Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Điểm diện nhà văn nhà thơ 72: Trần Bạch Đằng


72. Trần Bạch Đằng
      (1926 -2007)

Ván bài lật ngửa tênh hênh
Con đường thiên lý gập ghềnh mãi thôi
Thay tên đổi họ mấy hồi
Vẫn chưa tới được chân trời mộng mơ
                                                                      Xuân Sách


Chuyện ít biết về ông Trần Bạch Đằng qua lời nguyên Bí thư Hà Nội


Ngày 14/7 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo kỷ niệm 90 năm ngày sinh ông Trần Bạch Đằng – một nhà nghiên cứu, nhà báo nổi tiếng với những bài chính luận gai góc trong suốt cuộc đời hoạt động.


Tại đây, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Tiến sĩ Phạm Quang Nghị đã có bản tham luận xúc động khi nhắc về ông Trần Bạch Đằng.
“Tôi rất muốn được tới dự cuộc hội thảo này!” – Tiến sĩ (TS) Nghị mở đầu bài tham luận và nhấn mạnh rằng điều đó xuất phát từ mong muốn “để được nghe mọi người nói về một người mà tôi luôn kính trọng và quý mến”.
Chia sẻ về những đóng góp của ông Trần Bạch Đằng, ông Phạm Quang Nghị cho rằng khó có thể nói hết tình cảm yêu mến, trân trọng, sự ghi nhận của những người đã có dịp gần gũi, hiểu được những gì ông đã làm, muốn làm vì dân, vì nước.
“Đó là một người tận tâm với công việc, tận tình với anh em, đồng chí, hết sức, hết lòng vì sự nghiệp chung” – ông Nghị tâm sự.
Nhắc lại những buổi nói chuyện của hai người trước đây, ông Nghị cho biết đoạn kết luôn là những câu chuyện của dân, của Đảng, của đất nước.
“Luôn được nghe những lời gan ruột của ông: Làm thế nào để đất nước tiếp tục đi nhanh hơn trên con đường đổi mới? Làm thế nào để Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo? Làm thế nào để cán bộ, đảng viên luôn gần dân, được dân tin dân mến như thuở còn chưa nắm chính quyền?...” – ông Nghị nhớ về ông Trần Bạch Đằng.
Ông Nghị nhấn mạnh rằng ông Trần Bạch Đẳng là người không ngại lên tiếng bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải, là người dám nói những lời phê bình mạnh mẽ vào thời điểm không mấy ai dám nói vì ngại đụng chạm, nhất là đụng chạm với những người lãnh đạo “có tật giật mình”.
Một kỷ niệm khó quên đã được ông Nghị kể lại liên quan đến bộ phim truyền hình nổi tiếng “Chuyện làng Nhô”.
Cuối năm 1997 ông Nghị được chỉ định làm Bí thư tỉnh Hà Nam, đó cũng là lúc ở một số địa phương đang rất nóng vì chuyện nhân dân khiếu kiện đông người. “Tôi lại đồng ý cho Đài Truyền hình Việt Nam về tỉnh làm bộ phim Chuyện làng Nhô” – ông Nghị cho hay.
Cũng theo ông Nghị sau khi bộ phim hoàn thành, việc cho chiếu hay không đã trở thành vấn đề tranh luận, thậm chí khi chiếu đến tập thứ hai đã có ý kiến yêu cầu phải dừng lại. Tuy nhiên, cuối cùng bộ phim cũng đã chiếu trọn vẹn bốn tập.
Sau bộ phim này ông Trần Bạch Đằng đã đi từ TP.HCM ra Hà Nội và bày tỏ ý định  được đến tận nơi xảy ra vụ việc và chính ông Nghị đã trực tiếp đưa ông tới thôn Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng để ông nghe những chuyện có thật ở “làng Nhô”.
“Được tai nghe mắt thấy những câu chuyện có thật của “làng Nhô” ông tỏ ra vô cùng phấn chấn. Ông liền bảo: “Tôi phải viết một bài về cái làng Nhô này!”. Dĩ nhiên tôi còn vui hơn vì được ông chia sẻ, một sự chia sẻ hết sức quý báu và đúng lúc” – ông Nghị nhớ lại.
“Song ngặt một nỗi, đúng lúc đó, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương lại yêu cầu các báo không được đăng về đề tài này nữa. Trong bối cảnh ấy, với cương vị và trách nhiệm của mình, tôi đành phải can ngăn ông: “Anh Tư à, thôi anh đừng viết nữa, cấp trên đã có chỉ đạo vậy rồi mà anh vẫn viết bài đăng báo biết đâu nhiều người không hiểu lại nghĩ tôi mời anh về để viết bài bênh vực cho tôi, thêm phiền ra”. Nghe tôi nói vậy ông đành từ bỏ ý định viết bài về “làng Nhô” nhưng trong lòng vẫn đầy tiếc nuối” – ông Nghị cho hay.
Ông Nghị tâm sự bản thân ông nhiều năm sau còn tiếc nuối vì đã can ngăn ông Trần Bạch Đằng bởi “nếu không thì trong di sản các bài viết của ông sẽ có thêm một bài báo dám nhìn thẳng vào sự thật, mổ xẻ những tiêu cực, nhức nhối ở nông thôn.
Đánh giá về cuộc đời của ông Trần Bạch Đằng, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: “Trên hết, ông là một người cộng sản đích thực đã hiến dâng tất cả sức lực, tài năng và trí tuệ cho sự nghiệp độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, trong đó báo chí chỉ là một trong những lĩnh vực, những hoạt động mà ông đã cống hiến thông qua ngòi bút thật sự là tài năng của ông. Và cũng vì thế, ông là người thật là hạnh phúc, xứng đáng được đón nhận những tình cảm, lòng biết ơn và quý trọng lớn lao của mọi người.
“Người xưa có nói: “Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”. Một con người vừa có tài, vừa có tình, tầm cỡ như ông vốn dĩ xưa nay hiếm. Nếu vì điều đó mà đôi khi khiến ông phải “lụy”, thì mãi mãi vẫn còn đây những tấm lòng và tình cảm chan chứa của nhân dân và của biết bao người luôn dành cho ông sự yêu quý, nhớ ơn và trân trọng” – ông Phạm Quang Nghị kết thúc bài tham luận.

Nguyễn Cường (ghi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét