Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

TRUNG ĐOÀN XE TĂNG LỘT XÁC THÀNH TRUNG ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI- CHỈ CÓ Ở VN


Mới nghe qua tưởng như có sự “ngược đời” ở đây. Song không phải vậy! Cái gì cũng có nguồn cơn của nó.
A7 là gì? Đang là xe tăng lại “lột xác” thành BBCG. Tại sao?
Đó chính là mật danh của Trung đoàn Bộ binh cơ giới (BBCG) 202 - một trong những đơn vị được giữ bí mật cao nhất khi tham gia cuộc Tổng Tiến công chiến lược 1972 tại Quảng Trị.
Trung đoàn 202 là đơn vị xe tăng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 05.10.1959. Tuy nhiên, ngày 18.11.1971, Bộ Quốc phòng lại ký quyết định thành lập Trung đoàn BBCG 202 trên cơ sở Trung đoàn xe tăng 202.
Mới nghe qua tưởng như có sự “ngược đời” ở đây. Song không phải vậy! Cái gì cũng có nguồn cơn của nó.
Số là khi chiến dịch Đường 9 - Nam Lào còn chưa kết thúc, ngay tại chiến trường đã có một cuộc hội thảo khoa học về sử dụng xe tăng trong điều kiện Việt Nam.
Một trong những vấn đề nổi cộm tại hội thảo là vấn đề hiệp đồng chiến đấu giữa bộ binh và xe tăng. Các chỉ huy binh chủng hợp thành đều thừa nhận sức mạnh của xe tăng song đều phàn nàn là bộ binh không thể theo kịp.
Một mặt là tốc độ của xe tăng rất nhanh, mặt khác do bộ binh ở bên ngoài không có gì che chắn nên dễ bị bom đạn sát thương mà ở đâu có xe tăng thì hỏa lực của địch tập trung cao độ vào đó...
Một trong những biện pháp được các sĩ quan đã học ở Liên Xô về đề xuất là: “Xây dựng các đơn vị BBCG trang bị hỗn hợp xe tăng và xe bọc thép (BT) chở quân. Quá trình chiến đấu cho bộ binh lên xe BT cơ động sau xe tăng; khi cần thiết thì bộ binh xuống xe chiến đấu”.
Đề xuất đó được báo cáo về Bộ và được các chuyên gia Liên Xô nhiệt liệt ủng hộ. Và đó chính là cơ sở để ra đời cái quyết định “lột xác” Trung đoàn xe tăng 202 thành Trung đoàn BBCG 202.
Bộ đội Tăng – Thiết giáp quyết tâm lên đường
 làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc năm 1972.

Sự khác biệt giữa BBCG và xe tăng
Điểm khác biệt đầu tiên tất nhiên là trang bị. Nếu như ở trung đoàn xe tăng các đơn vị chiến đấu đều trang bị xe tăng thì ở trung đoàn BBCG là biên chế hỗn hợp.
Cụ thể: trung đoàn có 3 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn BBCG và 1 tiểu đoàn tăng chủ lực (trang bị T54, T59); trong tiểu đoàn BBCG thì có 2 đại đội BBCG (trang bị xe bọc thép BTR50PK và K63) và 1 đại đội tăng hạng nhẹ (trang bị xe tăng bơi PT76 hoặc PT85).
Tất nhiên, về mặt quân số cũng tăng vọt vì có 2 tiểu đoàn BBCG.
Điểm khác biệt thứ hai là mức độ cơ giới hóa rất cao. Nếu như trước đây trung đoàn bộ và các đại đội trực thuộc chỉ có vài cái ô tô thì bây giờ được trang bị thêm rất nhiều phương tiện cơ giới chạy xích. Ví dụ:
- Về thông tin chỉ huy được trang bị 2 xe chỉ huy BTR50PU, đại đội công binh được trang bị xe bắc cầu, xe phà tự hành và 2 xe FR (xe phá rào do ta cải tiến trên khung xe PT85);
- Đại đội trinh sát được trang bị xe TS ĐM2; đại đội PK của trung đoàn được thành lập mới với các xe BTR50PK lắp pháo cao xạ 23mm; một số xe BT được trang bị cả bệ phóng TLCT B72;
- Ngay cả Đại đội quân y cũng được trang bị 2 xe phẫu trên cơ sở cải tiến xe BTR50PK làm trạm phẫu tiền phương...
Nói tóm lại, trung đoàn được cơ giới hóa 100%, có thể tác chiến độc lập, dài ngày trên mọi loại địa hình.
Với sự “lột xác” gần như hoàn toàn đó, Trung đoàn BBCG 202 được mang mật danh là A7 và được giữ bí mật cao độ.
        
Trung đoàn BBCG 202 tấn công vào sân bay Quảng Trị, ngày 1/5/1972.
Xuất quân
Trung tuần tháng 3.1972, A7 được đưa vào Tây Quảng Bình. Nhiệm vụ ban đầu của A7 là làm dự bị cho chiến dịch. Vào đây, A7 thêm một mật danh nữa là đoàn “Quang Trung”.
Với đặc điểm biên chế, trang bị như vậy trừ Tiểu đoàn 198 tác chiến trên hướng Tây, còn toàn bộ trung đoàn sẽ tác chiến trên cánh Đông (đồng bằng ven biển) của chiến dịch.
Ngay những ngày đầu chiến dịch cầu Đông Hà đã bị địch đánh sập, con sông Hiếu trở thành một vật cản thiên nhiên chặn bước tiến của quân ta.
BTL Chiến dịch quyết định tung A7 vào trận sớm để khắc phục tình trạng này. Chiều 01.4.1972, A7 nhận lệnh cho 1 tiểu đoàn vượt sông và 5 giờ sáng hôm sau phải có mặt ở Ngã tư Sòng bắt liên lạc với bộ binh để vượt sông tiến công Đông Hà từ hướng Bắc.
Sau khi trinh sát thấy đoạn đường 1 từ Bến Hải vào Quán Ngang bị hỏng hoàn toàn, lại thường xuyên bị không quân, pháo binh phong tỏa, BCH trung đoàn quyết định cho xe vượt sông ở Cửa Tùng, sau đó chạy dọc mép biển đến sông Cửa Việt thì quặt lên đường 1.
Sau gần 1 đêm vật lộn với sóng nước, với cồn cát ven biển và những cánh đồng nước lầy bùn... sáng hôm sau 13 chiếc xe mới đến được Vinh Quang Thượng (cách điểm hẹn 5 km) và đã chậm giờ hiệp đồng đành phải giấu quân trên bãi cát trống trải chờ nhiệm vụ mới.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và sáng tạo trong việc ngụy trang song trưa 03.4 vẫn bị máy bay địch phát hiện và oanh tạc trong 5 giờ liền.
Quân ta đã dũng cảm đánh trả, bắn rơi 1 máy bay A37, song cũng bị tổn thất nặng nề. Lần xuất quân đầu tiên của A7 không thành công đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm xương máu cho cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn.
Ngày 27.4.1972, A7 nhận lệnh tổ chức trận thọc sâu chiến dịch trên cánh đông nhằm bao vây cô lập và ngăn chặn đường rút ra biển của địch.
So với lần xuất quân trước, lần này còn khó khăn hơn bởi phải bơi vượt 2 con sông Bến Hải và Cửa Việt, quãng đường cơ động cũng dài hơn... Từ những bài học kinh nghiệm xương máu của đợt 1, A7 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Ngay trong đêm 27.4, toàn bộ đội hình đã vượt được 2 con sông và 4 giờ 30 sáng 28.4 bắt đầu nổ súng tiến công. Sau 5 giờ chiến đấu, A7 đã cùng bộ binh quét sạch địch trên đất Triệu Phong.

Kinh nghiệm về tổ chức biên chế thời đó đã trở thành những bài học quý cho việc xây dựng các đơn vị BBCG của Quân đội ta.
Tiếp đó, các đơn vị áp sát tiến công Hải Lăng và đánh chiếm quận lỵ Hải Lăng lúc 10.30 ngày 02.5.1972. Toàn bộ dải đồng bằng ven biển được giải phóng tạo một áp lực lớn buộc địch phải bỏ hoàn toàn Quảng Trị.
Có thể nói đây là một trận thọc sâu chiến dịch thành công mỹ mãn.
Sau đó, các đơn vị của A7 còn tiếp tục chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị cho đến khi Hiệp định Pa-ri ký kết mới rút ra Bắc để củng cố.
Sau năm 1975, Trung đoàn 202 được trở lại danh xưng cũ là Trung đoàn xe tăng 202. Gần đây, Trung đoàn đã có bước phát triển mới về biên chế, tổ chức và trang bị để trở thành Lữ đoàn xe tăng 202.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm về tổ chức biên chế thời đó đã trở thành những bài học quý cho việc xây dựng các đơn vị BBCG của Quân đội ta sau này.

NKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét