tân Mão

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Ngẫm một tý!

Tri ân - ai khéo chọn tên
Mỗi ngày thêm thấm ân tình bên nhau.
Vui buồn, cũ mới, trước sau
Chia nhau nửa chữ đã mau thân tình
Cuối năm Xuân đến Đông tàn
Chúc nhau một gánh muôn vàn Tri ân!
VA
XUÂN TÂN MÃO
Xuân Tân Mão viết tứ thơ đường,
Chúc bạn tri âm ở bốn phương,
Nghĩa cũ tình xưa mong mạnh khỏe,
Mời sang chia xẻ chén men thường
Hà Nội 04/2/2011(mồng 2 tết)
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ