Không hiểu ông Tạ Anh Ngôi móc ở đâu ra được một vế đối ngắn mà hóc hiểm đến thế ? Nếu không phải là sưu tầm thì cũng phải trăn trở với kinh nghiệm từng trải của cuộc sống riêng tư !
Đây, nó đây : ĐẼO ĐÁ NÊN NGƯỜI CHO ĐÁ ĐẼO
Cái khó lần này không phải ở chỗ các chữ đều có phụ âm đầu giống nhau (phụ âm T như trong vế ra của Song Thu – một phụ âm có nhiều nhất trong tiếng Việt), khiến mọi người khó tìm một câu có phụ âm khác để đối lại). Mà cái khó nằm ở 2 chữ đầu và 2 chữ cuối. Nó vừa biến đổi từ động từ (ĐẼO ĐÁ) thành danh từ (ĐÁ ĐẼO); mà còn mang một nghĩa ngầm nếu NÓI LÁI lại hai cặp từ: ĐẼO ĐÁ và ĐÁ ĐẼO...!
Cũng như lần trước, khi tìm câu để đối với Song Thu, mất một buổi tối, lần này LÃO nổi cáu mất một đêm. Rồi cũng có một câu đối lại khá chỉnh .Và nghĩ rằng đến chính Tạ Anh Ngôi cũng không thể có, bởi XUẤT ĐỐI DỊ, ĐỐI ĐỐI NAN mà .
Đó là : LEO LẦU KHIẾN BỌ BÁM LẦU LEO*
Làng Hóp 24h24’ ngày 29-01-2013 LÃO THANH
*giọng miền Trung : Lèo=Lẹo
Có lẽ anh đã nhầm chăng khi nói rằng nó biến đổi từ động từ " Đẽo đá" sang danh từ "đá đẽo"? Theo em thực ra đây vẫn là kết hợp giữa hai từ: một động từ "đẽo" và một danh từ "đá". Chỉ khác là nó đảo kết cấu: đông danh "đẽo đá" và danh động "đá đẽo" thôi. Đúng không ạ?
Trả lờiXóaEM NÓI ĐÚNG ĐẤY.NÓ LẠI CÒN CÙNG PHỤ ÂM ĐẦU NỮA.LẠI MANG Ý NGẦM KHI NÓI LÁI ĐI !PHỨC TẠP NHƯ TÁC GIẢ CỦA VẾ ĐỐI VẬY !
Trả lờiXóa