Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

DANH NGÔN VỀ THƠ


                    
1.Nhà thơ không khẳng định điều gì cho nên không bao giờ nói sai.

                                                Nhà văn Anh
                                              Phi lip Sidney (1554-1586)

2.Tất cả các thể thơ đều hay, trừ thể thơ tẻ nhạt

                                                      Nhà văn Pháp
                                              Vol tai re (1694-1778)

3.Cái khi đã là thật thì nó mới ; cái khi đã là mới thì nó thật.

                                                     Nhà thơ Đức
                                       Jo han Hein Rich voss (1751-1826)

4. Cái đẹp là iềm vui muôn thuở.

                                                     Nhà thơ Anh
                                             John  keats (1795-1821)

5. Người đầu tiên ví phụ nữ với hoa là một nhà thơ vĩ đại, còn người sau đó là kẻ ngớ ngẩn.

                                                     Nhà thơ Đức
                                           Hen rich hei ne (1797-1856)

6. Thế giới này rốt cuộc rồi chỉ còn hai thứ: thi ca và lòng nhân ái… không còn gì khác.

                                                      Nhà thơ Ba Lan
                                           Cyp Rian norwid (1824-1883)

7. Thơ viết dễ nhất là viết ra mà không ai hiểu gì.

                                                      Nhà thơ Mỹ
                             Béc Xông (giải Nô Ben văn học năm 1933)

                                            

29/01/2016
Đỗ Đình Tuân

CẢ XÓM MỪNG XUÂN

 
Hôm nay cả xóm họp mừng xuân 
Đón tết bính thân tiễn Táo Quân
Sản xuất năm mùi thu thắng lợi
Dù nhiều khó nhọc phải vươn lên
Từng nhà ý thức dựng văn minh
Đoàn kết chung tay dựng điển hình
Rực rõ đèn giăng nơi ngõ nhỏ
Cờ treo phấp phới khắp khu mình
Đơn sơ giản dị trong sinh hoạt
Trọng nghĩa tôn thờ chữ hiển vinh
Gắng giữ  sao cho tròn chữ tín
Cùng xây phố đẹp cảnh thanh bình
Mùa xuân đã đến mừng năm mới
Gió lạnh đang còn níu lấy đông
Biết vậy muôn người trong bận rộn
Vẫn dành tất cả để vui mừng.
                             VN

ĐỔI THAY

(Họa bát vĩ bài:"ƯỚC"của Kim Dung)
Vào tận Sài Gòn nhớ đến ai?
Mà thao mà thức những đêm dài
Ngoài này gió lạnh tàn môi thắm
Trong ấy náng vàng nhuộm tóc phai
Năm tháng những mong đào hé nhụy
Thời gian còn tưởng mận khoe đài
Phù Dung sáng nở bung màu lạ
Sao tối tím bầm khác sáng mai ?

TT Nam Sách, ngày 31-1-2016
                 Tạ Anh Ngôi

Phụ chép bài: "ƯỚC" của Kim Dung

Thân tặng:....
 
Khúc khửu đường quanh chợt nhớ ai ?
Mà sao thức trọn suốt canh dài
Xuân về rực rỡ tràn hoa thắm
Hạ đến tưng bừng với nắng phai
Nụ hé chờ chi còn khép nhuỵ
Bông xoè ở đó cánh bung đài
Chưa từng hẹn ước tròn trăng lạ
Nguyện sẽ chia cùng cả sớm mai

            Sài Thành,ngày 29-1-2016
                           Kim Dung

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Phú nôm cổ 3


                             Hàn nho phong vị phú

                                                      Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ giải nguyên năm 41 tuổi, làm quan suốt triều Minh Mệnh và Thiệu Trị, về hưu năm 70 tuổi. Trong đời làm quan, ông được thăng và bị giáng rất nhiều lần, có lần bị cách tuột chức tước, sung lính thú. Ông thường được phái đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa. Ông lại có tài kinh tế, đến đâu thường bày vẽ sinh kế cho dân. Ông đã từng giúp dân khai phá đất hoang, lập nên hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Công Trứ còn để lại khá nhiều thơ thất ngôn và ca trù bằng quốc âm và một bài phú nôm nổi tiếng Hàn nho phong vị phú. Dưới đây là toàn văn bài phú này
Chém cha cái khó !
Chém cha cái khó !
1.
Khôn khéo mấy ai ?
Xấu xa một nó !
2.
Lục cực 1 bày hàng sáu, rành rành kính huấn chẳng sai;
Vạn tội 2 lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.
Kìa ai:
3
Bốn vách tường mo
Ba gian nhà cỏ
4
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao 3;
Trước cửa nhện giăng màn gió.
5
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng;
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
6.
Đầu giường tre, mối giũi quanh co;
Góc tường đất giun đùn lố nhố.
7.
Bóng nắng giọi trứng gà 4 trên vách, thằng bé tri trô;
Hạt mưa xối hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.
8.
Trong cũi lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu;
Đầu giàn chuột lóc 5 khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
9.
Ngày ba bữa vỗ bụng ra bình bịch, người quân tử ăn chẳng cần no;
Đêm năm canh an giấc ngày kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
10.
Ấm trà góp lá bang lá vối, pha mùi chat chat chua chua
Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ.
11.
Áp vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bồn mùa thay đổi bấy nhiêu;
Khăn lau giắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.
12
Đỡ mồ hôi võng lác quạt mo;
Chống hơi đất dép da guốc gỗ.
13
Miếng ăn sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon
Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.
14
Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi
Cuộc uống rượu be sành chắp cổ
15
Đồ cổ khi bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, màu thủy mặc mờ mờ;
Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, dán nhấm lăm nhăm, dầu thổ châu 6 đo đỏ.
16.
Cỗ bài lá ba đời cửa tướng, hàng văn hàng sách lờ mờ
Bbàn cờ săng bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữa điền vẹo vọ.
17.
Lộc nhĩ điền 7 lúa chất đầy giường;
Phương tịch cốc khoai vừa một giỏ.
18.
Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thường giữ ba cọc, ba đồng;
Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một chiêng, một bó.
19.
Mỏng lưng xem cũng không giầu;
Nhiều miệng lấy chi cho đủ.
20.
Đến bữa chưa sắn bữa, con trẻ khóc dường ong
Quá kỳ lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.
21.
Thuốc men rắm bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã 8, thế nào cho đáng giá lương y;
Thầy bà mong dối trá kiếm ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ.
22.
Quẻ dã hạc 9 toan nhờ lộc thánh, trút muối bỏ biển ta chẳng bõ bèn;
Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha tìm con chửa chộ 10.
23.
Buôn bán  rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt chúng hòng rước gánh, mập mờ nên hàng chẳng có lời;
Bạc cờ toan gỡ cơn đen, chưa sẵn lưng làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi, dạm không ra thổ.
24.
Gấp khúc lươn nên ít kẻ yêu vì;
Giương mắt ếch biết vào đâu mượn mõ.
25.
Đến lúc nên chung nguyệt quý, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công?
Gặp khi đường sẩy chân cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ.
26.
Thăn thỉ to to nhỏ nhỏ, ta đà mỏi cẳng ngồi trì
Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ
27.
Thầy tớ sợ men tìm đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu;
Chị em e vất lấm vào lưng, chìa môi nhọn mỏ.
28.
Láng giếng ít kẻ tới nhà;
Thân thích chẳng ai nhận họ.
29.
Mất việc toan giở nghề cơ tắc 11, tủi con nhà mà hổ mặt an hem;
Túng đường mong quyết chí cùng tư 12 , e phép nước chưa nên gan sừng sỏ.
30.
Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần 13;
Gặp an hem khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.
31.
Tất do thiên, âu phận ấy là thường
Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng phụ
32.
Tiếc tài cả phải phạn ngưu, bản trúc 14 dấu xưa ông Phó, ông Hề;
Cần nghiệp nho khi tạc bích tụ huỳnh 15 thuở trước chảng Khuông, chàng Vũ
33.
Nơi thành hạ gieo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm 16;
Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mương thần Dương Võ 17.
34.
Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính 18 , cũng có khi ngựa cưỡi dù che;
Giầu ai bằng Vương Khải, Thạch Sùng 19 cũng có hội tường xiêu ngói đổ.
Mới biết:
35
Khó bởi tại trời;
Giầu là cái số !
Dù ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ 20.
Ghi chú:
1. Lục cực: sáu điều khốn  ( chết non, ốm đau, lo phiền, nghèo đói, xấu xa, yếu hèn)
2. Vạn tội: do câu “Vạn tội bất như tội bần”
3. Mọt sao: dấu mọt ăn thành lỗ như sao
4.Trứng gà: mái thủng, nắng xuyên qua chiếu lên vách to như quả trứng gà
5.Chuột lóc: chuột mon men đến
6. Chổ châu: son đất
7. Lộc nhĩ điền: “nhĩ điền” là ruộng của mày. Lộc nhĩ điền (lộc ruộng của mày) Phương tịch cốc: bài thuốc uống để khỏi phải ăn cơm
8. Ý dã: từ câu “Y giả ý dã” (làm thuốc cốt bới cái ý)
9. Dã hạc: quẻ bói
10. Chộ : thấy, gặp (tiếng địa phương
11.Cơ tắc: đói  thì làm bậy
12. Cùng tư: từ câu “Tiểu nhân cùng tư lạm hĩ” (Kẻ tiểu nhân cùng khổ thì làm bậy)
13. Lạc đạo vong bần: vui đạo mà quên đi sự nghèo khó
14. Phạn ngưu, bản trúc: chăn trâu, xây đắp. Ông Phó là ông Phó Duyệt người đời nhà Thương, khi còn hàn vi đi gánh đất đắp tường, giúp vua nhà Thương thành nghiệp vương. Ông Hề tức ông Bách Lý Hề, người đời Xuân Thu có lúc phải đi chăn trâu, sau làm tướng giúp vua nhà Tần nân nghiệp bá.
15. Tạ bích: xoi vách. Chàng Khuông tức Khuông Hành đời Hán nhad nghèo, ham học, đêm không có dầu thường xoi lỗ ở vách để cho ánh đèn nhà người khác giọi vào mà học. Tụ huỳnh: nhặt đom đóm: Xa Dận người dơid Tấn nhà nghèo, nhặt đom đóm để vào đẫy để có ánh sáng mà đọc. Chàng vũ(chưa rõ là người nào?
16. Hoài Âm. Quê Hàn Tín đời Hàn, khi còn nghèo khổ thường đi câu cá, sau làm tướng.
17.Dương Võ: Trần Bình người đời Hán quê ở Dương Võ, lúc còn nghèo thường phải coi việc cắt thịt chia phần cho người làng, sau làm quan trở thanh một mưu thần rất giỏi.
18. Chu Mãi Thần người đời Hán. Lã Mông Chính người đời Tống, cả hai người này đều nghèo mà sau làm nên
19.Vương Khải, Thạch Sùng. Hai người rất giầu đời Hậu Tấn, nhưng sau gia sản đều bị tiêu tan.
20. Thủ tài chi lỗ: lỗ đây là giặc. “thủ tài chi lỗ” một tên giặc giữ của” không làm nên sự nghiệp gì.

30/01/2016
Đỗ Đình Tuân

MỜI BẠN CÙNG LÀM...THƠ TÌNH NHÉ !

Tôi vốn KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU LÀM THƠ TÌNH. Thế mà BỖNG DƯNG sang năm mới 2016 lại nảy ra một tứ kiểu này. Tôi THẤY HAY HAY, LẠ LẠ . Nhưng cũng DỰ CẢM rằng CHƯA HOÀN HẢO, bởi vẫn CÒN 1 CHỮ CHƯA BIẾT NÊN DÙNG CHỮ GÌ . Mong các bạn GÓP Ý GIÚP CHO nhá. Tôi xin chân thành cảm ơn trước! Bài thơ có ĐỀ TÀI độc đáo như sau :

NGHIỆN


Người thì nghiện RƯỢU, nghiện TRÀ
Xì Ke, Ma Túy cùng là CHƠI GHÊM
Suốt đời TÔI CHỈ NGHIỆN...EM
Ngày nào cũng thích, cũng thèm...* nhau !

Phố Quê 21/01/ 2016
THANH DẠ NGUYỄN

*Chữ này nhờ các bạn tìm giúp !

TẾT TÁO QUÂN

 

Tháng chạp hai ba chuyện táo quân
Về trời báo cáo việc đầu xuân
Năm mùi mọi thứ đều tươi tốt
Tết bính thêm đà vượt tiến lên

Hạn hán gay go trên diện rộng
Toàn dân quyết liệt hết lòng mơ
Trời vàng nắng đỏ ba miền khắp
Mặt đất khô cằn cây cỏ khô

Rét đậm ba mươi năm mới có
Sương băng phủ trắng núi rừng cao
Trâu bò gia súc thêm lần nữa
Chống chọi gồng thân lạnh buốt gào

Đất nước vào xuân mang vận hội
Dân sinh cuộc sống được nâng lên
Hòa bình, độc lập, nền dân chủ
Biển đảo chung tay được giữ gìn.                                     VN

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

NHỚ KHÚC TẶNG





      Trên đường về quê, tôi gọi cho anh Bùi Thế Sử. Hôm nay, 20 tháng Chạp là ngày giỗ bạn tôi - Khúc Thị Tặng. Cô bạn gái xinh đẹp, tinh nghịch mà lại đầy nữ tính ấy vẫn trọn vẹn trong tôi một yêu thương.
       Với tôi, Khúc Tặng như chưa hề đi xa...  

VỀ QUÊ

       Hôm nay, 29/1/2016, ba chị em Tô Hà, Minh Hương, Vân Anh lại về quê Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên để dãy mộ ông nội Nguyễn Láng đúng ngày dãy mộ họ Nguyễn Hữu 20 tháng Chạp. Một hành trình thuận lợi, an lành. 


  
       Ngôi mộ của ông lâu nay khuất lấp sau cây rừng rậm rạp, giờ quang đãng nhờ chương trình mở rộng diện tích trồng dưa hấu của người dân địa phương. 

       Người cháu họ xa đã tu bổ ngôi mộ ông đẹp đẽ hơn. Những nén hương lành mang tình huyết thống ấm cả không gian.
       

Phú nôm cổ 2

                             TÀI TỬ ĐA CÙNG PHÚ


          Vài nét vế tác giả

Cao Bá Quát (1809-1855) hiệu Chu Thần, người xã Phũ Thị huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân làm quan nhỏ ở Bộ Lễ. Bị tố cáo chữa quyển cho thí sinh (vì tiếc văn hay mà phạm Trường quy), trong khi chấm thi, nên bị cách chức cho đi hiệu lực quân thứ, nhờ vậy được biết Tân Gia Ba (Singapore) và các đảo Nam Dương (Indonesia). Về sau ông được phục chức, đổi ra làm giáo thụ phủ Quốc Oai (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Là một danh sĩ đời Thiệu Trị và Tự Đức, ông bị dìm vì có tư tưởng ngang tàng, bất khuất, thương dân, lo đời. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân do Lê Duy Cự cầm đầu, xuất phát ở huyện Mỹ Lương (nay Là Mỹ Đức, Hà Nội), tục gọi là giặc Châu Chấu. Ông làm quân sư cho Lê Duy Cự. Quân khởi nghĩa bị đánh vỡ ở Quốc Oai năm 1855, ông bị chết ở trận ấy. (Có thuyết nói ông bị bắt và bị xử trảm năm 1854 (?) *.
Cao Bá Quát để lại một số ca trù, thơ, phú, câu đối chữ nôm và mấy tập thơ chữ Hán có giá trị: Chu Thần thi tập, Cúc Đường thi loại, Mẫn Hiên thi tập, Mẫn hiên thi loại.

·                           Theo thuyết này thì trước khi lên máy chém, Cao Bá Quát còn đọc hai câu thơ để đời:
                       Ba hồi trống dục đù cha kiếp
                                     Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời
Văn bản bài phú:


Có một người :

1
.Khổ dạng trâm anh 1
Nết na chương phủ 2

2.
Hơi miệng sữa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tân, Dương 3 !
Chòm tóc xanhvừa châm ngang vai, lời khí nghiệp những so Y, Phó 4.

3.
Nghiên gợn sóng vẽ vời điển tịch 5 , nét nhạn điểm lăn tăn!
Bút vén mây dìu dặt văn chương, vòng thuyền khuyên lỗ chỗ.

4.
Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan, Khổng 6, chí xông pha nào quản chông gai!
Cựa đuôi kinh toan vượt bể Trình, Chu 7 tài bay nhảy ngại chi lao khổ!

5.
Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm 8 mời mọc trích tiên 9 ;
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ 10 !

6.
Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đập cửa phù đồ 11;
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số 12.

7.
Tưởng đến khi vinh hiển đã am tường;
Song nghĩ lại trần ai không đếch chỗ.

8.
Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lượp tượp, ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa;
Đèn cỏn con gọn chiếc chiếu lôi thôi, đêm tịch mịch soi chung vừng nguyệt tỏ.

9.
Áo Trọng Do 13 bạc thếch, giãi xuân thu cho đượm sắc cần lao;
Cơm Phiếu Mẫu 14 ẩm sì, đòi tuế nguyệt phải ngậm mùi tân khổ.

10.
Gió trăng rơi rụng, để cái quyên gầy;
Sương tuyết hắt hiu, làm con nhạn võ.

11.
Túi thanh bạch ngược xuôi miền khách địa, trăm nghìn đường chỉ nhện dệt  thưa mau;
Đèn toan hàn 15  thức nhắp mái nam song 16 dăm ngọn lửa huỳnh 17 khêu nho nhỏ.

12.
Miệng châu quế rì rầm học vấn, chị chú Tô 18 cẳn nhẳn chỉ hiểm nghèo
Vai tân sài 19 đủng đỉnh ngâm nga, vợ anh Mãi 20 băn khoăn từng kể khó.

13.
Đói rau rừng thấy thóc Chu mà trả, đá Thú Dương chơm chởm xanh mắt Di 21 nằm tót ngáy o o;
Khát nước sông, trông dòng đục không vơ, phao vị thủy lênh đênh, bạc đầu Lã 22 ngồi dai ho khù khụ.

14.
Trông ra hấp nhố sóng nhân tình;
Ngảnh lại vật vờ mây thế cố.

15.
Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi 23 mũ cánh chuồn đội trên mái tóc,  nghiêng mình đứng chực chốn hầu môn
Quản bao người mang cái giàm danh 24 , áo giới lân 25 trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ

16.
Khéo ứng thù những các quân trên;
Xin bái ngảnh cùng anh phường phố.

17.
Khét mùi thế vị chẳng thà không!
Thơm nức phương danh nên mới khổ.

18.
Tính uốn éo muốn vạch trời lên hỏi, nào kiếp Chử Đồng 26 đâu tá, nỡ hoài chi chén ngọc để trần ai?
Trí lắng lơ toan vượt bể đi tu, hỏi quê Tiêu tử nơi mô, xin lính lấy vân đan 27 làm tế độ.

19.
Bài phú Dương Hùng 28 dầu nghiệm tá, thì xin quyết tống bần ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thư kiếm, quyết xoay Bạch Ốc lại lâu dài
Câu văn Hàn Dũ 29  hẳn thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú 30.

20.
Nhọc nhằn cơn nhục mát cơn vinh;
Cay đắng lúc cùng bùi lúc phú

Vậy có lời dặn bảo thế gian rằng;

21.
“Đừng thấy người bạch diện thư sinh
Mà cười rằng đa cùng tài tử”
Ghi chú:
  1. Trâm anh: dòng dõi nhà quan. (Trâm, cái gài tóc.Anh, dải mũ. Đồ đùng của con nhag quyền quý)
  2. Chương phủ: thứ mũ của các sĩ phu.đội về đời nhà Thương
  3. Tân, Dương: Lạc Tân Vương và Dương Quýnh là hai người trong 4 nhà thơ lớn đời sơ Đường.
  4. Y, Phó: Y Doãn, Phó Duyệt là hai người tài giỏi đời Thương
  5. Điển tịch: Điển là điền chương, phép tắc. Tịch là sổ sách
  6. Nha, Khổng: Khổng Tử và Học trò là Nhan Uyên.
  7. Trình, Chu:Hai an hem ông Trình Hiệu, Trình Di và ông Chu Hy là những bậc danh nho đời Tống.
  8. Tiếu, đàm: vui cười nói chuyện
  9. Trích Tiên: Tiên: bị đày. Có người đời Đường khen Lý Bach là một vị Trích Tiên.
  10. Lão Đõ: tức Đỗ Phủ thi hào đời Đường.
  11. Phù đồ: Đạo Phật, chùa Phật. “Bưng mắt trần toan đạpcửa phù đồ”, ý nói muốn đạp đổ đạo Phật để nó khỏi lừa đối, bừng mắt người đời. Có ý kiến giải thích:Đạp cửa nhà Phật, dùng con mắt trần của mình để nhìn thấu suốt nghiệp kiếp ở sau cưẢ ẤY.
  12. Xoay cơn khí số: Xoay khí số loạn lạc trở lại trị bình
13. Trọng Do: Tên tự của Tử Lộ là họctrò Khổng Tử. Tử Lộ nhà nghèo thường đội gạo để nuôi mẹ
14. Cơm Phiếu Mẫu: người đàn bà giặt thuê, thấy Hàn Tín đói, cho cơm ăn, sau Tín làm nên trả ơn nghìn vàng.
15. Toan hàn: khổ sở rét mướt, ý nói cảnh học trò nghèo.Nam song: cửa sổ phía Nam
16. Nam song: cửa sổ phiÁ Nam
17. Lửa huỳnh : lửa đom đóm. Xa Dận bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học đêm.
18. Chị chú Tô: lúc Tô Tần chưa làm nên, chị đâu không thổi cơm cho ăn
19. Tân sài:Củi. Mãi Thần vừa gánh củi vừa đọc sách.
20. Vợ anh Mĩa: vợ Chu Mãi Thần, thấy chồng nghèo bỏ đi lấy chồng khác.
21. Di: vua Chu Vũ vương diệt nhà Thương, Bá Di cho là phi nghĩa, đi ở ẩn trong núi Thú Dương, ăn rau vi chứ không ăn thóc nhà Chu. Xanh mắt Di, ý nói đói quá, đói xanh cả mắt.
22.Lã: Lã Vọng ngồi câu cá ở sông Vị Thủy.
23.Khóa lợi: Do chữ “lợi tỏa” dịch nghĩa ra: cái lợi nó trói buộc người ta.
24.Giàm danh: Danh tiếng ví như cái Giàm, cái cương trói người ta. Do chữ “danh cương” dịch nghĩa ra.
25. Áo giới lân: áo quan võ. Cơ phu: da thịt
26. Chử Đòng: nàng Tiên Dung con gái Hùng Vương đi tắm gặp Chử Đồng tử kết làm vợ chồng.
27. Vân đan: thuốc tiên
28. Phú Dương Hùng: Dương Hùng đời Hán làm bài phú “Trục bần” (đuổi cái nghèo).
29.Văn Hàn Dũ: Hàn Dũ đời Đường làm bài văn “Tống cùng” (tống tiễn sự cùng khổ).
30. Thanh Khâm: Ý nói học trò nghèo mặc áo xanh. Cẩm tú: gấm thêu. “ném thanh khâm sang cẩm tú”: đổi nghèo hèn sang giầu sang.
28/01/2016
Đỗ Đình Tuân