Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

CHUYỆN BẠN BÈ TÔI

Trong các thế hệ học sinh của Trường cấp 3 Chí Linh thì khóa 1968- 1971 có lẽ là khóa chịu nhiều thử thách nhất vì lớn lên giữa lúc cuộc kháng chiến CMCN đang ở thời kỳ gay go, ác liệt nhất. Vì vậy, gần như 100% nam sinh và hàng chục nữ sinh của khóa đã lên đường nhập ngũ, 6 người trong số đó đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Những người trở về thì cuộc mưu sinh cũng đầy chìm nổi mà mỗi số phận là một câu chuyện dài đầy xúc động. NKN xin kể lại những câu chuyện về bạn bè của mình để mọi người cùng biết và qua đó hiểu nhau hơn.

Tuy đây là những câu chuyện thật và không có gì phải giấu diếm nhưng NKN xin phép dùng các đại từ "vô nhân xưng" như "tên", "hắn" để gọi các bạn mình. Nhưng chắc chắn dần dần các thày và các bạn sẽ đoán ra thôi.


1- HẬU VỆ, LÍNH TĂNG, SĨ QUAN, BÍ THƯ... VÀ THƯỜNG DÂN:

Hắn người thôn Bát Giáo, xã Hoàng Tân. Thực ra đây thuộc làng Trại Bát, nhưng bởi vì xóm này theo Công giáo nên có thêm một từ giáo nữa thành Bát Giáo. Ở đây cũng có một nhà thờ nhưng bị hoang phế từ lâu, có lẽ do số lượng giáo dân hơi ít và còn nghèo nên Giáo hội bỏ qua chăng?

Tôi biết hắn từ hồi cấp 2 bởi hắn cũng thuộc đội HS giỏi của trường Hoàng Tân, đã cùng đi thi với nhau mấy lần. Tuy nhiên, hắn là HS giỏi văn, đặc biệt chữ hắn khá đẹp, sau này khi đi bộ đội đã được trưng dụng để viết giấy khen.

Khi lên cấp 3, hắn ở lớp C, còn tôi vào lớp A. Lớp C của bọn hắn khá nổi bật vì tập hợp của hội TT Phả Lại, phố Thiên là những địa danh cổ và có truyền thống buôn bán từ xưa. Con trai thì đá bóng giỏi, hay nghịch ngợm, đánh nhau. Con gái thì khá xinh, khôn ngoan và rất tinh nghịch. Còn học hành bọn chúng cũng đồng đều hơn 2 lớp A và B.

Khác với đa số bọn con trai lớp C, tuy to lớn đấy nhưng hắn rất hiền, ít nói, hắn chẳng xích mích hay đánh nhau với ai bao giờ. Hắn đá bóng cũng được và được chọn vào đội tuyển của nhà trường. Thấy hắn to cao nên thày Dục cho đá hậu vệ, tôi cũng vậy. Thật ra, hồi đó thày cũng không nắm được hết sở trường của học sinh, mặt khác chắc là kiến thức về HL bóng đá còn hạn chế nên cứ thấy to cao là cho đá hậu vệ mà thôi. Thực tế, sau này tôi thì toàn đá tiền đạo, còn Lập lại chuyên bắt gôn. Tuy nhiên, hồi đó chúng tôi cũng hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình và đã góp phần đưa đội bóng TC3 Chí Linh hai năm liền vào vòng chung kết Giải bóng đã các trường cáp 3 toàn tỉnh.

Tốt nghiệp lớp 10 xong, hắn thi vào ĐH nào tôi cũng không nhớ nữa, chỉ biết từ sau khi đi thi ĐH về thì không gặp nhau lần nào nữa. Đùng một cái, ngày 8.12.71, khi đi tập trung nhập ngũ thì gặp hắn cũng có mặt và cùng về xe tăng. Ngoài tôi và hắn thì khóa tôi vào xe tăng còn có Dương Thành, Hào lớp B và Hiệu lớp A. Nói chung, có bạn cùng khóa cùng đi thì cũng phấn khởi hơn nhiều.

Huấn luyện tân binh xong, tôi đi học lái xe, còn hắn ở lại Thông tin. Sở dĩ dân Chí Linh tôi ở lại c Thông tin này nhiều là vì lúc mới vào được bố trí HL tân binh ở c Thông tin này. Vì vậy, có đến hơn 20/ 43 chiến sĩ CL ở lại đó. Từ đó, chúng tôi ít được gặp nhau. Mãi đến trung tuần tháng 3.72, khi tôi đã được biên chế về cQY chuẩn bị đi chiến đấu thì mới lại gặp được bọn hắn. Hôm ấy, ở ebộ 202 có chiếu phim. Tôi xin phép đi xem rồi ngủ lại luôn ở c Thông tin với bọn hắn (cTT gần ebộ). Vì chuyện này nên tôi bị các cán bộ ở cQY đì cho mãi và chỉ 1 tháng sau tôi lại phải chuyển đi đơn vị khác.

Ngay sau đó, bọn hắn cũng chia ra để đi với các tiểu đoàn. Tôi nghe tin hắn về d244 và cũng đi vào Quảng Trị cuối tháng 3.72. Chiến trường mênh mông, mỗi thằng một nẻo, sau đó tôi tách ra đi độc lập cùng với đại đội 3 vào Thừa Thiên nên không có dịp nào gặp lại bọn hắn nữa.

Tháng 8.75, tôi được về phép để đi học SQ. Gặp một số đồng ngũ ở quê thì được biết hắn đã đi học SQ từ năm 1973 và hiện giờ vẫn đang ở Trường SQTG. Tôi khấp khởi mừng thầm vì sẽ có bạn khi về trường.

Cuối tháng 8, tôi lên trường. Lên đến nơi hôm trước thì hôm sau tôi đã đi tìm hắn. Thì ra, hắn đã tốt nghiệp và mang quân hàm chuẩn úy, đang làm lớp trưởng một lớp HV đào tạo dài hạn tại d1 (tôi thì ở d2). Qua L. tôi biết, hội CL bọn tôi đã có 3 tên ra học SQ. Đó là L., S. học đào tạo ngắn hạn, còn T. học dài hạn. S. thì vừa ra trường đã được điều đi Đà Nẵng để nhận xe, sẵn sàng tiếp sức cho chúng tôi từ trước 30.4. Còn T., đang học năm thứ nhất, đi đá bóng bị gãy tay và đã bị trả về đơn vị. Bây giờ còn mỗi hắn ở lại đây. Với tôi, thế cũng vui rồi.

Lại nói chuyện đào tạo tại các TSQ hồi đó, thường thì có 2 hệ: ĐT dài hạn và ĐT ngắn hạn. ĐT dài hạn thì mất 3 năm, trong khi đó đào tạo ngắn hạn chỉ 1 năm hay 18 tháng là cùng. Thường thì những anh đủ điều kiện về mọi mặt, nhất là văn hóa đã TN phổ thông sẽ được ĐT dài hạn. Còn những anh đã có chức sắc (bt hay bphó) và thiếu một chút gì đó- thường là VH chưa hết 10 thì sẽ vào ngắn hạn. Thế cho nên mới có chuyện buồn cười: Cùng về trường với nhau, thằng chưa hết PT lại tốt nghiệp trước và chỉ huy luôn, thậm chí lại còn làm giáo viên đi huấn luyện mấy thằng có TĐVH cao hơn. Trong 2 tên đi học ngắn hạn của CL thì Sơn đúng là như vậy, còn hắn đã phụ trách b rồi nên được học ngắn hạn.

Thì ra, khi vào Quảng Trị hắn cũng đã tham gia chiến đấu trong đội hình d244. Tiểu đoàn này chủ yếu tham gia vào giai đoạn đánh địch phản kích giữ vừng vùng giải phóng, trong đó có những trận đánh ác liệt ở vùng Thanh Hương- Đông Giáp (bắc sông Mỹ Chánh). Qua hắn tôi được biết thêm về sự hy sinh của 5 chiến sĩ xe tăng người CL ở Quảng Trị. Đó là Hạnh, Quý, Bộ, Lâu và Long. Trong 5 anh em này chỉ có Quý là y tá, còn lại đều là chiến sĩ thông tin của trung đoàn xe tăng 202. Hắn hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình nên được giao phụ trách b và năm 73 được đi học SQ.

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét